Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Người tạt chất bẩn vào cô dâu, chú rể ngày cưới đối mặt mức xử phạt nào?

Những ngày qua, cộng đồng mạng  xôn xao clip quay cảnh cô dâu, chú rể bị tạt chất bẩn ngay cổng đám cưới của họ. Được biết, clip trên quay một đám cưới ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Theo điều tra, người gây ra vụ việc khó tin này là người yêu cũ của chú rể gây ra.

Liên quan vụ việc, nhiều người thắc mắc hành vi đáng phẫn nộ này sẽ bị xử lý ra sao? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu nhé.

Ra tay ngay ngày trọng đại của người yêu cũ

Ngày 4-10, cộng đồng mạng xã hội xôn xao clip quay cảnh cô dâu, chú rể bị tạt chất bẩn là phân heo ngay cổng hôn trường. Nhiều người đưa rước dâu cũng bị vạ lây.

Theo điêu tra ban đầu clip trên quay lại sự việc xảy ra tại một đám cưới ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Người gây ra vụ việc là người yêu cũ của chú rể sau đó phải nhập viện cấp cứu, chữa trị vết thương do người nhà nạn nhân “động tay động chân”.

Được biết trước đó hai người có quan hệ tình cảm nhưng bị gia đình ngăn cấm, nay chú rể cưới người khác nên đối tượng ra tay để trả thù.

Cô dâu và chú rể bị tạt chất bẩn vào người ngay tại lễ cưới. Ảnh cắt từ clip
Cô dâu và chú rể bị tạt chất bẩn vào người ngay tại lễ cưới. Ảnh cắt từ clip

 

TIN NÓNG>>Cần biết giới hạn khi phát ngôn trên mạng để không bị xử phạt

Hành vi tạt chất bẩn vào người khác đối diện mức xử phạt nào?

Theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021, người nào đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá… vào người, nhà ở, nơi ở, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh… thì bị phạt tiền 3-5 triệu đồng.

Theo quy định tại Điều 68 Nghị định 144/2021 thì trong trường hợp này, chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính đến 5 triệu đồng.

Ở mức độ nghiêm trọng hơn, người tạt chất bẩn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trậ tự công cộng theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Khung hình phạt nhẹ nhất của tội này là bị phạt tiền 5-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Hoặc người tạt chất bẩn cũng có thể bị xử lý về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 BLHS. Khung hình phạt nhẹ nhất của tội này là phạt cảnh cáo, phạt tiền 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm.

Tạt chất bẩn làm nhục người khác có thể bị xử lý hình sự
Tội làm nhục người khác có thể bị xử lý hình sự

Hiện còn quá sớm để khẳng định người tạt chất bẩn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không vì sự việc mới diễn ra, cơ quan chức năng đang làm việc, đang lấy lời khai của những người liên quan nên chưa thể biết người tạt chất bẩn nhằm mục đích gì, động cơ, mục đích tạt chất bẩn là gì; chưa đánh giá được mức độ thiệt hại, mức độ hậu quả do hành vi tạt chất bẩn gây ra.

Theo các luật sư, bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng cần xác định nguồn phát tán đoạn clip trên mạng là ai, có xuất phát từ chính người đã thực hiện hành vi tạt chất bẩn hay không vì tình tiết sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội là tình tiết định khung hình phạt của tội làm nhục người khác.

TIN HOT>>Bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn do “ăn hoa quả” phải làm sao?

 

 

Bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn do “ăn hoa quả” phải làm sao?

Khi bị CSGT kiểm tra phát hiện xử phạt vi phạm nồng độ cồn nhiều người vẫn nhất mực mình chỉ vừa ăn trái cây hoặc uống nước trái cây thậm chí là thuốc trị bệnh chứ không có uống bia rượu. Thế nhưng luật là luật và con số hiển thị trên máy đo nồng độ cồn thì khó lòng chối cãi hay giải thích. Vậy làm thế nào để tránh rơi vào tình huống bị xử phạt hi hữu như thế này? Giải pháp “vi diệu” sẽ có ở cuối bài viết này quí vị nhé..

Các nhà làm Luật nói gì?

Hiện nay nhiều người dân thắc mắc khi ăn uống một số loại trái cây có đường, thực phẩm chế biến có thêm rượu bia, một số loại thuốc có dung môi cồn sẽ có nồng độ cồn trong hơi thở. Như vậy liệu có bị phạt khi tham gia giao thông?

Về vấn đề này, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cơ quan soạn thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia cho rằng người dân không cần quá lo lắng.

Theo bà Trang, đây không phải là vấn đề mới vì quy định người lái ôtô không được có nồng độ cồn trong máu và khí thở đã có từ Luật Giao thông Đường bộ 2009 và đến nay thực hiện vẫn bình thường, chưa có phản ánh nào về việc cảnh sát phạt lái xe có độ cồn do ăn các loại thực phẩm này.

Trong các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là những sản phẩm có đường như nho, sầu riêng, chuối… dễ để lại nồng độ cồn trong cơ thể nhưng rất nhỏ, không đáng kể.

“Thực tế thì hàm lượng cồn từ các loại thực phẩm này rất thấp, tuỳ thuộc vào lượng sử dụng, thời điểm đo độ cồn và cũng suy giảm, đào thải rất nhanh. Thông thường sau khi ăn mọi người chỉ cần uống nước lọc, xúc miệng và sau khoảng 15-30 phút thì sẽ không còn nồng độ cồn. Không phải cứ ăn xong ra đường là cảnh sát chặn lại thổi phạt”- bà Trang cho biết.

Bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn người đàn ông này nói chỉ uống nước hoa quả pha mật ong
Bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn người đàn ông này nói chỉ uống nước hoa quả pha mật ong

Việc dừng xe kiểm tra độ cồn chỉ xảy ra khi bạn có dấu hiệu vi phạm như mặt đỏ gay, đi loạng choạng, phóng nhanh, vượt ẩu, khi có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được phê duyệt hoặc khi bạn phạm một lỗi khác mà cảnh sát nghi ngờ bạn có uống rượu bia.

Các bác sĩ nói gì?

Liên quan đến vấn đề này, BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng cho biết, việc uống các siro có cồn, hoa quả  lên men hay ăn rượu nếp, tức là cũng hấp thu một lượng rượu nhất định.

Nếu vừa uống hay vừa ăn xong thì có thể có nồng độ rượu trong máu và hơi thở ở mức độ nào đó nhưng do lượng rượu này rất thấp nên cơ thể sẽ chuyển hóa hết rất nhanh.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), một số loại trái cây rất phổ biến và được nhiều người ưa dùng như: Vải, sầu riêng, nho, xoài, dứa… cũng chứa nồng độ cồn cao hơn các loại trái cây khác.

Nguyên nhân dẫn đến điều này là do các loại trái cây, đặc biệt là vải chứa hàm lượng đường rất cao. Khi để ở môi trường không khí dễ bị lên men, dẫn đến hiện tượng đường hóa rượu vừa nhanh và nồng độ cũng cao hơn các loại trái cây khác. Tuy nhiên lượng cồn trong trái cây không đủ để xử phạt vi phạm nồng độ cồn.

Các bác sĩ cũng khuyên rằng: dù cồn hoa quả hay cồn trong bia rượu cũng cùng là một loại cồn, kể cả là ít hay nhiều. Do vậy, khi tham gia giao thông, tốt nhất là các lái xe nên tránh ăn nhiều các sản phẩm này, hoặc sau khi ăn xong nên súc miệng kỹ để lượng cồn bay hết trong khoang miệng trước khi lưu thông trên đường.

Vải được xem là dễ làm vi phạm nồng độ cồn
Vải được xem là dễ làm vi phạm nồng độ cồn

Điều bạn quan tâm>>>Mức phạt nồng độ cồn xe máy, xe đạp và xe cơ giới mới nhất năm 2023

Đại diện Cục CSGT nói gì?

Vừa qua, Cục Cảnh sát Giao thông (CSGT) – Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị thông tin công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đầu năm 2023 của lực lượng CSGT.

Tại Hội nghị, trả lời thắc mắc về trường hợp người uống siro, nước hoa quả vi phạm , nồng độ cồn thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó cục trưởng Cục CSGT, cho biết: hiện nay ngưỡng xử lý vi phạm nồng độ cồn đã được quy định rõ trong Nghị định 100 và các quy định hiện hành. Theo đó, những trường hợp uống nước hoa quả, siro mà vi phạm nồng độ cồn là rất hi hữu.

Quy trình xử lý nồng độ cồn chúng tôi đã tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tham mưu các cơ quan chuyên môn của bộ y tế và các bộ ngành có liên quan và tuân thủ theo luật và những quy định hiện hành. Để xác định người vi phạm nồng độ cồn, ngoài việc thực hiện theo nghiệp vụ, chúng tôi sẽ đo theo 2 mức, đo định tính trước, sau đó mới đo định lượng. Chính vì vậy, gần như khi không có trường hợp nào bị xử lý sai về kết quả nồng độ cồn”– thiếu tướng Đức nói.

Tài xế nữ bất an vì thường ăn nhiều hoa quả
Tài xế nữ bất an vì thường ăn nhiều hoa quả

Giải tỏa nổi lo uống nước hoa quả cũng vi phạm nồng độ cồn

Phía Cảnh sát giao thông cũng cho biết, công dân có quyền giải trình về hành vi của mình. Do đó, nếu không uống rượu, bia mà bị phát hiện có nồng độ cồn, tài xế cần giải thích lý do và xin nghỉ ngơi thêm 10 đến 15 phút sau đó thổi nồng độ cồn cồn lần hai hoặc xin đổi sang hình thức xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.

Độ cồn gây ra bởi thực phẩm lên men sau khi ăn vốn đã ít lại được chuyển hóa nhanh trong cơ thể nên chỉ cần ngồi nghỉ ngơi một lát rồi thổi lại nồng độ cồn thì sẽ cho chỉ số bằng 0.

Hay như với lựa chọn xét nghiệm máu, do lượng cồn từ hoa quả lên men rất thấp nên kết quả xét nghiệm máu thường cũng sẽ cho chỉ số bằng 0. Nhờ đó, tài xế sẽ không bị xử phạt.

TIN NÓNG TRONG NGÀY>>Bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn người đàn ông nói “do uống nước ép hoa quả”?

XEM THÊM>>Vì sao uống bia, rượu tối hôm trước hôm sau vẫn vi phạm nồng độ cồn?

 

 

Bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn người đàn ông nói do… uống nước ép hoa quả

Bị kiểm tra nồng độ cồn vào tối ngày 4/10, người đàn ông 47 tuổi ở Quận 6 (TPHCM) trình bày do uống nước ép hoa quả với mật ong chứ không sử dụng rượu, bia. Mời quí vị tiếp tục theo dõi vụ việc “nóng” này…

Uống nước hoa quả nhưng nồng độ cồn ở mức 0,08 mg/lít khí thở

Tối 4/10, Đội CSGT Chợ Lớn thuộc Phòng CSGT (PC08) Công an TPHCM ra quân kiểm tra nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông trên địa bàn đảm trách.

Phát hiện người đàn ông đi xe máy có dấu hiệu say xỉn đang dừng đèn đỏ tại giao lộ Võ Văn Kiệt – Hải Thượng Lãn Ông, tổ công tác tiếp cận mời vào kiểm tra nồng độ cồn.

Ông B.A.T ký vào biên bản vi phạm nồng độ cồn
Ông B.A.T ký vào biên bản vi phạm nồng độ cồn

Kết quả, người đàn ông này vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,08 mg/lít khí thở. Qua kiểm tra giấy tờ, người đàn ông khai tên B.A.T (47 tuổi, ngụ quận 6) và cho biết, tối cùng ngày, ông có uống nước mật ông trộn chung với nước ép hoa quả cùng người thân, chứ không có… uống rượu, bia.

CSGT TPHCM xử phạt quyết liệt “không có vùng cấm, không ngoại lệ”

Ít phút sau, tổ công tác tiếp tục phát hiện người đàn ông đi xe máy không vững vàng nên yêu cầu vào chốt để kiểm tra.

Do người đàn ông không thổi nồng độ cồn đúng cách nên lực lượng chức năng mất gần 10 phút hướng dẫn thì mới đo được. Kết quả, người đàn ông này vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,09 mg/lít khí thở. Người này khai tên C.T.M (36 tuổi, quê Ninh Thuận) và sau giờ làm có uống 2 lon bia, chứ không dám uống nhiều.

Lực lượng CSGT kiểm tra vi phạm nồng độ cồn đối với ông M
Lực lượng CSGT kiểm tra vi phạm nồng độ cồn đối với ông M

Với lỗi vi phạm trên, ông T và ông M bị lập biên bản tạm giữ phương tiện, phạt tiền ở mức từ 2-3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 10-12 tháng.

Theo ghi nhận, hơn một giờ ra quân, Đội CSGT Chợ Lớn kiểm tra 36 trường hợp và chỉ có 2 người vi phạm nồng độ cồn.

Là một trong các trường hợp được mời vào kiểm tra, ông N.V.A (50 tuổi, ngụ quận 8) cho biết, mức xử phạt với người tham gia giao thông mà sử dụng rượu, bia là rất cao nên ông không dám uống. “Đi xe máy là tôi không dám nhậu. Lỡ bị phạt thì không biết lấy tiền đâu mà nộp”, ông A chia sẻ.

Tương tự, anh H.V.P (32 tuổi, ngụ quận 6) cho biết, luật quy định rất nghiêm về xử phạt đối với người lái xe mà sử dụng rượu, bia vì nguy cơ tai nạn giao thông rất cao. “Bản thân mình phải tự nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Lái xe mà uống rượu, bia thì rất nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh”, anh P cho hay.

Các trường hợp vi phạm nồng độ cồn đều bị lực lượng CSGT lập biên bản xử phạt
Các trường hợp vi phạm nồng độ cồn đều bị lực lượng CSGT lập biên bản xử phạt

Đại diện Phòng PC08 cho biết, quá trình thực thi nhiệm vụ, lực lượng CSGT đã được quán triệt phải xử lý nghiêm đối với tất cả các trường hợp vi phạm theo quan điểm “không có vùng cấm, không ngoại lệ” theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công an.

Trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn là cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên thì lực lượng CSGT sẽ tiến hành ghi nhận các loại giấy tờ có liên quan, xác minh và gửi thông báo vi phạm đến cơ quan công tác để tổ chức kiểm điểm, xử lý theo quy định.

TIN NÓNG XEM NGAY>>Cấp dưới nhậu xỉn lái xe, “sếp” đứng đầu có thể bị xử phạt

Cục CSGT nói gì về việc uống nước hoa quả cũng vi phạm nồng độ cồn?

Vừa qua, Cục Cảnh sát Giao thông (CSGT) – Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị thông tin công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đầu năm 2023 của lực lượng CSGT.

Tại Hội nghị, trả lời thắc mắc về trường hợp người uống siro, nước hoa quả vi phạm , nồng độ cồn thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó cục trưởng Cục CSGT, cho biết: hiện nay ngưỡng xử lý vi phạm nồng độ cồn đã được quy định rõ trong Nghị định 100 và các quy định hiện hành. Theo đó, những trường hợp uống nước hoa quả, siro mà vi phạm nồng độ cồn là rất hi hữu.

Những trường hợp uống nước hoa quả, siro mà vi phạm nồng độ cồn là rất hi hữu
Những trường hợp uống nước hoa quả, siro mà vi phạm nồng độ cồn là rất hi hữu

Quy trình xử lý nồng độ cồn chúng tôi đã tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tham mưu các cơ quan chuyên môn của bộ y tế và các bộ ngành có liên quan và tuân thủ theo luật và những quy định hiện hành. Để xác định người vi phạm nồng độ cồn, ngoài việc thực hiện theo nghiệp vụ, chúng tôi sẽ đo theo 2 mức, đo định tính trước, sau đó mới đo định lượng. Chính vì vậy, gần như khi không có trường hợp nào bị xử lý sai về kết quả nồng độ cồn”– thiếu tướng Đức nói.

TIN HOT>>Thắc mắc: Bị CSGT xử phạt vi phạm giao thông có được đề nghị xem lại hình ảnh phạm lỗi?

 

 

Thắc mắc: Bị CSGT xử phạt vi phạm giao thông có được đề nghị xem lại hình ảnh phạm lỗi?

Người vi phạm giao thông có thể đề nghị Cảnh sát giao thông (CSGT) cho xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm giao thông không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Mời quí vị cùng tìm hiểu…

Được phép

Theo điều 19, Thông tư 32/2023/TT-BCA, người vi phạm giao thông có thể đề nghị  (CSGT) cho xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm.

Bộ Công an đã ban hành Thông tư 32/2023 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT.

Trong đó, Thông tư 32/2023/TT-BCA có quy định rõ việc phát hiện vi phạm hành chính thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ở điều 19.

Người vi phạm giao thông được quyền yêu cầu xem lại hành vi phạm lỗi
Người vi phạm giao thông được quyền yêu cầu xem lại hành vi phạm lỗi

Cụ thể, cán bộ CSGT sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện, thu thập hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có trách nhiệm hợp tác theo yêu cầu kiểm tra, kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ CSGT.

Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; được thống kê, lập danh sách, in thành bản ảnh hoặc bản ghi thu về hành vi vi phạm và lưu giữ trong hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an về công tác hồ sơ.

TIN HOT>>Mức phạt nồng độ cồn xe máy, xe đạp và xe cơ giới mới nhất năm 2023

Hiện tại Cục CSGT phối hợp CSGT các tỉnh thành rất quyết liệt với xử phạt nồng độ cồn
Hiện tại Cục CSGT phối hợp CSGT các tỉnh thành rất quyết liệt với xử phạt nồng độ cồn

Có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2023

Khi phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm pháp luật của người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện như sau:

Tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định. Trường hợp người vi phạm đề nghị được xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm, Tổ Cảnh sát giao thông cho xem tại nơi kiểm soát; nếu chưa có thông tin, hình ảnh, kết quả tại nơi kiểm soát thì hướng dẫn người vi phạm xem khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị;

Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông vi phạm để kiểm soát, xử lý vi phạm thì thực hiện theo quy định tại Điều 28 Thông tư này.

Thông tư 32/2023/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2023.

XEM toàn bộ hông tư 32/2023/TT-BCA>>Bấm VÀO ĐÂY!

 

Những trường hợp không cần đội mũ bảo hiểm khi lái xe vẫn không bị CSGT xử phạt

Đội nón bảo hiểm khi lái xe máy hiện là thói quen của tất cả mọi người nếu không muốn bị xử phạt. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp tham gia giao thông bằng các phương tiện theo quy định đều phải đội mũ bảo hiểm. Vậy trường hợp nào không cần đội mũ bảo hiểm khi lưu thông? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu ngay sau đây…

Đối tượng nào không cần đội mũ bảo hiểm?

Điểm k khoản 2 Điều 6 và điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định này đã ghi nhận 03 trường hợp ngoại lệ không bị xử phạt nếu không đội mũ bảo hiểm đối với người được chở là:

  • Người bệnh cần đưa đi cấp cứu;
  • Trẻ em dưới 06 tuổi;
  • Người bị áp giải do có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, có thể thấy, người điều khiển xe (người ngồi trước) trong mọi trường hợp đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách. Trong khi đó, người ngồi sau có thể không cần đội mũ bảo hiểm nếu thuộc một trong 03 trường hợp trên.

Trẻ em trên 6 tuổi bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm
Trẻ em trên 6 tuổi bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm

Trường hợp có mũ bảo hiểm nhưng vẫn bị phạt?

Khi tham gia giao thông không chỉ cần đội mũ bảo hiểm mà theo Nghị định 100, người điều khiển xe phải đội loại “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” và cài quai đúng quy cách.

Trong đó, tiêu chí về việc cài quai đúng quy cách được giải thích cụ thể tại Điều 8 Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT như sau:

– Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm;

– Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.

Do đó, nếu người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện và các loại xe tương tự dù có đội mũ bảo hiểm nhưng vẫn bị xử phạt như lỗi không đội mũ bảo hiểm nếu:

– Sử dụng mũ bảo hiểm không phải loại dành cho người đi mô tô xe máy như mũ bảo hiểm trong xây dựng – lắp đặt, mũ bảo hiểm trong thể dục – thể thao…

– Cài quai không đúng quy định.

Trường hợp không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt
Trường hợp không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt

NÓNG TRONG NGÀY>>Xử phạt 96 triệu đồng hộ kinh doanh bánh mì Phượng 2 ở Hội An làm hàng trăm người ngộ độc thực phẩm

Năm 2023 không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu?

Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung các mức phạt liên quan đến việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đối với người ngồi trước, người lái xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện, xe đạp điện) 

  • Cụ thể, điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP nêu rõ phạt từ 000 – 600.000 VNĐ đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) trong trường hợp:
  • Bản thân người điều khiển không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
  • Chở người ngồi sau không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Trường hợp người điều khiển hoặc người được chở không đội mũ bảo hiểm đều bị xử phạt

Bên cạnh đó, nội dung của nghị định này còn ghi rõ, trường hợp người điều khiển hoặc người được chở đội mũ nhưng cài quai không đúng cách cũng sẽ bị xử phạt với mức tiền tương tự. Như vậy, để tránh rủi ro mất tiền khi đội mũ, bạn nên biết đội mũ bảo hiểm đúng quy định là như thế nào?

1.Người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện, xe đạp điện) không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu? 

Trong điểm e, khoản 6 điều 11 của Nghị định 123 có nêu:

“Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ”.

Chở người ngồi sau xe không đội mũ thì người đó và cả người lái đều bị phạt

2. Trường hợp 2 người không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?

Dựa trên các điều luật của Nghị định 123/2021/NĐ-CP được nêu ở trên, khi áp dụng cho trường hợp cả 2 người không đội thì mức xử phạt từ 800.000 đến 1.200.000 VNĐ.

Mức phạt quy định được áp dụng cho cả 2 người

Tuy nhiên, mức tiền phạt cụ thể có thể thay đổi nếu bạn có tình tiết giảm nhẹ hoặc tình tiết tăng mạnh.

Còn trường hợp nào là tình tiết giảm nhẹ hoặc tình tiết tăng mạnh? Mời quí vị tiếp tục theo dõi ở phần tiếp theo.

Tra cứu xuphat.com để có kết quả nhanh và chính xác nhất, quí vị nhé!

TIN HOT>>Trường hợp nào không cần đăng ký biển số định danh, vẫn không bị CSGT xử phạt?

 

 

 

 

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI