Ví dụ: 29A12345

Search Results for: phạt nguội

Cần tăng cường xử phạt “nguội” xe máy ngược chiều qua camera

Tình trạng đi ngược chiều, lấn làn… thường xuyên xảy ra tại nhiều tuyến đường TP.HCM. Hàng trăm người nối nhau vi phạm Luật Giao thông và dễ gây ùn tắc, tai nạn giao thông. Theo nhiều người cơ quan chức năng cần tang cường xử phạt nguội qua camera để không còn tình trạng này tái diễn. Mời quý vị cùng xuphat.com tiếp tục theo dõi…

Nối nhau vi phạm giao thông

Sáng 13-9, trên đường Nguyễn Văn Bá, đoạn giao với đường số 1 (phường Trường Thọ, TP Thủ Đức, TP.HCM) đông nghẹt xe cộ. Trong lúc dòng xe máy, ô tô chen chúc nhau nhích từng chút bên phần đường của mình, khoảng 10 xe máy tràn sang làn đường bên ngoài, chạy ngược chiều về hướng cầu Rạch Chiếc.

Nhiều người bắt đầu chạy theo tạo thành đoàn xe đi ngược chiều “đối đầu” dòng xe tải, xe container đang chạy.

Ở đường Điện Biên Phủ (đoạn từ đường Phan Liêm đến đường Mạc Đĩnh Chi, quận 1), dòng xe máy đi ngược chiều, lấn làn ép dòng xe đang đi đúng luật. Vào giờ cao điểm, dòng xe ngược chiều gây rối loạn giao thông khiến ùn tắc tại đây nghiêm trọng hơn.

Cơ quan chức năng đã có đặt biển cấm chạy ngược chiều, đồng thời có cảnh sát giao thông thường xuyên tuần tra, xử phạt nhưng cảnh sát giao thông vừa rời đi, người đi xe máy lại ngang nhiên vi phạm.

Tại giao lộ Phạm Văn Đồng – Phan Văn Trị (quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp) vẫn thường có cảnh xe máy nối đuôi nhau đi ngược chiều để khỏi phải đi vòng và quay đầu xe bỏ chạy khi thấy có cảnh sát giao thông.

Tình trạng này cũng phổ biến ở đường Trường Chinh (quận Tân Bình) và nhiều điểm nóng khác về kẹt xe.

Dòng xe máy chạy ngược chiều trên đường Nguyễn Văn Bá (TP Thủ Đức)
Dòng xe máy chạy ngược chiều trên đường Nguyễn Văn Bá (TP Thủ Đức)

Đề nghị tăng cường phạt nguội

Người thân của tôi từng bị xe máy đi ngược chiều trên đường Điện Biên Phủ (đoạn gần đường Phan Liêm, quận 1) đâm sầm vào. Chị bị trầy xước đầu gối, xe máy gãy kính chiếu hậu. Người kia vội vàng lái xe biến mất vào con hẻm phía bên kia đường.

Nơi này đa số vi phạm là học sinh, khi bị thổi phạt thì các em khóc lóc vì sợ bị cha mẹ rầy, bị trường trừ điểm hạnh kiểm..

Vượt đèn đỏ hay đi ngược chiều lại trở thành thói quen của đông người như vậy vô cùng nguy hiểm. Chẳng may những người đi ngược chiều va chạm vào ô tô, xe tải thì hậu quả khôn lường. Không ai được quyền đổ lỗi do kẹt xe mà chạy sai, gây nguy hiểm cho bản thân và xã hội.

Muốn kéo giảm ùn tắc, tai nạn thì ngoài nâng cấp hạ tầng đường sá, cần ý thức của từng người đi đường.

Tôi đề nghị cơ quan chức năng có thể nghiên cứu nâng mức phạt cho hành vi đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lấn làn… Những trường hợp nhiều người cùng vi phạm giao thông, nên chọn cách tăng cường phạt nguội qua hình ảnh camera, tại sao không?

Thậm chí, có thể công bố thông tin có bao nhiêu người đi xe máy bị phạt nguội vì đi ngược chiều, leo lề gây hỗn loạn giao thông tại các điểm thường xuyên kẹt xe.

Nhiều người đi ngược chiều khiến giao thông khá hỗn loạn
Nhiều người đi ngược chiều khiến giao thông khá hỗn loạn

Nên xem đây cũng là một cách tuyên truyền, chậm một chút để cùng nhau đi (đúng luật) qua chỗ kẹt xe còn hơn giành đường, lấn làn có thể gây tai nạn và kẹt xe nhiều hơn.

Leo lề, tật xấu khó bỏ?

Dòng xe máy thường xuyên nối nhau leo lên lề cầu Rạch Chiếc, hướng từ TP Thủ Đức vào cầu Sài Gòn. Dù đường không đông xe nhưng nhiều người vẫn thích đi xe máy trên lề cầu. Có hôm cả chục người đứng chờ ở đầu cầu để lần lượt leo xe lên lề phi cho nhanh qua cầu.

Rồi ở đường Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận là một ví dụ đầy bức xúc khác về chuyện leo vỉa hè. Đoàn đường này thường xuyên đông xe vào đầu buổi sáng do lượng xe quá đông. Nhưng thay vì đi trong trật tự nhiều người thích leo lề cả hai bên trái và phải.

Người đi thẳng leo lề khiến người cần rẽ trái, phải không có đường rẽ. Vì thế kẹt xe dữ hơn.

Chuyện ở cầu Nhị Thiên Đường, quận 8 cũng vậy. Đường đông đã đành nhưng do ai cũng cố lấn sang làn ngược chiều, rốt cuộc không ai di chuyển được nữa! Chuyện tương tự có thể thấy ở bất cứ đâu trên đường TP.HCM.

Đường càng đông xe, khó đi lại càng cần ý thức lái xe đúng luật thay vì tranh giành nhau để rồi tất cả cùng chậm. Đừng trách ai khi chính mình vẫn còn lấn trái, leo lề.

Mức phạt đi ngược chiều

Nghị định 100 và nghị định 123 của Chính phủ quy định phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với hành vi đi xe máy ngược chiều vào đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” (trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định).

Đồng thời, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.

Đối với ô tô phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” (trừ xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp).

Đồng thời, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.

Vui Lòng đánh giá

Tài xế ôtô vi phạm nồng độ cồn tông chết người rồi bỏ chạy đối mặt mức xử phạt nào?

Tông chết người phụ nữ đi xe đạp điện, tài xế Lê Văn Th. ở Thanh Hóa đã điều khiển ôtô đẩy chiếc xe đạp điện bỏ chạy khoảng 5 km thì bị người dân bắt giữ. Vụ việc vừa xảy ra vào tối ngày 13/9 gây phẫn nộ dư luận. Nhiều người thắc mắc tình huống tài xế uống rượu bia rồi gây tai nạn giao thông thì phải đối mặt với mức xử phạt và mức án cao nhất là như thế nào? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu ngay sau đây.

Chiếc ôtô do tài xế Th. điều khiển bỏ trốn sau khi tông chết người.

Tai nạn kinh hoàng

Theo thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 19 giờ 25 phút cùng ngày, tại đoạn đường trước Công ty TNHH Hoàng Tuấn (đường Cán Cờ, khu phố 2, phường Long Anh, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Thời điểm trên, bà Nguyễn Thị H. (SN 1981, ngụ xã Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) điều khiển xe đạp điện đi trên đường Cán Cờ hướng huyện Hoằng Hóa đi TP Thanh Hóa, khi đến trước Công ty TNHH Hoàng Tuấn bất ngờ bị xe ôtô BKS 36A-759.26 do tài xế Lê Văn Th. (SN 1995, ngụ phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa) điều khiển đi phía sau cùng chiều tông phải. Hậu quả bà H. tử vong tại hiện trường.

Kiểm tra nồng độ cồn, lực lượng CSGT Công an TP Thanh Hóa xác định trong hơi thở tài xế Th. có kết quả 1.089mg/l.

Theo nhiều nguồn tin, tài xế Lê Văn Th. hiện đang là viên chức của một đơn vị hành chính thuộc cấp sở của tỉnh Thanh Hóa.

Quy định về việc cấm lái xe khi uống rượu bia

Theo khoản 8 của Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, có một quy định rõ ràng về hành vi bị cấm liên quan đến việc lái xe dưới tác động của chất cồn. Cụ thể, quy định này nêu rõ hai trường hợp:

– Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường khi có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở.

– Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi có nồng độ cồn trong máu vượt quá giới hạn là 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng cho xe mô tô và xe gắn máy, không áp dụng cho các loại xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng. Do đó, trước khi sửa đổi, quy định không cấm hoàn toàn việc lái xe mô tô hoặc xe gắn máy sau khi uống rượu bia.

Và từ năm 2020, quy định này đã được sửa đổi bởi khoản 1 của Điều 35 trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019. Quy định sửa đổi đã cấm mọi hành vi lái xe dưới tác dụng của chất cồn, bất kể loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Điều này có nghĩa là hiện nay, không ai được phép lái xe (bao gồm tất cả các loại xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, mô tô, xe gắn máy và các phương tiện khác) sau khi đã uống rượu bia. Việc vi phạm quy định này có thể bị xem là vi phạm luật giao thông và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

=> Điều này nhằm tăng cường an toàn giao thông và bảo vệ tính mạng của cả người lái và những người tham gia giao thông khác. Việc lái xe sau khi uống rượu bia không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn có thể gây tai nạn và gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó, quy định cấm lái xe khi đã uống rượu bia là một biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông và giữ gìn sự an toàn cho cộng đồng. Việc tuân thủ và thực hiện quy định này là trách nhiệm của mỗi người tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và xã hội.

Uống rượu bia rồi gây tai nạn giao thông thì có bị đi tù không?

Theo quy định tại Điều 260 của Bộ luật Hình sự năm 2015, nếu người lái xe uống rượu, bia và gây ra tai nạn giao thông, thì có thể bị xem là phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Theo đó, việc uống rượu, bia rồi gây tai nạn sẽ quy định tại Điều 260 chia thành các khung hình phạt tương ứng:

Khung 1:

Người tham gia giao thông đường bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ trong một số trường hợp cụ thể sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Các trường hợp vi phạm bao gồm:

– Gây tử vong cho 01 người hoặc gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

– Gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

– Gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% đến 121%.

– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 2: 

Phạm tội thuộc một số trường hợp cụ thể sẽ bị áp dụng mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Các trường hợp vi phạm bao gồm:

– Không có giấy phép lái xe theo quy định.

– Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia với nồng độ cồn vượt quá mức quy định, sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm.

– Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.

– Không tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông.

– Gây tử vong cho 02 người.

– Gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

– Gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho 03 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 122% đến 200%.

Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Khung 3: 

Phạm tội thuộc một số trường hợp cụ thể sẽ bị áp dụng mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Các trường hợp vi phạm bao gồm:

– Gây tử vong cho 03 người trở lên.

– Gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

– Gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho 03 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 201% trở lên.

– Gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên.

Khung 4: 

Người tham gia giao thông đường bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Như vậy, theo quy định thì người tham gia giao thông đường bộ trong tình trạng sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định và gây tai nạn có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Điều này chỉ áp dụng khi có sự vi phạm về an toàn giao thông đường bộ và có mức độ nghiêm trọng nhất định, như làm chết người, gây thương tích nghiêm trọng hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc áp dụng hình phạt cụ thể phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, quyết định của cơ quan chức năng và tòa án. Những yếu tố như mức độ vi phạm, tổn hại gây ra, tình tiết cụ thể và quyền hạn của tòa án sẽ được xem xét để quyết định mức độ trách nhiệm và hình phạt cuối cùng. Vì vậy, nếu một người uống rượu, bia rồi gây tai nạn giao thông, họ có thể đối mặt với khả năng bị phạt tù trong khoảng thời gian từ 3 năm đến 10 năm, tùy thuộc vào các yếu tố và quyết định của cơ quan chức năng và tòa án.

Một vụ gây TNGT nghiêm trọng do tài xế vi phạm nồng độ cồn

Trách nhiệm bồi thường của người gây ra tai nạn giao thông do uống rượu bia

Theo khoản 1 điều 596 Bộ luật dân sự năm 2015, người gây tai nạn giao thông do uống rượu bia sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự cho người bị tai nạn.

Theo Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015, các khoản bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được, thì sẽ áp dụng mức thu nhập trung bình của người lao động cùng loại.

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người chăm sóc thường xuyên, thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

– Thiệt hại khác do luật quy định.

Trách nhiệm bồi thường của người gây ra tai nạn giao thông do uống rượu bia là một phần quan trọng của hệ thống pháp luật để đảm bảo công bằng và khuyến khích sự chịu trách nhiệm cá nhân trong hoạt động lái xe. Khi người lái xe uống rượu bia và gây ra tai nạn giao thông, họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tài sản của người bị hại. Và việc áp dụng trách nhiệm bồi thường đối với người gây tai nạn giao thông do uống rượu bia nhằm khuyến khích sự chấp hành luật pháp, giữ gìn an toàn giao thông và bảo vệ quyền lợi của người bị hại.

Kiểm tra nồng độ cồn, lực lượng CSGT Công an TP Thanh Hóa xác định trong hơi thở tài xế Th. có kết quả 1.089mg/l.

Theo Công an TP Thanh Hóa, nguyên nhân ban đầu do tài xế Th. không chú ý quan sát, không giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước, có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện xe ôtô.

Theo nhiều nguồn tin, tài xế Lê Văn Th. hiện đang là viên chức của một đơn vị hành chính thuộc cấp sở của tỉnh Thanh Hóa.

 

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Mở cửa xe bất cẩn chết người, tài xế đối mặt mức xử phạt nào?

Khi tài xế ô tô mở cửa, cô gái đi xe máy không kịp né tránh nên ngã ra đường đúng lúc xe chở rác chạy tới. Vụ tai nạn vừa  xảy ra khoảng 7h30 ngày 11/9, trên đường Phan Đăng Lưu, TP Vinh, Nghệ An.

Đây chỉ là 1 trong rất nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xuất phát từ hành vi mở cửa xe bất cẩn của người ngồi trong ô tô. Và hành vi mở cửa xe bất cẩn gây chết người, người gây ra vụ việc phải đối mặt mức xử phạt nào, mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu để rút ra bài học cảnh báo, tránh gây họa cho bản thân và người vô tội…

 

Hiện trường vụ tai nạn khiến nữ tài xế xe máy tử vong tại Nghệ An
Hiện trường vụ tai nạn khiến nữ tài xế xe máy tử vong tại Nghệ An

Vụ việc đau lòng

Theo thông tin ban đầu và hình ảnh camera hành trình trên ô tô ghi lại, vào thời điểm trên, chị L.T.T.T (SN 1989, trú ở Hưng Đạo, Hưng Nguyên, Nghệ An) điều khiển xe máy di chuyển hướng từ sông Lam vào trung tâm TP Vinh.

Đến đường Phan Đăng Lưu, tài xế ô tô con dừng bên đường, mở cửa. Do bất ngờ, chị T không đánh lái kịp nên đâm vào cửa ô tô con, sau đó ngã ra đường.

Đúng lúc này, xe chở rác chưa rõ người điều khiển chạy tới đã cán qua người nạn nhân khiến chị T tử vong tại chỗ.

Một vụ tai nạn khác bắt nguồn từ việc mở cửa xe bất cẩn
Một vụ tai nạn khác bắt nguồn từ việc mở cửa xe bất cẩn

Mở cửa ô tô không đúng cách có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Cơ quan chức năng sẽ vào cuộc xác minh làm rõ nguyên nhân sự việc, xác định việc mở cửa xe như vậy có đảm bảo quy tắc an toàn hay không để xem xét trách nhiệm pháp lý của người mở cửa xe trong tình huống này.

Trường hợp kết quả xác minh cho thấy người mở cửa xe ô tô trong tình huống này đã không tuân thủ quy tắc an toàn, gây hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng thì cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can để xử lý, xử phạt người vi phạm về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Mở cửa xe ô tô là một trong những thao tác cơ bản của người điều khiển phương tiện cũng như người tham gia giao thông bằng xe ô tô trên đường bộ.

Việc mở cửa không đúng cách, không tuân thủ quy tắc an toàn có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác và người mở cửa không đúng cách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tại Việt Nam, lái xe nên dùng tay phải kéo lẫy mở cửa (như ảnh) để có thể quan sát được phía sau
Tại Việt Nam, lái xe nên dùng tay phải kéo lẫy mở cửa (như ảnh) để có thể quan sát được phía sau

Theo quy định tại điểm đ, khoản 3, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ thì người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.

Theo đó, để mở cửa xe an toàn người tham gia giao thông cần chú ý: Khi mở cửa, người ngồi trên xe cần quan sát kỹ phía trước và phía sau bằng mắt thường và qua gương chiếu hậu; Mở cửa một cách từ từ, người ra đến đâu cửa mở ra đến đó chứ không mở hết cửa.

Nếu người nào không tuân thủ quy tắc an toàn theo quy định tại khoản 3, Điều 18 Luật giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông thì phải chịu trách nhiệm pháp lý, nếu hậu quả chưa nghiêm trọng thì sẽ bị xử phạt đến 600.000 đồng theo quy định tại khoản 2, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể điểm g, Khoản 2 Điều 5, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP nêu rõ, người điều khiển ôtô mở cửa xe không đảm bảo an toàn sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Người vi phạm là người điều khiển phương tiện giao thông trên còn bị xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

 

Mở cửa xe bất cẩn chết người

Trường hợp mở cửa xe ô tô không đúng quy định dẫn đến tai nạn chết người hoặc thương tích cho người khác từ 61% trở lên hoặc thiệt hại đến tài sản của người khác từ 100 triệu đồng trở lên thì người mở cửa xe ô tô không đúng cách sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự với mức xử phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Trường hợp gây hậu quả chết 3người trở lên thì mức xử phạt có thể ở mức cao nhất của tội danh này là phạt tù từ 7 năm đến 15 năm tù.

Vui Lòng đánh giá

Người say xỉn đi xe đạp, đi bộ có bị xử phạt?

Một số người cho rằng người uống rượu bia say xỉn đi xe đạp, đi bộ tham gia giao thông thì không bị xử phạt.  Vậy pháp luật quy định như thế nào đối với các trường hợp này và hình thức chế tài cụ thể ra sao, mời quí vị cùng tìm hiểu…

Say xỉn đi xe đạp vẫn bị xử phạt

Cụ thể, theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, “người tham gia giao thông” được định nghĩa là người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

Còn tại khoản 21 điều này định nghĩa “phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.

Như vậy, phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là: xe ôtô; máy kéo; rơ móc hoặc sơ mi rơ móc được kéo bởi xe ôtô, máy kéo; xe môtô hai bánh; xe môtô ba bánh; xe gắn máy, kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm xe đạp, kể cả xe đạp máy, xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Căn cứ theo điều 8, Nghị định 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người đi xe đạp, xe đạp điện có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở sẽ bị xử phạt từ 80.000 đến 100.000 đồng.

Người vi phạm vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở bị phạt 200.000-300.000 đồng.

Mức phạt tăng lên 400.000-600.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở.

Người phụ nữ đi xe đạp ở Sơn La vi phạm nồng độ cồn bị xử phạt. Ảnh: Công an huyện Yên Châu

Người đi bộ say xỉn bị xử phạt trường hợp nào?

Theo quy định pháp luật hiện nay không quy định xử phạt người đi bộ tham gia giao thông đã uống rượu, bia.

Tuy nhiên, trường hợp người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ như vượt đèn đỏ, đi sai làn, đi lên cao tốc, đu bám theo phương tiện giao thông đang chạy… sẽ bị xử lý tương ứng với hành vi vi phạm giao thông đó, kể cả người đi bộ này đã sử dụng rượu, bia hay chưa.

Ảnh: Một trường hợp say xỉn mất kiểm soát trên đường phố.

Cụ thể, Điều 9 Nghị định 100/2019 của Chính phủ về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định:

– Phạt tiền từ 60.000-100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn; không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này; không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông; mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc”.

Quí vị đừng quên tra cứu xuphat.com để biết các phương tiện xe máy, ô tô của mình và người thân hiện có đang trong “vùng an toàn” hay “vùng báo động” xử phạt quí vị nhé.

 

 

 

 

Vui Lòng đánh giá

“Nóng” sau ngày 15/9: Nếu người vi phạm không ký biên bản xử phạt, CSGT sẽ….

Mới đây, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 32/2023/TT-BCA với nhiều quy định mới về kiểm soát xử lý, xử phạt vi phạm giao thông từ 15/9/2023. Trong đó, có nhiều điểm mới như: nếu người vi phạm không ký biên bản thì chỉ cần một người làm chứng đủ lập biên bản.

Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu để trang bị thêm kiến thức tránh bị xử phạt không đáng có…

Điểm d khoản 2 Điều 21 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về thứ tự tạm giữ giấy tờ của người vi phạm giao thông như sau:

Thứ nhất, giấy phép lái xe, Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Thứ hai, giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính).

Thứ ba, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (xe phải kiểm định).

Thứ tư, giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt.

CSGT chỉ được giữ một trong các loại giấy tờ kể trên. Riêng trường hợp các giấy tờ có dấu hiệu nghi giả, cần xác minh để làm rõ hành vi vi phạm thì được giữ thêm giấy tờ khác có liên quan.

CSGT được kiểm tra tính hợp pháp của hàng hóa

Thêm một quy định mới về kiểm soát xử lý, xử phạt vi phạm giao thông từ 15/9 đó là CSGT được kiểm tra tính hợp pháp của hàng hóa trên xe.

Đây là hướng dẫn mới về nội dung kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vận tải đường bộ được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA.

Quy định này khẳng định, CSGT được kiểm soát tính hợp pháp của hàng hóa, chủng loại, khối lượng, số lượng, quy cách, kích thước; đồ vật; số người thực tế chở so với quy định được phép chở và các biện pháp bảo đảm an toàn trong vận tải đường bộ.

Người vi phạm không ký biên bản xử phạt, chỉ cần một người làm chứng

Theo Điểm c khoản 2 Điều 20 Thông tư 32/2023/TT-BCA, trường hợp người vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểm chỉ vào biên bản xử phạt hoặc có mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản thì Tổ trưởng Tổ CSGT tiến hành mời đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất một người chứng kiến ký vào biên bản xác nhận việc người vi phạm không ký, điểm chỉ vào biên bản xử phạt đó.

Trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì CSGT phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Trước đó, Khoản 1 Điều 20 Thông tư 65/2020/TT-BCA yêu cầu trường hợp này phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc 02 người chứng kiến ký vào biên bản xử phạt.

 

 

 

 

 

 

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI