Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo giao hàng

Trong thời gian gần đây, đường dây nóng của Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Phước đã nhận được nhiều thông tin phản ánh của người dân về tội phạm công nghệ cao lừa đảo với thủ đoạn giả nhân viên gọi điện giao hàng sau đó chiếm đoạt tài sản, đã có nạn nhân mất hàng chục triều đồng. Rất mong người dân cảnh giác...

Thủ đoạn mới của tội phạm công nghệ cao

Điển hình như chị V.T.T trú tại xã Tân Thành, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước trình báo việc gia đình chị đi làm không có ai ở nhà và chị nhận được cuộc gọi của người tự nhận là nhân viên giao hàng nói chị có 1 đơn hàng trị giá 120.000 đồng và nói đã để hàng trong sân nhà và yêu cầu chị chuyển khoản vào số tài khoản của cửa hàng nếu không vừa ý thì có thể yêu cầu hoàn đơn và hoàn tiền. Do gia đình chị cũng  hay  mua hàng online nên nghĩ đó là hàng do người trong gia đình mua nên chị đã chuyển khoản. Đến tối về mới biết đó không phải là đơn hàng gia đình chị mua và điện thoại cho người giao hàng. Lúc này người giao hàng có gửi cho chị 1 đường link dẫn đến trang web giả mạo của đơn vị giao hàng và yêu cầu nhập thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng và mã OTP để được hoàn tiền, chị T đã làm theo hướng dẫn và bị chuyển khoản mất  5 triệu trong tài khoản. Khi liên lạc số điện thoại của người giao hàng thì không liên lạc được, lúc này chị nới biết bị lừa và gọi điện báo cơ quan công an.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo giao hàng
Cán bộ chiến sĩ Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao trên không gian mạng.

Trung tá Nguyễn Minh Hiếu, Phó trưởng Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đây là thủ đoạn mới, tội phạm công nghệ cao sẽ tham gia theo dõi các buổi livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, TikTok…) để xác định những khách hàng có đặt mua sản phẩm. Các đối tượng lấy thông tin liên hệ và mặt hàng đặt mua của khách hàng từ các bình luận hoặc tin nhắn công khai trên livestream hoặc lợi dụng nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân gia tăng các đối tượng tiến hành thu thập thông tin người đặt hàng. Sau khi thu thập được thông tin cá nhân và đơn hàng, đối tượng sẽ gọi điện thoại cho khách hàng, xưng là nhân viên giao hàng (giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh…) của đơn vị bán hàng mà khách đã mua sản phẩm. Sau đó sẽ chọn thời điểm khách hàng không có mặt tại nhà (giờ hành chính) để gọi điện. Nếu khách hàng cho biết không có mặt tại nhà, đối tượng sẽ nói để hàng trong sân nhà hoặc gửi hàng xóm hoặc người quen… sau đó yêu cầu khách hàng chuyển tiền thanh toán đơn hàng. Bên cạnh đó đối tượng thường tạo áp lực, thúc ép người nhận bằng cách thông báo đơn hàng sẽ bị hủy nếu không chuyển khoản ngay hoặc đưa ra những lời hứa hẹn hấp dẫn để dụ dỗ nạn nhân. Nhận được tiền, đối tượng sẽ chiếm đoạt và cắt đứt liên lạc với khách hang nếu đó là món hàng trị giá cao. Còn nếu hàng giá trị thấp, nạn nhân điện thoại lại cho đối tượng thì đối tượng sẽ gửi tin nhắn chứa đường link dẫn đến trang web giả mạo của đơn vị giao hàng để yêu cầu nhập thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng và nhập mã OTP để thực hiện giao dịch rút tiền hoặc chuyển tiền rồi chiếm đoạt.

XEM THÊM>>Cảnh giác 1001 thủ đoạn lừa đảo qua mạng

Công an cảnh báo 

Để phòng ngừa thủ đoạn trên, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Bình Phước đề nghị người dân khi mua hàng trên các nền tảng mạng xã hội cần chú ý trước khi chuyển khoản thanh toán đơn hàng, khách hàng cần kiểm tra kỹ thông tin của người gọi điện và xác nhận lại với đơn vị bán hàng hoặc dịch vụ giao hàng chính thức. Chỉ chuyển tiền khi đã trực tiếp nhận, kiểm tra hàng. Tránh chuyển tiền vào tài khoản cá nhân hoặc những tài khoản không rõ ràng.
Đồng thời, người dân bảo mật thông tin cá nhân, hạn chế việc chia sẻ thông tin cá nhân, địa chỉ và số điện thoại công khai trên mạng xã hội hoặc trong các buổi livestream. Sử dụng các kênh tin nhắn riêng tư hoặc hệ thống bảo mật để trao đổi thông tin đặt hàng với các đơn vị bán hàng.
Đặc biệt, người dân cần cảnh giác với những yêu cầu chuyển khoản đột ngột và không rõ ràng, có tính chất “thúc ép” chuyển tiền ngay thì nên xác nhận lại với người bán hàng qua các kênh chính thức trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào. Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ mình bị lừa đảo, người dân cần nhanh chóng báo cáo cho Cơ quan công an gần nhất để kịp thời giải quyết.

Bổ sung quy định về tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân của mua bán người

Bộ Công an đang xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), theo dự kiến sẽ trình Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi hơn nữa cho các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng, chống mua bán người.

Theo đó, dự thảo Luật không chỉ bổ sung các quy định nhằm phòng, chống các loại tội phạm về mua bán người mà còn bổ sung quy định về tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân của mua bán người. Trong đó, quy định cụ thể các nội dung về tiếp nhận, xác minh nạn nhân tự đến trình báo; tiếp nhận, xác minh nạn nhân được giải cứu; giải cứu, tiếp nhận, xác minh nạn nhân đang ở nước ngoài; tiếp nhận, xác minh nạn nhân từ nước ngoài trở về; tiếp nhận, xác minh và trao trả người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam; căn cứ để xác định nạn nhân; giấy tờ, tài liệu chứng nhận nạn nhân; giải cứu, bảo vệ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; đối tượng bảo vệ; các biện pháp bảo vệ và thẩm quyền áp dụng; bảo vệ bí mật thông tin về nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, Chương này bổ sung 01 mục, 03 điều và sửa đổi, bổ sung 08 điều, cụ thể như sau:

– Bổ sung 01 điều (Điều 29) quy định về giải cứu, tiếp nhận, xác minh nạn nhân đang ở nước ngoài với nội dung cụ thể: (1) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài), khi tiếp nhận thông tin, tài liệu về người là nạn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan chức năng của Việt Nam ở trong nước trao đổi hoặc do chính họ, người biết việc đến trình báo, thực hiện các công việc sau: Trường hợp có thông tin cho biết người đó chưa được giải cứu thì thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại để phối hợp kiểm tra, xác minh và tổ chức giải cứu nếu xác định nguồn thông tin có căn cứ; trường hợp người đó đã được giải cứu hoặc người tự khai là nạn nhân đến trình báo tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin, thu thập tài liệu liên quan, phối hợp với cơ quan chức năng nước sở tại thực hiện hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ y tế, hỗ trợ phiên dịch và cấp một trong các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này; (2) Ngay sau khi nhận được đề nghị xác minh của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, các cơ quan chức năng ở trong nước có trách nhiệm tổ chức xác minh, trả lời cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và phối hợp tổ chức cấp giấy tờ cần thiết, làm thủ tục đưa những người này về nước; (3) Ngay sau khi nhận được đề nghị xác minh của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, các cơ quan chức năng ở trong nước có trách nhiệm tổ chức xác minh, trả lời cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và phối hợp tổ chức cấp giấy tờ cần thiết, làm thủ tục đưa những người này về nước; (4) Trường hợp thỏa thuận quốc tế có quy định về việc trao đổi thông tin trực tiếp, hợp tác về phòng, chống mua bán người giữa cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, tổ chức quốc tế với các cơ quan chức năng của Việt Nam ở trong nước thì thực hiện theo khuôn khổ thỏa thuận quốc tế đó. Đồng thời, giao Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Bổ sung quy định về tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân của mua bán người
Lực lượng Công an thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân ở các vùng sâu, vùng xa về thủ đoạn của tội phạm mua bán người.

– Bổ sung 01 điều (Điều 31) quy định về tiếp nhận, xác minh và trao trả người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam với nội dung cụ thể: (1) Khi nhận được thông tin, tài liệu về người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan, tổ chức trong nước trao đổi hoặc do người biết việc đến trình báo, cơ quan tiếp nhận thông tin có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an cấp tỉnh nơi nạn nhân bị giữ để xác minh, điều tra, giải cứu; trường hợp họ đã được giải cứu hoặc khai báo là bị mua bán tự trình báo thì cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển nơi giải cứu nạn nhân hoặc cơ quan Công an  nơi tiếp nhận người tự khai báo là nạn nhân thực hiện việc hỗ trợ theo quy định nếu thấy cần thiết và chuyển người đó đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi họ được giải cứu hoặc nơi gần nhất họ khai báo về việc bị mua bán; khi có đủ căn cứ xác định người được giải cứu, người tự trình báo là nạn nhân thì cơ quan giải cứu, cơ quan tiếp nhận trình báo cấp giấy xác nhận là nạn nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này theo thẩm quyền trước khi chuyển giao; (2) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội sau khi tiếp nhận người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam tiến hành hỗ trợ theo quy định và thông báo cho Cơ quan chuyên môn về Ngoại vụ cấp tỉnh, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh thực hiện các công việc để trao trả về nước mà họ là công dân hoặc thường trú; (3) Cơ quan chức năng của Bộ Ngoại giao khi nhận được công hàm của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam mà nạn nhân là công dân hoặc thường trú trả lời đồng ý nhận trở về, kèm theo giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh đã được cấp cho nạn nhân, có trách nhiệm thống nhất với phía nước ngoài về các vấn đề để đưa nạn nhân về nước, sau đó thông báo bằng văn bản và chuyển giấy tờ xuất, nhập cảnh của nạn nhân cho Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an; (4) Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện cấp thị thực, chứng nhận tạm trú cho nạn nhân, thông báo kế hoạch đưa nạn nhân về nước cho Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đang lưu giữ nạn nhân; Công an cửa khẩu sân bay quốc tế hoặc Bộ đội Biên phòng cửa khẩu nơi nạn nhân sẽ xuất cảnh; các tổ chức quốc tế nếu có liên quan để phối hợp đưa nạn nhân về nước; (5) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi lưu giữ nạn nhân chỉ đạo Cơ sở trợ giúp xã hội hoặc Cơ sở hỗ trợ nạn nhân đưa nạn nhân tới cửa khẩu và phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc đưa nạn nhân về nước. Đồng thời, giao Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

– Bổ sung 01 điều (Điều 34) về đối tượng được bảo vệ gồm: (1) Nạn nhân; (2) Người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; (3) Người thân thích của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; (4) Cá nhân tham gia phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân.

– Sửa đổi, bổ sung quy định về tiếp nhận, xác minh người đến trình báo là nạn nhân; tiếp nhận, xác minh nạn nhân được giải cứu; tiếp nhận, xác minh nạn nhân từ nước ngoài trở về; căn cứ để xác định nạn nhân; giấy tờ, tài liệu xác nhận nạn nhân và thẩm quyền cấp giấy tờ, tài liệu xác nhận nạn nhân; giải cứu, bảo vệ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định nạn nhân; biện pháp bảo vệ và thẩm quyền áp dụng; bảo vệ bí mật thông tin về nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Bổ sung quy định về tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân của mua bán người
Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tuyên truyền phòng, chống mua bán người tại cộng đồng.

XEM THÊM>>Mức xử phạt tội mua bán người mới nhất

Trong đó, tại Điều 32 dự thảo Luật quy định về căn cứ xác định nạn nhân, đã sửa đổi, bổ sung căn cứ để xác định nạn nhân bảo đảm phù hợp với Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); phù hợp với Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (bổ sung cho Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên hợp quốc), Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên; bổ sung quy định về các nguồn tài liệu, chứng cứ để xác định nạn nhân và một số căn cứ khác để xác định nạn nhân đã được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2012 của Chính phủ quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định về giấy tờ, tài liệu xác nhận nạn nhân và thẩm quyền cấp giấy tờ, tài liệu xác nhận nạn nhân (Điều 33) cụ thể như sau: (1) Giấy tờ, tài liệu xác nhận nạn nhân là một trong các giấy tờ, tài liệu sau:  Giấy xác nhận là nạn nhân hoặc giấy xác nhận không phải là nạn nhân; Giấy tờ, tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp đã được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh người đó là nạn nhân; (2) Thẩm quyền cấp giấy tờ, tài liệu xác nhận nạn nhân: Công an cấp huyện theo quy định tại khoản 4 Điều 27 và khoản 1 Điều 28 của Luật này; cơ quan giải cứu, tiếp nhận theo quy định tại Điều 28, Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này; Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân; Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định về bảo vệ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân (Điều 35) theo hướng dẫn chiếu pháp luật có liên quan (tố tụng hình sự, tố cáo) và quy định về một số biện pháp bảo vệ (bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, người thân thích của họ; các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản theo quy định của pháp luật) đối với nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân không thuộc trường hợp họ là người tố cáo theo pháp luật về tố cáo, người tham gia tố tụng hình sự theo pháp luật về tố tụng hình sự.

Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc về tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân trong thời gian qua; đồng thời, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013, thống nhất với quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, tố cáo.

Chia tiền karaoke không đều nam thanh niên rủ người mang súng đi giải quyết

Tối đêm ngày 22/1, Công an huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định cho biết, đã làm việc với các đối tượng liên quan, sau khi ngăn chặn được vụ việc mang súng, kiếm đi giải quyết mâu thuẫn trên địa bàn.

Trước đó, trong lúc tuần tra vào khuya 21/1, khi đến khu phố Định Bình, thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh), Công an huyện Vĩnh Thạnh phát hiện ô tô 7 chỗ có dấu hiệu nghi vấn.

Chia tiền hát karaoke không đều, nam thanh niên rủ người mang súng đi giải quyết
Chia tiền hát karaoke không đều, nam thanh niên rủ người mang súng đi giải quyết

Qua kiểm tra hành chính, tổ công tác phát hiện trên ô tô có 7 đối tượng gồm: Trần Quốc Dũng (SN 1995, ở xã Vĩnh Hảo, huyện Vình Thạnh), Huỳnh Anh Kiệt (SN 2001, ở thị trấn Vĩnh Thạnh) và 5 đối tượng khác; cùng 1 khẩu súng, 6 viên đạn và 1 thanh kiếm.

Tai cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận, Trần Quốc Dũng rủ 6 đối tượng trên thuê ô tô từ TP Quy Nhơn lên nhà anh N.V.T (SN 1999, ở xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh) để giải quyết mâu thuẫn.

Nguyên nhân xuất phát từ việc cách đây 1 tháng, Dũng và anh T. đi hát karaoke ở TP Quy Nhơn. Tuy nhiên, khi tính tiền thì mâu thuẫn do chia tiền để trả cho quán không sòng phẳng nên đã xảy ra đánh nhau.

Do đó, Dũng rủ các đối tượng trên mang hung khí đi tìm anh T. Riêng khẩu súng là của Huỳnh Anh Kiệt.

Tài xế ô tô liên tiếp bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn kịch khung

Quá trình kiểm tra nồng độ cồn tài xế ô tô sau vụ va chạm giao thông, lực lượng chức năng xác định và xử phạt người này vi phạm nồng độ cồn ở mức kịch khung.

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản vừa ký quyết định xử phạt ông H.V.H (ở xã Lê Lợi, TP Chí Linh) 57 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Vi phạm nồng độ cồn, tài xế ô tô gây tai nạn do đi sai đường (ảnh minh hoạ).
Vi phạm nồng độ cồn, tài xế ô tô gây tai nạn do đi sai đường (ảnh minh hoạ).

Theo đó, vào khoảng 9h15 ngày 20/12/2023, tại Km 94+920 quốc lộ 37, thuộc địa phận thôn Thanh Tảo, xã Lê Lợi, xảy ra vụ tai nạn giữa xe ô tô và phương tiện khác trên đường.

Nhận được tin báo, lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt, điều tiết giao thông và giải quyết vụ việc. Nguyên nhân vụ tai nạn xảy ra do xe ô tô đi không đúng phần đường theo quy định.

Kiểm tra nồng độ cồn với tài xế ô tô là ông H.V.H, lực lượng chức năng phát hiện người này vi phạm nồng độ cồn ở mức 80 mg/100 ml máu và không có giấy phép lái xe.

Với vi phạm trên, tài xế bị xử phạt 57 triệu đồng, trong đó vi phạm nồng độ cồn là 35 triệu đồng. Được biết, ông H từng bị xử lý do vi phạm nồng độ cồn.

XEM THÊM>>Hệ thống camera giúp công an phá án ở Hải Dương

Nhân rộng mô hình chủ nhà hàng, quán ăn đảm bảo ATGT ở Long An

Ban An toàn giao thông tỉnh Long An chủ động trong tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật đến tận xóm, ấp, khu đông dân cư, nhà trọ công nhân.

Ông Đặng Hoàng Tuấn, Giám đốc Sở GTVT, Phó trưởng Ban ATGT tỉnh Long An cho biết, năm 2023, các thành viên Ban ATGT tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố đã phối hợp chặt chẽ và xử lý kịp thời các ý kiến phản ánh của người dân về vi phạm trật tự ATGT qua đường dây nóng.

Đồng thời, chủ động trong tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về ATGT đến tận xóm, ấp, khu đông dân cư, nhà trọ công nhân… bằng nhiều hình như: Câu chuyện truyền thanh, loa phát thanh lưu động, trực tiếp tại các buổi họp chi bộ, dân phố, nơi tiếp dân, qua tuần tra xử lý vi phạm hành chính…

Năm 2023, Long An TNGT giảm 2 tiêu chí số vụ, số người chết.
Năm 2023, Long An TNGT giảm 2 tiêu chí số vụ, số người chết.

Ngoài ra, nhiều mô hình được xây dựng đạt hiệu quả như: Cổng trường an toàn giao thông, ánh sáng an toàn giao thông, mô hình học sinh, giáo viên, phụ huynh ký cam kết chấp hành quy định pháp luật về trật tự ATGT, mô hình chủ nhà hàng, quán ăn đảm bảo trật tự ATGT đã được nhân rộng ra nhiều địa phương.

Theo Đại tá Trần Văn Hà, Phó giám đốc Công an tỉnh Long An, ngoài lực lượng CSGT, các địa phương tăng cường các lực lượng khác như cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động, công an xã, phường, thị trấn tham gia tuần tra và giải tỏa lòng đường, vỉa hè, chống ùn tắc giao thông.

Theo đó, đã có 13.685 ca tuần tra, kiểm soát với 53.092 lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia, phát hiện xử lý 30.869 trường hợp vi phạm trật tự ATGT. Trong đó, đã xử lý 4.374 trường hợp vi phạm tốc độ, 12.419 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, quá tải trọng 389 trường hợp.

XEM THÊM>>Cận Tết, CSGT tăng cường kiểm tra nồng độ cồn gần nhà hàng, quán nhậu 

Nhân rộng mô hình chủ nhà hàng, quán ăn đảm bảo ATGT ở Long An
Nhân rộng mô hình chủ nhà hàng, quán ăn đảm bảo ATGT ở Long An

Nhờ đó, năm 2023 so với năm 2022, TNGT trên địa bàn tỉnh giảm 2 tiêu chí: 354 vụ (giảm 84 vụ), chết 245 người (giảm 107 người), bị thương 168 người (tăng 22 người).

Cũng theo ông Tuấn, năm 2024, Long An quyết tâm kéo giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương do TNGT.

Để làm được điều này, Ban ATGT tỉnh sẽ nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT, trật tự đô thị, kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn.

Đồng thời, tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và những môi trường thông tin phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của các nhóm dân cư, đặc biệt là thanh, thiếu niên.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng các dự án giao thông trọng điểm và gắn với tiến độ đầu tư phát triển khu đô thị, trung tâm thương mại và dân cư lớn; Kết nối liên thông giữa vận tải đô thị với vận tải công cộng đường dài; Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành giao thông vận tải và tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự ATGT.

XEM THÊM>>Long An: 9 tháng 11.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

 

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI