Ví dụ: 29A12345

Search Results for: tội phạm

Tập trung kiểm soát vi phạm nồng độ cồn toàn quốc

Từ ngày 10/1, lực lượng CSGT toàn quốc mở cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông – trật tự xã hội, đặc biệt tập trung kiểm soát vi phạm nồng độ cồn dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và các lễ hội đầu xuân 2024.

Tập trung kiểm soát vi phạm nồng độ cồn toàn quốc

Sáng 10/1, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ và điện của Bộ trưởng Bộ Công an về mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và các sự kiện lớn của đất nước, Bộ Công an ban hành kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội.

Lực lượng CSGT toàn quốc sẽ tập trung kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm về nồng độ cồn, ma túy; vi phạm tốc độ; đi không đúng phần đường, làn đường; tránh, vượt, dừng, đỗ sai quy định… Tập trung kiểm tra, xử lý xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách tại các tuyến cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường giao thông nông thôn.

Lực lượng CSGT sẽ tập trung kiểm soát vi phạm nồng độ cồn
Lực lượng CSGT sẽ tập trung kiểm soát vi phạm nồng độ cồn

Riêng tuyến Quốc lộ 1A tổ chức tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm liên tuyến do Cục CSGT trực tiếp chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra.

Đối với công tác tổ chức, chỉ huy điều khiển giao thông, lực lượng CSGT sẽ tổ chức tốt công tác thường trực, ứng trực, nắm tình hình, kịp thời huy động lực lượng phối hợp tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông thông suốt, hạn chế ùn tắc giao thông, nhất là trên các trục chính ra vào Hà Nội và TP.HCM.

Xem thêm >> Năm 2024: Quyết tâm kéo giảm tai nạn giao thông từ 5-10% 

Trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và đua xe trái phép, bố trí cán bộ, chiến sĩ tăng cường công tác nắm tình hình trên những tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, chủ động phát hiện đầu mối vụ việc để đề xuất xác lập chuyên án, phối hợp đấu tranh… Kế hoạch được thực hiện đến hết ngày 9/3.

5/5 - (2 bình chọn)

Kiên Giang: Xử lý vi phạm trên cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi dịp Tết

Để đảm bảo an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Kiên Giang sẽ ra quân đột xuất, siết chặt xử lý vi phạm người dân xé rào, chạy xe máy trên tuyến đường cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi.

Kiên Giang: Xử lý vi phạm trên cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi dịp Tết

Ngày 8/1, theo ghi nhận, tại cầu vượt N1 (đoạn đầu cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi thuộc địa phận Kiên Giang) ô tô, xe tải lưu thông vận chuyển chở hàng hóa từ hướng An Giang, Đồng Tháp, TP Cần Thơ đổ về TP Rạch Giá rất nhiều để phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sắp đến.

Song, bất chấp có biển cấm xe máy, nhiều người dân vẫn ung dung chạy xe máy vào đường cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi, gây tiềm ẩn mất an toàn giao thông, nghiêm trọng hơn có thể xảy ra tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng.

Biển báo “Cấm xe máy lưu thông vào tuyến” cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi.
Biển báo “Cấm xe máy lưu thông vào tuyến” cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi.

Sự việc xe máy chạy trên cao tốc này xảy ra nhiều. Người dân điều khiển xe máy đi thăm ruộng, có người chạy từ hướng Cần Thơ về Kiên Giang. Xe máy chạy chậm nhưng ô tô thì chạy nhanh nên sơ ý là có thể xảy ra tai nạn giao thông, nguy hiểm lắm“, anh P.T.H. – người dân ở huyện Châu Thành, Kiên Giang nói.

Ông Lê Việt Bắc – giám đốc Sở Giao thông vận tải Kiên Giang – cho biết đường Lộ Tẻ – Rạch Sỏi hiện chưa phải là đường cao tốc nhưng được phép khai thác như đường cao tốc, ô tô, xe tải lưu thông tuyến đường này nhiều.

Tuy nhiên, đường cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi (nối Kiên Giang với TP Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp…) thời gian qua vẫn còn tồn tại việc người dân tự ý xé rào, chạy xe máy lưu thông trên đường, nguy cơ gây mất an toàn giao thông khiến dư luận lo lắng.

Bất chấp biển cảnh báo, xe máy ngang nhiên lưu thông vào tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (Kiên Giang)
Bất chấp biển cảnh báo, xe máy ngang nhiên lưu thông vào tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi (Kiên Giang)

Để xử lý vi phạm trên, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ông Bắc cho biết thêm sở đã tham mưu cho UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo cho lực lượng công an địa phương tăng cường công tác tuần tra đột xuất, xử lý, hạn chế xe máy chạy vào đường cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi.

Xem thêm >> Cận Tết, CSGT tăng cường kiểm tra nồng độ cồn gần nhà hàng, quán nhậu 

Việc dân địa phương xé hàng rào, chúng tôi sẽ làm văn bản đề nghị các đơn vị quản lý tuyến đường Lộ Tẻ – Rạch Sỏi để có hướng khắc phục vấn đề trên. Địa phương sẽ tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, chấp hành tốt việc tham gia giao thông an toàn. Tới đây, đơn vị tham mưu UBND tỉnh lắp đặt hệ thống camera giám sát trên tuyến đường trên để góp phần quản lý, xử lý vi phạm“, ông Bắc nói.

Vui Lòng đánh giá

Có thể nhờ người thân đem tới khi quên mang giấy tờ xe không?

Khi điều khiển xe máy trên đường bị cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ, nếu quên không mang giấy tờ xe theo mà gọi người thân mang đến thì có được phép không? Hãy cùng xuphat.com giải đáp thắc mắc trên.

Có thể nhờ người thân đem tới khi quên mang giấy tờ xe không?

Theo khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Theo quy định này, về nguyên tắc thì tại thời điểm kiểm tra nếu người vi phạm không xuất trình được những giấy tờ này thì sẽ bị xử lý theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Có thể nhờ người thân đem tới khi quên mang giấy tờ xe không?
Có thể nhờ người thân đem tới khi quên mang giấy tờ xe không?

Hiện tại không có bất kỳ quy định nào về việc CSGT phải chờ người vi phạm mang GPLX và các giấy tờ xe đến nếu tại thời điểm kiểm tra họ không mang theo. Do đó tại thời điểm kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính thì CSGT sẽ không chấp nhận cho người vi phạm nhờ người thân mang giấy tờ xe đến.

Quy định về xử phạt khi quên mang giấy tờ xe đối với ô tô được quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) theo đó quy định về Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới:

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;
  • Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
  • Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng khi người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.

Xem thêm >> Treo băng rôn biểu ngữ phản đối coi chừng bị xử phạt

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi khi có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô khi không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

5/5 - (2 bình chọn)

Hà Nội xử phạt nhiều học sinh vi phạm đầu năm 2024

Trong buổi học đầu tiên của năm 2024, hàng loạt học sinh đã bị lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội xử phạt vì hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

Hà Nội xử phạt nhiều học sinh vi phạm đầu năm 2024

Tại một số trường trên địa bàn TP Hà Nội, không khó để bắt gặp hình ảnh học sinh tự điều khiển xe máy vi phạm luật. Nhiều em trong số đó không đội mũ bảo hiểm, chở ba người, vi phạm nhiều lỗi về an toàn giao thông.

Ngày 2/1, Tổ công tác thuộc Đội CSGT số 5, Công an TP Hà Nội tuần tra kiểm soát trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên).
Ngày 2/1, Tổ công tác thuộc Đội CSGT số 5, Công an TP Hà Nội tuần tra kiểm soát trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên).

Trong quá trình xử lý vi phạm, lực lượng chức năng gặp một số khó khăn khi học sinh liều lĩnh bỏ chạy. Hành vi này của các em rất dễ gây ra tai nạn giao thông và nguy hiểm cho những người khác.

Không khó để bắt gặp hình ảnh học sinh vào giờ đến trường hay tan học tự điều khiển xe gắn máy có dung tích trên 50 cm3. Nhiều em học sinh chọn phương án liên hệ với “người thân” để mong bỏ qua vi phạm.

Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt các trường hợp vi phạm, đa số là học sinh đã bị lực lượng chức năng dừng xe, kiểm tra và lập biên bản xử phạt
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt các trường hợp vi phạm, đa số là học sinh đã bị lực lượng chức năng dừng xe, kiểm tra và lập biên bản xử phạt

Đối với các trường hợp vi phạm, ngoài việc xử phạt, CSGT còn tuyên truyền, nhắc nhở để các học sinh, phụ huynh nhận thức được hành vi vi phạm.

Xem thêm >> Thanh Hóa: 3 ngày lễ, 15 người thương vong vì tai nạn giao thông

Ðể ngăn ngừa và hạn chế những vụ tai nạn thương tâm, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã yêu cầu các địa phương siết chặt công tác quản lý học sinh đến trường. Ðồng thời, tổ chức cho học sinh ký cam kết không điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp vi phạm đều vị lực lượng Công an tiến hành niêm phong, đưa xe về trụ sở.
Các trường hợp vi phạm đều vị lực lượng Công an tiến hành niêm phong, đưa xe về trụ sở.

Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cũng khuyến cáo đến cha mẹ học sinh cần thường xuyên nhắc nhở con em mình nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Luật Giao thông đường bộ.

5/5 - (1 bình chọn)

Cảnh sát cơ động được quyền phạt vi phạm giao thông không?

Cảnh sát cơ động được phạt những lỗi giao thông nào là thắc mắc của rất nhiều người…

Cảnh sát cơ động là ai?

Cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Công an nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

(Điều 3 Luật Cảnh sát cơ động 2022)

Cảnh sát cơ động được quyền phạt vi phạm giao thông không?
Cảnh sát cơ động được quyền phạt vi phạm giao thông không?

Cảnh sát cơ động được phạt những lỗi giao thông nào?

Cảnh sát cơ động được phạt những lỗi giao thông sau:

Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

– Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 6 Điều này và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;

– Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng;

Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường;

Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy;

Đỗ xe trên dốc không chèn bánh;

Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;

– Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m;

Dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt;

Dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe;

Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe;

Dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

Dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm d khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

– Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa;

– Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm d khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

Quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm quay đầu đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển;

Điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển;

– Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;

– Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

– Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

– Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông;

– Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

– Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định

– Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

– Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

– Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Đối với xe máy, xe gắn máy

– Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);

– Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

– Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;

– Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

– Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;

– Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

– Dừng xe, đỗ xe trên cầu;

– Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

– Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

– Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

– Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;

– Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

– Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

– Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;

– Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

– Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

– Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

– Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

– Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

– Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

– Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;

– Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

 Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

– Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;

– Đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật;

– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn đường đã có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Dừng xe, đỗ xe tại các vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị trái quy định; dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, các chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;

– Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

– Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều này và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe.

– Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4; điểm a khoản 8 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

– Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

– Chạy xe trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng;

– Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

– Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

– Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm quay đầu đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển.

– Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ;

– Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi phương tiện bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

– Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;

– Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

– Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h, máy kéo đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Đối với xe đạp, xe thô sơ

– Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;

– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

– Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

– Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;

– Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù);

– Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;

– Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông;

– Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

– Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu;

– Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;

– Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

– Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

– Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên;

– Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

– Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;

– Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;

– Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

– Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

– Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

– Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

XEM THÊM>>Từ ngày 15/9/2023, Cảnh sát giao thông được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ nào khi tuần tra, kiểm soát?

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI