Ví dụ: 29A12345

Search Results for: tội phạm

Hà Nội xử phạt loạt tài xế xe buýt vi phạm

Sáng ngày 15/12, Cảnh sát giao thông Hà Nội ra quân xử phạt loạt tài xế xe buýt dừng đón khách cách xa hè đường dẫn tới cản trở giao thông và nguy hiểm cho hành khách khi tiếp cận.

Hà Nội xử phạt loạt tài xế xe buýt vi phạm

Dịp cao điểm cuối năm và Tết Nguyên đán 2024, Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội cho biết các đội địa bàn sẽ tập trung xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân gây tai nạn và ùn tắc. Trong đó, các loại hình vận tải công cộng như xe buýt không là ngoại lệ.

Sáng nay 15/12, tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông số 5 làm nhiệm vụ trên tuyến đường Cổ Linh, đoạn gần nút giao với đường Đàm Quang Trung và cầu Vĩnh Tuy.

Theo quy định, các xe cần đỗ sát hè đường với khoảng cách tối đa không quá 25cm. Việc đỗ quá xa gây bất tiện khi khách khi lên, xuống xe và ảnh hưởng tới xe cộ khác đang lưu thông
Theo quy định, các xe cần đỗ sát hè đường với khoảng cách tối đa không quá 25cm. Việc đỗ quá xa gây bất tiện khi khách khi lên, xuống xe và ảnh hưởng tới xe cộ khác đang lưu thông

Đây là tuyến đường huyết mạch nối khu vực trung tâm thành phố với các trục chính như vành đai 3, cao tốc Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Đồng thời, đây cũng là nơi phát triển nhiều khu đô thị, trung tâm thương mại quy mô lớn. Do vậy, lưu lượng xe cộ thường xuyên tăng cao trong giờ cao điểm.

Đáng chú ý, thời gian gần đây tình trạng xe buýt vi phạm diễn ra phổ biến. Các tài xế loại hình vận tải công cộng này thường dừng đỗ đón khách không đúng nơi quy định gây cản trở phương tiện khác, lạng lách, không cài dây an toàn, khi vào điểm đón không bật tín hiệu cảnh báo.

Hàng loạt xe buýt bị dừng xử lý vào sáng cùng ngày trên địa bàn Hà Nội
Hàng loạt xe buýt bị dừng xử lý vào sáng cùng ngày trên địa bàn Hà Nội

Trong khoảng gần 1 giờ, cảnh sát giao thông đã dừng và xử lý loạt xe buýt vi phạm. Tất cả cùng có hành vi dừng, đỗ xe không đúng vị trí quy định. Theo quy định, vị trí dừng xe cần phải cách hè phố khoảng cách nhỏ hơn 0,25 m. Những tài xế điều khiển xe buýt khi được yêu cầu dừng xe, xử lý đều tỏ ra bất ngờ khi không biết mình đã vi phạm lỗi gì.

Xem thêm >> TPHCM ra quân trấn áp tội phạm dịp Tết 2024

Đại diện Đội Cảnh sát giao thông số 5, Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội cho hay thông thường các tài xế xe buýt cho rằng loại hình vận tải công cộng không bị xử lý nên họ thường chủ quan.

Trong dịp cao điểm cuối năm sắp tới, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ xử lý nghiêm các vi phạm để hạn chế tình trạng ùn tắc, không loại trừ loại xe nào.

Theo Tuổi trẻ

Vui Lòng đánh giá

Bắc Giang xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về nồng độ cồn với tinh thần “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, Công an tỉnh Bắc Giang tích cực ra quân kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bắc Giang xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn

Tối 9/12, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đã tham mưu Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đồng loạt ra quân tổng kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn trên tất cả các tuyến đường trọng điểm của tỉnh.

Thực hiện kế hoạch đề ra, Công an tỉnh huy động tổng số 270 cán bộ, chiến sĩ. Phòng CSGT huy động 100% quân số trực tiếp kiểm tra, xử lý vi phạm tại huyện Yên Dũng, Việt Yên và Lạng Giang.

Kết quả, lực lượng công an đã kiểm tra, xử lý 267 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, gồm 202 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (8 ô tô, 193 mô tô) và 65 trường hợp vi phạm khác. Qua phân tích vi phạm cho thấy có nhiều trường hợp vi phạm ở mức kịch khung (ô tô phạt 35 triệu đồng, mô tô phạt 7 triệu đồng).

Cùng với lập biên bản vi phạm hành chính tại địa điểm vi phạm, lực lượng công an sẽ tiến hành xác minh, làm rõ người vi phạm có phải là cán bộ, đảng viên, công chức hay không? Trường hợp phát hiện sẽ tiến hành thông báo về cơ quan, đơn vị, nơi cư trú để tiến hành xử lý nghiêm theo quy định.

 Cảnh sát giao thông Bắc Giang xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn
Cảnh sát giao thông Bắc Giang xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn

Trước đó, vào tối 6/12, lực lượng cảnh sát giao thông tiếp tục tổng kiểm tra, xử lý vi phạm về nồng độ cồn trên tất cả các tuyến đường trọng điểm của tỉnh Bắc Giang. Lực lượng công an toàn tỉnh đã kiểm tra, xử lý 238 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, gồm 190 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (13 ô tô, 177 mô tô) và 48 trường hợp vi phạm khác. Qua phân tích cho thấy có nhiều trường hợp vi phạm ở mức kịch khung (ô tô phạt 35 triệu đồng, mô tô phạt 7 triệu đồng).

Tối 2/12, tổng số 272 cán bộ, chiến sĩ được huy động tổng kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Trong đó gồm 164 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông phối hợp với 71 đồng chí lực lượng cảnh sát khác, 24 đồng chí công an cấp xã, 12 đồng chí cảnh sát cơ động và 1 đồng chí cán bộ điều lệnh Công an tỉnh.

Xem thêm >> Coi chừng đi tù vì khoe clip vi phạm luật giao thông lên mạng

Kết quả, lực lượng công an đã kiểm tra, xử lý 252 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, gồm 207 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (16 ô tô, 191 mô tô) và 45 trường hợp vi phạm khác. Qua phân tích vi phạm cho thấy có nhiều trường hợp vi phạm ở mức kịch khung (ô tô phạt 35 triệu đồng, mô tô phạt 7 triệu đồng).

Trong thời gian tới, Công an tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục huy động tối đa lực lượng để tổng kiểm tra, xử lý vi phạm theo chuyên đề “Người điều khiển phương tiện trên đường vi phạm các quy định về nồng độ cồn” trên tất cả các tuyến, địa bàn./.

Theo ĐCSVN

5/5 - (1 bình chọn)

Coi chừng đi tù vì khoe clip vi phạm luật giao thông lên mạng

Vụ việc cô gái tên N.T.D.M (SN 1997, nhân viên kinh doanh showroom ô tô) khoe clip lái xe BMW với tốc độ gần 140km/h lên mạng bị Công an TP Thủ Đức, TP.HCM xử phạt 11 triệu đồng và tước bằng lái 3 tháng hôm 11/12 nhận được nhiều ý kiến từ dư luận. Đa số các ý kiến cho rằng cần phải xử phạt nghiêm những hành vi như thế này bởi số tiền đóng phạt quá rẻ để PR bản thân và thương hiệu…

Khi nào khoe clip vi phạm luật giao thông lên mạng bị xử lý hình sự?

Điều đáng nói là ngoài hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, một số quan điểm còn cho rằng việc đưa thông tin trái pháp luật lên mạng xã hội cũng là hành vi vi phạm pháp luật.

Thực tế cho thấy, trong các vụ tung clip vi phạm luật giao thông lên mạng xã hội, khi cơ quan chức năng xác định hành vi đó trực tiếp gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ xem xét áp dụng xử lý hình sự.

Nhiều cá nhân từng bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính, thậm chí khởi tố bị can sau khi họ hoặc người liên quan tung clip ghi lại hình ảnh người đó điều khiển phương tiện vi phạm pháp luật về giao thông. Có trường hợp đã bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng.

Hình ảnh cô gái lái xe BMW khoe clip thể hiện vi phạm tốc độ 
Hình ảnh cô gái lái xe BMW khoe clip thể hiện vi phạm tốc độ

HOT>>CSGT xử phạt cô gái lái xe BMW gần 140km/h ở TP Thủ Đức

Vụ bắt giữ Ngọc Trinh là bài học răn đe kẻ khác 

Điển hình là ngày 19/10, Công an TP.HCM khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Trần Thị Ngọc Trinh (34 tuổi, người mẫu) về tội Gây rối trật tự công cộng. Động thái tố tụng này được thực hiện sau khi Ngọc Trinh và Trần Xuân Đông (36 tuổi) liên quan các clip biểu diễn xe phân khối lớn do Trinh điều khiển.

Người đàn ông này bị cáo buộc hướng dẫn người mẫu Ngọc Trinh biểu diễn các động tác: Thả hai tay, đứng trên xe, để hẳn hai chân sang một bên… Những clip này phản cảm và gây bức xúc trong dư luận.

Mới đây nhất, ngày 10/11, Công an TP Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) khởi tố và bắt tạm giam 5 thanh niên biểu diễn đua ô tô, sau đó quay clip đăng TikTok về tội gây rối trật tự công cộng. Nội dung clip cho thấy các bị can đã lái xe và thực hiện động tác drift (nhấn ga phanh gấp) nhiều vòng làm cho lốp xe bốc khói trước nhiều người chứng kiến, cổ vũ.

Nhìn nhận các sự việc này dưới góc độ pháp lý, các luật sư Đkhẳng định, sau những clip lan truyền trên mạng xã hội như trên, việc cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, làm rõ để xử lý đối với người vi phạm là cần thiết và có căn cứ.

Tùy vào hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra, người vi phạm giao thông đường bộ sẽ bị phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về chế tài, người vi phạm có thể bị truy cứu về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, theo Điều 260 Bộ luật Hình sự. Khung hình phạt gồm phạt tiền lên đến 100 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-5 năm.

Ngọc Trinh bị bắt
Ngọc Trinh bị bắt
Có thể bị xử lý hình sự về tội gây rối trật tự công cộng hoặc tội đưa thông tin trái phép trên mạng internet

Điều 260 Bộ luật Hình sự còn quy định vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền tối đa 50 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Đối với hành vi đưa thông tin trái phép trên internet, nếu hành vi này gây tác động tiêu cực cho xã hội, hậu quả được xác định là ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội gây rối trật tự công cộng hoặc tội đưa thông tin trái phép trên mạng internet…

Như chúng ta thấy, trong những vụ tung clip vi phạm luật giao thông lên mạng xã hội, khi cơ quan chức năng có căn cứ cho thấy hành vi đó trực tiếp gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc làm ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội (như tạo nên trào lưu xấu, có người học theo, làm theo gây hậu quả nghiêm trọng), cơ quan chức năng có thể xử lý hình sự.

XEM THÊM :

 

Vui Lòng đánh giá

Qui định xử phạt tội ép buộc trẻ em uống rượu bia

Ở Việt Nam, CSGT và Bộ Y tế luôn khuyến cáo người dân không nên sử dụng nhất là lạm dụng bia rượu. Tuy nhiên, vấn nạn rượu bia ngày nay càng ngày càng phức tạp. Thậm chí, những hình ảnh trẻ em uống rượu bia  không còn hiếm gặp. Nhiều trường hợp chính người lớn lại ép buộc, dụ dỗ trẻ em uống rượu, bia mà không biết rằng hành vi này là vi phạm pháp luật có thể bị xử lý hình sự…

Ép buộc trẻ em uống rượu bia có phạm tội không?

-Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;

-Luật trẻ em 2016;

-Nghị định 144/ 2013/ NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Ép buộc trẻ em uống rượu bia có thể bị xử lý hình sự
Ép buộc trẻ em uống rượu bia có thể bị xử lý hình sự

Ép buộc trẻ em uống rượu bia bị xử phạt vi phạm hành chính

– Theo quy định tại Khoản 9, Điều 6 Luật trẻ em năm 2016 thì nghiêm cấm hành vi: Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.

– Theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định 144/ 2013/ NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.Như vậy, pháp luật nghiêm cấm hành vi cho trẻ em sử dụng rượu, bia , thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Do đó, người nào có hành vi ép buộc trẻ em uống rượu, bia thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.TIN HOT>>Vì sao uống bia, rượu tối hôm trước hôm sau vẫn vi phạm nồng độ cồn?

Ép buộc trẻ em bị truy cứu trách nhiệm hình sự

– Theo quy định tại điềm b, khoản 1, điều 325, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa người dưới 18 tuổi phạm pháp thì: Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;– Theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d, điều 325, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa người dưới 18 tuổi phạm pháp thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đỗi với một trong các trường hợp sau:
  • Có tổ chức;
  • Đối với 02 người trở lên;
  •  Đối với người dưới 13 tuổi;
  • Tái phạm nguy hiểm.

– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

Theo đó, về tội tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa người dưới 18 tuổi phạm pháp thì nếu trong trường hợp người nào có hành vi ép buộc người dưới 18 tuổi sa lầy vào các thói hư tật xấu trong xã hội là rượu chè, cờ bạc…, và trẻ em bị những thói hư đó cám dỗ và không có ý muốn thoát ra khỏi nó thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm hoặc ở mức độ nghiêm trọng hơn sẽ bị phạt tù tự 03 năm đến 07 năm

Như vậy, trong trường hợp người nào có hành vi ép buộc trẻ em uống rượu tùy từng trường hợp, mức độ nghiêm trọng của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính tử 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa người dưới 18 tuổi phạm pháp.

XEM THÊM>>Hình phạt đối với tội phạm bắt cóc trẻ em

5/5 - (1 bình chọn)

Mức xử phạt tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ theo Điều 331 Bộ luật Hình sự

Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ theo Điều 331 Bộ luật Hình sự có mức xử phạt cao nhất bao nhiêu là thắc mắc của rất nhiều người. Mời quí vị cùng xuphat.com theo dõi trong bài viết sau để nâng cao kiến thức pháp luật quí vị nhé…

Thế nào là quyền tự do dân chủ?

Quyền tự do dân chủ của công dân được quy định tại Điều 24, 25 Hiến pháp 2013 như sau:

  • Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
  • Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
  • Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Lợi dụng các quyền tự do dân chủ nhiều đối tượng đã bị xử lý
Lợi dụng các quyền tự do dân chủ nhiều đối tượng đã bị xử lý

Mức xử phạt tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ 

Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự có khung hình phạt như sau:

  • Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Một số bản án về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ theo Điều 331 Bộ luật Hình sự

Bản án 1

Bản án 13/2020/HS-ST ngày 07/09/2020 về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân.

Vào đầu tháng 11/2019 đến đầu tháng 02/2020 Nguyễn Hữu M sử dụng tài khoản Facebook “Nguyễn Hữu M” do mình lập từ năm 2012 được đăng ký bằng gmail trên phương tiện điện thoại Iphon 6s thường xuyên đăng tải, chia sẻ phát tán tin bài sai sự thật, xuyên tạc, vu cáo xúc phạm danh dự, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của lực lượng Công an, chính quyền thành phố Hà Nội, Bộ Y tế. Cụ thể: Nguyễn Hữu M đã đăng tải 86 bài viết có nội dung xâm phạm đến uy tín, danh dự của lực lượng công an và chính quyền Thành phố Hà Nội, Bộ Y tế, một số bài viết cụ thể như sau: Đăng ảnh xe chống bạo động của Cảnh sát cơ động và chú thích “Bọn cướp đã tấn công, máu đã đổ ở V”.

Bản án 2

Bản án số 94/2019/HS-PT về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Qua công tác tuần tra các trang mạng xã hội, ngày 13/02/2019, lực lượng Công an quận S phát hiện tài khoản facebook mang tên “Quach Nguyen Anh K” cập nhật ảnh đại diện là hình lá cờ “03 sọc” (là cờ của chế độ Việt Nam cộng hòa trước đây) kèm theo dòng tin “Hy vọng một ngày nào đó lá cờ này sẽ bay trên khắp đất nước Việt Nam”. Tiến hành làm việc và kiểm tra tài khoản facebook nêu trên đối với chủ tài khoản là Quách Nguyễn Anh K, Cơ quan điều tra xác định ngoài hình ảnh đại diện trên trang cá nhân là cờ “03 sọc”, K còn đăng tải, chia sẻ bài viết, hình ảnh và bình luận trực tiếp trên video livestream có nội dung xuyên tạc các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; xúc phạm Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

XEM THÊM>>Qui định xử phạt tội Đánh bạc và tổ chức đánh bạc

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội 

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

Theo đó, người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả có thể được xem là một trong những trình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Lưu ý: Với các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

XEM THÊM>>Hướng dẫn tra cứu phạt nguội

 

5/5 - (1 bình chọn)
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI