Thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ án giết người dã man mà mới nhất là trọng án tại Bắc Ninh. Sau khi sát hại cô gái bán quần áo, nghi phạm nhảy sông tự sát mà theo nhiều người có thể vì nghi phạm cảm thấy hối hận, thấy tự trách, hay muốn chết cùng nạn nhân.
Hậu quả giết người còn đó thì sau khi nghi phạm chết phải giải quyết thế nào. Nghi phạm giết người chết thì vụ án có còn được tiếp tục điều tra hay không? Nghi phạm chết rồi thì ai phải chịu trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu ngay sau đây…
Trách nhiệm hình sự trong trường hợp hung thủ đã chết
Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.
Người thực hiện hành vi giết người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong trường hợp nghi phạm duy nhất của vụ án lại tự sát, căn cứ Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS), vụ án sẽ không được khởi tố. Đồng thời, Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra theo quy định tại khoản Điều 230 BLTTHS.
Đối với trường hợp hung thủ gây án đã chết nhưng vụ án xác định còn có đồng phạm bao gồm những người tổ chức, xúi giục, giúp sức thì vụ án vẫn sẽ được điều tra, khởi tố và xử lý theo quy định của pháp luật.
Người có hành vi giết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Theo quy định tại khoản 7 Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, trong trường hợp vụ việc chỉ có một người duy nhất là hung thủ và có kết luận là người này đã chết mà không cần tái thẩm đối với người khác thì Viện kiểm sát không khởi tố vụ án hình sự.
Ngoài ra, nếu có căn cứ xác định trong vụ án còn có những đồng phạm khác hỗ trợ hung thủ thực hiện hành vi phạm tội thì những người này phải chịu trách nhiệm hình sự theo phán quyết của Tòa án.
TIN ĐÁNG XEM>>Tài xế ô tô vi phạm nồng độ cồn tông nhiều phụ huynh thương vong ở Bình Dương đối diện mức xử phạt nào?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hung thủ đã chết
Theo khoản 1 Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015, những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Vì hung thủ đã giết người nên người thừa kế của hung thủ có nghĩa vụ bồi thường về tính mạng, tài sản và tinh thần cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nạn nhân.
Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mức bồi thường như sau:
Tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm gồm:
- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Tại Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm gồm:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm căn cứ quy định tại Điều 590 của Bộ luật Dân sự 2015;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.
Nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Hiện mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng. Như vậy mức bù đắp tổn thất về tinh thần cho người nhà nạn nhân tối đa là 149.000.000 đồng.
TIN NÓNG>>Đề nghị xử phạt nghiêm vụ tấn công thầy giáo trọng thương