Ví dụ: 29A12345

Tra cứu mức phạt

Tra cứu mức phạt

Bán thực phẩm, lương thực giả năm 2023 sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tết Trung thu đến gần, thị trường bánh đang hoạt động rất nhộn nhịp với nhiều loại hình mua bán khác nhau nhất là bán trung thu. Thế nhưng rất đáng sợ, vừa qua, cơ quan chức năng hàng loạt tỉnh thành bắt giữ, xử phạt rất nhiều bánh trung thu giả, dỏm, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, số lượng lên đến hàng trăm ngàn cái. Câu hỏi đặt ra là không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu số bánh này lưu thông trót lọt và đến tay người tiêu dùng, nhất là trẻ em.

Mời quí vị cùng xuphat.com tìm câu trả lời cho câu hỏi nhiều người thắc mắc: bán lương thực, thực phẩm giả năm 2023 sẽ bị xử phạt như thế nào?

Liên tiếp bắt giữ, xử phạt bánh Trung thu “dỏm” không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Khi mùa Trung thu đang đến gần, thị trường bánh các loại rất phong phú, đa dạng đồng thời kéo theo rất nhiều sản phẩm được làm giả, làm nhái, kém chất lượng và không rõ nguồn gốc lúc lượng chức năng trên toàn quốc đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát và phát hiện xử phạt hàng chục nghìn sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Theo báo cáo của Tổng cục quản lý thị trường trong thời gian gần đây, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ, xử phạt nhiều sản phẩm bánh Trung Thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Mới nhất, ngày 14/9, Đội Quản lý Thị trường số 22 (Cục Quản lý Thị trường Hà Nội) phối hợp với Đội 7, phòng PC03, Công an Thành phố đã phát hiện và tạm giữ 122.100 sản phẩm bánh Trung Thu các loại có dấu hiệu nhập lậu tại một cơ sở thuộc phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm.

Cục QLTT TP.HCM đã phát hiện, xử phạt nhiều bánh Trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cục QLTT TP.HCM đã phát hiện, xử phạt nhiều bánh Trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trước đó vài ngày, cũng tại quận Bắc Từ Liêm, Đội Quản lý Thị trường số 22 phối hợp với Đội Cảnh sát Kinh tế, Công an quận Bắc Từ Liêm đã phát hiện và tạm giữ 4.608 chiếc bánh Trung Thu Bibizan có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu tại đường Thụy Phương, phường Đức Thắng.

Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, nngày 12/9, Đội Quản lý Thị trường số 4 (Cục Quản lý Thị trưởng Thành phố Hồ Chí Min) kiểm tra tại 2 điểm kinh doanh bánh trứng chảy, bánh Trung Thu trên địa bàn quận Phú Nhuận đã tạm giữ, tiến hành xử phạt hơn 400 bánh Trung Thu trứng chảy, loại 6 cái/hộp 330g, không ghi xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ, trên sản phẩm không có tài liệu liên quan đến chất lượng của hàng hóa kèm theo…

Không chỉ các thành phố lớn, tại nhiều tỉnh thành khác, lực lượng chức năng cũng thu giữ, xử lý, xử phạt rất nhiều sản phẩm bánh Trung Thu là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ…

Đơn cử, tại Hà Nam, ngày 12/9, lực lượng liên ngành kiểm tra 3 điểm kinh doanh thực phẩm tại phường Lương Khánh Thiện; phường Châu Sơn; xã Liêm Tiết, xã Đinh Xá, thành phố Phủ Lý đã phát hiện hơn 1.586 sản phẩm bánh Trung thu không có thông tin về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, không có hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa theo quy định.

Lo ngại hơn khi các hộ kinh doanh trình bày, toàn bộ số hàng trên được mua trôi nổi trên thị trường về bán lại kiếm lời.

Phải tăng cường giám sát chất lượng bánh trung thu

Theo Cục QLTT TP. Hà Nội, nhiều cơ sở kinh doanh tận dụng lợi thế của thương mại điện tử đã rao bán, chạy quảng cáo trên mạng xã hội, các hội nhóm cộng đồng… Vì thế, Cục QLTT TP. Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tăng cường kiểm tra, xử phạt kịp thời các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm sử dụng trong dịp Tết Trung Thu, đặc biệt là mặt hàng bánh trung thu, rượu bia, nước giải khát, phụ gia thực phẩm…

Đại diện Cục QLTT Hà Nam cho hay, những chiếc bánh Trung thu, thực phẩm không tem nhãn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có tài liệu liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa … sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Do đó, khi lựa chọn và sử dụng, người tiêu dùng cần lựa chọn sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng như trên sản phẩm có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ các nội dung về thành phần, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất…, tuyệt đối không nên lựa chọn, mua sản phẩm không có thông tin về nguồn gốc sản xuất của hàng hóa.

Về phía các lực lượng chức năng cũng tăng cường các biện pháp kiểm tra, đấu tranh ngăn chặn, xử lý, xử phạt các hành vi nguy hại về an toàn thực phẩm này.

 Nhiều sản phẩm bánh Trung thu bị phát hiện không rõ nguồn gốc.
Nhiều sản phẩm bánh Trung thu bị phát hiện không rõ nguồn gốc.

Khuyến cáo chọn bánh trung thu an toàn

Để chọn bánh Trung thu an toàn, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, người dân cần chú ý theo các tiêu chí quy định trong Bộ Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) năm 2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành đối với sản phẩm bánh nướng, bánh dẻo (bánh Trung thu). Theo đó bánh Trung thu cần đạt các tiêu chí về thành phần nguyên liệu quy định, yêu cầu cảm quan, các chỉ tiêu lý hoá, giới hạn phụ gia thực phẩm, đóng gói bao bì…

Với hàng loạt các tiêu chí khắt khe, TCVN 2020 chính là mốc đánh dấu chất lượng bánh trung thu ngon và an toàn với sức khoẻ người tiêu dùng.

Đối với người dân khi mua bánh Trung thu cần quan sát thành phần của nhãn mác: Sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng, bảo quản… Sản phẩm ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và còn hạn sử dụng.

Song song đó, người tiêu dùng cần sử dụng cảm quan để đánh giá bảo đảm sản phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc hư hỏng và không có mùi khác lạ.

Chú ý người tiêu dùng nên mua bánh ở những địa điểm kinh doanh xác định, xác định, đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh thực phẩm như: Có đủ trang thiết bị che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập và được bảo quản đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.

Mời quí vị tiếp tục cùng xuphat.com theo dõi câu chuyện nóng rất đáng quan tâm mùa Trung thu hay lễ Tết này để rút ra bài học cảnh giác bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Để trả lời câu hỏi mà nhiều người thắc mắc “cơ quan chức năng xử phạt hành vi nguy hại này như thế nào?”, xuphat.com mời quí vị tiếp tục theo dõi kỳ 2 của câu chuyện đáng lên án này.

Tiếp theo: Buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm năm 2023 sẽ bị phạt tù như thế nào? 

Manh động húc xe vào CSGT đo nồng độ cồn ở Bình Dương rồi bỏ chạy

Trong diễn biến mới nhất tình hình xử lý xử phạt vi phạm nồng độ cồn vào tối 25-9, Tổ công tác số 4 thuộc Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) phối hợp với Công an TP Dĩ An (Bình Dương) tiến hành kiểm tra xử lý người điều khiển phương tiện vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là nồng độ cồn. Hàng chục người điều khiển phương tiện ở Bình Dương vi phạm nồng độ cồn khi bị kiểm tra, lập biên bản, trong đó có người manh động húc xe vào CSGT rồi bỏ chạy. Mời quý vị cùng xuphat.com theo dõi vụ việc nóng này và tìm câu trả lời cho câu hỏi hành vi chống đối CSGT sẽ đối mặt mức xử phạt nào?

Tích tắc 50 trường hợp bị xử phạt

Theo ghi nhận bắt đầu từ 18 giờ, lực lượng công an gồm hàng chục cán bộ chiến sĩ lập chốt tại ngã tư Chiêu Liêu (phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An) tiến hành kiểm tra xử lý người điều khiển phương tiện vi phạm về nồng độ cồn và các vi phạm khác.

Hầu hết các phương tiện xe máy và xe ô tô đi qua khu vực này đều bị lực lượng công an đo nồng độ cồn.

Người điều khiển phương tiện xe máy và ô tô đều bị kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: LA

Người điều khiển phương tiện xe máy và ô tô đều bị kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: LA
Người điều khiển phương tiện xe máy và ô tô đều bị kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: LA

Chỉ trong vài giờ, khoảng hơn 50 trường hợp điều khiển phương tiện (đa số là xe máy) vi phạm về nồng độ cồn. Tất cả các trường hợp xe máy vi phạm đều bị lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ phương tiện.

Đáng chú ý, khi một cán bộ Cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn một nam thanh niên, thì người này bất ngờ tăng ga húc thằng vào cán bộ công an để bỏ chạy.

Nam thanh niên húc thẳng xe máy vào cán bộ Cảnh sát giao thông để bỏ chạy có nồng độ cồn ở mức cao. Ảnh: LA
Nam thanh niên húc thẳng xe máy vào cán bộ Cảnh sát giao thông để bỏ chạy có nồng độ cồn ở mức cao. Ảnh: LA

Tuy nhiên, lực lượng công an gần đó đã nhanh chóng hỗ trợ và giữ được người và phương tiện. Khi đo nồng độ cồn, nam thanh niên cũng đã vi phạm nồng độ cồn ở mức khá cao.

Ngoài, một người đàn ông khác điều khiển xe máy chở theo vợ mang bầu và con nhỏ nhưng cũng vi phạm nồng độ cồn ở mức cao.

Người đàn ông chở theo vợ bầu và con nhỏ nhưng vẫn điều khiển phương tiện sau khi nhậu. Ảnh: LA
Người đàn ông chở theo vợ bầu và con nhỏ nhưng vẫn điều khiển phương tiện sau khi nhậu. Ảnh: LA

Trong khoảng vài giờ, hầu hết những người lao động khi đi làm về thì đi nhậu cùng bạn bè, đồng nghiệp. Sau đó, điều khiển phương tiện đi về nhà thì bị xử phạt.

Do có hơi men trong người, cùng với mức phạt cao và tạm giữ phương tiện nên nhiều người vi phạm nóng nảy thiếu hợp tác với lực lượng công an.

Hàng chục người bị lực lượng Cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm, tạm giữ phương tiện. Ảnh: LA
Hàng chục người bị lực lượng Cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm, tạm giữ phương tiện. Ảnh: LA

Trong những ngày tới, tổ công tác tiếp tục phối hợp với công an các địa phương tại Bình Dương, tiếp tục xử lý các hành vi vi phạm giao thông, đặc biệt là hành vi vi phạm về nồng độ cồn.

Say xỉn chống đối CSGT bị xử phạt như thế nào?

Đối với người đi xe máy khi tham gia giao thông, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi điều khiển mô tô, xe máy (gồm cả xe máy điện) mà trong hơi thở hoặc máu có nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền từ 2-8 triệu đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10-24 tháng.

Điều 6 Nghị định này quy định rõ 3 mức xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/ 100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/ 1 lít khí thở. Đồng thời, tước GPLX từ 10-12 tháng;

Phạt tiền từ 4-5 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/ 100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/ 1 lít khí thở. Đồng thời, tước GPLX từ 16-18 tháng;

Phạt tiền từ 6-8 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/ 100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/ 1 lít khí thở. Đồng thời, tước GPLX từ 22-24 tháng.

Ngoài ra, căn cứ Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm.

Đặc biệt, người điều khiển xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện khi vi phạm nồng độ cồn cũng sẽ bị phạt tiền. Cụ thể, phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng khi lái xe có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/ 100ml máu hay chưa có 0,25mg/ l khí thở.

Phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng khi người đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện có nồng độ cồn vượt quá mức 50 – 80mg/ 100ml máu hay vượt quá 0,25 – 0,4mg/ l khí thở.

Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng khi trong máu, trong hơi thở có chứa nồng độ cồn vượt quá mức 80mg/ 100ml máu hay vượt quá 0,4mg/ l khí thở.

Trường hợp người điều khiển phương tiện cố tình không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ, hoặc có hành vi chống đối thì bị phạt tiền ở mức “kịch khung”, đồng thời có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội như Tội chống người thi hành công vụ, Tội gây rối trật tự công cộng…

XEM THÊM TIN HOT>>Bán lương thực, thực phẩm giả năm 2023 sẽ bị xử phạt như thế nào?

TIN NÓNG TRONG NGÀY>>“Nóng”: Phát hiện thêm nhiều cán bộ, lãnh đạo vi phạm nồng độ cồn

 

 

Xử phạt thầy dạy lái xe vì không nhường đường cho xe… ưu tiên

Thêm một vụ việc nóng liên quan xe tập lái thu hút sự quan tâm của dư luận khi cơ quan chức năng vừa xử phạt một thầy dạy lái xe về hành vi không nhường đường cho xe ưu tiên. Bị CSGT xử phạt, thầy giáo L nói gì mời quí vị cùng xuphat.com theo dõi vụ việc để rút ra bài học kinh nghiệm khi tham gia giao thông đúng luật nếu không muốn nhận cái kết đắng…

Hành vi coi thường Luật lệ giao thông

Ngày 25/9, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) cho biết, cơ quan chức năng vừa xử phạt một thầy dạy lái xe về hành vi không nhường đường cho xe ưu tiên.

Hồi 8h18 ngày 24/9, lực lượng dẫn đoàn của Cục CSGT và CSGT tỉnh Tuyên Quang thực hiện nhiệm vụ dẫn đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Khi đến đoạn quốc lộ 2 thuộc xã Thái Long, TP Tuyên Quang, lực lượng dẫn đoàn phát hiện xe ô tô tải tập lái biển số 22C-089.XX phía trước nên ra tín hiệu thông báo nhường đường cho đoàn xe ưu tiên.

Xe tập lái phớt lờ tín hiệu ưu tiên và thông báo bằng loa yêu cầu nhường đường của lực lượng CSGT
Xe tập lái phớt lờ tín hiệu ưu tiên và thông báo bằng loa yêu cầu nhường đường của lực lượng CSGT

Dù lực lượng CSGT liên tục phát tín hiệu ưu tiên và thông báo bằng loa yêu cầu nhường đường, nhưng xe tải tập lái vẫn tiếp tục di chuyển và không nhường đường cho đoàn xe ưu tiên.

Ngay sau đó, tổ tuần tra của Phòng CSGT Công an Tuyên Quang đã dừng phương tiện trên để kiểm tra, xử lý.

Theo Cục CSGT, xe tải trên thuộc Trung tâm dạy nghề và đào tạo lái xe của Công ty TNHH Tâm Anh.

Người điều khiển là N.T.A (SN 1998, học viên tập lái xe), được hướng dẫn trực tiếp bởi ông L.H.L (SN 1981, giáo viên dạy lái xe hạng C thuộc trung tâm nói trên).

Thầy dạy lái xe viết bản tường trình sự việc tại cơ quan Công an
Thầy dạy lái xe viết bản tường trình sự việc tại cơ quan Công an

Thầy giáo dạy lái xe nói gì?

Làm việc với công an, giáo viên L.H.L đã thừa nhận toàn bộ hành vi vi phạm của mình. Ông L tường trình rằng mình có nghe tín hiệu còi đèn ưu tiên từ lực lượng CSGT, nhưng nghĩ sắp đến đoạn rẽ trái phía trên nên đã không nhắc nhở học viên nhường đường.

Cán bộ CSGT đo nồng độ cồn của học viên N.T.A
Cán bộ CSGT đo nồng độ cồn của học viên N.T.A

Công an Tuyên Quang đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông L.H.L về hành vi “Điều khiển xe ô tô không nhường đường cho xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ”.

Theo quy định tại điểm b, khoản 6, Điều 5, Nghị định số 100/2019 (sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 123/2021), mức tiền phạt đối với hành vi này từ 6-8 triệu đồng, phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.

TIN NÓNG>>Thầy giáo dạy lái xe tử vong nữ học viên may mắn thoát chết

 

Dịch vụ mới: phá khóa bánh xe đỗ sai quy định gây tranh cãi

Bạn sẽ làm gì khi xe bị khóa bánh do đỗ sai qui định? Thay vì chịu xử phạt và đi đóng phạt thì bạn chỉ cần móc điện thoại ra gọi. Hai người phụ nữ bịt mặt sẽ giúp bạn phá khóa bánh xe với chi phí 50 USD (1,2 triệu đồng) mỗi khóa. Điều này đã và đang gây ra nhiều tranh cãi dữ dội bởi tính hợp pháp chưa rõ ràng. Mời quí vị cùng xuphat.com tiếp tục tìm hiểu vụ việc chưa từng có tiền lệ này…

Nghề mới: dịch vụ phá khóa bánh xe

Nhiều tài xế có thể từng bị xử phạt khi dừng đỗ xe không đúng quy định. Ở một số khu vực, hình thức phạt có thể là khóa bánh, khiến xe không thể di chuyển cho đến khi nộp phạt.

Bên cạnh một số xe bị khóa bánh do chính quyền địa phương, nhiều vụ lại được thực hiện bởi các công ty tư nhân.

Dịch vụ phá khóa bánh xe đang bùng nổ ở Atlanta, Mỹ
Dịch vụ phá khóa bánh xe đang bùng nổ ở Atlanta, Mỹ

Điều này đã khiến nhiều người không hài lòng. Ở Atlanta, Mỹ, người dân tìm đến Boot Girls – hai người phụ nữ không rõ danh tính kinh doanh dịch vụ phá khóa bánh xe

Theo đài NPR, một trong hai người là Boot Sheisty cũng từng trải qua cảnh xe bị khóa bánh. Thay vì trả tiền, cô gọi điện cho một người bạn có dụng cụ phá khóa. Sau đó cô quyết định tự sắm một bộ dụng cụ.

Cùng nhau, họ tự gọi là Boot Girls, kinh doanh dịch vụ phá khóa bánh xe với chi phí 50 USD/khóa. Dù không phải số tiền nhỏ nhưng so với mức phí 75 USD trở lên của đơn vị khóa bánh, nhiều người vẫn sẵn lòng bỏ tiền.

Khi có dụng cụ, dễ dàng mở khóa bánh xe chỉ trong 1 phút
Khi có dụng cụ, dễ dàng mở khóa bánh xe chỉ trong 1 phút

Vấn đề là, dịch vụ này có hợp pháp ở Mỹ hay không?

Theo bài đăng trên mạng xã hội của Sở Cảnh sát thành phố Atlanta, việc sở hữu dụng cụ phá khóa bánh xe là hợp pháp, song “thay đổi, can thiệp, hay mở một thiết bị khóa bánh xe” có thể dẫn đến án xâm phạm, trộm cắp, gây thiệt hại tài sản.

Chủ các doanh nghiệp này được cấp phép để khóa bánh hoặc cẩu xe đi nếu phương tiện vi phạm các quy định tại các khu vực đỗ xe tư nhân thông qua những bản hợp đồng độc lập”, bài đăng viết.

Tuy nhiên, luật sư Matt Wetherington, cũng là giám đốc của Công ty luật Wetherington Law Firm chuyên về án dân sự, không đồng tình.

Doanh số bán chìa mở khóa bánh đã tăng vọt kể từ khi Boot Girls trở nên nổi tiếng
Doanh số bán chìa mở khóa bánh đã tăng vọt kể từ khi Boot Girls trở nên nổi tiếng

Ông cho biết hằng năm phải giải quyết vô số tranh chấp liên quan đến việc khóa bánh xe không được thực hiện bởi cảnh sát. Ông cho rằng vấn đề phá khóa bánh xe chỉ là tranh chấp dân sự, không nên đẩy lên thành án hình sự.

Một vụ kiện nổi tiếng xảy ra vào năm 2018 khi một người đàn ông bị kiện vì tự phá khóa bánh xe của mình. Cuối cùng, tòa án đã xử thắng cho chủ xe, với lập luận không thể dùng cái sai này để trừng phạt cái sai khác. Về cơ bản, chánh án tòa cho rằng việc chủ xe không thực hiện đúng quy định đỗ xe là xâm phạm tài sản của người khác, nhưng việc khóa bánh xe cũng là hành vi xâm phạm ngược lại.

Xem thêm >> GOOGLE MAPS BỊ KIỆN VÌ CHỈ ĐƯỜNG QUA CẦU SẬP GÂY CHẾT NGƯỜI

Theo luật sư Wetherington, dịch vụ Boot Girls có thể làm thay đổi luật định ở Mỹ. Josh McLaurin – thượng nghị sĩ bang Georgia – cho rằng có nhiều biện pháp để xử phạt những xe không đúng quy định, như giấy phạt, cẩu xe, thay vì khóa bánh.

Thực tế ông từng đưa ra dự thảo về việc cấm khóa bánh xe, song không được thông qua. Ông có kế hoạch lại đưa ra dự thảo trong phiên họp tiếp theo.

Wetherington đánh giá lần này dự luật có thể được thông qua, bởi xu hướng khóa bánh và phá khóa đã lên cao đến mức trở thành mâu thuẫn xã hội, khi Boot Girls đang trở thành hiện tượng trên mạng xã hội.

Cần biết giới hạn khi phát ngôn trên mạng để không bị xử phạt

Ai cũng biết: Công dân có quyền tự do ngôn luận nhưng giới hạn nào trong sử dụng ngôn từ để không xúc phạm, xâm hại đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân khác và không bị xử phạt? Câu hỏi không hề dễ trả lời.

Xuphat.com mời quý vị tìm hiểu qua vụ xử án bà Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam) cùng đồng phạm thực hiện về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Như vậy vụ án đã tạm khép lại, HĐXX sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Phương Hằng 3 năm tù; Đặng Anh Quân 2 năm 6 tháng tù; Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà, Huỳnh Công Tân (nhân viên của bà Hằng) cùng nhận mức án 1 năm 6 tháng tù.

Xử phạt nghiêm để răn đe, phòng ngừa tội phạm

Theo HĐXX, bị cáo Nguyễn Phương Hằng đã thực hiện nhiều buổi livestream trên không gian mạng, phát ngôn có nội dung bịa đặt, biết rõ thông tin không đúng sự thật hoặc thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm nghiêm trọng uy tín danh dự của các cá nhân; đưa lên không gian mạng những thông tin bí mật cá nhân, bí mật gia đình, đời sống riêng tư của nhiều người.

Bị cáo Nguyễn Phương Hằng bị xử phạt 3 năm tù, xuất phát từ những phát ngôn trên không gian mạng.
Bị cáo Nguyễn Phương Hằng bị xử phạt 3 năm tù, xuất phát từ những phát ngôn trên không gian mạng.

Hành vi của các bị cáo đã vi phạm điểm a, b, Khoản 3 Điều 16; điểm d, Khoản 1 Điều 17 Luật An ninh mạng: “Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác” và điểm d, Khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013: “Nghiêm cấm đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân”.

Cũng theo HĐXX, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của cá nhân nên phải xử phạt nghiêm để răn đe và phòng ngừa tội phạm.

Xem thêm >> Hình ảnh “nóng” phiên tòa xét xử bà Nguyễn Phương Hằng

Được quyền tự do ngôn luận nhưng trong khuôn khổ pháp luật

Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tức là mỗi người đều được quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến, phát ngôn…

Tuy nhiên, Điều 21 Hiến pháp cũng khẳng định rõ mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Những thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

Như vậy, pháp luật đã trao cho chúng ta quyền tự do ngôn luận nhưng việc sử dụng quyền này phải nằm trong khuôn khổ, quy định của pháp luật trong từng trường hợp cụ thể – đơn cử như tự do ngôn luận nhưng vẫn phải đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư…

Trường hợp sử dụng quyền này để đi xúc phạm, vu khống xâm hại đến người khác thì chắc chắn sẽ bị xử lý, xử phạt theo quy định của pháp luật.

Người dùng mạng xã hội phải thận trọng khi thông tin về những điều riêng tư của người khác.
Người dùng mạng xã hội phải thận trọng khi thông tin về những điều riêng tư của người khác.

Về hậu quả pháp lý, việc cung cấp thông tin bịa đặt, sai sự thật, vu khống, xúc phạm danh dự, xâm phạm đến lợi ích của tổ chức, cá nhân trước tiên có thể sẽ bị xử phạt hành chính.

Cụ thể, người lợi dụng quyền tự do dân chủ để tổ chức, lôi kéo, dụ dỗ…người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có thể bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng (đối với cá nhân) theo điểm c, khoản 4, Điều 7 Nghị định 144/2021.

Hoặc người nào cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân có thể bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng (đối với tổ chức) theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 14/2022).

Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng người có hành vi vi phạm phải đối diện với việc bị kiện để yêu cầu bồi thường về vật chất lẫn tinh thần do mình gây ra.

Đặc biệt, tùy mức độ nghiêm trọng của hành vi mà người lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận để cung cấp thông tin bịa đặt, sai sự thật, vu khống, xúc phạm danh dự, xâm phạm đến lợi ích của tổ chức, cá nhân có thể sẽ bị xử lý hình sự về các tội danh theo quy định tại các điều:

  • Điều 331 Bộ luật hình sự – Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, có khung hình phạt cao nhất đến 7 năm tù;
  • Điều 155 – Tội làm nhục người khác, với khung hình phạt cao nhất đến 5 năm tù;
  • Hoặc Điều 156 – Tội vu khống, có khung hình phạt cao nhất đến 7 năm tù.

Trên đây là 1 số thông tin hữu ích xuphat.com dành cho quí vị. Rất mong quý vị hết sức cẩn trọng trong phát ngôn bởi mạng ảo nhưng hậu quả thật.

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI