Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Mức xử phạt tội mua bán người mới nhất

Qua báo cáo của Cục CSHS, Bộ Công an trong quý I năm 2023, tình hình tội phạm mua bán người để bóc lột lao động, tình dục, đòi tiền chuộc hoặc các mục đích phạm pháp khác  tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn mới của tội phạm. Vậy hành vi mua bán người bị xử lý thế nào? Mời quí vị cùng chúng tôi tìm hiểu để rút ra bài học cảnh giác

Mua bán người là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP quy định mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:

  • Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
  • Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
  • Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
  • Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
  • Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác và chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
– Để bóc lột tình dục là trường hợp chuyển giao, tiếp nhận hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp nạn nhân nhằm chuyển giao cho người khác để thực hiện các hoạt động bóc lột tình dục (như tổ chức cho nạn nhân bán dâm, đưa nạn nhân đến các cơ sở chứa mại dâm để bán dâm, sử dụng nạn nhân để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm, làm nô lệ tình dục…) hoặc tiếp nhận nạn nhân để phục vụ nhu cầu tình dục của chính mình.

– Để cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc nạn nhân lao động trái ý muốn của họ.

– Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân là trường hợp chuyển giao, tiếp nhận hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp nạn nhân để chuyển giao nhằm lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân.

– Vì mục đích vô nhân đạo khác là sử dụng nạn nhân để làm thí nghiệm, buộc nạn nhân phải đi ăn xin hoặc sử dụng nạn nhân vào các mục đích tàn ác khác.

Đối tượng mua bán người bị xét xử
Đối tượng mua bán người bị xét xử

Mua bán người bị xử lý thế nào?

Hành vi mua bán người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) với mức phạt như sau:

Khung 1

– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác hoặc để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

Khung 2

– Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tổ chức;

+ Vì động cơ đê hèn;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

+ Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Đối với từ 02 người đến 05 người;

+ Phạm tội 02 lần trở lên.

Khung 3

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

+ Đối với 06 người trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mua bán người dưới 16 tuổi bị xử lý thế nào?

Hành vi mua bán người dưới 16 tuổi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) với mức phạt như sau:

Khung 1

– Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm đối với người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo

Hoặc để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

Khung 2

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội;

+ Đối với từ 02 người đến 05 người;

+ Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

+ Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Vì động cơ đê hèn;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

Khung 3

– Phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

+ Đối với 06 người trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Liên hợp quốc xác định mua bán người là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất thế giới
Liên hợp quốc xác định mua bán người là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất thế giới

Kể từ năm 2013, Liên hợp quốc xác định mua bán người là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất thế giới. Trong khi đó, các loại hình tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia hiện đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng trên quy mô toàn cầu và Việt Nam không phải ngoại lệ.

Để đấu tranh hiệu quả với loại hình tội phạm này, các quốc gia, các chính phủ cần có sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên nhất là người dân phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác trước loại tội phạm nguy hiểm này.

XEM THÊM :

Nữ tài xế tông sập nhà cổ Hà Nội vi phạm nồng độ cồn

Sáng 4/12, một  nữ tài xế trẻ tuổi lái ô tô Mercedes vi phạm nồng độ cồn đã đâm thẳng vào nhà dân trên phố Hàng Bạc, TP Hà Nội khiến mảng tường của ngôi nhà bị đổ sụp. Sau đây là chi tiết vụ việc…

Nữ tài xế Hà Nội say xỉn lái xe

Thông tin ban đầu, nữ tài xế L. (20 tuổi, ở quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) điều khiển ô tô nhãn hiệu Mercedes lưu thông trên phố Hàng Bạc hướng từ Mã Mây đến Tạ Hiện.

Khi đi đến trước cửa nhà số 47 Hàng Bạc, phường Hàng Bạc thì đâm vào mạn trái nhà số 47 Hàng Bạc khiến ngôi nhà này bị sập 1 phần tường bao bên ngoài.

Tại thời điểm xảy ra tai nạn, xe ô tô Mercedes AMG (đã che biển kiểm soát) đang cố tìm cách quay đầu đi theo hướng từ Hàng Bạc lên đê Trần Nhật Duật (đây là đoạn đường ngược chiều cấm ô tô).

Được biết, ngay khi nhận được thông tin vụ việc, Đội CSGT trật tự cùng Đội Điều tra tổng hợp Công an quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) phối hợp với Công an phường Hàng Bạc phong tỏa hiện trường, tiến hành điều tra.

Hiện trường nữ tài xế tông sập nhà cổ tại Hà Nội
Hiện trường nữ tài xế tông sập nhà cổ tại Hà Nội

XEM THÊM>>Ăn mừng 20/10, nữ tài xế bị xử phạt vì vi phạm nồng độ cồn

Nhà cổ hiếm hoi còn sót lại tại Hàng Bạc

Bước đầu xác định, vụ việc không có thiệt hại về người, thiệt hại tài sản đang xác minh. Qua đo nồng độ cồn đã xác định nữ tài xế B.T.L. vi phạm ở mức độ 2 (vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở).

Lãnh đạo UBND phường Hàng Bạc cho biết: “Vụ việc hiện đang được Công an quận Hoàn Kiếm thụ lý. Phía chính quyền đang cho cán bộ lập biên bản sự việc, sau đó hướng dẫn chủ nhà khôi phục hiện trạng của căn nhà cổ. Tài xế gây tai nạn đồng ý bồi thường thiệt hại cho chủ nhà”.

Được biết, nhà số 47 Hàng Bạc là một trong những ngôi nhà cổ nhất Hà Nội hiện còn sót lại. Đặc trưng ngôi nhà phong kiến có lối đi ở giữa, mặt tiền nhô cao. Cả phố Hàng Bạc duy nhất có số nhà 47 là lưu giữ lại kiểu kiến trúc trên.

XEM THÊM :

Hải Phòng xử phạt nhiều phụ huynh giao xe máy cho con

Nhiều phụ huynh biết con chưa đủ tuổi lái xe máy nhưng vẫn bất chấp tính mạng con và luật pháp. Công an TP.Hải Phòng vừa thực hiện chuyên đề tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm đối với học sinh, sinh viên điều khiển phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông, lực lượng chức năng xử phạt 62 trường hợp phụ huynh có hành vi vi phạm giao xe cho người không đủ điều kiện.

Hải Phòng tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông do học sinh, sinh viên gây ra.
Hải Phòng tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông do học sinh, sinh viên gây ra.

CSGT Hải Phòng gửi nhà trường gần 500 biên bản xử phạt học sinh, sinh viên vi phạm

Từ ngày 15.9 đến ngày 14.11, lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự Hải Phòng ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm Kế hoạch số 1822/KH-CAHP-CSGT chuyên đề tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với học sinh, sinh viên điều khiển phương tiện vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

Kết quả, 2 tháng thực hiện, lực lượng Công an thành phố đã xử lý 1.069 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông là học sinh, sinh viên.

Trong đó, ra quyết định phạt tiền 575 trường hợp vi phạm, với số tiền phạt 586,9 tỉ đồng, tước giấy phép lái xe 28 trường hợp, tạm giữ 445 phương tiện; phạt cảnh cáo 220 trường hợp; nhắc nhở 274 trường hợp.

Đáng nói, lực lượng chức năng xử phạt 62 trường hợp phụ huynh có hành vi vi phạm giao xe cho người không đủ điều kiện. Từ công tác kiểm tra, xử lý học sinh, sinh viên vi phạm, lực lượng Công an đã gửi 482 thông báo vi phạm cho các cơ sở giáo dục.

Liên quan đến xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông do học sinh, sinh viên, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng có chỉ đạo, giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì cùng Công an thành phố tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 76/KHPH-CAHP-SGDĐT ngày 12.1.2023 về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2022 – 2025; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xem xét trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở giáo dục đào tạo trong việc thực hiện, đặc biệt đối với nội dung cam kết của phụ huynh học sinh không giao xe máy cho con điều khiển khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe.

Thành đoàn Hải Phòng trên cơ sở số liệu vi phạm trật tự an toàn giao thông của thanh, thiếu niên đoàn viên có biện pháp kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, xử lý theo quy định.

Thiếu niên chưa đủ tuổi lái xe tông chết một thai phụ ở Đắc Lắc
Thiếu niên chưa đủ tuổi lái xe tông chết một thai phụ ở Đắc Lắc

TIN LIÊN QUAN>>Cha giao xe cho con 16 tuổi lái gây tai nạn phải chịu trách nhiệm gì?

 Giao xe máy cho học sinh chưa đủ tuổi lái xe phải xử phạt phụ huynh thật nặng

Học sinh chưa đủ tuổi đi mô tô, xe máy đến trường, thậm chí có nhiều người chưa đủ tuổi còn được phụ huynh cho lái mô tô phân khối lớn, ô tô… đi ngoài đường là chuyện rất phổ biến trên cả nước chứ không riêng gì Hải Phòng.

Tuy nhiên, phần lớn các địa phương chỉ “giơ cao đánh khẽ”, chứ làm nghiêm, xử phạt luôn cả cha mẹ như ở Hải Phòng lại không nhiều, dù luật đã quy định.

Thời gian qua, trên cả nước có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm, hậu quả đau lòng dai dẳng do tài xế lái xe máy, mô tô, ôtô là những học sinh, những người chưa đủ tuổi được cấp giấy phép lái xe.

Gần nhất là một học sinh nữ 14 tuổi ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) phải nằm liệt giường với thương tật lên đến 97% sau khi bị một đứa trẻ chưa đủ tuổi đi xe máy tông vào. Cũng tại Đắc Lắc, một thiếu niên chưa đủ tuổi lái xe đã chạy mô tô phân khối lớn tông chết một thai phụ thương tâm…

Hay vụ “thằng bé” 16 tuổi lái ôtô tông vào 5 xe máy đang dừng đèn đỏ ở QL1A đoạn qua Bình Thuận làm 5 người bị thương.

Phụ huynh cho phép con mình chưa đủ tuổi cầm lái xe máy, mô tô, ôtô… chạy ngoài đường là hành vi vừa coi thường pháp luật, vừa hại con, hại chính bản thân mình, hại người thân, hại cả xã hội…

Cho nên, việc xử phạt 62 phụ huynh giao xe máy cho học sinh chưa đủ tuổi điều khiển như Công an Hải Phòng vừa làm là rất đáng hoan nghênh.

Thiết nghĩ: việc xử phạt phụ huynh như thế này, thậm chí nghiêm khắc hơn cũng cần phải được nhân rộng ra tất cả các địa phương khác trên cả nước.

XEM THÊM :

 

CSGT TP.HCM giải thích đo nồng độ cồn ban ngày nhưng không thay ống thổi

Liên quan đến chiến dịch CSGT TP.HCM đo nồng độ cồn ban ngày, nhiều người thắc mắc khi thấy CSGT không thay ống thổi khi kiểm tra nồng độ cồn định tính vì lo ngại việc mất vệ sinh vì dùng chung ống thổi. Về vấn đề này CSGT TP.HCM đã có giải thích cho người dân hiểu đúng vấn đề. Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu…

CSGT TP.HCM đang thực hiện tổng kiểm soát vi phạm nồng độ cồn ban ngày lẫn ban đêm nhằm kéo giảm tai nạn giao thông từ nay đến tết. Theo đó, các đội/trạm CSGT sẽ phối hợp với nhau thành các cụm đi tuần tra liên tục, đo nồng độ cồn người tham gia giao thông.

Người dân để miệng cách phễu 10 cm máy đo nồng độ cồn cũng cho ra kết quả
Người dân để miệng cách phễu 10 cm máy đo nồng độ cồn cũng cho ra kết quả

CSGT TP.HCM bị thắc mắc sao không thay ống thổi đo nồng độ cồn

Từ ngày 24.11 đến 2.12, CSGT toàn TP đã tổng kiểm tra hơn 51.300 trường hợp, lập biên bản phạt gần 1.500 trường hợp vi phạm (51 ô tô, còn lại là xe máy). Trong đó, có 2 người lái ô tô có ma túy trong cơ thể, 6 người lái xe máy có ma túy và 1 người lái xe máy vừa có cồn vừa có ma túy trong cơ thể.

Bằng cách kiểm tra nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế với máy đo nồng độ cồn định tính, mỗi ca tuần tra, CSGT có thể mời được từ vài trăm đến hơn 1.000 trường hợp.

Theo ghi nhận, khi CSGT tổng kiểm soát nồng độ cồn khu vực bờ kè kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (Q.1, TP.HCM), với 3 máy đo nồng độ cồn định tính, từ 20 giờ – 2 giờ sáng hôm sau, tổ công tác đã tổng kiểm soát hơn 1.200 trường hợp.

Nhiều người khi được mời thổi vào máy đo nồng độ cồn định tính đã ngại ngùng hỏi CSGT: “Không thay ống thổi à anh?”, “Thổi chung lây bệnh thì sao?”…

Trong ca ghi nhận khác trên đường Phạm Văn Đồng (Q.Bình Thạnh), PV cũng ghi nhận một số người thắc mắc về việc CSGT dùng chung ống thổi cho nhiều người khi đo nồng độ cồn định tính.

CSGT giải thích khi nào đo nồng độ cồn định lượng xác định cụ thể mức vi phạm, người dân mới phải ngậm ống, còn phương pháp đo nồng độ cồn định tính, người dân không phải ngậm ống nên không phải thay.

Dù vậy, nhiều người vẫn “hơi ớn” khi phải thổi nồng độ cồn bằng cách này.

CSGT TP.HCM đang thực hiện tổng kiểm soát vi phạm nồng độ cồn ban ngày lẫn ban đêm nhằm kéo giảm tai nạn giao thông từ nay đến tết
CSGT TP.HCM đang thực hiện tổng kiểm soát vi phạm nồng độ cồn ban ngày lẫn ban đêm nhằm kéo giảm tai nạn giao thông từ nay đến tết

Vì sao CSGT không thay ống thổi?

Ống thổi nồng độ cồn gắn ở máy đo định tính xác định “có cồn” hay “không có cồn” có hình dạng như một chiếc phễu. Hình thức đo nồng độ cồn này được gọi là đo nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế. Khi vừa áp dụng tại TP.HCM vào năm 2014, CSGT chỉ dùng để đo nồng độ cồn đối với người lái xe ô tô, số lượng người được kiểm tra sẽ nhiều hơn vì không tốn nhiều thời gian.

Đặc điểm của máy đo nồng độ cồn này rất nhạy bén, một số trường hợp lái xe không sử dụng rượu, bia nhưng máy vẫn báo “có cồn” là vì trên xe có người đã sử dụng. Đây là tình huống thường gặp ở các lái xe taxi. Do vậy, khi máy báo “có cồn”, lái xe sẽ được kiểm tra thêm một lần nữa bằng cách thổi vào máy đo cồn định lượng để xác định chính xác là có nồng độ cồn trong hơi thở hay không.

Thời gian xuất hiện dịch Covid-19, CSGT TP.HCM đã ngưng kiểm tra nồng độ cồn theo phương pháp này để phòng, ngừa dịch. Trong đợt tổng kiểm soát nồng độ cồn ban ngày lẫn ban đêm từ nay đến tết, CSGT đã áp dụng đo nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế với cả người đi xe máy.

Lãnh đạo một đội CSGT cho biết, với hình thức đo nồng độ cồn định tính, CSGT sẽ hướng dẫn người tham gia giao thông để miệng cách ống từ 10 – 20 cm và nói chuyện bình thường hay đếm từ 1 đến 5 là máy đã xác định được có cồn hay không.

“Người tham gia giao thông không phải ghé sát miệng hay ngậm vào phễu/ống gắn trên máy đo. Ưu điểm của cách kiểm tra này là kiểm tra được nhiều trường hợp. Dù được CSGT hướng dẫn nhưng một số người không biết vẫn định kê sát miệng vào ống, CSGT sẽ chủ động kéo máy ra xa”, vị này chia sẻ.

XEM THÊM :

Hình thức xử phạt hành vi báo chốt, livestream CSGT làm việc

Hành vi báo chốt, livestream và đăng lên mạng xã hội vị trí và cảnh làm việc của CSGT có thể bị xử phạt tiền hoặc có thể bị xem xét xử lý hình sự.

Gia tăng hành vi báo chốt, livestream CSGT làm việc

Công an Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, nhiều nhóm trên mạng xã hội có hành vi đăng tải nội dung thông báo vị trí các chốt làm việc của các lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT), cảnh sát 141.

Đáng chú ý, một số thanh, thiếu niên còn tụ tập xung quanh các chốt của các tổ CSGT chéo địa bàn hay tổ công tác 141, dùng điện thoại phát trực tiếp (livestream) lên mạng xã hội.

Cơ quan chức năng khẳng định, kế hoạch làm việc của các lực lượng này được giữ bí mật để đấu tranh, trấn áp tội phạm trên đường phố, ngăn chặn các hành vi có dấu hiệu phát sinh tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông.

Nhiều thanh niên có dấu hiệu gây rối trật tự tại nơi cảnh sát lập chốt.
Nhiều thanh niên có dấu hiệu gây rối trật tự tại nơi cảnh sát lập chốt.

TIN NÓNG>>Đăng lên MXH vị trí chốt làm việc của CSGT bị xử lý như thế nào?

Hành vi báo chốt, livestream CSGT làm việc là vi phạm pháp luật

Theo quy định, người dân có quyền giám sát các hoạt động của lực lượng CSGT hay tổ công tác 141. Tuy nhiên, Công an Hà Nội khuyến cáo việc giám sát phải tuân thủ pháp luật.

Còn hành vi thông báo chốt, đăng bài lên mạng xã hội (kể cả việc báo chốt kiểm tra nồng độ cồn bằng tiếng lóng) về vị trí làm việc của cảnh sát là hành vi có dấu hiệu gây cản trở, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của lực lượng thực thi công vụ.

Thậm chí, báo chốt cảnh sát lên mạng xã hội còn gây ảnh hưởng đến công tác của lực lượng công an khi cần đấu tranh, mở rộng các vụ án, có thể tạo điều kiện cho tội phạm biết mà lẩn trốn.

Trên thực tế, nhiều trường hợp thông báo chốt cảnh sát lên mạng xã hội đã bị xử phạt hành chính theo điểm e, Khoản 3, Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về hành vi, thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật.

Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định, người nào thực hiện hành vi tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở những nơi công cộng mà gây mất trật tự công cộng, sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng. Người có hành vi tổ chức, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động những người khác gây rối trật tự công cộng, sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.

Trường hợp đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội Gây rối trật tự công cộng hoặc Chống người thi hành công vụ.

Do đó, Công an Hà Nội đề nghị người dân không tụ tập tại các vị trí bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm của lực lượng CSGT nói chung, các Tổ công tác 141 nói riêng để bảo đảm TTATGT và không cản trở lực lượng thi hành công vụ.

Ngoài ra, người dân không đăng bài viết, đăng thông tin, hình ảnh, clip về các vị trí cảnh sát làm việc lên mạng xã hội; không tham gia bình luận, cổ vũ cho các hành vi vi phạm trật tự ATGT và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

XEM THÊM:>>CSGT TPHCM kiểm tra vi phạm nồng độ cồn hàng ngàn người trên đường Hoàng Sa

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI