Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Vụ sạt lở, chết người ở Đà Lạt: Khởi tố 3 cán bộ liên quan

Công an TP Đà Lạt (Lâm Đồng) vừa khởi tố 3 cán bộ để điều tra hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vụ sạt lở tại hẻm 36 Hoàng Hoa Thám, TP Đà Lạt làm 2 người thiệt mạng thương tâm. Và hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là như thế nào? Mức xử phạt ra sao? Mời quí vị tiếp tục cùng xuphat.com tìm hiểu…

Thiếu trách nhiệm gây chết người

Ngày 17-10, Công an TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định khởi tố bị can 3 cán bộ, gồm: Mạc Phương Hải (39 tuổi), Trần Quốc Hà (27 tuổi), Võ Khánh Toàn (39 tuổi, cùng ngụ TP Đà Lạt) để điều tra hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Các bị can được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú, để phục vụ công tác điều tra.

Hiện trường vụ sạt lở taluy công trình từ hẻm 15/2 Yên Thế xuống hẻm 36 Hoàng Hoa Thám (Đà Lạt) khiến 2 người tử vong vào ngày 29-6.
Hiện trường vụ sạt lở taluy công trình từ hẻm 15/2 Yên Thế xuống hẻm 36 Hoàng Hoa Thám (Đà Lạt) khiến 2 người tử vong vào ngày 29-6.

Trong 3 người vừa bị khởi tố, ông Hải và ông Hà là cán bộ Đội Quản lý trật tự đô thị TP Đà Lạt trực thuộc Phòng Quản lý đô thị TP Đà Lạt. Ông Toàn là công chức địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường của UBND phường 10, TP Đà Lạt.

Theo điều tra ban đầu, ngày 17-4-2023, ông Hải, ông Hà đã phối hợp với ông Toàn kiểm tra công trình xây dựng kè chắn đất, đắp đất tại các thửa đất số 657, 658, 659 tờ bản đồ số 4 (tại hẻm 15/2 Yên Thế) nhưng không đối chiếu công trình thi công thực tế với bản vẽ thiết kế được phê duyệt, giấy phép xây dựng được cấp.

Tại thời điểm kiểm tra, chủ đầu tư, nhà thầu đang thi công kè móng, kè bê tông khu vực dưới hành lan an toàn đường điện, nhưng các cán bộ này vẫn cho phép tiếp tục thi công công trình.

Rạng sáng 29-6, công trình này sạt lở xuống hẻm 36 Hoàng Hoa Thám làm chết 2 người và gây thiệt hại nhiều nhà dân.

TIN ĐÁNG XEM>>Thắc mắc: Giết người xong tự sát vụ án sẽ được giải quyết ra sao?

Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc đơn vị thiết kế và thi công bờ kè taluy bị sạt lở

Trước đó ngày 13-7, Công an TP Đà Lạt đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Uy Vũ (39 tuổi, Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng Lê Nguyễn Lâm Đồng, đơn vị thiết kế và thi công bờ kè taluy bị sạt lở) và Dương Viết Phong (41 tuổi, cán bộ giám sát thi công) để điều tra hành vi vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.

Vụ sạt lở công trình xây dựng kè taluy hẻm 15/2 Yên Thế xuống hẻm 36 Hoàng Hoa Thám, phường 10, TP Đà Lạt xảy ra vào rạng sáng 29-6 khiến vợ chồng bà Nguyễn Thị Hồng Vẹn (45 tuổi) và ông Phạm Khánh (47 tuổi, cùng quê Phú Yên) tử vong, 3 người trong gia đình ông Bùi Thế Phiệt (64 tuổi) bị thương.

Hiện trường vụ sạt lở taluy công trình từ hẻm 15/2 Yên Thế xuống hẻm 36 Hoàng Hoa Thám (Đà Lạt)
Hiện trường vụ sạt lở taluy công trình từ hẻm 15/2 Yên Thế xuống hẻm 36 Hoàng Hoa Thám (Đà Lạt)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM>>Nóng: Sát hại cô gái bán hàng quần áo ở Bắc Ninh rồi tự tử

Mức xử phạt  cao nhất tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thuộc nhóm các tội phạm về chức vụ, được quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Đây là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây nên hậu quả nghiêm trọng.

Theo Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

“1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

  1. a) Làm chết người;
  2. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  3. c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  4. d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
  6. a) Làm chết 02 người;
  7. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  8. c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
  9. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
  10. a) Làm chết 03 người trở lên;
  11. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  12. c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
  13. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

XEM THÊM>>Đề nghị xử phạt nghiêm vụ tấn công thầy giáo trọng thương

 

Mức xử phạt hành vi sử dụng, làm giả giấy phép lái xe ra sao?

Hiện nay tình trạng rao bán giấy phép lái xe (hay còn gọi là bằng lái xe) rất phổ biến và không ít người cả tin đã sử dụng nó để đối phó CSGT. Về hành vi này nhiều người thắc mắc “Sử dụng bằng lái xe giả bị phạt bao nhiêu tiền?” Mời quí vị cùng xuphat.com cùng theo dõi để rút ra bài học kinh nghiệm nếu không muốn tiền mất hoạ mang…

Thế nào là bằng lái xe giả và cơ quan nào có thẩm quyền cấp bằng lái xe?

Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định các cơ quan dưới đây có thẩm quyền cấp bằng lái xe:

– Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước; Vụ Quản lý phương tiện và Người lái là tổ chức tham mưu giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).

– Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng được giao nhiệm vụ quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).

Như vậy, bằng lái xe không phải do các cơ quan có thẩm quyền trên cấp sẽ bị coi là bằng lái xe giả. Việc cấp và sử dụng bằng lái xe giả là trái với quy định của pháp luật. Vậy sử dụng bằng lái xe giả bị phạt bao nhiêu tiền?

Các fanpage quảng cáo và rao bán công khai bằng lái xe giả trên Facebook, với cam kết không cần học và sát hạch vẫn có bằng (Ảnh chụp màn hình).
Các fanpage quảng cáo và rao bán công khai bằng lái xe giả trên Facebook, với cam kết không cần học và sát hạch vẫn có bằng (Ảnh chụp màn hình).

TIN HOT>>Nóng: Sát hại cô gái bán hàng quần áo ở Bắc Ninh rồi tự tử

Sử dụng giấy phép lái xe giả bị phạt bao nhiêu tiền?

Việc xử phạt hành vi sử dụng bằng lái xe giả được quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ.
Hồ sơ, giấy phép lái xe giả bị cơ quan công an tỉnh Phú Thọ thu giữ
Hồ sơ, giấy phép lái xe giả bị cơ quan công an tỉnh Phú Thọ thu giữ

Sử dụng giấy phép lái xe giả sẽ không được cấp GPLX trong 05 năm

Theo quy định tại Thông tư 38/2019/TT-BGTVT:

Người tẩy xóa, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe; sử dụng giấy phép lái xe hoặc hồ sơ lái xe giả; sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; có hành vi gian dối khác để được đổi, cấp lại, cấp mới giấy phép lái xe thì giấy phép lái xe đó không có giá trị sử dụng.

Ngoài việc bị cơ quan quản lý giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe; hồ sơ gốc và cập nhật dữ liệu quản lý trên hệ thống giấy phép lái xe còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật; và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm; kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học; và sát hạch như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu.

ĐIỀU BẠN QUAN TÂM>>Cách tra cứu giấy phép lái xe trên Căn cước công dân gắn chip năm 2023

Làm giả giấy phép lái xe bị xử phạt ra sao?

Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội làm giả con dấu; tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

  1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức; hoặc sử dụng con dấu, tài liệu; hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật;thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
  3. a) Có tổ chức;
  4. b) Phạm tội 02 lần trở lên;
  5. c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
  6. d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng; hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

  1. e) Tái phạm nguy hiểm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
  3. a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
  4. b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  5. c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
  6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

TIN HOT>>“Nóng: Sẽ đổi 22 triệu giấy phép lái xe ?

 

 

1 tháng CSGT Lạng Sơn xử phạt hơn 1.400 trường hợp vi phạm nồng độ cồn 

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ đối với vi phạm về nồng độ cồn, không chấp nhận việc người vi phạm nhờ can thiệp để xin, giảm nhẹ mức xử phạt dù là bất kỳ ai. Với phương châm này, lực lượng CSGT Công an tỉnh Lạng Sơn đang tiếp tục phối hợp Công an các đơn vị, địa bàn triển khai quyết liệt việc kiểm tra, xử lý người có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

CSGT Lạng Sơn xử phạt “không vùng cấm”

Theo báo cáo, tính từ ngày 15/9 đến nay, toàn tỉnh Lạng Sơn đã kiểm tra nồng độ cồn đối với gần 30.000 lượt người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, trong đó đã phát hiện, xử lý 1.408 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, tổng số tiền phạt lên đến trên 6 tỷ đồng; tước giấy phép lái xe 1.068 trường hợp.

Tổ công tác CSGT Lạng Sơn kiểm tra nồng độ cồn đối với tài xế ô tô.
Tổ công tác CSGT Lạng Sơn kiểm tra nồng độ cồn đối với tài xế ô tô.

Khi phát hiện các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, ngoài xử phạt vi phạm hành chính, lực lượng CSGT đã phối hợp với Công an các huyện, thành phố tiến hành xác minh, gửi thông báo về nơi cư trú đối với 1.038 trường hợp; đã nhận được phản hồi 497 trường hợp, trong đó có 88 trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên vi phạm. Công an Lạng Sơn đã gửi thông báo để các cơ quan, đơn vị có trường hợp vi phạm về nồng độ cồn nắm và có hình thức xử lý theo quy định.

Theo Thượng tá Đặng Thái Thành, qua công tác kiểm tra, xử lý kết hợp với tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, người dân trên địa bàn đã có sự thay đổi nhận thức rõ rệt và từng bước hình thành thói quen “đã uống rượu, bia thì không lái xe”.

Tổ công tác  CSGT Lạng Sơn lập biên bản, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn
Tổ công tác  CSGT Lạng Sơn lập biên bản, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn

Trong thời gian tới, Phòng CSGT Công an tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp tăng cường tổ chức các ca kiểm tra chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn và các hành vi là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông. “Xử lý nghiêm minh với quan điểm không có vùng cấm, không có ngoại lệ kết hợp tuyên truyền” chính là mục tiêu quan trọng được lực lượng CSGT Lạng Sơn đề ra và quán triệt thực hiện nghiêm, nhằm làm thay đổi nhận thức, hình thành thói quen và xây dựng văn hóa giao thông “đã uống rượu bia thì không lái xe” trong mỗi người dân.

ĐIỀU BẠN QUAN TÂM>>Mức phạt nồng độ cồn xe máy, xe đạp và xe cơ giới mới nhất năm 2023

Vị trí các điểm lắp camera phạt nguội Lạng Sơn

Việc triển khai lắp đặt hệ thống camera thông minh giám sát giao thông và an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong những năm vừa qua đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông của các tài xế lái xe.

Hệ thống camera thông minh giám sát vi phạm trật tự an toàn giao thông được lắp đặt tại 16 vị trí trọng điểm trên 3 tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 1B, quốc lộ 4A của tỉnh Lạng Sơn với 29 bộ camera chuyên dùng, tạo thành chuỗi hệ thống trong việc phát hiện các phương tiện vi phạm Luật ATGT, đồng thời phục vụ cho công tác đấu tranh tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự cho tỉnh Lạng Sơn.

Sau đây là tổng hợp vị trí các điểm lắp camera phạt nguội Lạng Sơn:

  • Quốc lộ 1A đoạn qua Lạng Sơn
  • Quốc lộ 1B (điểm đầu tại thị trấn Đồng Đăng, Cao Lộc, Lạng Sơn)
  • Quốc lộ 4A đoạn qua Lạng Sơn
  • Nút giao đường Ngô Quyền – Nguyễn Lương Bằng
  • Nút giao ngã tư đường Hải Tân
  • Đối diện Viện Y học Cổ truyền
  • Đại lộ Võ Nguyên Giáp
  • Cầu Lộ Cương, hướng di chuyển vào thành phố

TIN NÓNG>>Nóng: Sát hại cô gái bán hàng quần áo ở Bắc Ninh rồi tự tử

 

Giết người xong tự sát vụ án sẽ được giải quyết ra sao?

Thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ án giết người dã man mà mới nhất là trọng án tại Bắc Ninh. Sau khi sát hại cô gái bán quần áo, nghi phạm nhảy sông tự sát mà theo nhiều người có thể vì nghi phạm cảm thấy hối hận, thấy tự trách, hay muốn chết cùng nạn nhân.

Hậu quả giết người còn đó thì sau khi nghi phạm chết phải giải quyết thế nào. Nghi phạm giết người chết thì vụ án có còn được tiếp tục điều tra hay không? Nghi phạm chết rồi thì ai phải chịu trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu ngay sau đây…

Trách nhiệm hình sự trong trường hợp hung thủ đã chết

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.

Người thực hiện hành vi giết người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong trường hợp nghi phạm duy nhất của vụ án lại tự sát, căn cứ Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS), vụ án sẽ không được khởi tố. Đồng thời, Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra theo quy định tại khoản Điều 230 BLTTHS.

Đối với trường hợp hung thủ gây án đã chết nhưng vụ án xác định còn có đồng phạm bao gồm những người tổ chức, xúi giục, giúp sức thì vụ án vẫn sẽ được điều tra, khởi tố và xử lý theo quy định của pháp luật.

Người có hành vi giết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Theo quy định tại khoản 7 Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, trong trường hợp vụ việc chỉ có một người duy nhất là hung thủ và có kết luận là người này đã chết mà không cần tái thẩm đối với người khác thì Viện kiểm sát không khởi tố vụ án hình sự.

Ngoài ra, nếu có căn cứ xác định trong vụ án còn có những đồng phạm khác hỗ trợ hung thủ thực hiện hành vi phạm tội thì những người này phải chịu trách nhiệm hình sự theo phán quyết của Tòa án.

Nghi phạm giết người phụ nữ ở Bắc Ninh được cho là đã tự sát
Nghi phạm giết người phụ nữ ở Bắc Ninh được cho là đã tự sát

TIN ĐÁNG XEM>>Tài xế ô tô vi phạm nồng độ cồn tông nhiều phụ huynh thương vong ở Bình Dương đối diện mức xử phạt nào?

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hung thủ đã chết

Theo khoản 1 Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015, những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Vì hung thủ đã giết người nên người thừa kế của hung thủ có nghĩa vụ bồi thường về tính mạng, tài sản và tinh thần cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nạn nhân.

Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mức bồi thường như sau:

Tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm gồm:

  • Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Tại Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm gồm:

  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm căn cứ quy định tại Điều 590 của Bộ luật Dân sự 2015;
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.

Nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.

Hung thủ sát hại Á khôi áo dài rồi phân xác ném xuống sông Hồng cũng tự sát nhưng bất thành
Hung thủ sát hại Á khôi áo dài rồi phân xác ném xuống sông Hồng cũng tự sát nhưng bất thành

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Hiện mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng. Như vậy mức bù đắp tổn thất về tinh thần cho người nhà nạn nhân tối đa là 149.000.000 đồng.

TIN NÓNG>>Đề nghị xử phạt nghiêm vụ tấn công thầy giáo trọng thương

 

Nóng: Sát hại cô gái bán hàng quần áo ở Bắc Ninh rồi tự tử

Những ngày qua liên tiếp xảy ra nhiều vụ án giết người dã man mà nạn nhân là các phụ nữ xinh đẹp. Vụ án mới nhất vừa xảy ra tại Bắc Ninh khi nghi phạm đã có vợ con ở Thái Nguyên dùng dao sát hại cô gái tại cửa hàng quần áo rồi nhảy sông tự tử. Sau đây là chi tiết vụ án gây rúng động dư luận…

Hiện trường vụ sát hại cô gái bán hàng quần áo ở Bắc Ninh rồi tự tử
Hiện trường vụ sát hại cô gái bán hàng quần áo ở Bắc Ninh rồi tự tử

Giết người rồi nhảy sông tự sát

Tối 17-10, thông tin từ Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết khoảng 15h cùng ngày, lực lượng chức năng tiếp nhận tin báo về vụ một cô gái bị người đàn ông dùng dao đâm nhiều nhát vào vùng đầu, cổ, bụng, ngực dẫn đến tử vong. Sau đó, nghi phạm sát hại cô gái bỏ trốn khỏi hiện trường.

Qua xác định, cơ quan công an cho hay vụ việc xảy ra tại phường Đại Phúc, TP Bắc Ninh. Nạn nhân là chị N.T.P., 27 tuổi, tạm trú TP Bắc Ninh.

Bước đầu, Công an tỉnh Bắc Ninh xác định nghi phạm là Nguyễn Văn Hiệp, 37 tuổi, trú Phổ Yên, Thái Nguyên. Hiệp đã có vợ và hai con ở Thái Nguyên.

Theo Công an tỉnh Bắc Ninh, qua lời khai của các nhân chứng, Hiệp nhiều lần đến gặp chị N.T.P. tại cửa hàng quần áo trên vào các buổi trưa.

Đến khoảng 15h ngày 17-10, Hiệp đến cửa hàng quần áo và xảy ra mâu thuẫn, cãi vã với nạn nhân.

Qua camera ghi tại hiện trường, Hiệp dùng dao nhọn đâm nhiều nhát khiến chị P. tử vong. Sau đó, Hiệp lái xe taxi màu xanh lá cây rời khỏi hiện trường.

Tại hiện trường, công an thu giữ một con dao dính máu.

Cũng theo Công an tỉnh Bắc Ninh, khoảng 16h30 chiều 17-10, lực lượng chức năng phát hiện chiếc taxi có đặc điểm trên đang đỗ trên cầu Thanh Trì, TP Hà Nội. Cơ quan chức năng còn thu giữ trên xe một điện thoại di động, một ví da có giấy tờ tùy thân của nghi phạm Nguyễn Văn Hiệp.

Theo lời kể của người dân, một nam thanh niên lái chiếc xe taxi nói trên đỗ trên cầu Thanh Trì, sau đó nhảy xuống sông Hồng mất tích.

Vụ sát hại cô gái bán hàng quần áo ở Bắc Ninh rồi tự tử
Vụ sát hại cô gái bán hàng quần áo ở Bắc Ninh rồi tự tử

TIN LIÊN QUAN>>Chứng kiến cô gái bị sát hại ở Thủ Đức nhưng bỏ đi có bị xử lý?

Khởi tố kẻ sát hại phân xác á khôi Hồ Yến Nhi

Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Tạ Duy Khanh, thủ phạm đã sát hại á khôi Hồ Yến Nhi rồi phân xác, phi tang xuống sông Hồng.

Theo đó, Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Tạ Duy Khanh (38 tuổi, quê Thái Bình) về tội giết người.

Trước đó, vào khoảng 12h30 ngày 13/10, Tổng đài cảnh sát 113, Công an thành phố Hà Nội nhận được tin báo của quần chúng về việc phát hiện một thi thể người bị phân mảnh tại bờ sông Hồng đoạn qua thôn 2 Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm.

Căn cứ kết quả điều tra, công an xác định nạn nhân là Hồ Yến Nhi (17 tuổi, trú quận Ba Đình, Hà Nội).

Đến 23h ngày 14/10, các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an thành phố đã phối hợp Công an tỉnh Thái Bình phát hiện, bắt nghi phạm Tạ Duy Khanh khi nghi phạm đang lẩn trốn tại Thái Bình.

Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Tạ Duy Khanh
Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Tạ Duy Khanh

Được biết: nghi phạm Tạ Duy Khanh đã có vợ con và hiện đang sinh sống ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Nơi Khanh lẩn trốn và bị công an bắt là nhà bố mẹ của nghi phạm ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Khi công an vây bắt Khanh tự sát nhưng bất thành…

TIN NÓNG>>>Đề nghị xử phạt nghiêm phụ huynh tấn công thầy giáo trọng thương

           –Thắc mắc: Giết người xong tự sát vụ án sẽ được giải quyết ra sao?

 

 

 

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI