Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Đối tượng vi phạm nồng độ cồn, giả danh nhà báo tại Thái Nguyên đối mặt mức xử phạt nào?

Nhằm xin bỏ qua vi phạm nồng độ cồn, đối tượng tại Thái Nguyên làm giả thẻ nhà báo, mạo danh phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam. Thế nhưng hành vi táo tợn này đã bị cơ quan công an phát giác và khởi tố vụ án. Bài học quá đắt cho đối tượng xem thường pháp luật…

Nhà báo dỏm Thái Nguyên bị xử phạt tội làm giả và sử dụng con dấu giả

Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên cho biết, vừa ban hành quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Quang Hưng (SN 1975, trú tại phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”; “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” theo Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Trước đó, lúc 21h40 ngày 20/9, tại đường Bến Oánh, tổ công tác của Cục CSGT và Công an TP Thái Nguyên phối hợp kiểm tra vi phạm về nồng độ cồn đã dừng ô tô BKS 30E-317.xx do Nguyễn Quang Hưng điều khiển.

Qua kiểm tra, phát hiện lái xe Nguyễn Quang Hưng có nồng độ cồn trong hơi thở là 0,497mg/lít khí thở, tổ tuần tra đã lập biên bản vi phạm hành chính.

Đến ngày 28/9, Nguyễn Quang Hưng đến Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Thái Nguyên để giải quyết vi phạm về nồng độ cồn theo lịch hẹn.

Tại đây, Hưng đã xuất trình 3 thẻ, gồm: 1 “Thẻ nhà báo phóng viên”, với chức vụ Quyền Trưởng ban Thời sự – Ban An toàn giao thông của Đài Truyền hình Việt Nam; 1 “Thẻ nhà báo phóng viên” với chức Phó quyền Trưởng ban Thời sự – Ban An toàn giao thông của Đài Truyền hình Việt Nam; 1 “Thẻ nhà báo” với chức vụ Phó trưởng Ban Thời sự.

Đối tượng Nguyễn Quang Hưng và các thẻ nhà báo giả đã xuất trình với cơ quan chức năng.
Đối tượng Nguyễn Quang Hưng và các thẻ nhà báo giả đã xuất trình với cơ quan chức năng.

Lý lịch đáng sợ của “nhà báo dỏm”

Một cán bộ Phòng CSGT Công an tỉnh Thái Nguyên trực tiếp tiếp nhận các thẻ trên cho biết: Thời điểm đó, Hưng đưa ra các thẻ trên nhằm chứng minh mình đang công tác tại Đài Truyền hình Việt Nam và xin bỏ qua lỗi vi phạm.

Lúc này, nghi ngờ các thẻ trên là giả, vốn có người quen tại Đài Truyền hình Việt Nam, vị cán bộ này đã điện thoại hỏi thăm, xác minh và phát hiện tại Đài Truyền hình Việt Nam không có cán bộ nào có tên và chức vụ như trên.

Ngay sau đó, vụ việc đã được báo cáo đến lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Thái Nguyên, đơn vị này cũng đã phối hợp với Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Nguyên xác minh tại Đài Truyền hình Việt Nam, Cục Phát thanh Truyền hình Bộ Thông tin và truyền thông xác định, những thẻ trên của Nguyễn Quang Hưng đều không phải do các cơ quan liên quan cấp ra. Hưng không phải là cán bộ, nhân viên hay cộng tác viên của Đài Truyền hình Việt Nam.

Xác minh tại nơi cư trú của Hưng, cơ quan chức năng sở tại cho biết, Hưng có 2 tiền án và 1 tiền sự.

Đối tượng Nguyễn Quang Hưng tại Cơ quan điều tra.
Đối tượng Nguyễn Quang Hưng tại Cơ quan điều tra.

Ngay lập tức Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Nguyên đã tạm giữ hình sự đối với Hưng để điều tra theo quy định.

Tại Cơ quan điều tra, Nguyễn Quang Hưng thừa nhận không phải là nhà báo của Đài Truyền hình Việt Nam và thẻ nhà báo, phóng viên Hưng xuất trình với cán bộ CSGT Công an tỉnh Thái Nguyên là giả.

NÓNG TRONG NGÀY>>Vụ án Bà Nguyễn Phương Hằng: yêu cầu bồi thường 500 tỷ đồng

Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức theo Bộ luật Hình sự

Theo Điều 341, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) quy định tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

– Người nào sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;

+ Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, người nào làm giả con dấu, tài liệu của của cơ quan tổ chức tùy theo tính chất và mức độ phạm tội mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị truy cứu mức cao nhất là 07 năm tù, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng.

TIN HOT>>Chứng kiến cô gái bị sát hại ở Thủ Đức nhưng bỏ đi có bị xử lý?

Các điểm lắp camera phạt nguội tại Hải Phòng 

Cùng với nhiều tỉnh thành khác đã có camera phạt nguội, mang lại hiệu quả cao như Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TPHCM, Bắc Giang, Vĩnh Phúc…, kể từ ngày 1/5/2023, Công an TP.Hải Phòng đã tiến hành phạt nguội qua hệ thống camera giám sát trên đường đối với các phương tiện, cá nhân vi phạm luật giao thông đường bộ. Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu các vị trí lắp camera phạt nguội tại Hải Phòng cũng như làm gì khi “dính” phạt nguội tại đây…

Hải Phòng rất quyết liệt với phạt nguội

Cụ thể, Công an TP.Hải Phòng được giao phối hợp Sở Tư pháp TP.Hải Phòng và các sở ngành liên quan khẩn trương rà soát, xin ý kiến của Bộ Công an về trình tự, thủ tục để thực hiện phạt nguội theo đúng luật định; tiếp nhận tài khoản truy cập hệ thống Viettel Hải Phòng để quản lý, khai thác, tổ chức thực hiện phạt nguội và tổ chức phạt nguội.

CSGT Hải Phòng cho biết: chỉ sau 3 tháng triển khai, lực lượng chức năng đã ghi nhận và xử lý hàng ngàn trường hợp vi phạm phạt nguội, gửi giấy báo về công an các đơn vị, địa phương nơi cư trú của chủ phương tiện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hàng trăm trường hợp.

Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cũng gửi thông báo đến Cục Đăng kiểm Việt Nam với 1.051 phương tiện vi phạm nhưng quá 20 ngày kể từ khi ra thông báo mà chưa đến cơ quan công an để xử lý.

Đối với các trường hợp còn lại, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt – Công an thành phố Hải Phòng đã và đang xác minh, lập hồ sơ xử lý theo quy định.

5 điểm lắp camera phạt nguội Hải Phòng

Vị trí các điểm lắp camera phạt nguội Hải Phòng được gắn ở 5 nút giao thông trọng điếm bao gồm:

-Phan Đăng Lưu – Hoàng Quốc Việt (quận Kiến An);
-Phạm Văn Đồng – Đường 363 (huyện Kiến Thụy);
-Bùi Viện – Võ Nguyên Giáp (quận Lê Chân);
-Tô Hiệu – Trần Nguyên Hãn;
-Nguyễn Đức Cảnh – Trần Nguyên Hãn (quận Lê Chân).

Hình ảnh từ những “mắt thần” camera giám sát này sẽ được truyền dẫn tới Trung tâm Quản lý điều hành giao thông thành phố Hải Phòng. Từ đây, đội ngũ công an sẽ trích xuất hình ảnh vi phạm và gửi thông báo phạt nguội của CSGT tới chủ xe.

Các điểm lắp camera phạt nguội Hải Phòng được gắn ở 5 nút giao thông trọng điếm
Các điểm lắp camera phạt nguội Hải Phòng được gắn ở 5 nút giao thông trọng điếm

Một số lưu ý cần biết khi bị phạt nguội

Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2021 quy định cá nhân, tổ chức bị phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định; trong trường hợp ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Qui trình nộp phạt nguội cũng rất đơn giản không phức tạp như nhiều người nghĩ…

-Một số lỗi phạt nguội phổ biến là chuyển làn/chuyển hướng không có tín hiệu đèn báo trước, vượt đèn đỏ hoặc đèn vàng, đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định, đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm hoặc đội không đúng quy cách, đi vào đường có biển báo cấm, điều khiển xe chạy quá nhanh…
-Nộp phạt nguội trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng mà Kho bạc Nhà nước mở tài khoản (Đã được ghi rõ trong biên bản xử phạt).
-Nộp phạt nguội bằng hình thức chuyển khoản cho tài khoản của Kho bạc Nhà nước thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Hoặc người vi phạm có thể sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng cung cấp.
-Đến nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền tại cơ quan chức năng của Nhà nước.
-Người vi phạm có thể nộp phạt nguội bằng các dịch vụ bưu chính vào Kho bạc Nhà nước.

Mức phạt nguội dao động từ 400.000 – 5.000.000 VNĐ tùy theo sai phạm.

XEM THÊM>>Vị trí điểm lắp camera phạt nguội cao tốc Hà Nội; Ninh Bình

Hình ảnh phương tiện vi phạm được camera ghi lại để làm căn cứ xử lý.
Hình ảnh phương tiện vi phạm được camera ghi lại để làm căn cứ xử lý.

Các cách tra cứu phạt nguội nhanh và chuẩn nhất

Người dân có thể tự tiến hành tra cứu phạt nguội tại nhà một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất bằng cách dưới đây:

Công cụ miễn phí tại www.xuphat.com cho phép người dân tra cứu phạt nguội đối với tất cả các phương tiện, từ ô tô cho đến xe máy với độ chính xác tuyệt đối. Nguồn thông tin trên web uy tín 100% do được lấy trực tiếp từ Cục Cảnh Sát Giao Thông – Bộ Công An nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Để tra cứu phạt nguội ô tô, xe máy toàn quốc, bạn hãy làm theo 3 bước cực kỳ đơn giản sau đây:

Bước 1: Truy cập website www.xuphat.com

Bước 2: Chọn loại phương tiện (ô tô, xe máy, xe máy điện) và nhập chính xác biển số xe (viết liền không cách – VD: 50A12345).

Bước 3: Nhấn nút “Tra cứu” và chờ kết quả sau vài giây.

Địa chỉ tra cứu phạt nguội nhanh và chính xác nhất
Địa chỉ tra cứu phạt nguội nhanh và chính xác nhất

Nếu bạn bị phạt nguội, công cụ sẽ hiển thị đầy đủ thông tin: Ngày – giờ vi phạm, địa điểm vi phạm, biển số xe, cơ quan tiếp nhận xử lý,…

Ngược lại, nếu phương tiện của bạn không bị dính phạt nguội, trang web sẽ hiển thị là không tìm thấy thông tin.

TIN LIÊN QUAN>>Tăng cường phạt nguội giao thông các tuyến đường tại TP.HCM

Chứng kiến cô gái bị sát hại ở Thủ Đức nhưng bỏ đi có bị xử lý?

Liên quan đến vụ án cô gái bị sát hại ở chợ Thủ Đức gây bàng hoàng dư luận, thông tin mới nhất khi làm việc với cảnh sát, người đàn ông xuất hiện trong clip cho rằng ‘tưởng hai phụ nữ cãi cọ, xô xát với nhau và việc này diễn ra thường xuyên ở chợ’ nên đã bỏ đi. Các luật sư nói gì về tình huống này? Mời quí vị tiếp tục theo dõi để rút ra những bài học quí giá trên tinh thần “thượng tôn pháp luật”…

Khu vục xảy ra vụ sát hại cô gái
Khu vục xảy ra vụ sát hại cô gái

TIN HOT>>Bà chủ hành hạ, ép thiếu nữ 16 tuổi ăn thằn lằn sống đối mặt với mức xử phạt nào?

Diễn biến mới vụ án cô gái bị sát hại ở Thủ Đức

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Ngọc Dung (39 tuổi, ngụ quận 12) để điều tra về hành vi giết người và cướp tài sản.

Đồng thời, cơ quan cảnh sát điều tra cũng khởi tố bị can, cho tại ngoại với chồng của Dung để điều tra về tội che giấu tội phạm. Các lệnh và quyết định đã được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.

Tại cơ quan công an, Dung khai trong quá trình mua bán rau củ tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (phường Tam Bình), Dung và chị H.T.T.T. (26 tuổi, ngụ tỉnh Long An) có mâu thuẫn. Từ đó, Dung lên kế hoạch sát hại chị T..

Khoảng 11h30 ngày 30-9, Dung đến chỗ mẹ con chị T. bán hàng nói rằng có người muốn mua sỉ nông sản và muốn kết nối người này cho chị T.  Sau đó, Dung lấy lý do tay đau và nhờ chị T. dùng xe máy của Dung chở đi gặp khách.

Cả hai đến bãi xe container nói chuyện, thấy không ổn chị T. quay lưng lên xe định trở về thì bất ngờ bị Dung từ phía sau lao đến kẹp cổ dùng dao đâm hàng chục nhát. Toàn bộ hành vi của Dung đã bị camera khu vực ghi lại. Cô gái tử vong sau đó.

Sau khi gây án, Dung lấy điện thoại, một đôi bông tai bằng kim loại màu vàng, một bộ lắc bằng kim loại màu vàng, một sợi dây chuyền bằng kim loại màu vàng và một ví tiền chứa khoảng 15 triệu đồng tiền mặt rồi lên xe máy rời đi.

Sau khi biết vợ mình gây án, người chồng đã mang bộ đồ dính máu đi tẩm xăng đốt, trong lúc đốt không may bị bỏng ở chân. Còn Dung thì tắm rửa để sạch máu dính trên người.

Sau hai giờ gây án, Dung bị các trinh sát Công an TP Thủ Đức cùng Công an phường Tam Bình bắt nóng…

Toàn bộ hành vi của Dung đã bị camera khu vực ghi lại
Toàn bộ hành vi của Dung đã bị camera khu vực ghi lại

NÓNG TRONG NGÀY>>Vụ án Bà Nguyễn Phương Hằng: yêu cầu bồi thường 500 tỷ đồng

Người đàn ông chứng kiến vụ việc nhưng bỏ đi có bị xử lý?

Thời điểm xảy ra vụ việc, camera cho thấy lúc Dung quật ngã chị H.T.T.T, có người đàn ông mặc áo trắng đứng phía sau container. Nghe tiếng động, người này đến quan sát, khoảng vài giây sau thì người đàn ông bỏ đi trong tư thế chậm rãi.

Làm việc với cảnh sát, người đàn ông xuất hiện trong clip cô gái bị sát hại cho rằng ‘tưởng hai phụ nữ cãi cọ, xô xát với nhau…

Nhận định về vụ việc này, các Luật sư cho biết: giả sử tại thời điểm xảy ra vụ việc, nếu người đàn ông chứng kiến biết chị T. đang nguy hiểm đến tính mạng và biết Dung đang cầm dao; có điều kiện giúp đỡ mà không cứu giúp hoặc tri hô cho mọi người xung quanh đến giúp đỡ thì cần điều tra làm rõ trách nhiệm của người đàn ông này.

Người đàn ông chứng kiến vụ án nhưng rất dửng dưng
Người đàn ông chứng kiến vụ án nhưng rất dửng dưng

Theo Khoản 1 Điều 132 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Bên cạnh đó, người vi phạm còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm…

Ngoài ra, hành vi của người đàn ông trên cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với hình phạt là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

TIN HOT>>Cảnh giác khi nhận cuộc gọi tự xưng CSGT thông báo phạt nguội

 

Vụ án Bà Nguyễn Phương Hằng: yêu cầu bồi thường 500 tỷ đồng

Trong diễn biến mới nhất vụ xử án Bà Nguyễn Phương Hằng thu hút sự quan tâm của dư luận thời gian qua. Thêm một thông tin mới gây sốc: Bà Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) đã yêu cầu bà Đặng Thị Hàn Ni và ông Trần Văn Sỹ bồi thường từ 300 tỉ đến 500 tỉ đồng vì xúc phạm bà. Sau đây là chi tiết vụ việc mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu…

Lý do bà Nguyễn Phương Hằng yêu cầu bồi thường số tiền lên tới 500 tỉ đồng

Công an TP HCM cho biết vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố bà Đặng Thị Hàn Ni (46 tuổi) và ông Trần Văn Sỹ (66 tuổi) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Trước đó, VKSND TP HCM đã yêu cầu điều tra bổ sung vụ án này với nhiều nội dung. Cụ thể là xác minh bà Đặng Thị Hàn Ni là phóng viên tại tờ báo nơi bà công tác có chức vụ gì hay không; xác minh các cơ quan, tổ chức chính trị nơi bị can Trần Văn Sỹ (cựu Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long) đang thực tế sinh sống; làm rõ nguyên nhân, động cơ, cách thức, công cụ phương tiện, thời gian, địa điểm, diễn biến hành vi phạm tội.

Ngoài ra, VKSND TP HCM còn yêu cầu ghi lời khai ông Huỳnh Uy Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng về đòi bồi thường thiệt hại; trưng cầu giám định để khôi phục và trích xuất dữ liệu trong các thiết bị điện tử đang tạm giữ cũng như xác minh hàng loạt tài khoản mạng xã hội.

Công an TP HCM đã lấy lời khai vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng. Theo đó, vợ chồng bà Hằng yêu cầu công an xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi của Đặng Thị Hàn Ni vì bà này đưa ra những nội dung bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của bản thân ông Dũng, bà Hằng.

Đồng thời, yêu cầu xử lý ông Trần Văn Sỹ  do đưa ra những nội dung gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông Dũng, bà Hằng.

Do bà Hàn Ni và ông Sỹ đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây thiệt hại kinh tế Công ty Đại Nam và gây mất uy tin Quỹ Từ thiện Hằng Hữu rất nặng nề nên bà Hằng yêu cầu bồi thường thiệt hại số tiền 300 – 500 tỉ đồng để sung vào công quỹ của Nhà nước.

Được biết tại thời điểm này, ông Dũng và bà Hằng chưa cung cấp các tài liệu đề chứng minh thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.

Bà Nguyễn Phương Hằng và Bà Đặng Thị Hàn Ni
Bà Nguyễn Phương Hằng và Bà Đặng Thị Hàn Ni

 Diễn biến vụ việc vụ bà Nguyễn Phương Hằng tố bà Ni và ông Sỹ

Kết luận điều tra thể hiện từ tháng 9-2021 đến tháng 2-2022, ông Trần Văn Sỹ đã dùng tài khoản Youtube “LS Trần Văn Sỹ” và bà Hàn Ni sử dụng Facebook, Youtube “Nhà Báo Hàn Ni” để đăng bài, ghi hình phát trên các nền tảng mạng xã hội này.

Các bài đăng, clip được xác định là sai sự thật, xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín của ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng “Lò vôi”) và vợ là Nguyễn Phương Hằng, xâm phạm lợi ích hợp pháp của Công ty CP Đại Nam (Bình Dương) và Quỹ từ thiện Hằng Hữu.

Công an TP HCM xác định bà Hàn Ni đã có 4 phát ngôn đưa lên mạng xã hội các thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của cá nhân, tổ chức trái quy định pháp luật, vi phạm điểm d khoản 1 Điều 17 luật An ninh mạng.

Đối với ông Trần Văn Sỹ, Công an TP HCM xác định bị can này đã đăng thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty CP Đại Nam; đưa nội dung bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân ông Huỳnh Uy Dũng; xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà Nguyễn Phương Hằng.

Hôm 21/9, bà Hằng bị TAND TP HCM tuyên phạt 3 năm tù về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bà chấp nhận mức án, không kháng cáo.

Bản án sơ thẩm xác định, từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, bà Phương Hằng và Đặng Anh Quân (cựu giảng viên Trường đại học Luật TP HCM) cùng 3 nhân viên Công ty Đại Nam đã lợi dụng quyền tự do dân chủ, thực hiện 57 buổi livestream tại nhà riêng trên đường Nguyễn Thông (quận 3, TP HCM) và Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) có nội dung xúc phạm nghiệm trọng danh dự, uy tín của 10 người: ca sĩ Vy Oanh, Đàm Vĩnh Hưng, nghệ sĩ Hoài Linh, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên, nhà báo Hàn Ni, nhà báo Đức Hiển…

Với vai trò đồng phạm, Đặng Anh Quân (cựu giảng viên Trường Đại học Luật TP HCM) bị phạt 2 năm 6 tháng tù; Nguyễn Thị Mai Nhi, Huỳnh Công Tân, Lê Thị Thu Hà (nhân viên của bà Hằng) lĩnh 1 năm 6 tháng tù.

Các bị cáo phải liên đới bồi thường cho nhà báo Hàn Ni, bà Đinh Thị Lan 18 triệu đồng. Do ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Vy Oanh, vợ chồng Thuỷ Tiên… đã thay đổi yêu cầu, không buộc bà Hằng phải bồi thường nên tòa không xem xét.

Ông Trần Văn Sỹ
Ông Trần Văn Sỹ

Tin HOT>>Nóng: Ngọc Trinh tạo dáng lái mô tô nguy hiểm bị xử phạt 2 lỗi

Bà Nguyễn Phương Hằng đòi bồi thường 500 tỷ có khả thi hay không?

Theo một số luật sư: trong các vụ án hình sự, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của bị cáo gây ra. Thiệt hại có thể là thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.

Về nguyên tắc, các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường, không thỏa thuận được thì yêu cầu để tòa án giải quyết. Đương sự có quyền đưa ra yêu cầu mức bồi thường nhưng cũng có nghĩa vụ phải chứng minh yêu cầu đó có căn cứ và hợp pháp.

Đối với thiệt hại về vật chất, đương sự phải chứng minh có hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản làm cho tài sản bị mất, bị hư hỏng, giảm sút giá trị.

Đồng thời, phải có chứng cứ để chứng minh thiệt hại về tài sản đã xảy ra và thiệt hại đó có nguyên nhân trực tiếp từ lỗi của người phạm tội.

Riêng với thiệt hại như cơ hội đầu tư, cơ hội kinh doanh, lợi nhuận có thể thu được…, các luật sư nhận định rất khó có thể chứng minh mức độ thiệt hại, đặc biệt là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm không quá 10 tháng lương

Đối với thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín, các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định, nhưng không quá 10 tháng lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng, 10 tháng lương là khoảng 18 triệu đồng.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín là quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 584 bộ luật Dân sự năm 2015.

Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

Ngoài ra, người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Bà Nguyễn Phương Hằng yêu cầu bồi thường 500 tỷ đồng
Bà Nguyễn Phương Hằng yêu cầu bồi thường 500 tỷ đồng

Theo một số luật sư: việc bà Nguyễn Phương Hằng đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại với số tiền đặc biệt lớn thì bà Hằng sẽ phải có những chứng cứ đầy đủ, hợp lệ thì tòa án mới xem xét.

Việc bồi thường bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào quy định của pháp luật, trên cơ sở các chứng cứ mà đương sự có thể cung cấp, xuất trình trong quá trình giải quyết vụ án.

TIN HOT>>Vụ án bà Nguyễn Phương Hằng: bà Hằng còn ngồi tù bao lâu?

 

Nghe “tin đồn” người dân đổ xô đổi bằng lái

Dù quy định chưa bắt buộc, nhưng nghe tin đồn, nhiều người ở TP HCM vẫn xếp hàng nhiều giờ đổi giấy phép lái xe bằng giấy sang thẻ nhựa (PET), khiến các cơ sở cấp đổi quá tải. Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu vụ việc nóng này…

Lo lắng bằng lái mất hiệu lực trước 15/10

Lượng người quá đông, nhân viên phải liên tục phát loa yêu cầu họ “xuống chỗ ngồi, nghe gọi đúng tên để lên làm thủ tục”. Quanh khuôn viên phòng cấp đổi, nhiều người ngồi cặm cụi điền giấy tờ, một số tỏ ra mệt mỏi vì phải chờ lâu.

Anh Lê Văn Đại, 39 tuổi cho biết đến đây từ gần 6h, đã chờ hai tiếng nộp hồ sơ đổi bằng lái xe máy được cấp từ 2013. Nhận số thứ tự 90, anh dự kiến phải đợi đến chiều mới tới lượt. “Gần đây nghe thông tin phải đổi bằng lái giấy sang thẻ nhựa trước 15/10, nếu không sẽ mất hiệu lực nên tôi tranh thủ đi làm“, anh Đại nói.

Người dân chen chúc nộp hồ sơ để lấy số thứ tự đổi bằng lái tại trường dạy lái xe Tiến Bộ, sáng 12/10
Người dân chen chúc nộp hồ sơ để lấy số thứ tự đổi bằng lái tại trường dạy lái xe Tiến Bộ, sáng 12/10

Cùng với đó, nhiều người cũng tranh thủ đi đổi bằng lái để có thể tích hợp vào tài khoản định danh mức độ 2 (VNeID). “Công an khu vực nói giấy phép lái xe bằng giấy không tích hợp được nên tôi phải đi đổi để sau này không cần phải mang theo nữa”, anh Minh, ở Thủ Đức cho biết.

XEM THÊM >>“Nóng: Sẽ đổi 22 triệu giấy phép lái xe ?

Ún ùn đi đổi giấy phép lái xe đã hết hạn

Ngoài đổi bằng cũ, nhiều người ùn ùn đi đổi giấy phép lái xe đã hết hạn. Anh Quang Trung, 36 tuổi cho biết đã đến cơ sở này hai ngày để đổi bằng lái ôtô hạng D nhưng chưa xong.

Theo quy định, anh khám sức khỏe tại bệnh viện, nhập thông tin lên hệ thống rồi làm thủ tục online để đổi bằng lái hết hạn. Tuy nhiên, hệ thống quá tải buộc anh phải đến trực tiếp nơi cấp đổi. “5 năm trước chưa ứng dụng thủ tục online nhưng tôi làm rất nhanh chỉ 1-2 giờ là xong, nay phải đợi cả một buổi”, anh Trung nói.

Tại tổ cấp đổi giấy phép lái xe số 2 trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, quận 12, người dân cũng ngồi kín sảnh, cầu thang của trụ sở. Lúc 8h30, nhân viên thông báo ngừng nhận hồ sơ do vượt quá công suất và yêu cầu người dân nộp lại sau 12h30. Nhiều người phải ngồi vật vạ hàng giờ để chờ đến lượt.

Người dân chờ cấp đổi giấy phép tại cơ sở trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, quận 12
Người dân chờ cấp đổi giấy phép tại cơ sở trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, quận 12

Ông Phan Văn Dũng, Tổ trưởng tổ cấp đổi giấy phép lái xe số 2, cho biết trong 3-4 ngày trở lại đây, 5 nhân viên của tổ phải làm việc hết công suất nhưng không xuể. Một ngày đơn vị chỉ có thể giải quyết được 200 hồ sơ, song số người có nhu cầu gấp 3 lần. “Nhiều người chen lấn xô đẩy ngay khi vừa mở cửa khiến lực lượng bảo vệ phải vất vả để giữ trật tự”, ông Dũng nói.

Tin đồn không chính xác

Ông Ngô Đình Quang, Trưởng phòng Quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe (Sở Giao thông Vận tải TP HCM), cho biết một tuần qua đơn vị nhận hơn 1.500 hồ sơ cấp đổi bằng lái, tăng hơn 10% so với ngày thường. Lượng hồ sơ tăng đột biến do người dân nghe thông tin bằng lái xe máy giấy cấp từ 2012 về trước sắp hết hiệu lực nhưng đây là thông tin không chính xác.

Người dân chưa nắm thông tin rõ ràng nên đổ xô đi đổi bằng lái gây áp lực cho đơn vị“, ông Quang nói và cho biết dịp này nhiều người cũng tranh thủ đi đổi giấy phép sang thẻ nhựa để tích hợp vào app VNeID nên nhu cầu càng tăng. Ngoài ra, thời điểm này trùng với chu kỳ đổi sau 5-10 năm của bằng lái ôtô hạng C, D, F cấp từ 2013 nên lượng tài xế cần đổi giấy phép đổ dồn rất nhiều.

Theo ông Quang, để giảm tải, đơn vị đã mở thêm hai quầy cấp đổi hồ sơ tại cơ sở trên đường Tân Sơn Nhì, bổ sung nhân sự làm thêm giờ để đáp ứng nhu cầu. “Người dân chỉ nên yêu cầu cấp mới trong trường hợp bất khả kháng như mất, hư hỏng chứ không cần đổi bằng lái đang còn sử dụng được“, ông Quang nói.

Người dân xếp hàng, ngồi kín sảnh cơ sở tổ cấp đổi giấy phép tại trường dạy lái xe Tiến Bộ trên đường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú. 
Người dân xếp hàng, ngồi kín sảnh cơ sở tổ cấp đổi giấy phép tại trường dạy lái xe Tiến Bộ trên đường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú.

Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (Cục CSGT, Bộ Công an), cho biết tất cả bằng lái còn thời hạn dù là loại nào đều có giá trị sử dụng. Người dân không cần lo ngại việc dùng bằng lái giấy loại cũ cấp từ 2012-2013 sẽ bị phạt. Việc cấp đổi giấy phép lái xe sang loại PET là dự thảo luật, các cơ quan đang phối hợp xây dựng lộ trình để thông qua.

Theo Thông tư 12/2017, hệ thống giấy phép lái xe tại Việt Nam hiện có 11 loại và quy định rõ chức năng, giá trị sử dụng của từng loại bằng. Trong đó, bằng A1, A2 và A3 không có thời hạn. Hiện, giấy phép lái xe vật liệu PET đã được tích hợp vào VNeID để liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia. Trong tương lai, cơ quan chức năng sẽ kiểm soát giấy tờ liên quan người và xe thông qua VNeID.

Hệ thống của ngành giao thông đang quản lý 55,6 triệu giấy phép lái xe, cả ôtô và xe máy. Cục Đường bộ Việt Nam ghi nhận có khoảng 23,6 triệu giấy phép lái ôtô, xe máy chưa thể tích hợp trên VNeID do không đồng bộ dữ liệu cư dân.

TIN LIÊN QUAN>>Bị CSGT xử phạt tước bằng lái xe có được tham gia giao thông?

TIN LIÊN QUAN>>Bằng lái xe ô tô có thay cho bằng xe máy A1, A2?

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI