Ví dụ: 29A12345

Search Results for: phạt nguội

Người dưới 16 tuổi vi phạm giao thông sẽ bị xử phạt thế nào?

Ngày nay, tình trạng học sinh được phụ huynh cho phép điều khiển xe gắn máy để phục vụ cho việc học dù chưa đủ tuổi diễn ra phổ biến. Vậy theo quy định hiện hành, người dưới 16 tuổi vi phạm sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng xuphat.com tìm hiểu ngay.

Xử phạt hành chính đối với người dưới 16 tuổi khi nào?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm người có độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nhưng có hành vi vi phạm hành chính do cố ý.

Như vậy, trường hợp được phép xử phạt người dưới 16 tuổi vi phạm hành chính chỉ thực hiện khi họ có hành vi cố ý và hiểu rõ hành vi của mình làm là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

Các hình thức xử lý đối với người dưới 16 tuổi

Theo khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020) có quy định trong trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

Mà thay vào đó sẽ áp dụng Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau: đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

Người dưới 16 tuổi vi phạm hành chính sẽ không bị phạt tiền
Người dưới 16 tuổi vi phạm hành chính sẽ không bị phạt tiền

Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người dưới 16 tuổi

Đối với người dưới 16 tuổi, Nhà nước chú trọng về giáo dục người chưa đủ nhận thức về năng lực hành vi dân sự. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền khi xử lý người dưới 16 tuổi thì có thể thay thế xử lý vi phạm hành chính bằng các hình thức quy định tại Điều 138 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:

(1) Nhắc nhở

Đây là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:

  • Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo;
  • Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

Nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ.

(2) Quản lý tại gia đình

Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Đã tự nguyện, khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
  • Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
  • Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.

Theo đó khoản 3 Điều 90 Luật vi phạm xử lý hành chính 2021 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép”.

Xem thêm bài viết khác của Xử phạt >> 5 TRƯỜNG HỢP VƯỢT ĐÈN ĐỎ MÀ KHÔNG LO BỊ XỬ PHẠT

Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng.

Người chưa thành niên đang quản lý tại gia đình được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.

Trong thời gian quản lý tại gia đình, nếu người dưới 16 tuổi tiếp tục vi phạm pháp luật thì người có thẩm quyền quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp này và xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trường hợp người người dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì sẽ không bị phạt tiền nhưng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc gửi về cho gia đình quản lý. Trường hợp vi phạm có gây thiệt hại thì người quản lý hoặc cha mẹ phải có trách nhiệm bồi thường.
Vui Lòng đánh giá

Người tạt chất bẩn vào cô dâu, chú rể ngày cưới đối mặt mức xử phạt nào?

Những ngày qua, cộng đồng mạng  xôn xao clip quay cảnh cô dâu, chú rể bị tạt chất bẩn ngay cổng đám cưới của họ. Được biết, clip trên quay một đám cưới ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Theo điều tra, người gây ra vụ việc khó tin này là người yêu cũ của chú rể gây ra.

Liên quan vụ việc, nhiều người thắc mắc hành vi đáng phẫn nộ này sẽ bị xử lý ra sao? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu nhé.

Ra tay ngay ngày trọng đại của người yêu cũ

Ngày 4-10, cộng đồng mạng xã hội xôn xao clip quay cảnh cô dâu, chú rể bị tạt chất bẩn là phân heo ngay cổng hôn trường. Nhiều người đưa rước dâu cũng bị vạ lây.

Theo điêu tra ban đầu clip trên quay lại sự việc xảy ra tại một đám cưới ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Người gây ra vụ việc là người yêu cũ của chú rể sau đó phải nhập viện cấp cứu, chữa trị vết thương do người nhà nạn nhân “động tay động chân”.

Được biết trước đó hai người có quan hệ tình cảm nhưng bị gia đình ngăn cấm, nay chú rể cưới người khác nên đối tượng ra tay để trả thù.

Cô dâu và chú rể bị tạt chất bẩn vào người ngay tại lễ cưới. Ảnh cắt từ clip
Cô dâu và chú rể bị tạt chất bẩn vào người ngay tại lễ cưới. Ảnh cắt từ clip

 

TIN NÓNG>>Cần biết giới hạn khi phát ngôn trên mạng để không bị xử phạt

Hành vi tạt chất bẩn vào người khác đối diện mức xử phạt nào?

Theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021, người nào đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá… vào người, nhà ở, nơi ở, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh… thì bị phạt tiền 3-5 triệu đồng.

Theo quy định tại Điều 68 Nghị định 144/2021 thì trong trường hợp này, chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính đến 5 triệu đồng.

Ở mức độ nghiêm trọng hơn, người tạt chất bẩn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trậ tự công cộng theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Khung hình phạt nhẹ nhất của tội này là bị phạt tiền 5-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Hoặc người tạt chất bẩn cũng có thể bị xử lý về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 BLHS. Khung hình phạt nhẹ nhất của tội này là phạt cảnh cáo, phạt tiền 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm.

Tạt chất bẩn làm nhục người khác có thể bị xử lý hình sự
Tội làm nhục người khác có thể bị xử lý hình sự

Hiện còn quá sớm để khẳng định người tạt chất bẩn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không vì sự việc mới diễn ra, cơ quan chức năng đang làm việc, đang lấy lời khai của những người liên quan nên chưa thể biết người tạt chất bẩn nhằm mục đích gì, động cơ, mục đích tạt chất bẩn là gì; chưa đánh giá được mức độ thiệt hại, mức độ hậu quả do hành vi tạt chất bẩn gây ra.

Theo các luật sư, bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng cần xác định nguồn phát tán đoạn clip trên mạng là ai, có xuất phát từ chính người đã thực hiện hành vi tạt chất bẩn hay không vì tình tiết sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội là tình tiết định khung hình phạt của tội làm nhục người khác.

TIN HOT>>Bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn do “ăn hoa quả” phải làm sao?

 

 

Vui Lòng đánh giá

Bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn người đàn ông nói do… uống nước ép hoa quả

Bị kiểm tra nồng độ cồn vào tối ngày 4/10, người đàn ông 47 tuổi ở Quận 6 (TPHCM) trình bày do uống nước ép hoa quả với mật ong chứ không sử dụng rượu, bia. Mời quí vị tiếp tục theo dõi vụ việc “nóng” này…

Uống nước hoa quả nhưng nồng độ cồn ở mức 0,08 mg/lít khí thở

Tối 4/10, Đội CSGT Chợ Lớn thuộc Phòng CSGT (PC08) Công an TPHCM ra quân kiểm tra nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông trên địa bàn đảm trách.

Phát hiện người đàn ông đi xe máy có dấu hiệu say xỉn đang dừng đèn đỏ tại giao lộ Võ Văn Kiệt – Hải Thượng Lãn Ông, tổ công tác tiếp cận mời vào kiểm tra nồng độ cồn.

Ông B.A.T ký vào biên bản vi phạm nồng độ cồn
Ông B.A.T ký vào biên bản vi phạm nồng độ cồn

Kết quả, người đàn ông này vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,08 mg/lít khí thở. Qua kiểm tra giấy tờ, người đàn ông khai tên B.A.T (47 tuổi, ngụ quận 6) và cho biết, tối cùng ngày, ông có uống nước mật ông trộn chung với nước ép hoa quả cùng người thân, chứ không có… uống rượu, bia.

CSGT TPHCM xử phạt quyết liệt “không có vùng cấm, không ngoại lệ”

Ít phút sau, tổ công tác tiếp tục phát hiện người đàn ông đi xe máy không vững vàng nên yêu cầu vào chốt để kiểm tra.

Do người đàn ông không thổi nồng độ cồn đúng cách nên lực lượng chức năng mất gần 10 phút hướng dẫn thì mới đo được. Kết quả, người đàn ông này vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,09 mg/lít khí thở. Người này khai tên C.T.M (36 tuổi, quê Ninh Thuận) và sau giờ làm có uống 2 lon bia, chứ không dám uống nhiều.

Lực lượng CSGT kiểm tra vi phạm nồng độ cồn đối với ông M
Lực lượng CSGT kiểm tra vi phạm nồng độ cồn đối với ông M

Với lỗi vi phạm trên, ông T và ông M bị lập biên bản tạm giữ phương tiện, phạt tiền ở mức từ 2-3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 10-12 tháng.

Theo ghi nhận, hơn một giờ ra quân, Đội CSGT Chợ Lớn kiểm tra 36 trường hợp và chỉ có 2 người vi phạm nồng độ cồn.

Là một trong các trường hợp được mời vào kiểm tra, ông N.V.A (50 tuổi, ngụ quận 8) cho biết, mức xử phạt với người tham gia giao thông mà sử dụng rượu, bia là rất cao nên ông không dám uống. “Đi xe máy là tôi không dám nhậu. Lỡ bị phạt thì không biết lấy tiền đâu mà nộp”, ông A chia sẻ.

Tương tự, anh H.V.P (32 tuổi, ngụ quận 6) cho biết, luật quy định rất nghiêm về xử phạt đối với người lái xe mà sử dụng rượu, bia vì nguy cơ tai nạn giao thông rất cao. “Bản thân mình phải tự nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Lái xe mà uống rượu, bia thì rất nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh”, anh P cho hay.

Các trường hợp vi phạm nồng độ cồn đều bị lực lượng CSGT lập biên bản xử phạt
Các trường hợp vi phạm nồng độ cồn đều bị lực lượng CSGT lập biên bản xử phạt

Đại diện Phòng PC08 cho biết, quá trình thực thi nhiệm vụ, lực lượng CSGT đã được quán triệt phải xử lý nghiêm đối với tất cả các trường hợp vi phạm theo quan điểm “không có vùng cấm, không ngoại lệ” theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công an.

Trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn là cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên thì lực lượng CSGT sẽ tiến hành ghi nhận các loại giấy tờ có liên quan, xác minh và gửi thông báo vi phạm đến cơ quan công tác để tổ chức kiểm điểm, xử lý theo quy định.

TIN NÓNG XEM NGAY>>Cấp dưới nhậu xỉn lái xe, “sếp” đứng đầu có thể bị xử phạt

Cục CSGT nói gì về việc uống nước hoa quả cũng vi phạm nồng độ cồn?

Vừa qua, Cục Cảnh sát Giao thông (CSGT) – Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị thông tin công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đầu năm 2023 của lực lượng CSGT.

Tại Hội nghị, trả lời thắc mắc về trường hợp người uống siro, nước hoa quả vi phạm , nồng độ cồn thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó cục trưởng Cục CSGT, cho biết: hiện nay ngưỡng xử lý vi phạm nồng độ cồn đã được quy định rõ trong Nghị định 100 và các quy định hiện hành. Theo đó, những trường hợp uống nước hoa quả, siro mà vi phạm nồng độ cồn là rất hi hữu.

Những trường hợp uống nước hoa quả, siro mà vi phạm nồng độ cồn là rất hi hữu
Những trường hợp uống nước hoa quả, siro mà vi phạm nồng độ cồn là rất hi hữu

Quy trình xử lý nồng độ cồn chúng tôi đã tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tham mưu các cơ quan chuyên môn của bộ y tế và các bộ ngành có liên quan và tuân thủ theo luật và những quy định hiện hành. Để xác định người vi phạm nồng độ cồn, ngoài việc thực hiện theo nghiệp vụ, chúng tôi sẽ đo theo 2 mức, đo định tính trước, sau đó mới đo định lượng. Chính vì vậy, gần như khi không có trường hợp nào bị xử lý sai về kết quả nồng độ cồn”– thiếu tướng Đức nói.

TIN HOT>>Thắc mắc: Bị CSGT xử phạt vi phạm giao thông có được đề nghị xem lại hình ảnh phạm lỗi?

 

 

Vui Lòng đánh giá

Xử phạt 96 triệu đồng hộ kinh doanh bánh mì Phượng 2 ở Hội An làm hàng trăm người ngộ độc thực phẩm

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính 96 triệu đồng, đình chỉ toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm thời hạn 3 tháng đối với hộ kinh doanh bánh mì Phượng 2, và buộc chi trả toàn bộ chi phí khắc phục, điều trị sau khi khiến 313 người bị ngộ độc thực phẩm. Sau đây là chi tiết vụ việc…

Xử phạt 96 triệu đồng hộ kinh doanh bánh mì Phượng 2 ở Hội An
Xử phạt 96 triệu đồng hộ kinh doanh bánh mì Phượng 2 ở Hội An

Hàng trăm người, du khách “dính” bánh mì nhiễm khuẩn

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm đối với hộ kinh doanh bánh mì Phượng 2 (địa chỉ số 2B Phan Châu Trinh, phường Minh An, thành phố Hội An).

Theo đó, cơ sở này bị xử phạt vì các hành vi: Thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước; Lưu mẫu thức ăn không đúng quy định; Không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.

Cơ quan chức năng cũng xác định cơ sở này vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh dịch vụ ăn uống. Chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 5 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể có 313 người bị ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì ngày 11/9 và ngày 12/9. Các mẫu thịt heo xíu, rau xà lách, rau răm, hành, dưa leo… của quán bánh mì này được đưa đi xét nghiệm phát hiện nhiễm khuẩn Salmonella spp.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam quyết định xử phạt hành chính là 96 triệu đồng đối với hộ kinh doanh Bánh mì Phượng 2, đồng thời đình chỉ toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm thời hạn 3 tháng.

Chủ hộ kinh doanh này cũng phải chịu toàn bộ chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, thi hành biện pháp khắc phục hậu quả và hoàn trả kinh phí cho các cá nhân, tổ chức bị ngộ độc thực phẩm.

Sau đây mời quí vị tìm hiểu nguyên nhân ngộ độc thực phẩm là gì…

TIN NÓNG>>Nóng: Ăn bánh trung thu 9 cháu bé ngộ độc và 1 cháu tử vong, ai chịu trách nhiệm?

Có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, nhưng vi trùng gây bệnh là nguyên nhân thường gặp nhất. Vi sinh vật gây bệnh có thể là vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng. Chúng không chỉ gây hư hỏng thức ăn mà còn gây hại trực tiếp cho sức khỏe con người. Cơ chế gây bệnh của vi sinh vật chia thành 3 nhóm chính bao gồm:

Do nhiễm trùng: Người bệnh ăn phải thực phẩm có chứa vi khuẩn gây bệnh và chúng tấn công trực tiếp vào hệ tiêu hóa hoặc bị nhiễm độc của vi khuẩn sản xuất ra trong quá trình phát triển tại ruột. Ví dụ như vi khuẩn Salmonella được phát hiện trong vụ ngộ độc bánh mì, vi khuẩn tụ cầu vàng trong vụ ngộ độc ở trẻ mầm non…

Do nhiễm độc là hậu quả của việc ăn thực phẩm bị nhiễm độc tố sinh ra từ các vi sinh vật kể cả khi chúng không xâm nhập vào cơ thể. Điển hình là vi khuẩn Clostridium botulinum – một vi khuẩn kỵ khí gây ra chùm ca bệnh ngộ độc do ăn cá muối ủ chua tại Quảng Nam hồi tháng 3/2023.

Nhóm thực phẩm có chứa sẵn chất gây độc tố như cá nóc, củ sắn, nấm độc…

Hàng ngàn vi sinh vật luôn hiện hữu trong môi trường tự nhiên từ trước đến nay. Ngày nay, mặc dù có sự phát triển của các kỹ thuật hiện đại, quy trình chế biến có kiểm duyệt và ý thức của người dân về an toàn thực phẩm được nâng cao. Tuy nhiên các vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn vẫn diễn ra ở cả thành phố, nông thôn.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quí vị có thêm những kinh nghiệm trong việc đối phó vấn nạn ngộ độc thực phẩm. Riêng mức xử phạt mà pháp luật qui định, cụ thể trong trường hợp vụ Bánh Mì Phượng 2 sẽ đủ sức răn đe những hộ buôn bán kinh doanh mà bỏ quên việc tăng cường phòng tránh ngộ độc thực phẩm…

TIN LIÊN QUAN>>Xử lý hình sự tội mua bán kinh doanh nội tạng động vật bẩn trong trường hợp nào?

ĐÁNG QUAN TÂM>>Bán lương thực, thực phẩm giả năm 2023 sẽ bị xử phạt như thế nào?

 

 

Vui Lòng đánh giá

Người mua dâm hoa hậu 200 triệu sẽ bị xử phạt ra sao?

Liên quan đến đường dây hoa hậu, hoa khôi, tiếp viên hàng không bán dâm, vừa được cơ quan chức năng phát hiện thông tin gây xôn xao dư luận những ngày qua, nhiều người thắc mắc đại gia mua dâm hoa hậu 200 triệu sẽ bị xử phạt như thế nào? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu dưới góc độ pháp luật Việt Nam…

Vụ “mua dâm” hoa hậu xôn xao dư luận

Vừa qua, Công an TP HCM đã phối hợp với Công an quận 7 bắt quả tang 4 cặp nam nữ có hành vi mua bán dâm tại tòa nhà Oakwood Residence Saigon (quận 7) và khách sạn La Galerie (huyện Bình Chánh).

Cụ thể T.T.H. (SN 1996, Hoa hậu Thế giới người Việt tại Thái Lan) bán dâm cho một người đàn ông giá 200 triệu đồng; N.N.T.T. (SN 1999, từng tham gia cuộc thi Hoa khôi Du lịch Việt Nam, không có giải) bán dâm giá 45 triệu đồng; H.B.A (SN 1998) và  H.T.H.C (SN 1992) bán dâm đồng giá 5 triệu đồng.

Hai người trong đường dây môi giới mại dâm cho hoa hậu
Hai người trong đường dây môi giới mại dâm cho hoa hậu

Theo đó, các đại gia được những “tú ông”, “tú bà” trao đổi, gửi hình ảnh các người mẫu, hoa khôi, hoa hậu trong các cuộc thi sắc đẹp tại Việt Nam xem trước. Sau đó, gửi hình ảnh gái bán dâm và thông tin về các cuộc thi sắc đẹp, bài báo có sự góp mặt của các hoa khôi, người mẫu, hoa hậu… để gửi cho khách mua dâm nhằm tăng sự thu hút và nâng giá bán dâm.

Sau khi các đại gia đồng ý và chốt giá thì các “tú ông”, “tú bà” sẽ điều động các chân dài đi tiếp khách tại địa điểm chỉ định. Trong vụ án này, những người môi giới sẽ hưởng từ 1000 USD đến 2000 USD/ 1 lần gái bán dâm là các hoa khôi, hoa hậu, người mẫu.

Ngoài việc xử lý hình sự người môi giới mại dâm thì cơ quan chức năng còn xử lý hành chính những người thực hiện hành vi mua dâm và các hoa hậu, hoa khôi tham gia bán dâm.

Người “mua hoa” bị xử phạt hành chính

Cụ thể, Điều 22 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 quy định rõ tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà người mua dâm bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Ngoài ra, người mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nói không với mại dâm
Nói không với mại dâm

Điều 24 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì người mua dâm bị phạt từ 1 triệu đến 2 triệu (khoản 1); nếu mua dâm từ 2 người trở lên một lúc thì bị phạt từ 2 triệu đến 5 triệu đồng (khoản 2).

Ngoài ra, khoản 3, điều 24 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP còn quy định tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Bên cạnh đó, Điều 329 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định nếu mua dâm người từ trên 13 tuổi đến dưới 18 tuổi sẽ bị xử lý hình sự lên đến 15 năm.

Đáng chú ý, Điều 27 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 thì ngoài việc bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định chung thì cán bộ, công chức mua dâm còn bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục và xử lý kỷ luật.

Cán bộ, công chức hoặc người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm thì trong thời gian bị xử lý kỷ luật không được đề cử, ứng cử vào các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; không được bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại, bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương hoặc cao hơn trong các cơ quan nhà nước hoặc trong lực lượng vũ trang nhân dân

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI