Ví dụ: 29A12345

Search Results for: tội phạm

Tài xế xe tải vi phạm nồng độ cồn ‘ẵm’ ngay mức phạt kịch khung?

Theo thông tin mà xuphat cập nhật được, vừa qua, chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã tiến hành xử phạt hành chính đối với ông Đ.V.C. 35 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 23 tháng. Trước đó, ông C. đã điều khiển ô tô tải vi phạm nồng độ cồn ở mức kịch khung.

Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn các lái xe
Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn các lái xe

Cụ thể ngày 9/12, từ nguồn tin của Dân Trí, UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính của Chủ tịch tỉnh này đối với 3 tài xế ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức kịch khung.

Theo đó, ông Đ.V.C. (47 tuổi, ở huyện Thanh Hà, Hải Dương) bị xử phạt 35 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ô tô hạng B2 23 tháng.

Trước đó, gần 15h chiều 29/11, ông C. điều khiển ô tô tải trên trục đường 390B, thuộc địa phận huyện Thanh Hà trong tình trạng hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4mg/1 lít khí thở.

Trường hợp thứ 2 là ông T.T.D. (41 tuổi, ở TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cũng bị phạt 35 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hạng B2 đến ngày 6/11/2024.

Hồi 20h30 tối 29/11, ông D. điều khiển ô tô con trên đoạn đường thuộc địa phận huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) trong tình trạng hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4mg/1 lít khí thở

Trường hợp thứ 3 là ông B.T.T. (29 tuổi) bị phạt 35 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ô tô hạng C 23 tháng.

Hồi 13h26 chiều 28/11, ông T. điều khiển ô tô trên đường Thanh Niên thuộc địa phận TP Hải Dương trong tình trạng hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4mg/1 lít khí thở.

Trường hợp nào vi phạm nồng độ cồn bị phạt kịch khung?

Người điều khiển phương tiện vi phạm về nồng độ cồn vừa bị phạt tiền, vừa bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe theo từng khung tiền phạt và khung thời gian tước nhất định.
Người điều khiển phương tiện vi phạm về nồng độ cồn vừa bị phạt tiền, vừa bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe theo từng khung tiền phạt và khung thời gian tước nhất định.

Căn cứ Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP, một hành vi vi phạm nồng độ cồn cụ thể thường chỉ bị phạt tiền ở mức trung bình của khung tiền phạt, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe theo mức trung bình của khung thời gian tước áp dụng đối với hành vi đó.

Người vi phạm nồng độ cồn bị phạt kịch khung nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên.

Các tình tiết tăng nặng được xem xét để áp dụng mức phạt kịch khung có thể kể đến như: Vi phạm nhiều lần, tái phạm; lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm trong thời gian đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính; sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh;…

Với việc bị áp dụng mức kịch khung, người vi phạm sẽ phải nộp phạt với số tiền sau đây:

– Người lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồn cao nhất lên đến 40 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe trong 24 tháng.

– Người lái xe máy vi phạm nồng độ cồn cao nhất lên đến 08 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe trong 24 tháng.

– Người lái máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm nồng độ cồn cao nhất lên đến 18 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng giao thông đường bộ trong 24 tháng.

– Người lái xe đạp vi phạm nồng độ cồn cao nhất lên đến 600.000 đồng.

5/5 - (2 bình chọn)

Qui định xử phạt tội Đánh bạc và tổ chức đánh bạc

Tội tổ chức đánh bạc và Đánh bạc theo Bộ luật Hình sự có khung xử phạt như thế nào? Tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc khác nhau như thế nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều người nhất là vấn nạn này gia tăng “nóng” những ngày cận Tết. Mời quí vị cùng chúng tôi tìm hiểu để rút ra bài học cảnh giác

Xử phạt tội tổ chức đánh bạc theo Điều 322 Bộ luật Hình sự

Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) với khung hình phạt như sau:

Khung 1

Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

– Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

– Sử dụng địa điểm thuộc quyền Sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

– Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;

– Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

 Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

– Có tính chất chuyên nghiệp;

– Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;

– Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương, tiện điện tử để phạm tội;

– Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Công an Nghệ An phá chuyên án 'Tổ chức đánh bạc và đánh bạc'
Công an Nghệ An phá chuyên án ‘Tổ chức đánh bạc và đánh bạc’

TIN HOT>>Cảnh giác cướp giật tài sản ngày cuối năm

Mức xử phạt hành chính hành vi tổ chức đánh bạc trái phép

Nếu người có hành vi tổ chức đánh bạc trái phép nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
  • Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
  • Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;
  • Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
  • Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

  • Làm chủ lô, đề;
  • Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
  • Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
  • Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

(Khoản 4, 5 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

Phân biệt tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc

Tội đánh bạc

Tội tổ chức đánh bạc

Căn cứ pháp lý Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017)
Khung hình phạt Tối đa 07 năm tù Tối đa 10 năm tù
Chủ thể Người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Khách thể Xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước Xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước
Hành vi Đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

(Tham khảo tinh thần tại Nghị quyết tham khảo tinh thần tại Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP)

Tổ chức đánh bạc là hành vi rủ rê, lôi kéo, chuẩn bị công cụ phương tiện để cho hành vi đánh bạc diễn ra để thu lợi bất chính.
Mặt chủ quan Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

XEM THÊM :

5/5 - (1 bình chọn)

Qui định xử phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng thường đước dùng để bổ sung thêm nhiều loại chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, khoáng chất, chất sơ, chất béo lành mạnh. Thế nhưng tình trạng quảng cáo láo, sai sự thật ngày càng nhiều, đặc biệt có sự tham gia của những người nổi tiếng.Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho hay: hiện nay việc các cá nhân kinh doanh thực phẩm, trong đó có thực phẩm bảo vệ sức khỏe vì lợi nhuận đã bất chấp quảng cáo sai sự thật, gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Vậy khi quảng cáo các loại thực phẩm chức năng mà vi phạm các quy định của pháp luật sẽ bị xử lý ra sao? Mức phạt như thế nào? Mời quí vị cùng tìm hiểu…

Nhiều nghệ sĩ Việt đăng clip quảng cáo về thực phẩm chức năng trên các mạng xã hội.
Nhiều nghệ sĩ Việt đăng clip quảng cáo về thực phẩm chức năng trên các mạng xã hội.

Thực phẩm chức năng là gì?

Theo quy định tại điểm a, khoản 3 điều 1 Thông tư số 09/2015/TT-BYT thì thực phẩm chức năng là sản phẩm, hàng hoá đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của bộ y tế trên lãnh thổ Việt Nam, là một loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm để bổ sung vào chế độ ăn uống để cải thiện sức khoẻ, đồng thời làm giảm nguy cơ gặp các vấn đề về sức khoẻ và ngăn ngừa các bệnh.

Con người thông qua những thực phẩm chức năng này để có thể bổ sung thêm các dưỡng chất vào trong cơ thể để cân bằng sức khoẻ hơn, bổ sung những chất như vitamin, canxi, protein, các chất béo có lợi…

Thực phẩm chức năng được chia ra thành các loại như:

  • Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin : Ví dụ: Vitamin A, Vitamin B, Vitamin C,…
  • Thực phẩm chức năng bổ sung khoáng chất: Khoáng chất là các yếu tố hoá học khá là quan trọng với con người, nhưng cơ thể con người không thể tự sản xuất ra được như kẽm, canxi, sắt, kali,magie…
  • Thực phẩm chức năng bổ sung protein và axit amin ;
  • Thực phẩm chức năng bổ sung axit béo có lợi ;
  • Thực phẩm chức năng bổ sung lợi khuẩn probiotic ;
  • Thực phẩm chức năng bổ sung cho người tập luyện thể thao ;
  • Thực phẩm chức năng chiết xuất, cô đặc từ thiên nhiên ;

    Thực phẩm chức năng có được phép quảng cáo không?

    Theo quy định tại khoản 1 điều 2 luật quảng cáo 2012 thì quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm , hàng hoá , dịch vụ có mục đích sinh lợi, sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi, tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm , hàng hoá, dịch vụ, được giới thiệu , trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

    Vậy bản chất của thực phẩm chức năng cũng là một loại sản phẩm hàng hoá để có thể giới thiệu, phân phối đến người tiêu dùng khi đã hoàn tất các thủ tục công bố sản phẩm ra thị trường và hoàn toàn có thể thực hiện việc quảng cáo theo đứng trình tự quy định của thông tư số 09 năm 2015 thông tư của bộ y tế.

    Điều kiện để thực hiện thủ tục quảng cáo thực phẩm chức năng

    Trước đây, trong quy định tại thông tư số 09/2015/TT-BYT có quy định việc quảng cáo thực phẩm  chức năng phải đáp ứng đủ điều kiện xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo quy định tại điều 7 của thông tư số 09/2015/TT-BYT, và thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo sẽ do cục an toàn thực phẩm cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng theo điểm b khoản 1 điều 12 của thông tư 09/2015/TT/BYT.

    Tuy nhiên, hiện tại 2 điều khoản này đã bị bãi bỏ theo danh mục văn bản quy phạm pháp luật bãi bỏ một phần tại thông tư số 25/2018/TT-BYT nên theo quan điểm của bản thân để quảng cáo thực phẩm chức năng cần đáp ứng những nội dung như sau :

    • Phải đảm bảo đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo, không làm tiết lộ bí mật nhà nước, gây nguy hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng của đất nước
    • Thực phẩm chức năng khi đưa vào quảng cáo không được trái thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
    • Nội dung quảng cáo khônng làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị , trật tự an toàn xã hội;
    • Việc quảng cáo thực phẩm chức năng không được gây ảnh hưởng xấu  đến sự tôn nghiêm với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá, lãnh tự, lãnh đạo Đảng , Nhà nước.
    • Quảng cáo thực phẩm chức năng không được mang tính chất kỳ thị, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật;
    • Quảng cáo thực phẩm chức năng không được xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức , cá nhân.
    • Quảng cáo thực phẩm chức năng không được sử dụng hình ảnh , lời nói, chữ viết của cá nhân, tổ chức khác khi chưa được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật cho phép ;
    • Quảng cáo thực phẩm chức năng phải đúng sự thật không được gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hoá của tổ chức cá nhân kinh doanh sản phẩm;
    • Quảng cáo thực phẩm chức năng không được sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả , chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hoá ;
    • Quảng cáo thực phẩm chức năng không được sử dụng các từ ngữ trong nội dung như:”nhất, duy nhất, tốt nhất, số một hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh ;
    • Quảng cáo thực phẩm chức năng không được sử dụng nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định;
    • Quảng cáo thực phẩm chức năng không được xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức khác;
    • Quảng cáo thực phẩm chức năng không được tạo cho trẻ em có những suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, an toàn cho sự phát triển bình thường của trẻ em
      • Nếu vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng do thực hiện hành vi quảng cáo thựuc phẩm bảo vệ sự khoẻ mà không có hoặc ghi không đúng hoặc không đọc rõ hoặc trong quảng cáo khuyến cáo không thể hiện nội dung:” Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000.
      • Nếu vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng do thực hiện hành vi quảng cáo thực phẩm chức  năng thiếu một trong các nội dung bắt buộc phải có như :” tên thực phẩm chức năng, khuyến cáo về nguy cơ của thực phẩm chức năng, nội dung cảnh báo đối tượng không được sử dụng thực phẩm chức năng theo một trong số các tài liệu quy định đối với thực phẩm chức năng, thiếu tên và địa chỉ của tổ chức , cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường ” thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
      • Nếu vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng do thực hiện hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu lầm có người tiêu dùng là nó có tác dụng như thuốc chữa bệnh sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng và ngoài việc bị phạt tiền với 3 mức phạt nêu trên thì cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi này còn bị áp dụng hình phạt bổ sung kèm theo hình phạt tiền đó là sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 03 tháng đến 03 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 20 tháng đến 24 tháng trong vòng 06 tháng nếu thực hiện hành vi vi phạm này từ 2 lần trở lên nếu có và buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là phải cải chính thông tin gây hiểu lầm đó, tháo dỡ; tháo gỡ; sản phẩm quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in , tạp chí in quảng cáo đối với thực phẩm chức năng được quảng cáo sai quy định .Bên cạnh đó, việc quảng cáo thực phẩm chức năng không được mang tính chất ép buộc bất kỳ một cơ quan tổ chức nào thực hiện và không được treo, đặt, dán, vẽ sản phẩm thực phẩm chức năng để quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông, cây xanh nơi công cộng.

        Lưu ý

        Khi quảng cáo thực phẩm chức năng thì tiếng nói, chữ viết, hình ảnh dùng trong quảng cáo thực phẩm chức năng phải đảm bảo ngắn gọn, thông dụng, đúng quy định , cỡ chữ nhỏ nhất trong nội dung quảng cáo phải đảm bảo tỷ lệ đủ lớn để có thể đọc được trong điều kiện bình thường và không được nhỏ hơn tỷ lệ 12 của cỡ chữ Times new Roman hoặc Vntime trên khổ a4.

        Nội dung được thể hiện khi quảng cáo thực phẩm chức năng bắt buộc phải có nội dung được thể hiện bằng chữ tiếng Việt trừ trường hợp nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế được bằng tiếng việt (Ví dụ: Colagen.) hoặc sách báo , trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu sổ Việt Nam, tiếng nước ngoài, chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài, hoặc khi quảng cáo thực phẩm chức năng mà phải dùng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài trong một sản phẩm thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt dưới chữ tiếng Việt đó, còn khi phát thanh trên truyền hình hoặc các phương tiện nghe nhìn thì cũng phải đọc tiếng việt trước tiếng nước ngoài.

        Mức xử phạt khi vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng hiện nay ?

        Khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo thực phẩm chức năng sẽ bị xử lý nghiêm khắc trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

        Về xử phạt hành chính

      • Điều 52 Nghị định 38/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá và quảng cáo, Điểm a,b khoản 15 điều 4; điểm Nghị định 129/2021/NĐ-CP.1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:a) Sử dụng danh nghĩa các cơ quan nhà nước, cơ sở y tế, thầy thuốc, nhân viên y tế trong quảng cáo thực phẩm;b) Sử dụng tài liệu dành cho cán bộ cơ quan nhà nước, cán bộ y tế để quảng cáo cho cộng đồng.

        2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

        a) Quảng cáo thực phẩm không có Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;

        b) Quảng cáo thực phẩm nhưng không có Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định;

        c) Quảng cáo thực phẩm không đúng với nội dung quảng cáo đã đăng ký, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;

        d) Quảng cáo thức ăn dùng cho trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi, sữa dành cho trẻ từ 24 tháng tuổi không theo quy định;

        đ) Quảng cáo thực phẩm có kèm quảng cáo bình vú với đầu vú nhân tạo và núm vú giả dưới mọi hình thức.

        3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

        a) Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng, quảng cáo thực phẩm có công hiệu thay thế thuốc chữa bệnh dưới mọi hình thức;

        b) Quảng cáo thức ăn dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, sữa dành cho trẻ dưới 24 tháng tuổi;

        c) Quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ có tác dụng bằng hoặc tốt hơn so với sữa mẹ;

        d) Tổ chức hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm có phát tán các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu sản phẩm thực phẩm phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không được thẩm định hoặc không đúng với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định.

        4. Hình thức xử phạt bổ sung:

        Tước quyền sử dụng Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản 2 Điều này.

        5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

        a) Buộc đính chính trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi vi phạm về quảng cáo đối với hành vi quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điểm a, c Khoản 3 Điều này;

        b) Buộc thu hồi, tiêu hủy tang vật vi phạm là tờ rơi, tờ gấp, ấn phẩm đã phát tán, còn tồn chưa phát tán;

        c) Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

         Về trách nhiệm hình sự

      • Nếu cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo đối với thực phẩm chức năng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này rồi hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn tiếp tục vi phạm có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội quảng cáo gian dối theo quy định tại điều 197 bộ luật hình sự 2015.
      • Và hình phạt cho tội này nhẹ thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 (phạt tiền có án tích) hoặc nặng sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Và còn có thể bị phạt thêm tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    XEM THÊM :

  • Bị xử phạt thế nào nếu quảng cáo gian dối?
  • Các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
  • Hà Nội: xử phạt xe buýt 2 tầng dán quảng cáo trái phép
Vui Lòng đánh giá

“Sư giả” Nguyễn Minh Phúc đối mặt với những tội danh nào?

Liên quan đến người tự xưng là đại đức Thích Tâm Phúc, trụ trì chùa Hoằng Pháp Trung ương ở huyện Củ Chi, suốt thời gian dài được nhiều YouTuber quay video với nội dung ăn thịt chó, bún đậu, vịt quay, hột vịt lộn và có những phát ngôn gây sốc, phản cảm gây bức xúc dư luận, Cảnh sát điều tra Công an huyện Củ Chi, TP.HCM vừa ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng “sư giả” này để điều tra về 2 tội danh. Đó là tội danh gì? Mời quí vị cùng xuphat.com theo dõi…

“Sư giả” lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Củ Chi (TP.HCM) vừa ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Minh Phúc (40 tuổi, ngụ huyện Củ Chi) để điều tra về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Theo Công an huyện Củ Chi: năm 2021, bà L.T.H.T (50 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) mua một thửa đất diện tích 420,3mtại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi do ông N.V.T và bà N.T.C.N làm chủ với giá 2,4 tỉ đồng nhưng chưa làm thủ tục tách thửa.

"Sư giả" Nguyễn Minh Phúc - Ảnh: Công an cung cấp.
“Sư giả” Nguyễn Minh Phúc – Ảnh: Công an cung cấp.

Ngày 7/10/2022, bà T thông qua L.V.V (33 tuổi, ngụ huyện Củ Chi) giới thiệu và quen biết Nguyễn Minh Phúc để nhờ làm thủ tục tách một thửa đất thành hai thửa đất, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng.

Phúc nhận làm thủ tục tách thửa đất theo yêu cầu của bà T, đồng thời thỏa thuận với bà T và V làm thủ tục tách thửa đất với chi phí 135 triệu đồng.

Phúc nhận trước 70 triệu đồng, sau đó thuê làm hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) giả trên mạng xã hội.

TIN LIÊN QUAN>>Qui định xử phạt tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức

“Sư giả” có nhiều mối quan hệ làm giấy tờ giả

Cơ quan điều tra xác định, Phúc không có chức năng để làm thủ tục tách thửa đất và cũng không có mối quan hệ nào để có thể làm thủ tục tách thửa đất nhưng có quen biết, nhiều lần thuê người làm giấy tờ giả, bằng cấp giả để tạo lòng tin tôn giáo nhằm lừa đảo người khác.

Sau đó, thông qua mạng xã hội, Phúc thuê làm 2 giấy CNQSDĐ giả và đưa cho bà T 1 tờ. Tờ còn lại và giấy CNQSDĐ thật thì Phúc cất vào két sắt, đợi khi nào bà T trả hết số tiền còn lại mới đưa.

Tuy nhiên, hành vi của Phúc bị nạn nhân phát hiện nên y đã bỏ trốn sang Thái Lan. Ngay khi Phúc về lại Việt Nam, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Củ Chi đã triệu tập làm việc.

Sau nhiều lần quanh co chối tội, Phúc đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Khám xét khẩn cấp tại nhà của Phúc, cơ quan công an thu giữ 1 giấy CNQSDĐ giả và 1 giấy CNQSDĐ thật của bà T.

Được biết, Phúc giả danh tu sĩ Phật giáo. Nơi Phúc cư ngụ không phải cơ sở tôn giáo. Tên “Chùa Hoằng Pháp Trung Ương” chỉ là bảng hiệu do Phúc tự ý dựng. Chính quyền địa phương cũng đã đề nghị Phúc tháo dỡ.

Hiện trên địa bàn huyện Củ Chi không có cơ sở Phật giáo tên “Chùa Hoằng Pháp Trung Ương”.

"Sư giả" Nguyễn Minh Phúc ký vào biên bản- Ảnh: Công an cung cấp.
“Sư giả” Nguyễn Minh Phúc ký vào biên bản- Ảnh: Công an cung cấp.

TIN ĐÁNG XEM>>Dùng giấy tờ giả lừa đảo cụ bà U80 gần 90 tỷ đồng

Vì sao trước đó “sư giả” Nguyễn Minh Phúc chỉ bị xử lý hành chính?

Được biết: từ năm 2019, Công an huyện Củ Chi kiểm tra, phát hiện tại phòng khách nhà ông Phúc có treo huân chương lao động, bằng khen, con dấu giả. Người này cũng thừa nhận được người khác làm tặng và treo trong nhà. Do chưa xác định được bị hại, công an huyện đã thu hồi số giấy tờ trên và xử lý vi phạm hành chính, không xử lý hình sự.

Công an TP.HCM cho biết có nhiều Youtuber, TikToker đã lợi dụng hình ảnh, lối sống của ông Nguyễn Minh Phúc, xúi giục đương sự phát ngôn, hành động đi ngược lại tư cách và quy định của tu sĩ, tôn giáo nhằm thu hút người dùng mạng xã hội.

Đương sự Nguyễn Minh Phúc sinh năm 1983, quê huyện Củ Chi (TP.HCM). Từ năm 2000 đến năm 2010, người này tu học tại chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn). Tuy nhiên, ông Phúc chỉ mới làm lễ quy y và chưa xuất gia.

Đến năm 2010, đương sự trở về địa phương, tự lập chùa Ngộ Chân Tử để sinh hoạt tôn giáo trái phép, tự xưng là Đại đức Thích Tâm Phúc. Sau đó, cơ quan chức năng đã mời đương sự lên làm việc, xử phạt hành chính, đồng thời yêu cầu gỡ bảng hiệu chùa.

Tuy nhiên, đương sự Phúc tiếp tục sinh hoạt tôn giáo trái phép thông qua việc ngụy trang dưới hình thức thành lập các công ty, doanh nghiệp. Kết quả xác minh, tất cả công ty đều không có hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư TP cũng đã thu hồi toàn bộ các giấy phép này…

XEM THÊM :

Vui Lòng đánh giá

Kỷ lục vi phạm nồng độ cồn 5 ngày đầu tháng 12

Theo thông tin của Cục Cảnh sát giao thông, 5 ngày đầu tháng 12/2023, lỗi vi phạm nồng độ cồn cao kỷ lục chưa từng thấy, con số  luôn ở top 1 các lỗi vi phạm. Sau đây là thông tin chi tiết…

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI