Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Shopee bị chủ shop căng băng rôn đòi tiền

Một số người bán tập trung trước văn phòng của Shopee tại TP.HCM để đòi quyền lợi. Đây là nhóm bị cấn trừ tài sản trong đợt quét gian lận từ nền tảng gần đây. Tuy nhiên họ nói không muốn sự việc đi quá xa phải gặp nhau ở toà án…

Nhóm người bán có mặt tài trụ sở Shopee, sáng 2/1. Ảnh: Ngọc Hải.
Nhóm người bán có mặt tài trụ sở Shopee, sáng 2/1. Ảnh: Ngọc Hải.

Chủ shop Shopee bị cấn trừ số tiền lớn, dao động từ vài chục triệu đến cả tỷ đồng

Sáng 2/1, một nhóm khoảng 10 người tập trung trước văn phòng của Shopee Việt Nam, tại tòa nhà Saigon Centre, số 65, đường Lê Lợi, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM. Đại diện nhóm này cho biết họ là những người bán hàng trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) nói trên, bị trừ tiền trong tài khoản gần đây.

Chúng tôi đã hẹn nhau trước, có mặt ở đây vào khoảng 11h. Sau khi liên hệ với tiếp tân tòa nhà, 30 phút sau mới có một nhân viên Shopee xuống làm việc”, ông Mã Ngọc Hải, ngụ tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, trả lời.

Tài khoản người bán bị trừ hàng trăm triệu đồng sau đợt quét vi phạm. Ảnh: Xuân Sang.
Tài khoản người bán bị trừ hàng trăm triệu đồng sau đợt quét vi phạm. Ảnh: Xuân Sang.

Sau đó, nhân viên của Shopee cung cấp mẫu đơn yêu cầu có sẵn, để người bán cung cấp thông tin, được phía sàn TMĐT hỗ trợ. Tuy nhiên, những chủ shop tham gia cho rằng một số điều khoản trong tờ khai có lợi cho Shopee, nên quyết định không ký.

Nhóm này căng băng rôn, chụp ảnh trước Saigon Centre và ra về. Ông Hải cho biết có một số thành viên tìm đến văn phòng của Shopee tại Hà Nội, với số lượng người ít hơn. Nhóm này cũng không được vào trụ sở của công ty.

Mục tiêu của những người này khi tìm đến văn phòng Shopee là để yêu cầu nền tảng giải thích lý do tài khoản bị khóa, cấn trừ số tiền lớn. Như trường hợp của ông Hải, chủ shop tạp hóa này bị trừ hơn 70 triệu đồng trong ví người bán và âm thêm khoảng 280 triệu đồng hiển thị tại app.

Trước đó, từ 27/12/2023, tài khoản của nhiều chủ shop kinh doanh online trên nền tảng Shopee bị cấn trừ số tiền lớn, dao động từ vài chục triệu đến cả tỷ đồng. Theo thông báo của sàn, những đối tác này đã vi phạm chính sách, cố tình lạm dụng mã giảm giá trong các đợt khuyến mãi, trục lợi bất chính.

Hai hình thức chính được Shopee công bố là cố tình tạo đơn ảo để chiếm đoạt mã giảm giá trên các phiên livestream và sửa ngành hàng sản phẩm để lấy voucher sai quy định.

XEM THÊM>>Mức xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Phối hợp cơ quan chức năng điều tra về trường hợp lạm dụng mã giảm giá

Phía sàn TMĐT cho biết họ đã kiểm tra tính hợp lệ của các đơn hàng, xử lý hành vi trục lợi. Trong một số trường hợp người bán “kêu oan”, phía Shopee xác minh và khẳng định chủ shop có vi phạm. Ngoài chế tài xử lý trên app, doanh nghiệp sẽ làm việc với cơ quan chức năng để điều tra về trường hợp lạm dụng mã giảm giá.

Sàn TMĐT vẫn mở cổng hỗ trợ qua email, hotline để người bán báo cáo vấn đề. Tuy nhiên, thời gian giải quyết kéo dài 7-20 ngày làm việc.

Trong khi đó, phía người bán bị trừ tiền vẫn khẳng định họ không làm sai và yêu cầu Shopee hoàn trả số tiền, mở lại tài khoản. “Chúng tôi không muốn kéo nhau ra tòa làm gì, nhưng Shopee phải có giải thích cụ thể về những đơn hàng sai phạm, số tiền bị trừ”, ông Hải nói .

XEM THÊM>>Cảnh giác cướp giật tài sản ngày cuối năm

 

Xử phạt vụ xe tải văng bánh khiến 2 bé trai tử vong như thế nào?

Liên quan đến vụ xe tải đang lưu thông trên quốc lộ tại Hà Tĩnh bỗng nhiên rơi bánh ra văng trúng làm tử vong 2 bé trai đứng bên vệ đường gây bàng hoàng dư luận, cơ quan công an vẫn đang tiến hành điều tra để xử lý , xử phạt theo quy định. Mời quí vị cùng xuphat.com theo dõi tình huống pháp lý hi hữu và đau lòng này…

Tài xế xe tải gây lỗi sẽ bị xử phạt như thế nào?

Thượng tá Phan Ngọc Tố, Trưởng Công an huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết, tài xế vụ xe tải văng bánh khi đang chạy làm hai bé trai tử vong đã đến cơ quan công an trình diện. Vụ việc đang được cơ quan công an điều tra để xử lý theo đúng quy định.

Ở góc độ pháp lý, luật sư Phan Văn Chiều, Giám đốc Công ty luật TNHH Hà Châu (Hà Tĩnh) nhận định, vụ việc xử lý như thế nào còn tùy thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan chức năng.

Vị trí hai cháu nhỏ đứng chơi ngay cổng nhà và bị bánh xe tải văng trúng, tử vong.
Vị trí hai cháu nhỏ đứng chơi ngay cổng nhà và bị bánh xe tải văng trúng, tử vong.

Theo luật sư Chiều, cơ quan chức năng sẽ điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến chiếc xe rơi bánh ra ngoài. Nguyên nhân xuất phát từ lỗi chủ quan của người lái xe hay do chiếc xe không đảm bảo điều kiện lưu thông trên đường dẫn đến rơi bánh, hay vì một nguyên nhân nào khác.

Cơ quan điều tra sẽ xem xét các nguyên nhân chủ quan, khách quan để xác định vụ việc có dấu hiệu hình sự hay không. Nếu có, chủ thể gây ra lỗi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, trong vụ việc này, hai cháu bé bị bánh xe tông trúng dẫn đến tử vong được xác định là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định tại Điều 601 Bộ luật dân sự 2015. Khi cơ quan điều tra xác định ai là người gây ra lỗi (chủ xe hoặc lái xe) thì người này sẽ phải bồi thường thiệt hại.

Thiệt hại khác do luật quy định theo quy định tại Điều 590 BLDS 2015 gồm: Chi phí hợp lý cho việc mai táng; cạnh đó, người điều khiển phương tiện còn phải bồi thường thiệt hại một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người thân của hai cháu bé phải gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

XEM THÊM>>Tội vô ý làm chết người lãnh án bao nhiêu năm tù?

Bố mẹ “chết đứng” trước sự ra đi của con nhỏ

Anh Lê Văn Cường (SN 1985), thôn Nam Thành, xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) buồn rầu cho biết, vợ chồng anh sinh được ba người con. Cháu gặp tai nạn tử vong do bị bánh ô tô tông trúng là con trai thứ hai của anh chị.

“Vợ tôi từ ngày con trai mất, do quá buồn rầu, đau xót nên nằm một chỗ. Tôi gắng gượng lo hậu sự cho con trai”, anh Cường nói.

Chiếc xe tải gây tai nạn tại hiện trường vụ việc.
Chiếc xe tải gây tai nạn tại hiện trường vụ việc.

Kể lại vụ việc đau buồn, anh Cường nhớ lại: Vào khoảng 16h ngày 31/12/2023, ba cháu đang đứng trước cổng nhà của tôi chơi, gồm con trai tôi là cháu Lê Văn N (12 tuổi), cháu Lê Văn S (7 tuổi) và một cháu hàng xóm nữa.

Thời điểm đó, vợ chồng cùng hai con trai đang ở trong nhà, khi nghe cậu con trai thứ ba, chạy vào nhà hét toáng lên anh N nằm dưới gầm xe, vợ chồng tôi vội vàng ra kiểm tra.

“Lúc nhìn thấy con nằm bất động trước cổng nhà cùng với cháu S, tôi không còn nghĩ được gì, hò hét người nhà đưa các cháu đến viện cấp cứu. Tuy nhiên, cháu S đã tử vong tại hiện trường; cháu N được gia đình đưa đi cấp cứu nhưng cũng không qua khỏi…”, anh Cường đau buồn kể lại.

Theo người nhà, vợ chồng anh C có ba người con, cháu S là con trai út trong gia đình. Do hoàn cảnh gia đình nên anh chị phải đi xuất khẩu lao động để lại ba người con cho ông bà chăm sóc.

“Khi nghe tin con trai gặp nạn, C tức tốc đặt vé máy bay từ Đài Loan về. Do sốc trước việc con trai duy nhất mất, hiện anh C chưa thể trò chuyện được”, người hàng xóm thông tin.

Trước đó, như đã thông tin, hồi 16h ngày 31/12/2023, tại Quốc lộ 1A, đoạn qua thôn Nam Thành, xã Cẩm Trung (Cẩm Xuyên) xảy ra vụ tai nạn giao thông hy hữu khiến hai bé trai tử vong.

Vào thời điểm đó, hai cháu Lê Văn N (12 tuổi) và Lê Văn S (7 tuổi), trú tại thôn Nam Thành, đang chơi bên đường. Cùng thời điểm, xe tải do tài xế Lê Trung T (32 tuổi, trú xã Hải Tây, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) điều khiển chạy trên đường bỗng nhiên rơi bánh ra ngoài.

Theo quán tính, bánh xe lăn ra bên đường văng trúng hai cháu nhỏ. Hậu quả, cháu S tử vong, cháu N được người thân đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng cũng không qua khỏi.

XEM THÊM>>Ô tô thông chốt nồng độ cồn tông người đi đường trọng thương

Cá nhân mua pháo hoa không nổ về bán lại có bị xử phạt?

Những ngày này, khi dịp Tết Nguyên đán 2024 đang đến gần, nhiều người bắt đầu tìm mua các loại pháo hoa không nổ để sử dụng. Nắm bắt nhu cầu này, nhiều cá nhân đã mua các loại pháo hoa không nổ do Bộ Quốc phòng sản xuất rồi bán lại để kiếm lời. Hành vi này có bị xử phạt?

 

Nhiều cá nhân đăng bài quảng cáo, mua bán pháo hoa không nổ trên mạng xã hội.
Nhiều cá nhân đăng bài quảng cáo, mua bán pháo hoa không nổ trên mạng xã hội.

Pháo hoa không nổ được xếp vào nhóm “pháo nổ” người dân không được phép sử dụng

Dạo quanh các hội nhóm mua bán pháo hoa trên Facebook, không khó để bắt gặp các bài đăng bán pháo hoa không nổ với giá từ vài trăm ngàn đồng. Tuy nhiên, cần hiểu rằng dù các loại pháo hoa này được phép sử dụng nhưng không phải ai cũng có thể kinh doanh.

Hiện nay việc quản lý và sử dụng pháo hoa được quy định tại Nghị định 137/2020.

Pháo hoa được hiểu là sản phẩm khi có tác động sẽ tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian; không gây ra tiếng nổ. Đây là loại pháo mà người dân được phép sử dụng, thường được gọi là pháo hoa không nổ.

Các loại pháo hoa nổ được xếp vào nhóm “pháo nổ” và người dân không được phép sử dụng.

Theo Điều 17 Nghị định 137/2020, cơ quan, tổ chức, cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp như: Lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Theo quy định hiện hành, chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.

Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy. Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn.

Ngoài ra, chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

TIN LIÊN QUAN>>Công an cảnh báo hiểm họa khôn lường từ pháo tự chế

Chỉ các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được sản xuất, kinh doanh pháo hoa 

Do đó, đối với mặt hàng là pháo hoa thì chỉ các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được sản xuất, kinh doanh.

Theo các luật sư: cá nhân, tổ chức khác không được kinh doanh bao gồm cả việc mua pháo hoa về để rao bán lại. Trường hợp cá nhân, tổ chức mua pháo hoa về để bán lại, tùy tính chất hành vi, quy mô hoạt động và hậu quả xảy ra thì có thể bị xử phạt về những hành vi sau:

Một là, hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thì bị phạt tiền 10- 20 triệu đồng, theo điểm a khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021.

Hai là phạt tiền 1-3 triệu đồng đối với hành vi bảo quản, bố trí, sắp xếp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định hoặc vượt quá số lượng, khối lượng hoặc sắp xếp không bảo đảm khoảng cách, không theo từng nhóm chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật theo khoản 2 Điều 32 Nghị định 144/2021.

Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Trường hợp hành vi buôn bán hàng hàng cấm có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

XEM THÊM>>Công an cảnh báo hiểm họa khôn lường từ pháo tự chế

Những trường hợp phải cấp đổi lại thẻ căn cước năm 2024

Theo Luật Căn cước mới được thông qua, từ ngày 1/7/2024, có 5 thay đổi cụ thể trên thẻ căn cước cũng như 10 trường hợp phải cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Đó là những trường hợp nào? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu…

5 thay đổi cụ thể trên thẻ căn cước

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV chính thức thông qua Luật Căn cước thay thế Luật Căn cước công dân 2014.

Theo luật mới được thông qua, có 5 thay đổi cụ thể so với luật cũ, chính thức có hiệu lực từ 1/7/2024.

Năm thông tin quan trọng sẽ thay đổi trên thẻ Căn cước từ năm 2024.
Năm thông tin quan trọng sẽ thay đổi trên thẻ Căn cước từ năm 2024.

Đầu tiên là tên thẻ được đổi từ căn cước công dân đổi thành căn cước. Việc thay đổi này nhằm thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số.

Hai là, thông tin quê quán được đổi thành nơi đăng ký khai sinh. Trước đó, Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định, thông tin công dân có mục ghi quê quán lấy theo quê quán của cha hoặc mẹ.

Theo luật mới thông qua, thông tin về quê quán trên thẻ căn cước sẽ bị lược bỏ và tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Việc bỏ thông tin về quê quán thay bằng thông tin về nơi đăng ký khai sinh được khẳng định là mang tính chính xác với bất kỳ người nào và có tính ổn định cao.

Thứ ba là thay đổi từ nơi thường trú thành nơi cư trú. Theo đó, đối với mẫu thẻ căn cước công dân cũ, công dân bắt buộc phải có thông tin về nơi đăng ký thường trú mới được cấp thẻ căn cước công dân.

Luật mới thông qua quy định, công dân chỉ đăng ký tạm trú vẫn được cấp thẻ căn cước. Từ đó, tất cả người dân đủ điều kiện cấp thẻ căn cước được bảo đảm quyền lợi khi có giấy tờ tùy thân để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự theo nhu cầu.

Bốn là thẻ căn cước lược bỏ dấu vân tay ngón trỏ so với thẻ căn cước công dân. Theo đơn vị soạn thảo luật, việc không thể hiện vân tay trên bề mặt thẻ căn cước nhằm đảm bảo tính bảo mật, tuy nhiên dữ liệu vân tay ngón trỏ được quản lý trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ.

Điểm thay đổi đáng chú ý là chủ thẻ căn cước có thể là người dưới 14 tuổi. So với luật cũ (người được cấp căn cước công dân phải đủ từ 14 tuổi trở lên) thì luật mới quy định công dân Việt Nam dưới 14 tuổi cũng được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.

Việc cấp thẻ cho người dưới 14 tuổi phù hợp với các quy định hiện hành. Đồng thời giảm thủ tục hành chính, giảm giấy tờ.

Một điểm đáng chú ý của Luật Căn cước là việc bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước. Quy định này để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân, hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người.

ĐÁNG XEM>>Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì, có bắt buộc không?

10 trường hợp phải cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước 

Theo quy định của Luật Căn cước, công dân được cấp đổi thẻ căn cước trong 7 trường hợp sau:

Đến độ tuổi phải cấp đổi thẻ căn cước theo khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước: Khi công dân đủ 14 tuổi, đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Thay đổi thông tin họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh; Khi thay đổi nhân dạng, xác định lại giới tính/chuyển đổi giới tính.

Có sai sót trên thẻ căn cước về các thông tin trên thẻ này; Khi thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính; Xác lập lại số định danh cá nhân.

Khi có yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước.

Lưu ý, căn cước công dân, thẻ căn cước đã sử dụng sẽ bị thu hồi trong 7 trường hợp trên.

Bên cạnh đó, khi công dân chưa đến tuổi phải đổi thẻ căn cước thì sẽ được cấp lại thẻ căn cước trong trường hợp: Bị mất thẻ; Bị hư hỏng thẻ đến mức độ không thể sử dụng được nữa; Công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Những trường hợp này có thể làm online trên cổng dịch vụ công hoặc đến trực tiếp nơi cấp thẻ để thực hiện. Thông tin được sử dụng là thông tin trên thẻ căn cước đã được cấp gần nhất.

XEM THÊM>>Căn cước công dân đổi thành căn cước từ 1/7/2024

Cảnh sát cơ động được quyền phạt vi phạm giao thông không?

Cảnh sát cơ động được phạt những lỗi giao thông nào là thắc mắc của rất nhiều người…

Cảnh sát cơ động là ai?

Cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Công an nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

(Điều 3 Luật Cảnh sát cơ động 2022)

Cảnh sát cơ động được quyền phạt vi phạm giao thông không?
Cảnh sát cơ động được quyền phạt vi phạm giao thông không?

Cảnh sát cơ động được phạt những lỗi giao thông nào?

Cảnh sát cơ động được phạt những lỗi giao thông sau:

Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

– Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 6 Điều này và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;

– Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng;

Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường;

Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy;

Đỗ xe trên dốc không chèn bánh;

Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;

– Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m;

Dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt;

Dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe;

Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe;

Dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

Dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm d khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

– Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa;

– Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm d khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

Quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm quay đầu đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển;

Điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển;

– Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;

– Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

– Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

– Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông;

– Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

– Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định

– Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

– Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

– Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Đối với xe máy, xe gắn máy

– Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);

– Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

– Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;

– Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

– Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;

– Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

– Dừng xe, đỗ xe trên cầu;

– Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

– Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

– Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

– Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;

– Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

– Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

– Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;

– Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

– Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

– Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

– Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

– Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

– Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

– Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;

– Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

 Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

– Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;

– Đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật;

– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn đường đã có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Dừng xe, đỗ xe tại các vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị trái quy định; dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, các chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;

– Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

– Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều này và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe.

– Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4; điểm a khoản 8 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

– Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

– Chạy xe trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng;

– Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

– Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

– Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm quay đầu đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển.

– Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ;

– Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi phương tiện bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

– Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;

– Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

– Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h, máy kéo đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Đối với xe đạp, xe thô sơ

– Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;

– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

– Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

– Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;

– Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù);

– Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;

– Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông;

– Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

– Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu;

– Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;

– Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

– Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

– Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên;

– Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

– Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;

– Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;

– Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

– Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

– Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

– Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

XEM THÊM>>Từ ngày 15/9/2023, Cảnh sát giao thông được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ nào khi tuần tra, kiểm soát?

 

 

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI