Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Tội vô ý làm chết người lãnh án bao nhiêu năm tù?

Cùng là hành vi gây ra hậu quả làm chết người nhưng pháp luật hình sự lại quy định tội “giết người” và “vô ý làm chết người” ở hai điều luật và mức xử phạt khác nhau. xuphat.com mời quí vị cùng theo dõi giải đáp thắc mắc của rất nhiều người này để nâng cao kiến thức hiểu biết pháp luật của mình khi gặp những tình huống như thế này…

Phân biệt tội giết người và tội vô ý làm chết người

Người phạm tội giết người: là người thực hiện hành vi với lỗi cố ý, có nghĩa là cố ý thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác, nhìn thấy hậu quả xảy ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra. Còn người phạm tội vô ý làm chết người là do lỗi vô ý, do cẩu thả hoặc quá tự tin mà không nghĩ rằng sẽ xảy ra hậu quả chết người.

Thứ hai, về hậu quả của hành vi phạm tội, với tội giết người, hậu quả chết người không phải là căn cứ bắt buộc để định tội mà còn có trường hợp phạm tội chưa đạt còn với tội vô ý làm chết người, hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc để định tội danh.

Tội vô ý làm chết người: là hành vi của một người vô tình làm cho người khác bị chết. Người phạm tội thường không thấy trước được hậu quả chết người do hành vi của mình gây ra. Tội vô ý làm chết người thường xảy ra trong 1 số trường hợp đặc thù như: người đi săn tưởng người là thú nên đã bắn nhầm làm chết người; bác sĩ do quá cẩu thả đã sai sót trong quá trình cấp cứu, khiến người bệnh tử vong…

Tội vô ý làm chết người là tội xâm phạm đến tính mạng của người khác quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Một vụ TNGT được cho là vô ý làm chết người
Một vụ TNGT được cho là vô ý làm chết người

Hành vi vô ý làm chết người bị xử phạt tù bao nhiêu năm?

Người phạm tội vô ý làm chết người sẽ phải chịu hình phạt theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự như sau:

Khung hình phạt Hành vi phạm tội
Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Hành vi vô ý làm chết người (01 người)
Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm Hành vi vô ý làm chết 02 người trở lên.

Như vậy, người phạm tội vô ý làm chết người sẽ phải đối mặt với hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm hoặc từ 03 năm đến 10 năm. 

TIN HOT>>Tài xế tông chết bảo vệ khóa bánh ô tô bị buộc tội giết người

Cứu giúp nhưng vô ý làm chết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Về việc vô ý phạm tội, Điều 11 Bộ luật Hình sự quy định hành vi vô ý phạm tội như sau:

  • Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
  • Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Như vậy, khi thực hiện hành vi cứu giúp người khác nhưng đã có lỗi vô ý gây ra hậu quả làm chết người, pháp luật yêu cầu phải nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra mà không căn cứ vào mục đích cứu giúp khi thực hiện hành vi.

Vì vậy, người cứu giúp người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người theo Điều 128 Bộ luật Hình sự khi thỏa mãn các cấu thành của tội phạm.

Mục đích cứu giúp người khác nhưng lại vô ý làm chết người khác vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người.
Mục đích cứu giúp người khác nhưng lại vô ý làm chết người khác vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người.

TIN HOT>>Nghịch tử 14 tuổi bỏ thuốc độc vào hộp sữa giết cha và bà nội

Căn cứ giảm nhẹ hình phạt người cứu giúp nhưng vô ý làm chết người

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự như sau:

  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
  • Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
  • Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
  • Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
  • Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
  • Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
  • Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
  • Phạm tội do lạc hậu;
  • Người phạm tội là phụ nữ có thai;
  • Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
  • Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
  • Người phạm tội tự thú;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
  • Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;
  • Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
  • Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Như vậy, dựa trên các quy định về căn cứ xem xét tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mục đích muốn cứu người ban đầu không rơi vào các tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 1 quy định trên. Tuy nhiên Tòa án có thể xem đây là trường hợp thuộc tình tiết giảm nhẹ khác theo khoản 2 Điều 51 Bộ Luật Hình sự.

Ngoài ra, tùy vào các yếu tố khác người phạm tội có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi các cấu thành của tội phạm có các tình tiết giảm nhẹ nêu trên.

XEM THÊM :

 

Không uống rượu bia máy đo CSGT vẫn báo có nồng độ cồn phải làm sao?

Nhiều người thắc mắc, hiện nay, trong quá trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn, cảnh sát giao thông CSGT ghi nhận một số trường hợp tài xế cho rằng họ không sử dụng rượu bia, nhưng khi kiểm tra qua thiết bị của lực lượng chức năng thì máy vẫn báo phát hiện nồng độ cồn.

Như vậy, nếu không đồng tình với kết quả máy đo nồng độ cồn của CSGT thì tài xế phải làm sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quí vị nhé…

Không uống rượu bia máy đo cSGT vẫn báo có nồng độ cồn phải làm sao?
Không uống rượu bia máy đo CSGT vẫn báo có nồng độ cồn phải làm sao?

Không có chuyện CSGT xử lý nhầm người không vi phạm nồng độ cồn

Về vấn đề này, đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, Cục CSGT cho biết, chuyên đề xử lý vi phạm về nồng độ cồn trên toàn quốc đang được lực lượng CSGT triển khai trên tinh thần rất quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Kế hoạch này đã mang lại những hiệu quả tích cực, trong đó từ ngày 30/8-15/10, tai nạn giao thông (TNGT) với nguyên nhân do người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu bia đã giảm rõ rệt cả ba tiêu chí.

Quá trình triển khai, lực lượng chức năng cũng đã có rất nhiều biện pháp, cách thức thực hiện để kiểm soát nồng độ cồn thường xuyên, liên tục và có hiệu quả.

Một trong những thắc mắc được nhiều người đề cập, đó là việc họ lo ngại trường hợp không sử dụng rượu, bia mà chỉ uống nước hoa quả, siro, trái cây lên men hay uống thuốc tân dược, nhưng khi CSGT kiểm tra thì thiết bị đo vẫn báo phát hiện có cồn.

Cục CSGT khẳng định, khi Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100/NĐ-CP có hiệu lực từ năm 2020, các đơn vị liên quan và cơ quan y tế đã phối hợp thực nghiệm hàng trăm lượt test với các loại hoa quả, thuốc ho hay kháng sinh, nước súc miệng, trái cây lên men.

Các kết quả thực nghiệm đều thể hiện những người ăn, uống những loại nước, hoa quả trên không phát sinh nồng độ cồn trong cơ thể.

Bên cạnh đó, khi làm nhiệm vụ xử lý nồng độ cồn, các tổ CSGT đều yêu cầu tài xế kiểm tra tuần tự theo hai bước, gồm định tính và định lượng. Cho nên, không có chuyện CSGT xử lý nhầm người không vi phạm.

Trường hợp tài xế không sử dụng rượu, bia nhưng thiết bị đo vẫn báo có, họ có quyền đề nghị CSGT cho thổi lại qua thiết bị, hoặc được quyền chờ trong khoảng thời gian nhất định (từ 10-15 phút) để kiểm tra lại.

Ngoài ra, trong tình huống trên, người dân cũng có thể uống nước, súc miệng trước khi kiểm tra lại bằng thiết bị đo nồng độ cồn để chứng minh cho bản thân.

CSGT phát hiện tài xế vi phạm nồng độ cồn
CSGT phát hiện tài xế vi phạm nồng độ cồn

XEM THÊM>>Bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn người đàn ông nói do uống nước ép hoa quả

CSGT có thể áp dụng kiểm tra nồng độ cồn qua xét nghiệm máu

Trao đổi thêm về nội dung này, Thiếu tá Trần Quang Chinh, Phó đội trưởng Đội CSGT số 6 (Công an TP Hà Nội) cho biết, hiện nay có hai hình thức kiểm tra nồng độ cồn những người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là định tính và định lượng.

Kiểm tra nồng độ cồn định tính thường được áp dụng tại những tuyến đường rộng, đủ điều kiện để lập chốt kiểm tra hàng loạt. Nếu phát hiện có nồng độ cồn, máy sẽ báo, khi đó CSGT sẽ yêu cầu tài xế tấp xe vào lề kiểm tra định lượng để xác định mức vi phạm cụ thể.

Còn với phương thức kiểm tra định lượng, lái xe được yêu cầu thổi vào máy đo nồng độ cồn có gắn ống thổi bằng nhựa. Sau khi tài xế thổi, máy sẽ báo mức nồng độ cồn trong hơi thở và CSGT sẽ căn cứ vào đây để lập biên bản xử lý vi phạm hành chính.

Ngoài hai phương thức kiểm tra nồng độ cồn trên, với một số trường hợp không chấp hành thổi qua ống hay những trường hợp gây TNGT, thì CSGT có thể áp dụng kiểm tra nồng độ cồn của người vi phạm qua xét nghiệm máu. Tuy nhiên, không phải người vi phạm tự ý đi xét nghiệm máu mang kết quả về là được công nhận.

TIN LIÊN QUAN…

Mức xử phạt xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp mới nhất 2023

Nhà tạm được hiểu đơn giản là những công trình xây dựng với mục đích ngắn hạn, không mang tính chất lâu dài. Người dân xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp khi chưa xin phép sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Người dân xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp khi chưa xin phép sẽ bị xử phạt
Người dân xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp khi chưa xin phép sẽ bị xử phạt

LIÊN QUAN>>Luật nhà ở mới nhất năm 2023

Bắc Giang 1 ngày xử lý 208 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

Tối 25/11, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đã tham mưu Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, đồng loạt ra quân tổng kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn trên tất cả các tuyến đường trọng điểm của tỉnh.
CSGT Bắc Giang xử phạt trường hợp vi phạm nồng độ cồn
CSGT Bắc Giang xử phạt trường hợp vi phạm nồng độ cồn

TIN HOT>>216 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông bị phạt nguội ở TP Bắc Giang

Vi phạm nồng độ cồn mức kỷ lục tại Bắc Giang

Thực hiện kế hoạch đề ra, Công an tỉnh huy động 276 cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ. Phòng CSGT huy động 100% quân số trực tiếp kiểm tra, xử lý vi phạm tại địa bàn huyện Yên Dũng, Việt Yên và Lạng Giang.

Kết quả, lực lượng công an đã kiểm tra, xử lý 260 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, gồm 208 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (11 ô tô, 197 mô tô) và 52 trường hợp vi phạm khác. Qua phân tích cho thấy có nhiều trường hợp vi phạm ở mức kịch khung (ô tô phạt 35 triệu đồng, mô tô phạt 7 triệu đồng). Đáng lưu ý có 1 trường hợp điều khiển phương tiện có kết quả dương tính với ma túy. 

Bắc Giang xác minh, làm rõ người vi phạm là cán bộ, đảng viên, công chức

Cùng với lập biên bản vi phạm hành chính tại địa điểm vi phạm, lực lượng công an xác minh, làm rõ người vi phạm là cán bộ, đảng viên, công chức sẽ tiến hành thông báo về cơ quan, đơn vị, nơi cư trú để xử lý nghiêm theo quy định.

Trong thời gian tới, Công an tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục huy động tối đa lực lượng để tổng kiểm tra, xử lý vi phạm theo chuyên đề “Người điều khiển phương tiện trên đường vi phạm các quy định về nồng độ cồn” trên tất cả các tuyến, địa bàn.

XEM THÊM : 

Quy định mới về lực lượng an ninh cơ sở

Lực lượng an ninh cơ sở có độ tuổi từ đủ 18 đến đủ 70 tuổi, trường hợp đặc thù sẽ do Chủ tịch UBND xã xem xét.

Với 386/463 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, có hiệu lực từ 1-7-2024.

Luật này quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác, xây dựng lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (lực lượng an ninh cơ sở – PV) .

Trong đó, lực lượng an ninh cơ sở là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân để hỗ trợ Công an cấp xã giúp UBND cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Lực lượng an ninh cơ sở được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và đội trưởng, đội phó đội dân phòng hoặc được tuyển chọn theo quy định.

Kết quả biểu quyết thông qua Luật Lực lượng an ninh cơ sở.
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Lực lượng an ninh cơ sở.

Lực lượng an ninh cơ sở: Tuyển chọn công dân từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi

Thảo luận tại hội trường về dự án luật hôm 27-10, nhiều đại biểu đề nghị bổ sung quy định độ tuổi tối đa tham gia lực lượng này để bảo đảm điều kiện sức khỏe thực hiện nhiệm vụ. Bởi “U70 làm sao mà tuần tra, gác đêm”, thậm chí là tạo ra hình ảnh không phù hợp.

Tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, dự thảo luật trình Quốc hội thông qua để quy định rõ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng an ninh cơ sở là từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi, trường hợp trên 70 tuổi mà còn bảo đảm sức khỏe thì Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của công an cấp xã.

Theo UBTVQH, thực tế đa số người tham gia các lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách đang tiếp tục sử dụng hiện nay có độ tuổi từ đủ 18 đến đủ 70 tuổi.

Liên quan đến tiêu chuẩn tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, UBTVQH cho biết, có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định về tiêu chuẩn văn hóa để bảo đảm tính khả thi, nhất là tiêu chuẩn đã học xong chương trình giáo dục phổ thông hoặc bỏ tiêu chuẩn về trình độ văn hóa. Một số ý kiến đề nghị ưu tiên tuyển chọn đối tượng Công an xã bán chuyên trách đã kết thúc nhiệm vụ nếu họ có nguyện vọng.

Về điều này, UBTVQH đã chỉ đạo chỉnh lý quy định trình độ văn hoá là có bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên.

Đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì có thể tuyển chọn người đã học xong chương trình giáo dục tiểu học.

Dự kiến kinh phí dành cho lực lượng an ninh cơ sở hơn 3.500 tỉ/năm

Cũng theo UBTVQH, có ý kiến băn khoăn về việc khi thành lập lực lượng an ninh cơ sở thì có thể làm tăng biên chế và chi ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, UBTVQH cho biết, theo báo cáo của Chính phủ, trong toàn quốc hiện có hơn 298 ngàn người đang tham gia hoạt động trong lực lượng bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và các chức danh đội trưởng, đội phó đội dân phòng. Mức chi bảo đảm hoạt động cho các lực lượng này là khoảng 3.570 tỉ đồng/năm.

Trên cơ sở đó, để triển khai lực lượng bảo vệ an ninh ở cơ sở, nếu mỗi thôn, tổ dân phố đều thành lập Tổ bảo vệ ANTT thì dự kiến cần có ít nhất là 254.163 người tham gia, tổng kinh phí cần chi để bảo đảm hoạt động là 3.505 tỉ đồng/năm.

“Như vậy, theo báo cáo của Chính phủ, với việc hình thành Tổ bảo vệ ANTT và dự tính kinh phí nêu trên thì sẽ không tăng về số lượng người tham gia hoạt động và không tăng về tổng kinh phí bảo đảm so với thực tiễn hiện nay”, theo UBTVQH.

XEM THÊM:>>Vi phạm môi trường Bệnh viện Đa khoa Hải Dương bị xử phạt 439 triệu đồng

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI