Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Khi nào chứng minh nhân dân không còn được sử dụng?

Một vấn đế nóng vừa được Quốc hội thông qua liên quan đến Luật Căn cước và sẽ chính thức đổi tên và sửa đổi nhiều quy định. Đáng chú ý Chứng minh nhân dân (CMND) sẽ không còn được sử dụng nữa…Mời quí vị cùng xuphat.com theo dõi thông tin chi tiết để có thêm kiến thức tránh bị xử phạt, quí vị nhé…

Từ năm 2025, chứng minh nhân dân sẽ không còn được sử dụng 

Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 170/2007/NĐ-CP, CMND có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp (dù là CMND 9 số hay 12 số).

Trong khi đó, thực tế từ ngày 01/01/2021, Bộ Công an đã triển khai cấp CCCD gắn chip thay cho CMND, CCCD mã vạch.

Theo đó, những công dân đã được cấp Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân mã vạch từ cuối năm 2020 được tiếp tục sử dụng đến hết năm 2035.

Và bắt đầu từ năm 2036, cả Chứng minh nhân dân lẫn CCCD mã vạch chính thức bị “khai tử”, việc sử dụng CMND, CCCD mã vạch sau thời điểm này là không còn có giá trị.

Như vậy, đáng ra theo quy định trên thì Chứng minh nhân dân cấp từ cuối năm 2020 được dùng đến cuối năm 2035 (theo đúng quy định về giá trị hiệu lực 15 năm của loại giấy tờ này).

Và từ năm 2036, nếu công dân vẫn dùng CMND mà chưa đổi sang CCCD gắn chip mới bị phạt.

Tuy nhiên, Điều 46 Quy định chuyển tiếp tại dự thảo Luật Căn cước (mới đây đã được Quốc hội thông qua) có quy định rằng:

Đối với thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật Căn cước có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ, có thể được cấp đổi sang thẻ Căn cước khi công dân có yêu cầu.

Tuy nhiên đối với Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Bên cạnh đó, Chứng minh nhân, Căn cước công dân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 – trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

Theo đó, các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng.

Khoản 3 Điều 46 dự thảo Luật này cũng khẳng định, cơ quan quản lý nhà nước không được quy định thủ tục riêng về thay đổi, điều chỉnh thông tin về Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.

Như vậy, CMND được dùng đến thời điểm hết 31/12/2024, từ 01/01/2025 loại giấy tờ này không còn giá trị sử dụng.

CMND được dùng đến thời điểm hết 31/12/2024
CMND được dùng đến thời điểm hết 31/12/2024

5 loại giấy tờ cần cập nhật khi đổi từ CMND sang Căn cước gắn chip

Cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội/VssID

Sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) của công dân không thể hiện trực tiếp thông tin số CMND/CCCD trên sổ. Do đó, không cần làm thủ tục đổi sổ BHXH, thẻ BHYT mới khi đổi từ CMND qua thẻ CCCD gắn chip.

Tuy nhiên, để thực hiện các thủ tục liên quan như tra cứu quá trình tham gia BHXH, tra cứu thời hạn BHYT…thì cần thực hiện cập nhật thông tin hồ sơ BHXH, thẻ BHYT. Việc cập nhật này có thể thực hiện online.

Cập nhật thông tin trên sổ đỏ

Thông tư 14/2023/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung quy định về việc ghi thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ ngày 16/10/2023.

Theo đó, cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú.

Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”;

Nếu chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…” hoặc “số định danh cá nhân”.

Có thể thấy, thông tin số CMND/CCCD của người sử dụng, sở hữu đất đai được ghi nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tuy việc thay đổi số CMND/CCCD không làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất và cũng không bắt buộc người sử dụng đất phải cập nhật thay đổi. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro trong các giao dịch mua bán (nếu có) về sau, chủ sở hữu đất nên cập nhật thông tin cho khớp số trên thẻ CCCD gắn chip.

Thay đổi thông tin đăng ký thuế

Căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 36 Luật Quản lý thuế 2019 thì người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế nếu có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.

Do đó, trong trường hợp người nộp thuế là cá nhân đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì khi thay đổi thông tin đăng ký thuế (ví dụ CMND, CCCD…) thì phải thông báo đến cơ quan thuế để được cập nhật, chỉnh sửa.

Đối với cá nhân có ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế cho cá nhân và người phụ thuộc thì thông báo cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.

Hộ chiếu

Người được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh phải làm thủ tục cấp mới Hộ chiếu khi giấy tờ xuất nhập cảnh bị hỏng, thay đổi thông tin về nhân thân, đặc điểm nhận dạng, xác định lại giới tính. Đây là quy định tại thoản 1, Điều 23 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.

Việc thay đổi số CMND thành số CCCD gắn chip được xem là thay đổi thông tin nhân thân nên thuộc trường hợp phải cấp đổi hộ chiếu. Do đó, khi đổi từ CMND sang Căn cước gắn chip, công dân phải thực hiện thủ tục cấp mới Hộ chiếu.

Thông tin tài khoản ngân hàng

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nói chung và các Ngân hàng nói chung, khi thực hiện các giao dịch tại ngân hàng người dân bắt buộc xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh như CMND/CCCD/hộ chiếu còn hạn.

Do vậy khi đổi từ CMND sang CCCD gắn chip, các thông tin tại ngân hàng sẽ không khớp với giấy tờ tùy thân.

Để đảm bảo thực hiện thông suốt các giao dịch tại ngân hàng, người dân nên đến ngân hàng thay đổi lại thông tin liên quan giấy tờ tùy thân.

XEM THÊM

Không khởi tố thiếu niên đi xe phân khối lớn tông thai phụ tử vong

Liên quan vụ  thiếu niên điều khiển xe phân khối lớn tông người phụ nữ mang thai tử vong.Công an TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã kết thúc điều tra và ra quyết định không khởi tố vụ án vì cả 2 đều ” có hành vi “Vô ý làm chết người” theo quy định tại Khoản 1, Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015. Mời quí vị tiếp tục theo dõi chi tiết vụ việc đau lòng này…

Vì sao không khởi tố vụ tai nạn thiếu niên đi xe phân khối lớn gây tai nạn chết người?

Ngày 29/11, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Buôn Ma Thuột đã có kết luận điều tra vụ tai nạn giao thông khiến thiếu niên điều khiển xe phân khối lớn và người phụ nữ mang thai tử vong.

Không khởi tố vụ tai nạn thiếu niên đi xe phân khối lớn gây tai nạn
Không khởi tố vụ tai nạn thiếu niên đi xe phân khối lớn gây tai nạn

Theo điều tra, khoảng 15h44 ngày 2/7 trên Đại lộ Đông – Tây (nay là đường Võ Nguyên Giáp, phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột), thiếu niên Phạm Nguyên C (SN 2007, trú phường Tân Tiến, TP Buôn Ma Thuột) điều khiển mô tô BKS 47A1- 007.31 lưu thông theo hướng Trần Quý Cáp – Đinh Tiên Hoàng đã va chạm với xe máy BKS 47B3 – 072.64 do chị Nguyễn Thị H (SN 1999, trú xã Hòa Khánh, TP Buôn Ma Thuột) đi theo hướng ngược lại.

Hậu quả, vụ va chạm làm chị H tử vong tại chỗ, C bị thương được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên nhưng sau đó tử vong. Hai phương tiện bị hư hỏng.

Tiếp nhận tin báo về vụ tai nạn, Công an TP Buôn Ma Thuột tiến hành các hoạt động điều tra xác minh theo quy định.

Căn cứ các tài liệu, chứng cứ thu thập được, cơ quan CSĐT Công an TP Buôn Ma Thuột xác định chị H (không có giấy phép lái xe, không sử dụng chất có cồn) điều khiển xe đi không đúng phần đường quy định và chuyển hướng không an toàn, tông vào phía trước xe do C điều khiển.

Hậu quả làm thiếu niên C tử vong nên chị H đã có hành vi “Vô ý làm chết người” theo quy định tại Khoản 1, Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015″. Tuy nhiên, chị H đã tử vong nên không đề cập xử lý.

Thiếu niên Phạm Nguyên C (không sử dụng chất cồn, âm tính với chất ma túy) điều khiển mô tô khi chưa đủ 18 tuổi, không làm chủ tốc độ và tay lái nên đã tông vào phía trước xe do chị H cầm lái. Hậu quả, chị H tử vong.

Thiếu niên C đã có hành vi “Vô ý làm chết người” nhưng C đã tử vong nên không đề cập xử lý.

Ngoài ra, chủ hai chiếc xe trên không có hành vi giao xe cho hai người điều khiển phương tiện nên không đề cập xử lý. Do đó, cơ quan CSĐT Công an TP Buôn Ma Thuột kết thúc xác minh, ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

LIÊN QUAN>>Tội vô ý làm chết người lãnh án bao nhiêu năm tù?

Vụ điều tra tai nạn chết người phức tạp suốt 2 tháng

Trước đó, Đại tá Nguyễn Văn Quy, Trưởng phòng Tham mưu, người phát ngôn Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, do vụ tai nạn có tính chất phức tạp, Công an TP Buôn Ma Thuột đã gia hạn điều tra thêm 2 tháng, kể từ ngày 6/9 đến ngày 6/11/2023 để điều tra.

Trước đó, xảy ra vào chiều 2/7, Phạm Nguyên C (16 tuổi, ngụ phường Tân Tiến, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) điều khiển xe mô tô phân khối lớn mang biển số 47A1 – 007.31 lưu thông trên Đại lộ Đông Tây (theo hướng xã Hòa Thắng đi trung tâm TP Buôn Ma Thuột).

Khi di chuyển trên đường, xe của C bất ngờ va chạm với xe máy biển số 47B3 – 072.94 do chị Nguyễn Thị H (25 tuổi, ngụ phường Khánh Xuân, TP Buôn Ma Thuột) điều khiển.

Vụ tai nạn, khiến chị H (đang mang thai tháng thứ 5) tử vong tại chỗ. Còn C bị thương nặng, được đưa đi cấp cứu nhưng tử vong sau đó 4 giờ.

Được biết, chiếc xe phân khối lớn mà C điều khiển do ông P.V.L, cha của C đứng tên chủ sở hữu. Xe đăng ký lần đầu ngày 26/7/2022.

TIN LIÊN QUAN

Tội vô ý làm chết người lãnh án bao nhiêu năm tù?

Cùng là hành vi gây ra hậu quả làm chết người nhưng pháp luật hình sự lại quy định tội “giết người” và “vô ý làm chết người” ở hai điều luật và mức xử phạt khác nhau. xuphat.com mời quí vị cùng theo dõi giải đáp thắc mắc của rất nhiều người này để nâng cao kiến thức hiểu biết pháp luật của mình khi gặp những tình huống như thế này…

Phân biệt tội giết người và tội vô ý làm chết người

Người phạm tội giết người: là người thực hiện hành vi với lỗi cố ý, có nghĩa là cố ý thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác, nhìn thấy hậu quả xảy ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra. Còn người phạm tội vô ý làm chết người là do lỗi vô ý, do cẩu thả hoặc quá tự tin mà không nghĩ rằng sẽ xảy ra hậu quả chết người.

Thứ hai, về hậu quả của hành vi phạm tội, với tội giết người, hậu quả chết người không phải là căn cứ bắt buộc để định tội mà còn có trường hợp phạm tội chưa đạt còn với tội vô ý làm chết người, hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc để định tội danh.

Tội vô ý làm chết người: là hành vi của một người vô tình làm cho người khác bị chết. Người phạm tội thường không thấy trước được hậu quả chết người do hành vi của mình gây ra. Tội vô ý làm chết người thường xảy ra trong 1 số trường hợp đặc thù như: người đi săn tưởng người là thú nên đã bắn nhầm làm chết người; bác sĩ do quá cẩu thả đã sai sót trong quá trình cấp cứu, khiến người bệnh tử vong…

Tội vô ý làm chết người là tội xâm phạm đến tính mạng của người khác quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Một vụ TNGT được cho là vô ý làm chết người
Một vụ TNGT được cho là vô ý làm chết người

Hành vi vô ý làm chết người bị xử phạt tù bao nhiêu năm?

Người phạm tội vô ý làm chết người sẽ phải chịu hình phạt theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự như sau:

Khung hình phạt Hành vi phạm tội
Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Hành vi vô ý làm chết người (01 người)
Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm Hành vi vô ý làm chết 02 người trở lên.

Như vậy, người phạm tội vô ý làm chết người sẽ phải đối mặt với hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm hoặc từ 03 năm đến 10 năm. 

TIN HOT>>Tài xế tông chết bảo vệ khóa bánh ô tô bị buộc tội giết người

Cứu giúp nhưng vô ý làm chết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Về việc vô ý phạm tội, Điều 11 Bộ luật Hình sự quy định hành vi vô ý phạm tội như sau:

  • Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
  • Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Như vậy, khi thực hiện hành vi cứu giúp người khác nhưng đã có lỗi vô ý gây ra hậu quả làm chết người, pháp luật yêu cầu phải nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra mà không căn cứ vào mục đích cứu giúp khi thực hiện hành vi.

Vì vậy, người cứu giúp người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người theo Điều 128 Bộ luật Hình sự khi thỏa mãn các cấu thành của tội phạm.

Mục đích cứu giúp người khác nhưng lại vô ý làm chết người khác vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người.
Mục đích cứu giúp người khác nhưng lại vô ý làm chết người khác vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người.

TIN HOT>>Nghịch tử 14 tuổi bỏ thuốc độc vào hộp sữa giết cha và bà nội

Căn cứ giảm nhẹ hình phạt người cứu giúp nhưng vô ý làm chết người

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự như sau:

  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
  • Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
  • Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
  • Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
  • Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
  • Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
  • Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
  • Phạm tội do lạc hậu;
  • Người phạm tội là phụ nữ có thai;
  • Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
  • Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
  • Người phạm tội tự thú;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
  • Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;
  • Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
  • Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Như vậy, dựa trên các quy định về căn cứ xem xét tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mục đích muốn cứu người ban đầu không rơi vào các tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 1 quy định trên. Tuy nhiên Tòa án có thể xem đây là trường hợp thuộc tình tiết giảm nhẹ khác theo khoản 2 Điều 51 Bộ Luật Hình sự.

Ngoài ra, tùy vào các yếu tố khác người phạm tội có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi các cấu thành của tội phạm có các tình tiết giảm nhẹ nêu trên.

XEM THÊM :

 

Không uống rượu bia máy đo CSGT vẫn báo có nồng độ cồn phải làm sao?

Nhiều người thắc mắc, hiện nay, trong quá trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn, cảnh sát giao thông CSGT ghi nhận một số trường hợp tài xế cho rằng họ không sử dụng rượu bia, nhưng khi kiểm tra qua thiết bị của lực lượng chức năng thì máy vẫn báo phát hiện nồng độ cồn.

Như vậy, nếu không đồng tình với kết quả máy đo nồng độ cồn của CSGT thì tài xế phải làm sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quí vị nhé…

Không uống rượu bia máy đo cSGT vẫn báo có nồng độ cồn phải làm sao?
Không uống rượu bia máy đo CSGT vẫn báo có nồng độ cồn phải làm sao?

Không có chuyện CSGT xử lý nhầm người không vi phạm nồng độ cồn

Về vấn đề này, đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, Cục CSGT cho biết, chuyên đề xử lý vi phạm về nồng độ cồn trên toàn quốc đang được lực lượng CSGT triển khai trên tinh thần rất quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Kế hoạch này đã mang lại những hiệu quả tích cực, trong đó từ ngày 30/8-15/10, tai nạn giao thông (TNGT) với nguyên nhân do người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu bia đã giảm rõ rệt cả ba tiêu chí.

Quá trình triển khai, lực lượng chức năng cũng đã có rất nhiều biện pháp, cách thức thực hiện để kiểm soát nồng độ cồn thường xuyên, liên tục và có hiệu quả.

Một trong những thắc mắc được nhiều người đề cập, đó là việc họ lo ngại trường hợp không sử dụng rượu, bia mà chỉ uống nước hoa quả, siro, trái cây lên men hay uống thuốc tân dược, nhưng khi CSGT kiểm tra thì thiết bị đo vẫn báo phát hiện có cồn.

Cục CSGT khẳng định, khi Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100/NĐ-CP có hiệu lực từ năm 2020, các đơn vị liên quan và cơ quan y tế đã phối hợp thực nghiệm hàng trăm lượt test với các loại hoa quả, thuốc ho hay kháng sinh, nước súc miệng, trái cây lên men.

Các kết quả thực nghiệm đều thể hiện những người ăn, uống những loại nước, hoa quả trên không phát sinh nồng độ cồn trong cơ thể.

Bên cạnh đó, khi làm nhiệm vụ xử lý nồng độ cồn, các tổ CSGT đều yêu cầu tài xế kiểm tra tuần tự theo hai bước, gồm định tính và định lượng. Cho nên, không có chuyện CSGT xử lý nhầm người không vi phạm.

Trường hợp tài xế không sử dụng rượu, bia nhưng thiết bị đo vẫn báo có, họ có quyền đề nghị CSGT cho thổi lại qua thiết bị, hoặc được quyền chờ trong khoảng thời gian nhất định (từ 10-15 phút) để kiểm tra lại.

Ngoài ra, trong tình huống trên, người dân cũng có thể uống nước, súc miệng trước khi kiểm tra lại bằng thiết bị đo nồng độ cồn để chứng minh cho bản thân.

CSGT phát hiện tài xế vi phạm nồng độ cồn
CSGT phát hiện tài xế vi phạm nồng độ cồn

XEM THÊM>>Bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn người đàn ông nói do uống nước ép hoa quả

CSGT có thể áp dụng kiểm tra nồng độ cồn qua xét nghiệm máu

Trao đổi thêm về nội dung này, Thiếu tá Trần Quang Chinh, Phó đội trưởng Đội CSGT số 6 (Công an TP Hà Nội) cho biết, hiện nay có hai hình thức kiểm tra nồng độ cồn những người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là định tính và định lượng.

Kiểm tra nồng độ cồn định tính thường được áp dụng tại những tuyến đường rộng, đủ điều kiện để lập chốt kiểm tra hàng loạt. Nếu phát hiện có nồng độ cồn, máy sẽ báo, khi đó CSGT sẽ yêu cầu tài xế tấp xe vào lề kiểm tra định lượng để xác định mức vi phạm cụ thể.

Còn với phương thức kiểm tra định lượng, lái xe được yêu cầu thổi vào máy đo nồng độ cồn có gắn ống thổi bằng nhựa. Sau khi tài xế thổi, máy sẽ báo mức nồng độ cồn trong hơi thở và CSGT sẽ căn cứ vào đây để lập biên bản xử lý vi phạm hành chính.

Ngoài hai phương thức kiểm tra nồng độ cồn trên, với một số trường hợp không chấp hành thổi qua ống hay những trường hợp gây TNGT, thì CSGT có thể áp dụng kiểm tra nồng độ cồn của người vi phạm qua xét nghiệm máu. Tuy nhiên, không phải người vi phạm tự ý đi xét nghiệm máu mang kết quả về là được công nhận.

TIN LIÊN QUAN…

Mức xử phạt xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp mới nhất 2023

Nhà tạm được hiểu đơn giản là những công trình xây dựng với mục đích ngắn hạn, không mang tính chất lâu dài. Người dân xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp khi chưa xin phép sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Người dân xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp khi chưa xin phép sẽ bị xử phạt
Người dân xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp khi chưa xin phép sẽ bị xử phạt

LIÊN QUAN>>Luật nhà ở mới nhất năm 2023

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI