Ví dụ: 29A12345

Search Results for: tội phạm

Tội vô ý làm chết người lãnh án bao nhiêu năm tù?

Cùng là hành vi gây ra hậu quả làm chết người nhưng pháp luật hình sự lại quy định tội “giết người” và “vô ý làm chết người” ở hai điều luật và mức xử phạt khác nhau. xuphat.com mời quí vị cùng theo dõi giải đáp thắc mắc của rất nhiều người này để nâng cao kiến thức hiểu biết pháp luật của mình khi gặp những tình huống như thế này…

Phân biệt tội giết người và tội vô ý làm chết người

Người phạm tội giết người: là người thực hiện hành vi với lỗi cố ý, có nghĩa là cố ý thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác, nhìn thấy hậu quả xảy ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra. Còn người phạm tội vô ý làm chết người là do lỗi vô ý, do cẩu thả hoặc quá tự tin mà không nghĩ rằng sẽ xảy ra hậu quả chết người.

Thứ hai, về hậu quả của hành vi phạm tội, với tội giết người, hậu quả chết người không phải là căn cứ bắt buộc để định tội mà còn có trường hợp phạm tội chưa đạt còn với tội vô ý làm chết người, hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc để định tội danh.

Tội vô ý làm chết người: là hành vi của một người vô tình làm cho người khác bị chết. Người phạm tội thường không thấy trước được hậu quả chết người do hành vi của mình gây ra. Tội vô ý làm chết người thường xảy ra trong 1 số trường hợp đặc thù như: người đi săn tưởng người là thú nên đã bắn nhầm làm chết người; bác sĩ do quá cẩu thả đã sai sót trong quá trình cấp cứu, khiến người bệnh tử vong…

Tội vô ý làm chết người là tội xâm phạm đến tính mạng của người khác quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Một vụ TNGT được cho là vô ý làm chết người
Một vụ TNGT được cho là vô ý làm chết người

Hành vi vô ý làm chết người bị xử phạt tù bao nhiêu năm?

Người phạm tội vô ý làm chết người sẽ phải chịu hình phạt theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự như sau:

Khung hình phạt Hành vi phạm tội
Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Hành vi vô ý làm chết người (01 người)
Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm Hành vi vô ý làm chết 02 người trở lên.

Như vậy, người phạm tội vô ý làm chết người sẽ phải đối mặt với hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm hoặc từ 03 năm đến 10 năm. 

TIN HOT>>Tài xế tông chết bảo vệ khóa bánh ô tô bị buộc tội giết người

Cứu giúp nhưng vô ý làm chết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Về việc vô ý phạm tội, Điều 11 Bộ luật Hình sự quy định hành vi vô ý phạm tội như sau:

  • Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
  • Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Như vậy, khi thực hiện hành vi cứu giúp người khác nhưng đã có lỗi vô ý gây ra hậu quả làm chết người, pháp luật yêu cầu phải nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra mà không căn cứ vào mục đích cứu giúp khi thực hiện hành vi.

Vì vậy, người cứu giúp người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người theo Điều 128 Bộ luật Hình sự khi thỏa mãn các cấu thành của tội phạm.

Mục đích cứu giúp người khác nhưng lại vô ý làm chết người khác vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người.
Mục đích cứu giúp người khác nhưng lại vô ý làm chết người khác vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người.

TIN HOT>>Nghịch tử 14 tuổi bỏ thuốc độc vào hộp sữa giết cha và bà nội

Căn cứ giảm nhẹ hình phạt người cứu giúp nhưng vô ý làm chết người

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự như sau:

  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
  • Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
  • Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
  • Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
  • Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
  • Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
  • Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
  • Phạm tội do lạc hậu;
  • Người phạm tội là phụ nữ có thai;
  • Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
  • Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
  • Người phạm tội tự thú;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
  • Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;
  • Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
  • Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Như vậy, dựa trên các quy định về căn cứ xem xét tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mục đích muốn cứu người ban đầu không rơi vào các tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 1 quy định trên. Tuy nhiên Tòa án có thể xem đây là trường hợp thuộc tình tiết giảm nhẹ khác theo khoản 2 Điều 51 Bộ Luật Hình sự.

Ngoài ra, tùy vào các yếu tố khác người phạm tội có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi các cấu thành của tội phạm có các tình tiết giảm nhẹ nêu trên.

XEM THÊM :

 

5/5 - (2 bình chọn)

Bắc Giang 1 ngày xử lý 208 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

Tối 25/11, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đã tham mưu Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, đồng loạt ra quân tổng kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn trên tất cả các tuyến đường trọng điểm của tỉnh.
CSGT Bắc Giang xử phạt trường hợp vi phạm nồng độ cồn
CSGT Bắc Giang xử phạt trường hợp vi phạm nồng độ cồn

TIN HOT>>216 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông bị phạt nguội ở TP Bắc Giang

Vi phạm nồng độ cồn mức kỷ lục tại Bắc Giang

Thực hiện kế hoạch đề ra, Công an tỉnh huy động 276 cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ. Phòng CSGT huy động 100% quân số trực tiếp kiểm tra, xử lý vi phạm tại địa bàn huyện Yên Dũng, Việt Yên và Lạng Giang.

Kết quả, lực lượng công an đã kiểm tra, xử lý 260 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, gồm 208 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (11 ô tô, 197 mô tô) và 52 trường hợp vi phạm khác. Qua phân tích cho thấy có nhiều trường hợp vi phạm ở mức kịch khung (ô tô phạt 35 triệu đồng, mô tô phạt 7 triệu đồng). Đáng lưu ý có 1 trường hợp điều khiển phương tiện có kết quả dương tính với ma túy. 

Bắc Giang xác minh, làm rõ người vi phạm là cán bộ, đảng viên, công chức

Cùng với lập biên bản vi phạm hành chính tại địa điểm vi phạm, lực lượng công an xác minh, làm rõ người vi phạm là cán bộ, đảng viên, công chức sẽ tiến hành thông báo về cơ quan, đơn vị, nơi cư trú để xử lý nghiêm theo quy định.

Trong thời gian tới, Công an tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục huy động tối đa lực lượng để tổng kiểm tra, xử lý vi phạm theo chuyên đề “Người điều khiển phương tiện trên đường vi phạm các quy định về nồng độ cồn” trên tất cả các tuyến, địa bàn.

XEM THÊM : 

Vui Lòng đánh giá

Quy định xử phạt vi phạm bảo vệ môi trường mới nhất

Ngày 07/7/2022, Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Phạt tiền tối đa 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

 Vi phạm môi trường bị phạt tiền tối đa 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Cảnh cáo; phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Ngoài ra, các nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, bao gồm: Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với giấy phép môi trường, giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật; đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn đối với cơ sở hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.

Ngoài các hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định; buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; buộc phải phá dỡ công trình, thiết bị để pha loãng chất thải và phải xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; buộc phá dỡ, di dời công trình, cây trồng; buộc phá dỡ công trình, nhà ở trái phép; buộc tiêu hủy máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chất thải nhập khẩu từ nước ngoài; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính…

Vi phạm môi trường bị phạt tiền tối đa 1 tỷ đồng đối với cá nhân
Vi phạm môi trường bị phạt tiền tối đa 1 tỷ đồng đối với cá nhân

TIN HOT>>Vi phạm môi trường Bệnh viện Đa khoa Hải Dương bị xử phạt 439 triệu đồng

 Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước

Đối với hành vị gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường kéo dài, các mức phạt được quy định như sau:

– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước trái quy định về bảo vệ môi trường.

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 3 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 5 lần đối với thông số môi trường thông thường.

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 3 lần đến dưới 5 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 5 lần đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường.

 Vứt bỏ rác thải không đúng nơi quy định bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng

Những vi phạm về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

– Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển nguyên liệu, vật liệu không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.

Đối với hoạt động quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, lễ hội, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà, nếu có các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:

– Không có đủ công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường theo quy định;

– Không thu gom chất thải trong phạm vi quản lý theo quy định;

– Không bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; không có cán bộ, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát theo quy định.

Vứt bỏ rác thải không đúng nơi quy định bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng
Vứt bỏ rác thải không đúng nơi quy định bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng

Xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hành vi không phối hợp với cơ quan chức năng

 Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tại cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề sẽ bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải tại chỗ.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ban hành quy chế bảo vệ môi trường cụm công nghiệp phù hợp yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định; không phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường, kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở trong cụm công nghiệp theo quy định;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí diện tích cây xanh bảo đảm tỷ lệ theo quy định; không bố trí hố ga lắng cặn, tách váng dầu của nước mưa trước khi xả vào môi trường tiếp nhận; không ghi chép đầy đủ nhật ký vận hành của hệ thống xử lý nước thải tập trung.

– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không nạo vét, duy tu, bảo dưỡng định kỳ hệ thống thu gom, thoát nước mưa, nước thải theo quy định.

– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thu gom, đấu nối triệt để nước thải của các cơ sở trong cụm công nghiệp vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung theo quy định.

XEM THÊM>>Luật nhà ở mới nhất năm 2023

 

 

Vui Lòng đánh giá

Người đi bộ vi phạm giao thông có thể bị phạt tù?

Từ đầu tháng 11 đến nay, Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã ra quân xử lý nhiều trường hợp người đi bộ vi phạm luật an toàn giao thông. Thế nhưng trong trường hợp người đi bộ vi phạm dẫn tới tai nạn giao thông thì phải chịu trách nhiệm hành chính, thậm chí có thể bị phạt tù.

Ghi nhận trên đường Phạm Hùng (đoạn giữa cầu vượt Mai Dịch và đường Vành đai 3 trên cao), mặc dù cơ quan chức năng đã dựng rào chắn để ngăn người đi bộ băng qua đường nhưng vẫn có nhiều người vi phạm.

Thời điểm 11h42 ngày 27/11, một người đàn ông bất chấp nguy hiểm, băng qua hàng loạt phương tiện đang đi với tốc độ cao từ cầu vượt Mai Dịch – đường Vành đai 3 trên cao.

Người đàn ông bất chấp nguy hiểm băng qua dòng phương tiện trên đường Phạm Hùng
Người đàn ông bất chấp nguy hiểm băng qua dòng phương tiện trên đường Phạm Hùng

Ít phút sau, ông T. (quê ở Thái Bình) cho biết, khi băng qua đường thì rất sợ bị ô tô đâm trúng nhưng điểm sang đường quá xa “đành phải liều”. “Tôi chờ đến lúc vắng xe nhất mới dám đi qua, khi đi cũng giơ tay cao để các xe nhận diện được mình“, ông T. chia sẻ.

Đại diện Đội CSGT đường bộ số 6 cho biết, khi bị xử phạt, nhiều người vẫn không ý thức được hành vi của mình là rất nguy hiểm.

Tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ quy định rất rõ về vấn đề người đi bộ tham gia giao thông phải thực hiện để đảm bảo an toàn. Nếu không tuân thủ quy định sẽ bị xử phạt“, vị đại diện Đội CSGT đường bộ số 6 nói.

Người đi bộ vi phạm giao thông có thể bị phạt tù?

Theo đại diện Đội CSGT đường bộ số 6, căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, người đi bộ sẽ bị phạt tiền từ 60 – 100 nghìn đồng đối với các hành vi vi phạm như: Không đi đúng phần đường quy định, vượt qua dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn.

Trường hợp người đi bộ không đúng quy định dẫn đến tai nạn giao thông thì phải chịu trách nhiệm hành chính, thậm chí có thể bị phạt tù.
Trường hợp người đi bộ không đúng quy định dẫn đến tai nạn giao thông thì phải chịu trách nhiệm hành chính, thậm chí có thể bị phạt tù.

Trong trường hợp người đi bộ đi vào đường cao tốc (trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc) sẽ bị phạt tiền từ 100 – 200 nghìn đồng.

Vị đại diện Đội CSGT đường bộ số 6 cho biết thêm, khoản 3 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Nếu người đi bộ vi phạm giao thông như băng qua đường, đi dưới lòng đường (là nguyên nhân chính) dẫn đến tai nạn giao thông  gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì có thể đối diện với việc bị phạt tù từ 7 – 15 năm.

Đại diện Đội CSGT đường bộ số 6 khuyến cáo, mỗi người tham gia giao thông cần phải có ý thức chấp hành để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người xung quanh.

Xuân Quyên (tổng hợp)

5/5 - (1 bình chọn)

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn xe máy mới nhất

Các mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy mới nhất hiện nay như thế nào và mức phạt cao nhất cho hành vi này là bao nhiêu tiền? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu ngay sau đây để tránh bị xử phạt quí vị nhé.

Nồng độ cồn là gì?

Nồng độ cồn là phần trăm lượng cồn (ethyl hoặc ethanol) có trong máu của một người hoặc là trong hơi thở của một người.

Khi điều khiển phương tiện giao thông, cồn dễ làm cho hệ thần kinh mất khả năng nhận thức, tự chủ, mất khả năng xác định phương hướng và dễ khiến người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn giao thông.

Mức nồng độ cồn cho phép mô tô xe máy tham gia giao thông

Theo khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, hành vi điều khiển xe ô tô khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm nên chỉ cần trong máu hoặc hơi thở của người điều khiển phương tiện qua kiểm tra phát hiện có nồng độ cồn đều sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Như vậy, theo quy định pháp luật, không có mức tối thiểu cho nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Nghĩa là, nếu đo nồng độ cồn của người lái xe trong quá trình tham gia giao thông phát hiện có nồng độ cồn, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Mức phạt tiền nồng độ cồn thấp nhất dành cho tài xế xe máy

Căn cứ theo điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy được quy định như sau:

(1) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở:

Mức phạt tiền: Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

(2) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở:

Mức phạt tiền: Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

(3) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở:

Mức phạt tiền: Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Như vậy, mức phạt cao nhất đối với người điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn có thể lên đến 8.000.000 đồng trong trường hợp người này có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Vi phạm nồng độ cồn bị tước bằng lái xe

Theo khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe máy vi phạm về nồng độ cồn còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

(1) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở:

Hình phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

(2) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở:

Hình phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

(3) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở:

Hình phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Như vậy, theo quy định nêu trên, người điều khiển xe máy tham gia giao thông mà có chứa nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở thì ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị tước bằng lái xe từ 10 tháng đến 24 tháng, tùy theo mức độ vi phạm.

Vi phạm nồng độ cồn bị tạm giữ xe

Căn cứ theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về việc tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm.

Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này.

Như vậy,  CSGT được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn.

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe đạp

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định:

Vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 80.000 – 100.000 đồng.

Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 – 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 – 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 300.000 – 400.000 đồng.

Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt 400.000 – 600.000 đồng.

XEM THÊM>>Mức phạt vi phạm nồng độ cồn ô tô mới nhất

 

 

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI