Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Cá nhân mua pháo hoa không nổ về bán lại có bị xử phạt?

Những ngày này, khi dịp Tết Nguyên đán 2024 đang đến gần, nhiều người bắt đầu tìm mua các loại pháo hoa không nổ để sử dụng. Nắm bắt nhu cầu này, nhiều cá nhân đã mua các loại pháo hoa không nổ do Bộ Quốc phòng sản xuất rồi bán lại để kiếm lời. Hành vi này có bị xử phạt?

 

Nhiều cá nhân đăng bài quảng cáo, mua bán pháo hoa không nổ trên mạng xã hội.
Nhiều cá nhân đăng bài quảng cáo, mua bán pháo hoa không nổ trên mạng xã hội.

Pháo hoa không nổ được xếp vào nhóm “pháo nổ” người dân không được phép sử dụng

Dạo quanh các hội nhóm mua bán pháo hoa trên Facebook, không khó để bắt gặp các bài đăng bán pháo hoa không nổ với giá từ vài trăm ngàn đồng. Tuy nhiên, cần hiểu rằng dù các loại pháo hoa này được phép sử dụng nhưng không phải ai cũng có thể kinh doanh.

Hiện nay việc quản lý và sử dụng pháo hoa được quy định tại Nghị định 137/2020.

Pháo hoa được hiểu là sản phẩm khi có tác động sẽ tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian; không gây ra tiếng nổ. Đây là loại pháo mà người dân được phép sử dụng, thường được gọi là pháo hoa không nổ.

Các loại pháo hoa nổ được xếp vào nhóm “pháo nổ” và người dân không được phép sử dụng.

Theo Điều 17 Nghị định 137/2020, cơ quan, tổ chức, cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp như: Lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Theo quy định hiện hành, chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.

Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy. Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn.

Ngoài ra, chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

TIN LIÊN QUAN>>Công an cảnh báo hiểm họa khôn lường từ pháo tự chế

Chỉ các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được sản xuất, kinh doanh pháo hoa 

Do đó, đối với mặt hàng là pháo hoa thì chỉ các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được sản xuất, kinh doanh.

Theo các luật sư: cá nhân, tổ chức khác không được kinh doanh bao gồm cả việc mua pháo hoa về để rao bán lại. Trường hợp cá nhân, tổ chức mua pháo hoa về để bán lại, tùy tính chất hành vi, quy mô hoạt động và hậu quả xảy ra thì có thể bị xử phạt về những hành vi sau:

Một là, hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thì bị phạt tiền 10- 20 triệu đồng, theo điểm a khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021.

Hai là phạt tiền 1-3 triệu đồng đối với hành vi bảo quản, bố trí, sắp xếp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định hoặc vượt quá số lượng, khối lượng hoặc sắp xếp không bảo đảm khoảng cách, không theo từng nhóm chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật theo khoản 2 Điều 32 Nghị định 144/2021.

Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Trường hợp hành vi buôn bán hàng hàng cấm có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

XEM THÊM>>Công an cảnh báo hiểm họa khôn lường từ pháo tự chế

Những trường hợp phải cấp đổi lại thẻ căn cước năm 2024

Theo Luật Căn cước mới được thông qua, từ ngày 1/7/2024, có 5 thay đổi cụ thể trên thẻ căn cước cũng như 10 trường hợp phải cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Đó là những trường hợp nào? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu…

5 thay đổi cụ thể trên thẻ căn cước

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV chính thức thông qua Luật Căn cước thay thế Luật Căn cước công dân 2014.

Theo luật mới được thông qua, có 5 thay đổi cụ thể so với luật cũ, chính thức có hiệu lực từ 1/7/2024.

Năm thông tin quan trọng sẽ thay đổi trên thẻ Căn cước từ năm 2024.
Năm thông tin quan trọng sẽ thay đổi trên thẻ Căn cước từ năm 2024.

Đầu tiên là tên thẻ được đổi từ căn cước công dân đổi thành căn cước. Việc thay đổi này nhằm thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số.

Hai là, thông tin quê quán được đổi thành nơi đăng ký khai sinh. Trước đó, Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định, thông tin công dân có mục ghi quê quán lấy theo quê quán của cha hoặc mẹ.

Theo luật mới thông qua, thông tin về quê quán trên thẻ căn cước sẽ bị lược bỏ và tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Việc bỏ thông tin về quê quán thay bằng thông tin về nơi đăng ký khai sinh được khẳng định là mang tính chính xác với bất kỳ người nào và có tính ổn định cao.

Thứ ba là thay đổi từ nơi thường trú thành nơi cư trú. Theo đó, đối với mẫu thẻ căn cước công dân cũ, công dân bắt buộc phải có thông tin về nơi đăng ký thường trú mới được cấp thẻ căn cước công dân.

Luật mới thông qua quy định, công dân chỉ đăng ký tạm trú vẫn được cấp thẻ căn cước. Từ đó, tất cả người dân đủ điều kiện cấp thẻ căn cước được bảo đảm quyền lợi khi có giấy tờ tùy thân để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự theo nhu cầu.

Bốn là thẻ căn cước lược bỏ dấu vân tay ngón trỏ so với thẻ căn cước công dân. Theo đơn vị soạn thảo luật, việc không thể hiện vân tay trên bề mặt thẻ căn cước nhằm đảm bảo tính bảo mật, tuy nhiên dữ liệu vân tay ngón trỏ được quản lý trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ.

Điểm thay đổi đáng chú ý là chủ thẻ căn cước có thể là người dưới 14 tuổi. So với luật cũ (người được cấp căn cước công dân phải đủ từ 14 tuổi trở lên) thì luật mới quy định công dân Việt Nam dưới 14 tuổi cũng được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.

Việc cấp thẻ cho người dưới 14 tuổi phù hợp với các quy định hiện hành. Đồng thời giảm thủ tục hành chính, giảm giấy tờ.

Một điểm đáng chú ý của Luật Căn cước là việc bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước. Quy định này để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân, hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người.

ĐÁNG XEM>>Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì, có bắt buộc không?

10 trường hợp phải cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước 

Theo quy định của Luật Căn cước, công dân được cấp đổi thẻ căn cước trong 7 trường hợp sau:

Đến độ tuổi phải cấp đổi thẻ căn cước theo khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước: Khi công dân đủ 14 tuổi, đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Thay đổi thông tin họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh; Khi thay đổi nhân dạng, xác định lại giới tính/chuyển đổi giới tính.

Có sai sót trên thẻ căn cước về các thông tin trên thẻ này; Khi thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính; Xác lập lại số định danh cá nhân.

Khi có yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước.

Lưu ý, căn cước công dân, thẻ căn cước đã sử dụng sẽ bị thu hồi trong 7 trường hợp trên.

Bên cạnh đó, khi công dân chưa đến tuổi phải đổi thẻ căn cước thì sẽ được cấp lại thẻ căn cước trong trường hợp: Bị mất thẻ; Bị hư hỏng thẻ đến mức độ không thể sử dụng được nữa; Công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Những trường hợp này có thể làm online trên cổng dịch vụ công hoặc đến trực tiếp nơi cấp thẻ để thực hiện. Thông tin được sử dụng là thông tin trên thẻ căn cước đã được cấp gần nhất.

XEM THÊM>>Căn cước công dân đổi thành căn cước từ 1/7/2024

Cảnh sát cơ động được quyền phạt vi phạm giao thông không?

Cảnh sát cơ động được phạt những lỗi giao thông nào là thắc mắc của rất nhiều người…

Cảnh sát cơ động là ai?

Cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Công an nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

(Điều 3 Luật Cảnh sát cơ động 2022)

Cảnh sát cơ động được quyền phạt vi phạm giao thông không?
Cảnh sát cơ động được quyền phạt vi phạm giao thông không?

Cảnh sát cơ động được phạt những lỗi giao thông nào?

Cảnh sát cơ động được phạt những lỗi giao thông sau:

Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

– Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 6 Điều này và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;

– Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng;

Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường;

Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy;

Đỗ xe trên dốc không chèn bánh;

Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;

– Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m;

Dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt;

Dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe;

Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe;

Dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

Dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm d khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

– Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa;

– Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm d khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

Quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm quay đầu đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển;

Điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển;

– Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;

– Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

– Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

– Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông;

– Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

– Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định

– Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

– Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

– Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Đối với xe máy, xe gắn máy

– Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);

– Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

– Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;

– Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

– Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;

– Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

– Dừng xe, đỗ xe trên cầu;

– Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

– Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

– Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

– Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;

– Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

– Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

– Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;

– Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

– Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

– Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

– Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

– Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

– Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

– Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;

– Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

 Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

– Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;

– Đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật;

– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn đường đã có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Dừng xe, đỗ xe tại các vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị trái quy định; dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, các chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;

– Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

– Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều này và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe.

– Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4; điểm a khoản 8 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

– Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

– Chạy xe trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng;

– Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

– Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

– Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm quay đầu đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển.

– Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ;

– Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi phương tiện bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

– Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;

– Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

– Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h, máy kéo đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Đối với xe đạp, xe thô sơ

– Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;

– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

– Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

– Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;

– Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù);

– Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;

– Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông;

– Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

– Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu;

– Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;

– Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

– Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

– Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên;

– Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

– Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;

– Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;

– Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

– Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

– Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

– Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

XEM THÊM>>Từ ngày 15/9/2023, Cảnh sát giao thông được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ nào khi tuần tra, kiểm soát?

 

 

Trường hợp mua xe máy mới được gắn biển số định danh xe cũ

Những ngày qua, nhiều chủ phương tiện là xe máy băn khoăn trước thông tin cho rằng, Thông tư 24/2023 (có hiệu lực từ ngày 15/8) của Bộ Công an quy định các trường hợp thực hiện thủ tục thu hồi biển số xe máy dạng 29B2-XXX.XX hay 47A1-XXX.XX sẽ phải bấm lại biển số định danh mới dạng 29AA, 47AB.

Như trường hợp của chị Nguyễn Thị Nhung ở một huyện ngoại thành Hà Nội đang sở hữu xe máy Honda Lead mang BKS khá đẹp 29X5-XX3.68, đã được định danh.

Theo Thông tư 24, nếu chị Nhung bán xe và làm thủ tục thu hồi biển số này, thì khi mua xe máy phải bấm biển số mới (dạng 29AA), không được cấp lại biển số định danh 29X5-XX3.68 để gắn vào xe mới dù cùng chủng loại với phương tiện cũ.

Biển số theo quy định tại Thông tư 58/2020 sẽ bị thu hồi khi chủ xe máy làm thủ tục (ảnh minh họa).
Biển số theo quy định tại Thông tư 58/2020 sẽ bị thu hồi khi chủ xe máy làm thủ tục (ảnh minh họa).

LIÊN QUAN>>Bán xe mà không nộp lại biển số sẽ bị xử phạt

Về vấn đề nêu trên, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) Bộ Công an đã có hướng dẫn. Theo đó, từ ngày 15/8, biển số xe máy có nền màu trắng, chữ và số màu đen, seri biển số sử dụng 2 chữ cái kết hợp với nhau (ví dụ như 29AA, 36DC…).

Ngoài ra, từ ngày Thông tư 24 có hiệu lực, hệ thống đăng ký xe chỉ cấp biển số cho xe máy dạng sau mã số vùng là 2 chữ cái kết hợp với nhau (29AA, 36BC…).

Đối với biển 5 số dạng sau mã vùng là 1 chữ, 1 số (29B3-XXX.XX, 30L2-XXXX) hoặc biển xe máy 4 số trở về trước, thì khi làm thủ tục thu hồi, hệ thống quản lý biển số sẽ không cấp lại khi chủ xe đăng ký xe khác.

Trên thực tế, một số khu vực quận, huyện tại Hà Nội, TP.HCM và nhiều địa phương khác trên cả nước đã áp dụng cấp seri biển số theo quy định tại Thông tư 24/2023 (dạng 29AA).

Còn những nơi nào vẫn chưa hết kho biển số theo mẫu tại Thông tư 58/2020 (biển 5 số, sau mã vùng là dạng 1 số 1 chữ (29B3, 30K2…), thì biển số dạng 5 số này vẫn được cấp để tránh lãng phí. Sau khi hết kho biển số cũ, lực lượng chức năng mới cấp biển số dạng mới.

XEM THÊM :

Xử lý hành chính và xử phạt vi phạm hành chính khác nhau ra sao?

Hai thuật ngữ xử phạt vi phạm hành chính và xử lý hành chính có vẻ rất giống nhau khiến không ít người lầm tưởng chúng là một. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa 02 khái niệm này.

Xử lý hành chính và xử phạt vi phạm hành chính khác nhau ra sao?
Xử lý hành chính và xử phạt vi phạm hành chính khác nhau ra sao?

Về xử phạt vi phạm hành chính

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính (khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

  • Đối tượng áp dụng: Cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước (khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính)
  • Hình thức xử phạt vi phạm hành chính: Cảnh cáo; Phạt tiền; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Trục xuất.

Hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính; Các hình thức xử phạt còn lại có thể là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. (theo Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính)

Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

  •  Nguyên tắc áp dụng: Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm… Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính)
  • Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt (điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính)
  •  Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính: Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết; thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng; thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ; thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;

Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

TIN HOT>>Xử phạt 2 thanh niên không đi khám nghĩa vụ quân sự

Về xử lý hành chính

Xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Ngoài ra, còn có biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình (khoản 3, khoản 4 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

  • Đối tượng áp dụng: Chỉ áp dụng với cá nhân trong nước. Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài (khoản 2 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
  • Hình thức xử lý vi phạm: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  •  Nguyên tắc áp dụng: Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định; việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; việc xử lý vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính (khoản 2 Điều 3 Luật này).
  • Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính: Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 03 tháng – 01 năm kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm tùy từng trường hợp; thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 06 tháng – 01 năm kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm tùy từng trường hợp; thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm; thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm.

Như vậy, có thể thấy xử phạt vi phạm hành chính và xử lý hành chính là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác.

XEM THÊM >>Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hoá và quảng cáo

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI