Ví dụ: 29A12345

Search Results for: phạt nguội

Xử phạt thêm nhiều người vụ xe tang ma quỷ diễu phố đêm Halloween

Sau khi xử phạt tài xế chở những người đóng giả ‘ma quỷ’ trên xe tang diễu phố đi bộ Nguyễn Huệ, TPHCM, vào hôm nay, nhiều người khác liên quan vụ việc cũng bị xử phạt hành chính về hành vi Gây rối trật tự công cộng.

Xử phạt 8 người xe tang diễu phố đêm Halloween

Ngày 8/11, Công an phường Bến Nghé (quận 1, TP.HCM) cho biết: đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 8 người (bao gồm tài xế) trên xe tang diễu phố đêm Halloween (31/11) sau thời gian điều tra xác minh.

Xe tang chở “ma quỷ” đi diễu phố đi bộ Nguyễn Huệ đêm Halloween (ảnh chụp từ clip)
Xe tang chở “ma quỷ” đi diễu phố đi bộ Nguyễn Huệ đêm Halloween (ảnh chụp từ clip)

Xét thấy hành vi dùng xe phục vụ tang lễ và những người ngồi trên xe hóa trang thành “ma quỷ” mở cửa xe chạy lòng vòng trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ, trêu chọc người đi đường đã ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn giao thông nên lực lượng chức năng xử phạt vi phạm hành chính với hành vi Gây rối trật tự công cộng theo nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Số tiền phạt dành cho 8 người trên xe tang diễu phố là 400.000 đồng

Tài xế bị xử phạt khai gì?

Trước đó, Công an phường Bến Nghé cũng đã mời ông P.D.T. (38 tuổi, ngụ quận 7, tài xế) lên làm việc để làm rõ một số hành vi liên quan đến việc lái xe tang diễu phố Nguyễn Huệ trong đêm Halloween (31/10). Sự việc gây xôn xao trên mạng xã hội cũng như ngoài đường.

Làm việc với cơ quan chức năng, ông T. cho biết là tài xế đang làm việc cho một cơ sở mai táng ở quận 7.

Chiều 31/10, ông được chủ cơ sở đề nghị dùng xe phục vụ tang lễ để chở một số người trong cùng cơ sở đi chơi Halloween. Sau đó ông dùng xe phục vụ lễ tang chở theo 8 người hóa trang thành “ma quỷ”, người đã chết,… đi diễu hành từ quận 7 đến phố đi bộ Nguyễn Huệ để vui chơi, tạo sự chú ý.

Sau đó CSGT quận 1 đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với ông này về hành vi “không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy”, mức phạt tiền 700.000 đồng.

XEM THÊM

Vui Lòng đánh giá

Nồng độ cồn trong người bao nhiêu thì bị xử phạt?

Lỗi nồng độ cồn khi điều khiển xe máy, ô tô là một trong những lỗi mà người tham giao thông thường xuyên mắc phải. Vậy nồng độ cồn trong người bao nhiêu thì bị xử phạt theo luật định năm 2023? Cùng xuphat.com tìm hiểu ngay.

Nồng độ cồn trong người bao nhiêu thì bị xử phạt?

Căn cứ khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, được sửa bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có quy định, người tham gia giao thông bị nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Do đó, chỉ cần có nồng độ cồn khi sử dụng phương tiện ô tô, xe máy, máy kéo, xe đạp,… tham gia giao thông thì người tham gia giao thông đều bị coi là vi phạm quy định cấm nêu trên.

Mức phạt cụ thể đối vi phạm nồng độ cồn tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP được quy định như sau:

Nồng độ cồn

Mức phạt

Ô tô

Xe máy

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Xe đạp

Có nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/l khí thở

06 – 8 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng

02 – 03 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng

03 – 05 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 10 – 12 tháng

80.000 – 100.000 đồng

> 50 – 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,25 đến 0,4 mg/l khí thở

16 – 18 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng

04 – 05 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng

06 – 08 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 16 – 18 tháng

200.000 – 300.000 đồng

> 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,4 mg/l khí thở

30 – 40 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng

06 – 08 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng

16 – 18 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 22 – 24 tháng

400.000 – 600.000

Một số lưu ý khi bị xử phạt lỗi nồng độ cồn

Chỉ cần có nồng độ cồn khi sử dụng phương tiện ô tô, xe máy, máy kéo, xe đạp,… tham gia giao thông thì người tham gia giao thông đều bị coi là vi phạm pháp luật
Chỉ cần có nồng độ cồn khi sử dụng phương tiện ô tô, xe máy, máy kéo, xe đạp,… tham gia giao thông thì người tham gia giao thông đều bị coi là vi phạm pháp luật

Người vi phạm bị tạm giữ xe

Theo điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) thì người vi phạm lỗi nồng độ cồn khi tham gia giao thông sẽ bị tạm giữ phương tiện. Thông thường, thời gian tạm giữ là 07 ngày, với mục đích ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính.

Có thể nộp phạt tại chỗ hay không?

Theo Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, nếu cá nhân bị cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng thì có thể tiến hành nộp phạt tại chỗ, không lập biên bản.

Đối chiếu với các mức phạt nồng độ cồn nêu trên, chỉ có duy nhất 01 trường hợp được nộp phạt tại chỗ: Người đi xe đạp, xe đạp điện có nồng độ cồn chưa quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa quá 0,25 mg/1 lít khí thở => phạt 80 nghìn – 100 nghìn đồng.

Như vậy, người đi xe máy, ô tô mà có nồng độ cồn thì không được nộp phạt tại chỗ.

Xuân Quyên (tổng hợp)

Vui Lòng đánh giá

Người gây tai nạn rời khỏi hiện trường sẽ bị xử phạt thế nào?

Ngày nay, khi có va chạm xảy ra, nhiều trường hợp sau khi gây tai nạn giao thông đã bỏ mặc nạn nhân ở lại trong tình trạng nguy kịch. Vậy người gây ra tai nạn giao thông liền rời khỏi hiện trường sẽ bị xử phạt thế nào theo luật định? Cùng xuphat.com tìm hiểu ngay.

Tai nạn giao thông luôn mang lại những thương đau, mất mát cho những người trong cuộc và cả gia đình của họ. Thực tế cho thấy trong nhiều vụ va chạm, cách xử lý khi gây tai nạn giao thông vi phạm pháp luật, lợi dụng hiện trường lộn xộn, người gặp nạn mất khả năng kiểm soát hoặc tuyến đường vắng người qua lại, người gây tai nạn đã bỏ trốn nhằm trốn tránh trách nhiệm. Nhiều trường hợp sau khi gây tai nạn giao thông đã bỏ mặc nạn nhân ở lại trong tình trạng nguy kịch.

Vấn đề này cần được xử lý nghiêm minh để bảo đảm an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông, hành vi bỏ trốn sau tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi vi phạm pháp luật.

Một trong những nguyên nhân được đề cập đến trong những tình huống bỏ trốn này là: Người gây tai nạn muốn trốn tránh trách nhiệm nên trốn khỏi hiện trường. Nguyên nhân nữa là họ sợ người nhà nạn nhân kích động, đe dọa, đánh đập gây nguy hiểm đến an toàn và tính mạng.

Luật định người điều khiển phương tiện giao thông và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn không được rời khỏi hiện trường trừ một số trường hợp cụ thể.
Luật định người điều khiển phương tiện giao thông và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn không được rời khỏi hiện trường trừ một số trường hợp cụ thể.

Tại khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm:

  • Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
  • Bên cạnh đó người gây tai nạn phải ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
  • Người gây tai nạn giao thông phải cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên cần lưu ý sau khi rời khỏi hiện trường, người gây tai nạn cần phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì đối với từng hành vi vi phạm cụ thể và từng mức độ vi phạm sẽ có các mức xử phạt khác nhau:

  • Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) thực hiện hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
  • Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác thực hiện hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

Tùy vào mức độ vi phạm, chủ xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn  khỏi hiện trường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 với khung hình phạt tù từ 3 – 10 năm.

Ngoài ra, Điều 585, Điều 590 và Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định người điều khiển xe gây tai nạn không dừng lại phải bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng cho người bị tai nạn.

Ngoài việc người gây tai nạn phải có trách nhiệm với người bị tai nạn thì những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn cũng có trách nhiệm sau đây:

  • Bảo vệ hiện trường; Bảo vệ tài sản của người bị nạn; Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
  • Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
  • Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định này.

Nguồn: VOV

Vui Lòng đánh giá

Ai sẽ bị phạt khi người mượn xe vi phạm nồng độ cồn?

Trong việc cho phép người khác sử dụng xe của mình, chủ xe cần phải biết một số trường hợp có thể dẫn đến việc bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Việc cho mượn xe sẽ được áp đặt các khoản phạt như thế nào?

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc cho mượn xe sẽ được áp đặt các khoản phạt cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Cá nhân hoặc tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự:

Khi giao xe hoặc cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông, bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng.

Trường hợp 2: Cá nhân hoặc tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô:

Khi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 1 Điều 62 (đối với xe máy chuyên dùng) của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông, bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng.

Điều kiện về tuổi tác và sức khỏe được quy định cụ thể như sau:

Điều kiện về độ tuổi:

Người đủ 16 tuổi trở lên được phép lái xe gắn máy có dung  btích xi-lanh dưới 50 cm3.

Người đủ 18 tuổi trở lên được phép lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có cấu trúc tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi.

Người đủ 21 tuổi trở lên được phép lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2).

Người đủ 24 tuổi trở lên được phép lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC).

Người đủ 27 tuổi trở lên được phép lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD).

Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Điều kiện về sức khỏe:

Sức khỏe của người lái xe được quy định theo các tiêu chuẩn và hướng dẫn tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.

Ai sẽ bị phạt khi người mượn xe vi phạm nồng độ cồn?
Ai sẽ bị phạt khi người mượn xe vi phạm nồng độ cồn?

Quy định xử phạt khi người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn?

Theo Nghị định 123 năm 2021 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng thì mức xử phạt đối với việc vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô và xe máy khi tham gia giao thông đường bộ được quy định như sau:

Mức xử phạt đối với người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn

– Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền 6-8 triệu đồng và tước GPLX từ 10 tháng đến 12 tháng.

– Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền 16-18 triệu đồng và tước GPLX từ 16 tháng đến 18 tháng.

– Vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền 30-40 triệu đồng và tước GPLX từ 22 tháng đến 24 tháng.

Mức xử phạt đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn

– Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền 2-3 triệu đồng và tước giấy phép lái xe (GPLX) từ 10 tháng đến 12 tháng.

– Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/1 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền 4-5 triệu đồng và tước GPLX từ 16 tháng đến 18 tháng.

– Vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền 6-8 triệu đồng và tước GPLX từ 22 tháng đến 24 tháng.

Người mượn xe vi phạm nồng độ cồn thì chủ xe có bị phạt không?

Khoản 10 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 nghiêm cấm hành vi “giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ”.

Hiện nay pháp luật quy định sẽ phạt người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn. Chủ phương tiện chỉ bị phạt trong trường hợp biết rõ người mượn xe không đủ điều kiện lái xe tham gia giao thông mà vẫn giao xe.

Như vậy trong trường hợp biết rõ người mượn xe không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông trên đường mà vẫn cố tình cho mượn thì sẽ bị xử phạt. Tùy vào mức độ vi phạm sẽ có những hình thức xử phạt khác nhau.

Mức phạt khi chủ xe cho người không đủ điều kiện mượn xe

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với việc chủ xe cho người không đủ điều kiện mượn xe được quy định chi tiết như sau:

Chủ xe ô tô, xe gắn máy cho người khác mượn xe không đủ các điều kiện theo quy định:

Đối với cá nhân, mức phạt có thể là từ 800.000 đến 02 triệu đồng.

Đối với tổ chức, mức phạt có thể là từ 1,6 triệu đến 04 triệu đồng.

Đối với chủ xe là xe ô tô, xe máy chuyên dùng cho người khác mượn xe mà người mượn không đủ điều kiện lái xe:

Đối với cá nhân, mức phạt có thể là từ 04 triệu đến 06 triệu đồng.

Đối với tổ chức, mức phạt có thể là từ 08 triệu đến 12 triệu đồng.

Những quy định này nhằm tạo ra một cơ chế rõ ràng và công bằng để đảm bảo rằng người cho mượn xe sẽ tuân thủ đúng quy định về điều kiện lái xe và tránh việc tiềm ẩn rủi ro và tai nạn giao thông.

Có thể bạn quan tâm:

 

Vui Lòng đánh giá

Không nhường đường cho người đi bộ bị phạt bao nhiêu?

Đây là một lỗi phổ biến mà các tài xế hay mắc phải hoặc không chú ý, dễ gây tai nạn cho người khác đặc biệt ở những tuyến đường đông người qua lại như bệnh viện, trường học, ngã tư không có vạch kẻ đường…

Những quy định dành cho người đi bộ

Theo quy định tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ (Luật số: 23/2008/QH12, ngày 13/11/2008) về vấn đề người đi bộ tham gia giao thông phải thực hiện để đảm bảo an toàn. Nếu không tuân thủ quy định sẽ bị xử phạt theo pháp luật. Cụ thể:

– Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

– Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

– Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

– Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

– Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

Bên cạnh đó, việc chấp hành báo hiệu đường bộ có hoặc không có vạch kẻ đường được quy định theo Khoản 4, Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

– Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

– Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

Lỗi vi phạm không nhường đường cho người đi bộ
Lỗi vi phạm không nhường đường cho người đi bộ

Những trường hợp phải nhường đường cho người đi bộ

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định cụ thể các trường hợp phải nhường đường cho người đi bộ:

– Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường (khoản 4 Điều 11);

– Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn (khoản 4 Điều 11);

– Khi chuyển hướng, phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác (khoản 2 Điều 15);

– Không được quay đầu xe, lùi xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường (khoản 4 Điều 15, khoản 2 Điều 16).

Dù đã có quy định song việc đi bộ qua đường ở những nơi không có đèn tín hiệu tại các thành phố lớn không hề đơn giản, phần lớn các lái xe chưa có ý thức nhường đường cho người đi bộ.

Mức phạt dành cho người điều khiển phương tiện không nhường đường cho người đi bộ

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt dành cho người điều khiển phương tiện không nhường đường cho người đi bộ:

– Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Mức phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

– Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Mức phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

– Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Mức phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Có thể bạn quan tâm:

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI