Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Long An: 9 tháng 11.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

Liên quan xử lý xử phạt nồng độ cồn là 1 con số ấn tượng từ Long An. CSGT tỉnh Long An cho biết: qua  tăng cường, tuần tra, trong 9 tháng đầu năm 2023 đã xử lý nghiêm 11.000 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn. Mời quí vị cùng xuphat.com tiếp tục theo dõi điểm nóng vi phạm nồng độ cồn này nhé..

 Long An vi phạm nồng độ cồn “khủng”

Công an tỉnh Long An vừa thông tin kết quả thực hiện công tác TTATGT 9 tháng đầu năm 2023.

Theo đó, trong thời gian trên lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh đã kiểm tra, xử lý hơn 26.000 trường hợp vi phạm về trật tự, an toàn giao thông; phạt tiền trên 106 tỷ đồng; tước Giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn 5.806 trường hợp, tạm giữ 14.444 phương tiện.

Trong tổng số trường hợp vi phạm trên có hơn 11.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (chiếm hơn 44% tổng số vi phạm).

Lực lượng CSGT Long An lập biên bản xử lý  vi phạm nồng độ cồn
Lực lượng CSGT Long An lập biên bản xử lý  vi phạm nồng độ cồn

Cũng trong 9 tháng đầu năm, tại Long An xảy ra 131 vụ tai nạn giao thông, làm chết 93 người, bị thương 62 người.

So với cùng kỳ năm 2022, tăng 37 vụ, tăng 33 người chết, tăng 13 người bị thương. Nguyên nhân chủ yếu do vi phạm làn đường, phần đường; vượt xe, chuyển hướng không đúng quy định; không nhường đường, không chú ý quan sát…

TIN LIÊN QUAN>>Xử phạt nhiều vụ báo chốt kiểm tra nồng độ cồn bằng “tiếng lóng”

Long An “không có vùng cấm”

Theo Đại tá Trần Văn Hà (Phó Giám đốc Công an tỉnh) việc xử lý vi phạm nồng độ cồn phải thực hiện quyết liệt, hình thành ý thức “Đã uống rượu bia không lái xe” trong nhân dân; quá trình xử lý vi phạm phải triệt để, không né tránh theo đúng tinh thần “thượng tôn pháp luật”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, thông báo về cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ và kiến nghị có hình thức kỷ luật theo đúng quy định của pháp luật, của đảng, của từng cơ quan, đơn vị…

Long An xảy ra 131 vụ tại nạn giao thông, làm chết 93 người trong 9 tháng đầu năm 2023.
Long An xảy ra 131 vụ tại nạn giao thông, làm chết 93 người trong 9 tháng đầu năm 2023.

Cũng theo đại tá Hà, từ nay đến cuối năm 2023, lực lượng CSGT toàn tỉnh phối hợp các lực lượng chức năng tiếp tục thực hiện các chuyên đề tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự ATGT.

Đặc biệt, đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các chuyên đề nồng độ; chuyên đề vi phạm tốc độ; chuyên đề vi phạm quy định về “cơi nới” thùng xe, quá tải, quá khổ; chuyên đề tổng kiểm soát xe vận tải hành khách và xe container…

TIN NÓNG>>Nóng: Hải Phòng kiểm tra vi phạm nồng độ cồn tất cả xe tuyến huyết mạch

 

Nóng: Hải Phòng kiểm tra vi phạm nồng độ cồn tất cả xe tuyến huyết mạch

Trong diễn biến mới nhất chiến dịch lập lại ATGT và xử lý xử phạt vi phạm nồng độ cồn là điểm “nóng” tại Hải Phòng. Vào tối qua, tất cả các phương tiện ô tô, xe máy lưu thông qua khu vực chốt kiểm soát nồng độ cồn các tuyến huyết mạch ở Hải Phòng đều được yêu cầu dừng xe để kiểm tra.

Mời quí vị cùng xuphat.com theo dõi chi tiết chiến dịch đã và đang xảy ra tại Hải Phòng nơi mà lãnh đạo tỉnh tuyên bố “không có vùng cấm” trong xử phạt vi phạm nồng độ cồn…

Phát hiện nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn

Tối qua, Công an TP Hải Phòng và công an các quận, huyện đã lập các chốt kiểm tra xử phạt nồng độ cồn tại các tuyến giao thông huyết mạch.

Tại tuyến đường Lạch Tray, tổ công tác của Đội CSGT số 2 (Phòng CSGT, Công an TP Hải Phòng) lập chốt kiểm tra nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện. Tất cả các ô tô, xe máy lưu thông qua vị trí lập chốt đều được tổ công tác yêu cầu dừng xe kiểm tra.

Theo đó, tài xế ô tô chỉ cần hạ kính; tài xế xe máy vẫn ngồi trên xe, chỉ cần thổi vào máy đo nồng độ cồn để kiểm tra định tính. Quy trình này chỉ mất chừng 1-2 phút dừng xe, nếu kết quả kiểm tra định tính không xác định có nồng độ cồn, lái xe được mời tiếp tục hành trình.

Trường hợp kiểm tra định tính xác định có nồng độ cồn, lái xe sẽ được mời vào chốt để kiểm tra định lượng. Kết quả kiểm tra nồng độ cồn định lượng sẽ là căn cứ để tổ công tác lập biên bản xử phạt.

Nếu lái xe có sử dụng một số đồ ăn lên men trước đó thì họ có quyền đề nghị CSGT cho nghỉ ngơi 5-10 phút đồng thời uống nước cho sạch khoang miệng trước khi đo định lượng.

Nếu trước đó tài xế đã đo định lượng cũng được phép đề nghị lực lượng chức năng cho thổi lại để đảm bảo tính khách quan.

Qui trình kiểm tra vi phạm nồng độ cồn tại Hải Phòng chỉ mất chừng 1-2 phút.
Qui trình kiểm tra vi phạm nồng độ cồn tại Hải Phòng chỉ mất chừng 1-2 phút.

Cùng thời điểm này, tại quảng trường Nhà hát trung tâm TP Hải Phòng, Đội CSGT – trật tự, Công an quận Hồng Bàng đã tiến hành lập chốt kiểm tra xử lý vi phạm nồng độ cồn với người điều khiển phương tiện.

Đội thành lập hai ca trực, một ca trực từ 19h30 đến 21h, ca thứ hai từ 21h đến 23h. Mỗi ca trực gồm hai tổ.

Theo đó, một tổ thực hiện kiểm tra cố định tại quảng trường Nhà hát thành phố, một tổ thực hiện tuần tra lưu động, khi kiểm tra phát hiện người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn sẽ đưa về khu vực chỉ huy để lập biên bản xử lý.

Trong tối 6/10, tổ công tác đã phát hiện và xử phạt nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong đó có một nữ tài xế điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn với 0,039 miligam/lít khí thở.

Đáng nói, dù vi phạm nồng độ cồn, nhưng tại thời điểm kiểm tra, tổ công tác đã phải nhắc nhở, giải thích và hướng dẫn nhiều lần để nữ tài xế trên chấp hành. Với mức vi phạm trên, nữ tài xế đã bị thu giấy phép lái xe 11 tháng và bị tạm giữ phương tiện.

Người điều khiển phương tiện ở Hải Phòng đều cơ bản nghiêm chỉnh chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn.

CSGT Hải Phòng lập biên bản xử phạt nữ tài xế điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn
CSGT Hải Phòng lập biên bản xử phạt nữ tài xế điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn

 Không có vùng cấm khi xử lý xử phạt vi phạm nồng độ cồn

Đại tá Bùi Trung Thành, Phó giám đốc Công an TP Hải Phòng cho biết: Công an TP Hải Phòng chỉ đạo dừng tất cả các phương tiện, trực tiếp trưởng phòng CSGT và đội trưởng CSGT công an các quận, huyện có mặt để chỉ đạo xử lý vi phạm nồng độ cồn.

Lãnh đạo Công an TP Hải Phòng chỉ đạo hàng ngày, gửi tới các đơn vị như phòng CSGT, công an các quận, huyện với tinh thần là cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, không có vùng cấm, yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc chỉ đạo. Giám đốc Công an thành phố sẽ nghiêm khắc xử lý tập thể, cá nhân không không thực hiện đúng chỉ đạo của lãnh đạo bộ và giám đốc công an thành phố“, ông Thành cho hay.

Chánh văn phòng HĐND TP Hải Phòng, Chánh văn phòng Sở Ngoại vụ TP Hải Phòng, lãnh đạo Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an quận Hải An), nhà báo, giáo viên… bị kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn với những mức phạt rất cao lên tới vài chục triệu đồng. Đó là những ví dụ điển hình về việc xử lý nồng độ cồn không có vùng cấm mà lực lượng Công an Hải Phòng đang triển khai quyết liệt.

Theo Phòng CSGT, Công an TP Hải Phòng, trong một tháng qua, các tổ công tác CSGT trên địa bàn đã phát hiện, xử phạt 1.854 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (chiếm 26,7% số trường hợp vi phạm giao thông).

 

Xử phạt nhiều vụ báo chốt kiểm tra nồng độ cồn bằng “tiếng lóng”

Trong lúc Cục CSGT Bộ Công an đang phối hợp cùng CSGT nhiều tỉnh thành quyết liệt với xử lý xử phạt ATGT nhất là tình trạng vi phạm nồng độ cồn thì tại nhiều nơi một số đối tượng lập nhóm trên mạng xã hội để báo chốt kiểm tra vi phạm. Vụ việc mới nhất vừa xảy ra, một người đàn ông ở Vũng Tàu thừa nhận đã dùng các cụm từ lóng như “đang phát quà”, “phát bong bóng”, “phát đổi tiền ngoại tệ”, “chiếu phim”, “trung thu” để ra hiệu cho các thành viên trong nhóm biết vị trí cảnh sát kiểm tra xử phạt vi phạm nồng độ cồn. Còn tại Kon Tum một đối tượng khác cũng bị xử phạt với hành vi tương tự. Hành vi này phải đối mặt mức xử lý ra sao. Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu.

Chiêu trò dùng tiếng lóng để né chốt kiểm tra nồng độ cồn

Ngày 6/10, Đội CSGT Công an thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) mời anh T.V.T (44 tuổi) đến làm việc về hành vi đăng thông tin báo chốt kiểm tra nồng độ cồn lên mạng xã hội.

Trước đó, giai đoạn tháng 4-9/2023, Công an thành phố Vũng Tàu phát hiện một tài khoản Facebook nhiều lần đăng thông tin lên hội nhóm với nội dung thông báo vị trí chốt kiểm tra nồng độ cồn của cánh sát giao thông. Từ thông tin trên, các thành viên trong hội nhóm đều biết các tuyến đường có tổ kiểm tra nồng độ cồn để né tránh.

Qua xác minh, công an xác định anh T là người đã đăng tải những thông tin báo chốt lên mạng.

Anh T sử dụng tiếng lóng để đăng thông báo về vị trí chốt cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn.
Anh T sử dụng tiếng lóng để đăng thông báo về vị trí chốt cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn.

Tại buổi làm việc, anh T thừa nhận đã dùng các từ như “đang phát quà”, “phát bong bóng”, “phát đổi tiền ngoại tệ”, “chiếu phim”, “trung thu” để ra hiệu cho các thành viên trong nhóm biết vị trí kiểm tra xử phạt nồng độ cồn.

Sau khi làm việc, Công an thành phố Vũng Tàu đã lập hồ sơ để xử phạt anh T theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

TIN LIÊN QUAN>>Mức phạt nồng độ cồn xe máy, xe đạp và xe cơ giới mới nhất năm 2023

Đừng giỡn mặt với luật pháp

Trước đó, Công an tỉnh Kon Tum cũng vừa tiến hành làm việc với ông Đ.T.H (trú phường Trường Chinh, TP Kon Tum) để làm rõ về hành vi tạo lập, điều hành và quản trị nhóm zalo nhằm thông báo cho nhiều người né chốt kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng Cảnh sát giao thông khi ra quân thực hiện công tác kiểm tra.

Tại cơ quan công an, Đ.T.H đã khai nhận hành vi thành lập nhóm zalo hoạt động ở chế độ công khai để các thành viên đăng tải nhiều nội dung, thông tin thông báo địa điểm lực lượng Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ kiểm tra nồng độ cồn để các thành viên biết và “né chốt”, tránh bị xử phạt vi phạm khi tham gia giao thông trong trạng thái đã sử dụng rượu bia.

Điều đặc biệt, các thành viên trong nhóm hoạt động rất tinh vi, tích cực. Đáng chú ý hơn, các thành viên còn quy ước sử dụng những từ ngữ thay thế, tiếng lóng như “quán nhậu”, “múa lân”, “hát kara”, “hát hò”, “bướm đậu”, “ong xanh”, “ong vàng”, “hút mật”, “bắn pháo hoa”... kèm theo đó là địa điểm để ám chỉ các vị trí mà lực lượng công an đang làm nhiệm vụ.

Việc làm này gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của lực lượng chức năng, tạo điều kiện cho những người vi phạm nắm được thông tin, đối phó với việc xử lý vi phạm của CSGT, ảnh hưởng xấu đến công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Trên cơ sở tài liệu thu thập, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H. theo quy định tại điểm e, khoản 3, Điều 102, Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP) của Chính phủ.

Lực lượng Công an làm việc với ông H để làm rõ về hành vi vi phạm.
Lực lượng Công an làm việc với ông H để làm rõ về hành vi vi phạm.

Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không tham gia các hội nhóm có hoạt động thông báo chốt kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng Cảnh sát giao thông hoặc các hội nhóm khác có hoạt động tương tự gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của lực lượng chức năng, qua đó, góp phần giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.

TIN HOT>>Người đàn ông đòi đốt xe khi bị Cục CSGT kiểm tra vi phạm nồng độ cồn

 

 

 

Người đàn ông đòi đốt xe khi bị Cục CSGT kiểm tra vi phạm nồng độ cồn

Khi bị cán bộ Cục CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, người đàn ông đi xe máy cầm bật lửa và rút ống xăng xe để gây áp lực. Vụ việc vừa xảy ra vào tối 5.10 khi tổ công tác của Cục CSGT (Bộ Công an) phối hợp Công an TP.Mỹ Tho, Tiền Giang kiểm tra nồng độ cồn đối với người lái ô tô và xe máy khu vực nội ô TP.Mỹ Tho.

Lập biên bản xử phạt nhiều người chạy xe máy vi phạm nồng độ cồn

Theo ghi nhận, tại chốt kiểm tra ở ngã tư đường Lý Thường Kiệt – Trần Hưng Đạo, hầu hết người lái xe khi được yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn đều chấp hành. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ kiểm tra, tổ công tác phát hiện và lập biên bản xử lý nhiều người chạy xe máy vi phạm nồng độ cồn.

Lực lượng Cục CSGT chặn dừng một ô tô để kiểm tra vi phạm nồng độ cồn người điều khiển
Lực lượng Cục CSGT chặn dừng một ô tô để kiểm tra vi phạm nồng độ cồn người điều khiển

Cá biệt, một người đàn ông khoảng 50 tuổi chạy xe máy biển số 63X4-6439 trên đường Trần Hưng Đạo, trong lúc dừng chờ đèn đỏ thì CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn. Khi dắt xe vào lề, người này bất ngờ cầm bật lửa và ngồi xuống rút ống xăng xe, làm xăng chảy tràn xuống đường để gây áp lực với tổ công tác; đồng thời cho rằng “chỉ uống có vài ly mà làm dữ vậy”.

TIN LIÊN QUAN>>Mức phạt nồng độ cồn xe máy, xe đạp và xe cơ giới mới nhất năm 2023

CSGT nhanh chóng khóa xăng xe của người đàn ông vi phạm nồng độ cồn
CSGT nhanh chóng khóa xăng xe của người đàn ông vi phạm nồng độ cồn

Hành vi nguy hiểm

Phát hiện sự việc, tổ công tác nhanh chóng khống chế người đàn ông và tước bật lửa, khóa xăng xe. Sau khi được giải thích, người đàn ông mới chấp hành kiểm tra nồng độ cồn. Kết quả, người này vi phạm ở mức 0,689 mg/l khí thở. Tổ công tác lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ xe.

Sau một lúc được giải thích, người đàn ông mới chấp hành kiểm tra nồng độ cồn và ký biên bản vi phạm
Sau một lúc được giải thích, người đàn ông mới chấp hành kiểm tra nồng độ cồn và ký biên bản vi phạm

Đến hơn 21 giờ cùng ngày, một tài xế lớn tuổi điều khiển ô tô 4 chỗ lưu thông trên đường Lý Thường Kiệt dừng chờ đèn đỏ, CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn. Kết quả kiểm tra cho thấy, người này vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,262 mg/l khí thở, bị tổ công tác lập biên bản vi phạm, tạm giữ ô tô. Người này cho biết, đi ăn đám giỗ về có uống rượu bia.

Một thành viên tổ công tác của Cục CSGT cho biết, thời gian qua, các địa phương đã ra quân xử lý quyết liệt nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô và xe máy. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chủ quan, điều khiển xe khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

XEM THÊM>>Bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn người đàn ông nói do… uống nước ép hoa quả

TIN HOT>>Manh động húc xe vào CSGT đo nồng độ cồn ở Bình Dương rồi bỏ chạy

Bị CSGT xử phạt tước bằng lái xe có được tham gia giao thông?

Trong rất nhiều tình huống vi phạm giao thông có thể bị tước bằng lái xe, trong đó người lái xe máy, ô tô tham gia giao thông nếu vi phạm các lỗi dưới đây có thể bị CSGT tước bằng lái xe đến 2 năm. Vậy trong trường hợp bị tước bằng lái xe thì có quyền tham gia giao thông không? Mời quí vị cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây, quí vị nhé!

Bằng lái xe (giấy phép lái xe) là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể, cho phép người đó được vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới như: xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách…

Vi phạm xử phạt nồng độ cồn cao có thể bị tước bằng lái xe 2 năm
Vi phạm xử phạt nồng độ cồn cao có thể bị tước bằng lái xe 2 năm

TIN NÓNG>>Mức phạt nồng độ cồn xe máy, xe đạp và xe cơ giới mới nhất năm 2023

Những lỗi vi phạm giao thông có thể bị tước bằng lái xe 2 năm

Nghị định 123/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, giao thông… quy định người lái xe máy, ô tô… nếu vi phạm các lỗi dưới đây thì bị tước bằng lái xe từ 22 – 24 tháng.

Trong thời gian tước bằng lái xe thì không được điều khiển xe

Theo lãnh đạo 1 đội CSGT tại TP.HCM, tước bằng lái xe là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước bằng lái xe thì không được điều khiển xe. Thời hạn tước bằng lái xe có thể từ 1 – 24 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.

Cụ thể, CSGT cho biết các lỗi vi phạm bị tước bằng lái xe đến 2 năm gồm:

  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở.
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
  • Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Ngoài bị tước bằng lái xe, người lái ô tô vi phạm 4 lỗi trên sẽ bị phạt từ 30 – 40 triệu đồng. Người lái xe máy vi phạm 4 lỗi trên cũng bị phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng.

CSGT lưu ý, trong thời gian bị tước quyền sử dụng bằng lái xe, người bị tước không được điều khiển phương tiện ghi trong giấy phép lái xe bị tước quyền sử dụng để tham gia giao thông, nếu vi phạm sẽ bị phạt tiếp với lỗi không có giấy phép lái xe.

Trong thời gian bị xử phạt tước bằng lái xe thì không được điều khiển xe
Trong thời gian bị xử phạt tước bằng lái xe thì không được điều khiển xe

Mức phạt không có bằng lái xe

– Đối với xe máy:

  • Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng với người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3.
  • Phạt tiền từ 4 – 5 triệu đồng với người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên.

– Đối với xe ô tô, máy kéo: Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng.

TIN NÓNG>>1 tháng gần 200 công chức, cán bộ vi phạm nồng độ cồn bị xử phạt

 

 

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI