Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Hy hữu tranh chấp thi thể và quyền mai táng

Thi thể người có phải là tài sản được định nghĩa trong Bộ luật Dân sự; có thể trở thành đối tượng tranh chấp hay tính vào việc chia thừa kế hay không? Quả là câu trả lời rất khó vì vụ việc tranh chấp thi thể và quyền mai táng được xem là hy hữu nhất từ trước đến nay tại Việt Nam…

Khai quật thi thể để xác định nguyên nhân tử vong

Theo nội dung vụ việc, năm 2008, bà TTNS (ngụ xã Đắk Lao) chung sống với ông NBT (ngụ Vĩnh Phúc) và có với nhau hai con. Cả hai đăng ký kết hôn tại UBND thị trấn Đắk Mil.

Tháng 7-2023, ông T qua đời. Gia đình đã tổ chức mai táng cho ông T theo phong tục địa phương. Tuy nhiên, ngày 11-9, Công an tỉnh Đắk Nông nhận được đơn của mẹ ông T (82 tuổi, ngụ Vĩnh Phúc) đề nghị làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông. Sau đó, mẹ ông T đã ủy quyền giải quyết vụ việc cho con gái là bà Ng (em ông T).

Qua xác minh ban đầu, xác định trước khi chết, ông T không có dấu hiệu bị tác động ngoại lực; tuy nhiên để khách quan, cơ quan chức năng đã khai quật tử thi để giám định.

Bà Ng đồng ý nhưng yêu cầu giao xác anh bà cho bà đem về quê chôn cất. Tuy nhiên, công an giải thích “khai quật tử thi ở đâu thì chôn lại đó”. Bà Ng đồng ý và tiếp tục yêu cầu tuyệt đối không được lấy mẫu xác định ADN.

Ngày 25-10, cơ quan CSĐT đã khai quật, lấy mẫu vật gửi cơ quan chuyên môn để tìm nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông T.

“Đơn tố giác cho rằng ông T chết chưa rõ nguyên nhân, có dấu hiệu tội phạm; người tố giác đề nghị cơ quan công an điều tra làm rõ. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã thực hiện nhiệm vụ theo quy định. Việc khai quật tử thi có sự giám sát của VKSND cùng cấp” – công an Đắk Nông cho biết thêm.

Hy hữu tranh chấp thi thể và quyền mai táng
Hy hữu tranh chấp thi thể và quyền mai táng

XEM THÊM>>Sập bẫy “mỹ nữ” Bắc Giang qua mạng

Việc đăng ký kết hôn không còn lưu trong hồ sơ

Vợ chồng ông NBT thực hiện các thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND thị trấn Đắk Mil nhưng hiện hồ sơ, sổ sách tại UBND thị trấn không lưu danh sách kết hôn có tên ông T và bà S.

Lãnh đạo UBND thị trấn Đắk Mil khẳng định dù không lưu sổ sách nhưng chữ ký của phó chủ tịch UBND thị trấn Đắk Mil trong giấy chứng nhận kết hôn là chữ ký thật. “Hiện chúng tôi đang tiếp tục kiểm tra lại để xem có còn lưu lại hay không” – vị lãnh đạo này cho hay.

Bà S cho biết ông T chết do đột quỵ, dù được cấp cứu kịp thời nhưng chồng bà không qua khỏi. “Chồng tôi mới mất hơn ba tháng nên tôi và các con rất đau lòng khi phải khai quật hài cốt. Tuy nhiên, với mong muốn làm sáng tỏ vụ việc, gia đình đồng ý quyết định của cơ quan điều tra” – bà S chia sẻ.

Bà yêu cầu việc khai quật phải được thực hiện đúng quy định. Ngay sau khi hoàn tất thủ tục khám nghiệm tử thi phải nhanh chóng chôn cất lại tại vị trí cũ, tuyệt đối không được di chuyển hài cốt hoặc giao cho người khác. Nếu có việc cố tình vi phạm, bà S sẽ đề nghị xử lý về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.

Bà S cho rằng trước khi chồng bà mất, tình cảm của bà với gia đình bên chồng bình thường. Sau đó, hai bên có khúc mắc về tài sản nên mới phát sinh những yêu cầu đau lòng này.

Bà S cũng không hiểu vì lý do gì mà giấy đăng ký kết hôn của vợ chồng bà lại không có chữ ký của hai vợ chồng.

Về phía em gái ông T, bà Ng cho biết phía gia đình bà đang chờ kết quả giám định để xác định nguyên nhân tử vong của anh bà. Sau đó, bà kiện để phân chia di sản của anh bà…

Thi thể không phải là tài sản

Luật sư Tạ Quang Tòng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk, cho biết trong luật pháp hôn nhân gia đình chưa có quy định về việc khi người thân chết thì người nào sẽ có trách nhiệm chôn cất. Nhưng theo đạo lý thông thường của người Việt Nam, chồng chết thì vợ chôn. Mà pháp luật cũng dựa trên đạo lý này.

Việc cha mẹ đòi đưa con về chôn có thể xuất phát từ mặt tình cảm. Tuy nhiên, chính quyền địa phương thừa nhận có đăng ký kết hôn thì về mặt pháp lý, họ là vợ chồng. Do đó, khi ông T chết, bà S lo tang lễ rồi chôn cất là chuyện đương nhiên.

Theo luật sư Lê Ngô Trung, Đoàn Luật sư TP.HCM, sau khi cơ quan chức năng hoàn tất trình tự, thủ tục giải quyết tin báo về tội phạm và an táng người quá cố lại vị trí ban đầu, nếu không có dấu hiệu về tội phạm thì việc giải quyết phải đúng theo trình tự về pháp luật dân sự.

Đầu tiên, phải xác định thi thể người không phải là tài sản được định nghĩa trong Bộ luật Dân sự để trở thành đối tượng tranh chấp hay tính vào việc chia thừa kế.

Thứ hai, tại Điều 25 Bộ luật Dân sự quy định “việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

Trong trường hợp trên, nếu có cơ sở xác định được về hôn nhân và vợ, con của người quá cố thông qua các tài liệu theo quy định như giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh của các con… thì các yêu cầu không xuất phát từ vợ, con sẽ không có cơ sở xem xét bởi họ không có quyền theo luật định.

Trường hợp các con của người quá cố còn nhỏ, chưa thành niên thì người mẹ (người giám hộ) sẽ thực hiện các quyền này thay cho con mình.

ĐÁNG QUAN TÂM>>Cách đăng ký cấp lại biển số xe online

 

Sập bẫy “mỹ nữ” Bắc Giang qua mạng

Quen biết và yêu đương với một tài khoản Facebook có tên và hình ảnh là cô gái xinh đẹp sống ở Bắc Giang, anh S. đã nhận “trái đắng”. Sau đây là chi tiết vụ việc rất đáng cảnh giác bởi trước đó không lâu một đại gia miền tây cũng sập bẫy yêu qua mạng với một mỹ nhân nhưng thực chất là gã đàn ông xấu xí và mất đến 7 tỷ đồng một cách cay đắng…

Hám của lạ bị sập bẫy tại Bắc Giang

Ngày 27/10, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hiệp Hòa đang tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Văn Huy (SN 1997, trú tại Thôn Mai Thượng, xã Hương Mai, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) để làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Trước đó, khoảng tháng 7/2023, Nguyễn Văn Huy sử dụng tài khoản Facebook “Thúy Moon” với ảnh đại diện là hình ảnh cô gái trẻ, xinh đẹp rồi kết bạn với anh S. để làm quen, tán tỉnh, nhận lời yêu…

Quá trình nhắn tin, Huy đề nghị anh S. gửi những hình ảnh nhạy cảm hoặc gọi video trong khi Huy không bật camera của mình. Sau đó, Huy tải những hình ảnh hoặc video về rồi sử dụng những hình ảnh, video nhạy cảm của anh S., dọa đăng lên mạng xã hội để ép anh S. phải chuyển tiền cho mình qua tài khoản không chính chủ.

Đối tượng đã cưỡng đoạt số tiền 3.000.000 đồng của anh S. và buộc người đàn ông này phải mua cho mình 1 chiếc điện thoại di động iPhone 7.

Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, mở rộng.

Qua vụ việc trên, Công an huyện Hiệp Hòa khuyến cáo người dân cần cảnh giác với những lời mời kết bạn trên mạng xã hội từ các tài khoản không rõ nguồn gốc, không tin tưởng vào những lời hứa và những đề nghị không rõ ràng.

Đối tượng Nguyễn Văn Huy (SN 1997, trú tại Thôn Mai Thượng, xã Hương Mai, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang)
Đối tượng Nguyễn Văn Huy (SN 1997, trú tại Thôn Mai Thượng, xã Hương Mai, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang)

TIN HOT>>Nóng: Sát hại cô gái bán hàng quần áo ở Bắc Ninh rồi tự tử

Mê “em gái mưa ảo” đại gia Cà Mau trả giá đắt

Tin từ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Cà Mau cho biết: đơn vị đang tạm giữ hình sự Lâm Hoàng Ngân (39 tuổi, ngụ huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lâm Hoàng Ngân bị công an tạm giữ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo điều tra ban đầu, vào khoảng tháng 4/2023, Ngân sử dụng tài khoản mạng xã hội Zalo mang tên “Hoang Ngan” kết bạn với ông H.

Nhắn tin qua lại, ông H (ngụ thành phố Cà Mua, tỉnh Cà Mau) hứa giúp đỡ “nữ sinh” vì mới ra trường, đang tìm việc làm.

Để tạo lòng tin với ông H, Ngân lên mạng tải ảnh nữ gửi cho ông H và hẹn đến khách sạn.

Sau đó, Ngân đồng ý đến khách sạn với ông H với điều kiện phải chuyển tiền cho Ngân và ông H đã chuyển cho Ngân 13 triệu đồng.

Nhiều lần hẹn, nhưng Ngân không đến với nhiều lý do và đề nghị ông H tiếp tục nhiều lần chuyển tiền. Không gặp được, ông H đã xóa kết bạn Zalo với Ngân.

Lâm Hoàng Ngân bị công an tạm giữ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lâm Hoàng Ngân bị công an tạm giữ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Lâm Hoàng Ngân bị công an tạm giữ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 Đại gia liên tục bị lừa vì mê gái trẻ

Biết ông H là người có điều kiện, Ngân tiếp tục dùng mạng xã hội kết bạn với ông và giới thiệu mình là Phượng Hằng ở phường Tân Xuyên, thành phố Cà Mau.

Sau khi tạo được lòng tin, Ngân giới thiệu mình là nữ sinh mới ra trường, gia đình khá giả, có anh làm kiến trúc sư, cần tiền mua xe đi làm, dựng chuyện cha tử vong, anh trai tự tử để ông H chuyển tiền…

Tin lời, ông H chuyển vào số tài khoản của Nguyễn Thị Phượng Hằng 16 lần, với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng.

Ngoài ra, ông H còn dùng số tài khoản của một doanh nghiệp chuyển vào tài khoản Nguyễn Thị Phượng Hằng 800 triệu đồng.

Khi đã chuyển tiền gần 3 tỷ đồng, ông H yêu cầu Ngân đưa số tài khoản khác để tránh… bị vợ ông phát hiện.

Ngân liền mượn số tài khoản của bạn là Lâm Quốc Trung, nói Trung là luật sư của anh ruột mình. Sau đó, ông H chuyển vào tài khoản của Trung hai lần, với số tiền hơn 220 triệu đồng.

Trong một lần đi đường, thấy cửa hàng bán điện thoại có dịch vụ chuyển tiền, Ngân nói với ông H mình đang làm tại công trình cầu Rạch Miễu 2, cần chuyển tiền nhưng tài khoản gặp sự cố, phải nhờ tài khoản để xử lý công việc và trả phí cho chủ tài khoản.

Ngân dùng tài khoản tên Nguyễn Thanh Liêm để ông H chuyển tiền 16 lần, tổng cộng hơn 2,6 tỷ đồng.

Về phần ông H, sau khi đã chuyển cho Ngân hơn 5 tỷ đồng, nhưng vẫn không được gặp mặt nên nhắn tin nhắc về số nợ.

Đến giữa tháng 6/2023, ông H tiếp tục truy hỏi về số nợ, Ngân nói không có Liêm, Hằng, Cường nào hết, mà do Trung kẹt tiền kinh doanh bất động sản nên mượn vốn và hứa hai tuần sẽ trả. Nhưng sau đó Ngân trốn và không liên lạc được.

Sau đó, ông H làm đơn trình báo gửi đến cơ quan công an.

Tiếp nhận tin báo, bằng các biện pháp nghiệp vụ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau xác định được Ngân là nghi phạm và đã mời lên làm việc.

Được biết, bản thân Ngân có hai tiền án về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội không tố giác tội phạm.

XEM THÊM>>Công an tỉnh Bắc Giang ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn

Xử phạt tài xế vi phạm nồng độ cồn, tông gãy chân CSGT

Sau khi uống rượu say xỉn, tài xế Đinh Văn Tuấn thấy CSGT ra hiệu dừng xe nên lao phương tiện vào đại úy Hoàng Minh Hiếu. Cú tông khiến nạn nhân bị gãy chân. Và hôm nay, Hiếu phải nhận mức xử phạt thích đáng dù có ăn năn hối cãi nhưng quá muộn màng…

Hối hận muộn màng

Kết thúc phiên tòa sơ thẩm ngày 26/10, TAND quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã tuyên phạt Đinh Văn Tuấn (SN 2002, trú huyện Giao Thủy, Nam Định) 42 tháng tù về tội Cố ý gây thương tích.

Tối 13/4/2022, Tuấn cùng với người đồng hương tên là N.V.C rủ nhau đi uống rượu. 21h45 cùng ngày, bị cáo điều khiển xe máy chở C đi về nơi cư trú.

Đến gần ngã ba Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng thuộc quận Bắc Từ Liêm, Tổ công tác 141 phát hiện Tuấn và C ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm, nên yêu cầu dừng xe để xử lý.

Không chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện, Tuấn rồ ga rồi lao xe máy vào đại úy CSGT Hoàng Minh Hiếu. Cú tông khiến CSGT bị gãy chân, còn xe máy đổ ra đường.

Sau khi bắt giữ Tuấn, cơ quan điều tra xác định người này vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,595mg/l. Căn cứ tài liệu thu thập được, công an khởi tố Đinh Văn Tuấn.

Kết quả giám định thương tích cho thấy đại úy Hoàng Minh Hiếu bị thương với tỷ lệ tổn hại 28% sức khỏe. Do đó, Đinh Văn Tuấn bị truy tố theo quy định tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự.

Tại phiên tòa sơ thẩm, Đinh Văn Tuấn đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình. Ngoài tuyên phạt tù, Hội đồng xét xử còn buộc bị cáo bồi thường cho nạn nhân 90 triệu đồng.

CSGT thường xuyên đối mặt hành vi chống đối của người vi phạm nồng độ cồn
CSGT thường xuyên đối mặt hành vi chống đối của người vi phạm nồng độ cồn

XEM THÊM>>Manh động húc xe vào CSGT đo nồng độ cồn ở Bình Dương rồi bỏ chạy

Vi phạm nồng độ cồn cao nhất còn ném đá vào đầu CSGT

Trong 1 diễn biến khác, Võ Trung Nghĩa (39 tuổi, ngụ tỉnh Long An) – người vi phạm nồng độ cồn vượt mức kịch trần bị lập biên bản, tạm giữ xe, sau đó cầm cục đá ném “tét đầu” chiến sĩ Đội cảnh sát giao thông Cát Lái vừa ra đầu thú. Hiện tại Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Đức (TP.HCM) đang lấy lời khai để điều tra, xử lý về hành vi chống người thi hành công vụ.

Trước đó, đêm 23-10, trong lúc tổ công tác Đội cảnh sát giao thông Cát Lái thuộc Phòng cảnh sát giao thông (PC08) Công an TP.HCM kiểm tra nồng độ cồn tại vòng xoay Mỹ Thủy (TP Thủ Đức) thì một chiến sĩ bị Nghĩa cầm đá ném tét đầu.

Theo hồ sơ: lúc 19h45, tổ công tác phát hiện Nghĩa có biểu hiện say xỉn khi chạy xe máy nên dừng kiểm tra. Kết quả, Nghĩa vi phạm 0,775mg/l khí thở (vượt mức kịch trần) nên cảnh sát giao thông tiến hành lập biên bản và tạm giữ xe.

Kết quả, Nghĩa vi phạm 0,775mg/l khí thở (vượt mức kịch trần)
Kết quả, Nghĩa vi phạm 0,775mg/l khí thở (vượt mức kịch trần)

Sau nhiều lần nài nỉ xin lấy xe không được, Nghĩa đã ký tên, nhận biên bản vi phạm và đi bộ về hướng đường Đồng Văn Cống.

Đến khoảng 20h30, Nghĩa bất ngờ quay lại và dùng đá ném cảnh sát giao thông. Cục đá bay vào đầu đại úy Phạm Tấn Thịnh (cán bộ Đội cảnh sát giao thông Cát Lái) làm vỡ nón bảo hiểm và rách đuôi mắt phải. Sau khi ném, Nghĩa nhanh chóng bỏ chạy về phía cầu Kỳ Hà 2 (hướng về cầu Phú Mỹ).

Phát hiện sự việc, thiếu tá Vũ Minh Hải đuổi theo nhưng Nghĩa chạy vào bụi rậm trốn mất. Thiếu tá Hải quay lại hiện trường cùng đồng đội đưa đại úy Thịnh đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh xử lý vết thương.

Tại bệnh viện, đại úy Thịnh được xác định bị rách da gần mí mắt, phải khâu hai mũi.

TIN LIÊN QUAN>>Hải Dương khởi tố đối tượng vi phạm nồng độ cồn, tông xe làm trung tá công an trọng thương

Mức xử phạt chiêu trò tua công-tơ-mét bán xe giá cao như thế nào?

Tua ngược công-tơ-mét được xác định là hành vi gian lận hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng nên bị xử phạt rất nặng, thậm chí phải ngồi tù. Mời quí vị cùng xuphat.com cùng tìm hiểu…

Chiêu trò tua công-tơ-mét tinh vi đến thợ cũng khó phát hiện

Việc ô tô cũ bị tua công-tơ-mét trước khi đến tay khách hàng không phải hiếm gặp tại Việt Nam, thậm chí diễn ra rất phổ biến.

Ngay cả với dân mua bán xe cũ chuyên nghiệp, việc mua xe bị tua công-tơ-mét cũng là chuyện rất hay xảy ra chứ không riêng gì với người mua xe bình thường. “Check” hãng là căn cứ duy nhất để có thể biết chiếc xe đó đã chạy được bao nhiêu kilomet.

Còn nếu không kiểm tra được thông qua đại lý hãng thì chỉ có thể mua theo cảm tính, rất khó nhận biết xe có bị tua công-tơ-mét hay không: “Ví dụ như nhìn vào tình trạng da trong xe, đời lốp… để đoán liệu chiếc xe này có số kilomet chính xác hay không. Tuy nhiên nếu tua chuyên nghiệp, bọc lại da ghế, thậm chí thay cả vô-lăng, mua lốp cùng đời xe… thì cũng khó có thể nhận biết được. Bản thân mình từ vài năm nay cũng đã né kinh doanh những dòng như Vios, City… vì đây là những xe hay chạy dịch vụ, để hạn chế việc mua phải xe bị tua công-tơ-mét”.

Bên cạnh đó, người kinh doanh ô tô cũ cũng chia sẻ, hiện khi mua ô tô cũ, tuỳ từng đại lý hãng có thể sẽ có hạng mục kiểm tra xe nhưng hầu như không bên nào cam kết số kilomet xe đã đi.

“Theo kinh nghiệm làm nghề mua bán xe cũ, hiện chỉ có các đại lý Mercedes-Benz nhận kiểm tra và có xác nhận bằng văn bản về số kilomet của xe. Tuy nhiên, con số cụ thể sẽ không được khẳng định. Do trên xe có nhiều hộp đen, có thể lưu giữ được số kilomet thật nên họ chỉ kiểm tra và xác nhận việc số kilomet ở các hộp đen có trùng hoặc không trùng nhau hay không. Bởi vẫn có thể xảy ra trường hợp tất cả các hộp đen đều đã bị chỉnh lại số kilomet”, một người bán xe cũ tiết lộ.

PGS.TS Nguyễn Thành Công, Phó trưởng bộ môn cơ khí ô tô (Đại học GTVT) cho biết, ô tô bị “tua công” sẽ làm sai lệch về thời hạn chu kì bảo dưỡng của xe. Việc không được bảo dưỡng đúng sẽ gây nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng tới chất lượng của các hệ thống tổng thành cũng như tính năng khai thác của ô tô.

Chiêu trò tua công-tơ-mét tinh vi đến thợ cũng khó phát hiện
Chiêu trò tua công-tơ-mét tinh vi đến thợ cũng khó phát hiện

XEM THÊM>>Vi phạm nồng độ cồn cán bộ, công chức bị kỷ luật như thế nào?

Tua công-tơ-mét nâng giá xe cũ có thể bị xử phạt tù

Theo các Luật sư: hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể chế tài đối với hành vi tua công – tơ – mét ô tô do đó các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi này vẫn lúng túng khi áp dụng văn bản pháp luật. Nếu tham chiếu đến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể là hành vi gian dối thì mức xử phạt hiện vẫn còn thấp, chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm.

“Điều 61 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quy định mức xử phạt đối với hành vi đánh tráo, gian lận hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng thì mức xử phạt cao nhất cũng chỉ có 20 triệu đồng.”

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 198, Bộ Luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội lừa dối khách hàng, người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10-100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm: Đã bị xử phạt vi phạm về hành vi lừa dối khách hàng hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Thu lợi bất chính từ 5 triệu đến dưới 50 triệu đồng từ thông qua việc gian lận hàng hóa để lừa dối khách hàng.

Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100-500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1-5 năm trong trường hợp hành vi lừa dối khách hàng là hành vi có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; dùng thủ đoạn xảo quyệt; thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.

“Tua công-tơ-mét” nâng giá xe cũ có thể bị xử phạt tù
“Tua công-tơ-mét” nâng giá xe cũ có thể bị xử phạt tù

Trên Thế giới xử phạt hành vi gian lận này ra sao?

Trên thế giới, nhiều trường hợp tua công-tơ-mét đã bị phạt tiền và tù. Tại Mỹ, đạo luật Liên bang số 49 (được thông qua năm 1972) nghiêm cấm hành vi quảng cáo, rao bán, lắp đặt, hoặc sử dụng thiết bị để vặn lùi công-tơ-mét.

Cá nhân vi phạm sẽ đối diện với mức phạt tiền tối đa 250.000 USD hoặc gấp đôi số tiền lãi ròng hoặc lỗ ròng có được từ hành vi tội phạm, tùy mức nào nhiều hơn.

Mức phạt tù cho hành vi này cao nhất là 3 năm. Pháp nhân vi phạm bị phạt tiền tối đa 500.000 USD. Giám đốc hoặc nhân viên của công ty nếu cố ý vi phạm cũng sẽ bị áp dụng hình phạt như với cá nhân.

Mới đây nhất ở Anh, một người đàn ông 34 tuổi đã phải chịu 2 năm tù treo sau khi tua ngược công-tơ-mét của 46 ôtô trong nhiều năm qua.

Ngoài mức án treo 2 năm là 100 giờ lao động công ích và 15 ngày phục hồi nhân phẩm.

TIN HOT>>Đấu giá hai biển tứ quý 8888, 9999 giá bao nhiêu?

 

Đấu giá hai biển tứ quý 8888, 9999 giá bao nhiêu?

Ngày 27/10, 1.051 biển số xe con và xe tải được đưa ra đấu giá online. Trong khung giờ đầu tiên, 201 biển số lên sàn chỉ có 39 biển có người trả giá.Trong đó có hai biển số đẹp mã vùng Thanh Hóa gồm 36A-988.88 và 36A-997.99.

Biển số tứ quý 8888 được trả gần 1 tỷ

Tuy nhiên, kết thúc phiên đấu lúc 9h, chỉ có 39 biển hiển thị kết quả có người trả giả.

Kết quả cho thấy, tài sản 36A-988.88 được chốt ở mức cao nhất với 850 triệu. Trong khi đó, 36A-997.99 chỉ có mức chốt là 300 triệu đồng.

Cũng là biển chứa dải số tứ quý, nhưng 34C-377.77 (Hải Dương) dành cho xe tải chỉ được chốt đấu giá với 65 triệu đồng, hay 60C-666.65 (Đồng Nai) chốt giá 40 triệu đồng.

Một số tài sản khác cũng được chốt đấu giá ở mức cao như: 43A-789.89 (Đà Nẵng) 455 triệu; 30K-519.19 (Hà Nội) 315 triệu; 30K-488.99 với 260 triệu đồng.

Để tham gia đấu giá, người dân truy cập, đăng ký tài khoản tại trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến và sẽ được hướng dẫn cụ thể, chi tiết các bước tham gia đấu giá. Sau đó, người tham gia đấu giá cần nộp tiền hồ sơ và tiền đặt trước. Số tiền đặt trước bằng giá khởi điểm của một biển số đưa ra đấu giá là 40 triệu đồng. Mỗi lần bước giá sẽ là 5 triệu đồng.

Ngay sau khi kết thúc phiên đấu giá trực tuyến, kết quả cuộc đấu giá sẽ được hiển thị và có biên bản xác nhận gửi vào hòm thư người trúng đấu giá.

Biển số tứ quý 8888 được trả gần 1 tỷ
Biển số tứ quý 8888 được trả gần 1 tỷ

Nghị định 39/2023/NĐ-CP quy định, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có thông báo kết quả, người trúng đấu giá biển số ô tô phải nộp toàn bộ tiền trúng đấu giá (sau khi khấu trừ khoản đặt cọc là 40 triệu đồng). Nghị định 39/2023/NĐ-CP được thực hiện từ ngày 01/7/2023 đến ngày 01/7/2026.

Theo Điều 6 Nghị quyết 73/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô, trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp văn bản xác nhận biển số xe ô tô trúng đấu giá, chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục đăng ký xe ô tô để gắn biển số đó.

Ngoài ra, tại điểm c, khoản 2, Điều 6 Nghị quyết số 73 quy định về quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá biển số xe, thì biển số này không được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế biển số xe ô tô trúng đấu giá, trừ trường hợp chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế xe ô tô gắn biển số trúng đấu giá.

Thêm nhiều biển ô tô đã chốt đấu giá tiền tỷ vẫn bị bỏ cọc

Năm biển số đều từng chốt đấu giá với số tiền khá cao cách đây hơn 1 tháng, song bị khách hàng bỏ cọc nên sẽ được đấu giá lại.

Đáng chú ý, danh sách này xuất hiện thêm các biển 30K-568.68 (Hà Nội), 15K-166.88 (Hải Phòng), 37K-222.22 (Nghệ An), 43A-777.79 (TP Đà Nẵng) và 51K-868.68 (TP.HCM). Những tài sản này đều từng trúng đấu giá với số tiền khá cao, song đã bị khách hàng bỏ cọc.

Cụ thể, sáng 21/9, biển 37K-222.22 trúng đấu giá với mức tiền 810 triệu đồng. Chiều cùng ngày, biển số 30K-568.68 trúng đấu giá 1,31 tỷ đồng.

Tiếp đó, ngày 22/9, biển 43A-777.79 được người mua chốt giá cao nhất là 605 triệu đồng và 15K-166.88 chốt giá 920 triệu đồng.

Còn 51K-868.68 có mức giá trúng cao nhất với 4,86 tỷ đồng trong phiên đấu sáng 22/9. Sau đó không lâu, khách hàng trúng đấu giá ở TP.HCM đã rao bán tài sản này với giá mong muốn là 5,16 tỷ.

Thêm nhiều biển ô tô đã chốt đấu giá tiền tỷ vẫn bị bỏ cọc
Thêm nhiều biển ô tô đã chốt đấu giá tiền tỷ vẫn bị bỏ cọc

Cũng trong chiều 26/10, tại khung giờ từ 13h30-14h30, có 200 biển số xe theo danh sách được đưa ra đấu giá online.

Theo ghi nhận chỉ có 20 tài sản được công bố kết quả trúng đấu giá. Điều này đồng nghĩa với việc 180 biển còn lại không có khách hàng đặt cọc để đấu.

Trong 20 biển này, mức trúng đấu giá cao nhất thuộc về 30K-528.89 (Hà Nội) với 230 triệu đồng, biển 30K-444.40 chốt giá 0 đồng. Còn lại có các mức chốt giá từ 40-130 triệu đồng.

Mới đây, Bộ Tư pháp cho biết đang nghiên cứu sửa đổi Luật Đấu giá tài sản, dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 đang diễn ra. Trong đó, cơ quan này sẽ tập trung giải quyết vấn đề tăng trách nhiệm của người tham gia đấu giá, nâng cao vai trò quản lý nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, tránh những tác động tiêu cực trong hoạt động đấu giá.

Một trong những giải pháp để hạn chế tình trạng bỏ cọc khi đấu giá tài sản trong đó có biển số xe là sẽ bổ sung hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người đã trúng đấu giá nhưng không làm tròn nghĩa vụ tài chính.

ĐÁNG QUAN TÂM >>Trúng đấu giá hơn 32 tỉ đồng cho biển số xe 51K-888.88 rồi im lặng có sao không?

   Trúng đấu giá biển số xe “khủng” rồi rao bán hoặc bỏ cọc có bị xử phạt không?

 

 

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI