Ví dụ: 29A12345

Search Results for: tội phạm

Bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn, nam tài xế bỏ chạy

Trong lúc bị CSGT lập biên bản vì vi phạm nồng độ cồn trên đường Hoàng Sa, quận 1 (TPHCM), nam tài xế liên tục lấy lý do gọi điện thoại để rời khỏi chốt.

Bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn, nam tài xế bỏ chạy

Khoảng 22h30 ngày 23/12, tài xế N.V.P. (33 tuổi) lái xe máy chạy trên đường Hoàng Sa, hướng về vòng xoay Điện Biên Phủ. Vừa đến đầu cầu Trần Khánh Dư, phường Tân Định (quận 1), anh P. bị tổ công tác gồm Đội CSGT Bến Thành, Tuần tra dẫn đoàn, Bàn Cờ (Phòng PC08) và quận 1, quận 3 dừng phương tiện kiểm tra, phát hiện có nồng độ cồn mức 0,757mg/lít khí thở.

Tài xế N.V.P. làm việc với CSGT sau nhiều lần được tổ công tác nhắc nhở
Tài xế N.V.P. làm việc với CSGT sau nhiều lần được tổ công tác nhắc nhở

Khi CSGT hỏi quê quán, người này nói không nhớ. Trong quá trình làm việc, nam tài xế liên tục lấy lý do gọi điện thoại để rời khỏi chốt nhưng bị lực lượng chức năng chặn lại.

Anh ngồi tại bàn gọi điện thoại, CSGT đâu có cấm mà anh bỏ đi“, một cán bộ nhắc nhở nhưng người này không chấp hành.

Khi CSGT nhờ Công an phường Tân Định (quận 1) có mặt, anh P. chịu ngồi vào bàn làm việc. Anh này cho biết, bản thân là nhân viên quán phở ở cách chốt kiểm tra khoảng 500m.

Tối cùng ngày, P. và các nhân viên khác lén chủ ngồi uống bia phía sau quán. Đang nhậu giữa chừng hết bia, P. lái xe đi mua đã bị CSGT kiểm tra.

Tôi đi làm thuê mà CSGT phạt 7 triệu, lấy gì đóng. Tôi tránh gọi điện thoại tại chốt CSGT vì không muốn cho chủ quán biết bị bắt xe. Nếu ông biết nhân viên lén ăn nhậu trong giờ làm sẽ đuổi việc“, anh P. nói.

CSGT kiểm tra tài xế bằng máy định tính, nếu phát hiện có nồng độ cồn sẽ kiểm tra lại bằng máy định lượng
CSGT kiểm tra tài xế bằng máy định tính, nếu phát hiện có nồng độ cồn sẽ kiểm tra lại bằng máy định lượng

Trong quá trình lập biên bản, P. bất ngờ lén bỏ chạy khỏi chốt. Một cán bộ Công an phường Tân Định cho biết, sẽ đến quán phở trên xác minh, mời tài xế về phường làm việc.

Xem thêm >> Xử lý hành chính và xử phạt vi phạm hành chính khác nhau ra sao?

Một cán bộ CSGT cho biết, đêm 23/12, các chiến sĩ kiểm tra hàng trăm trường hợp nhưng chỉ phát hiện gần 10 người vi phạm. Điều này chứng tỏ đa số người dân đã ý thức được việc đã uống rượu bia không lái xe.

5/5 - (1 bình chọn)

Xử lý hành chính và xử phạt vi phạm hành chính khác nhau ra sao?

Hai thuật ngữ xử phạt vi phạm hành chính và xử lý hành chính có vẻ rất giống nhau khiến không ít người lầm tưởng chúng là một. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa 02 khái niệm này.

Xử lý hành chính và xử phạt vi phạm hành chính khác nhau ra sao?
Xử lý hành chính và xử phạt vi phạm hành chính khác nhau ra sao?

Về xử phạt vi phạm hành chính

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính (khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

  • Đối tượng áp dụng: Cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước (khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính)
  • Hình thức xử phạt vi phạm hành chính: Cảnh cáo; Phạt tiền; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Trục xuất.

Hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính; Các hình thức xử phạt còn lại có thể là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. (theo Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính)

Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

  •  Nguyên tắc áp dụng: Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm… Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính)
  • Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt (điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính)
  •  Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính: Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết; thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng; thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ; thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;

Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

TIN HOT>>Xử phạt 2 thanh niên không đi khám nghĩa vụ quân sự

Về xử lý hành chính

Xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Ngoài ra, còn có biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình (khoản 3, khoản 4 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

  • Đối tượng áp dụng: Chỉ áp dụng với cá nhân trong nước. Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài (khoản 2 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
  • Hình thức xử lý vi phạm: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  •  Nguyên tắc áp dụng: Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định; việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; việc xử lý vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính (khoản 2 Điều 3 Luật này).
  • Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính: Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 03 tháng – 01 năm kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm tùy từng trường hợp; thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 06 tháng – 01 năm kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm tùy từng trường hợp; thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm; thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm.

Như vậy, có thể thấy xử phạt vi phạm hành chính và xử lý hành chính là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác.

XEM THÊM >>Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hoá và quảng cáo

5/5 - (1 bình chọn)

Vĩnh Phúc tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết

Theo yêu cầu của lãnh đạo tỉnh, Công an tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo CSGT, công an các huyện tăng cường kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy đối với lái xe trong dịp Tết sắp tới.

Vĩnh Phúc tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết

Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Việt Văn đưa ra yêu cầu này trong văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân 2024.

Lãnh đạo tỉnh giao Công an tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo lực lượng CSGT, công an các huyện, thành phố tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm trong hoạt động vận tải đường bộ, đường thủy, tập trung vào hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn, ùn tắc giao thông.

Công an được giao phối hợp với Sở Giao thông vận tải và UBND các huyện, thành phố rà soát, xử lý và kiến nghị xử lý các bất cập, điểm đen tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Vĩnh Phúc tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết
Vĩnh Phúc tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết

Tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu Sở Giao thông vận tải tỉnh chỉ đạo Ban quản lý Bến xe khách và các đơn vị vận tải hành khách, hàng hóa, có phương án bảo đảm năng lực vận tải, chất lượng và an toàn phục vụ nhân dân dịp cuối năm, không để tình trạng chở hàng quá tải, chở quá số hành khách quy định.

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các sở ngành, địa phương phân công người có thẩm quyền tổ chức trực theo chế độ 24/7, báo cáo tình hình trật tự, an toàn giao thông trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, từ 8/2/2024 đến hết ngày 14/2/2024.

Xem thêm >> TPHCM: Vi phạm nồng độ cồn tăng 94% so với cùng kỳ 2022

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị chấp hành nghiêm giờ giấc làm việc; tuyệt đối không uống rượu bia, kể cả khi tổ chức hội nghị, trong giờ làm việc và khi tham gia giao thông.

Theo Chủ tịch tỉnh, thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số vụ việc liên quan đến việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ của cán bộ, công chức, viên chức như lái xe trong tình trạng đã uống rượu, đánh bạc, không sử dụng thời gian hiệu quả trong giờ hành chính, giải quyết công việc chậm muộn…

5/5 - (2 bình chọn)

Hà Nội ngày đầu ra quân: Xử phạt hàng loạt vi phạm

Sau khi phát động Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, các đội địa bàn thuộc Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội đã hưởng ứng triển khai.

Hà Nội ngày đầu ra quân: Xử phạt hàng loạt vi phạm

Đợt cao điểm được Công an TP Hà Nội triển khai nhằm chủ động phòng ngừa, tấn công trấn áp tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định, an toàn cho nhân dân Thủ đô vui xuân, đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Ghi nhận tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vào chiều 18/12, Đội CSGT đường bộ số 1, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội đã cử tổ công tác tập trung xử lý tình trạng xe máy chở hàng hóa cồng kềnh, xe ô tô dừng đỗ sai quy định…

Tổ công tác Đội CSGT đường bộ số 6 Hà Nội dừng kiểm tra xe khách.
Tổ công tác Đội CSGT đường bộ số 6 Hà Nội dừng kiểm tra xe khách.

Trên tuyến đường Trần Nhật Duật, chỉ trong thời gian ngắn, tổ công tác đã phát hiện và dừng nhiều phương tiện xe máy chở hàng hóa cồng kềnh gây mất trật tự an toàn giao thông.

Khi bị cán bộ tổ công tác dừng xe, ông Đ.N.L tài xế vi phạm cho biết, bản thân đang chở hàng bằng xe máy đi giao thì bị cán bộ tổ công tác dừng kiểm tra, xử lý lỗi chở hàng hóa cồng kềnh.

Tôi cũng biết việc chở hàng hóa như vậy là vi phạm nhưng vì lo cuộc sống nên không tránh khỏi được. Hàng trên xe đều là của khách thuê chở đi, họ đóng gói như nào thì phải để nguyên như vậy, không thể cắt hay tách ra được”- ông L. phân trần.

Sau khi bị lực lượng CSGT lập biên bản ông L. cho biết bản thân sẽ rút kinh nghiệm và ký vào biên bản.

Xe máy chở hàng hóa cồng kềnh di chuyển trên đường.
Xe máy chở hàng hóa cồng kềnh di chuyển trên đường.

Theo thiếu tá Đỗ Văn Thắng – Cán bộ Đội CSGT đường bộ số 1, trong đợt cao điểm đơn vị tập trung xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông như: Vi phạm nồng độ cồn, chở hàng hóa cồng kềnh, không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu…

Thiếu tá Thắng cho biết, chuẩn bị cho đợt cao điểm, đơn vị cũng đã lên kế hoạch cụ thể, tuần tra khép kín địa bàn từ nay xuyên suốt đến Tết Nguyên đán, trong đó mỗi ca tuần tra thực hiện 6 tiếng, chốt làm 8 tiếng. Ngoài phát hiện vi phạm trực tiếp, đơn vị cũng áp dụng các biện pháp nghiệp vụ như tin báo qua Zalo của người dân sẽ được tiếp nhận, xác minh xử lý.

Từ nay đến Tết Nguyên đán, lưu lượng phương tiện tăng cao, do đó người tham gia giao thông cần chấp hành đèn tín hiệu và lực lượng CSGT làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh” – Thiếu tá Thắng khuyến cáo.

Cũng triển khai ra quân xử lý vi phạm, Đội CSGT đường bộ số 6, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội làm nhiệm vụ tại khu vực đầu cầu Thăng Long (quận Bắc Từ Liêm). Tổ công tác đã dừng nhiều xe khách kiểm tra, hầu hết các phương tiện đều tuân thủ chở đúng số người quy định, chạy đúng làn, đúng tốc độ.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp vi phạm các lỗi như mở cửa khi xe đang chạy, dừng đỗ sai quy định…

Các trường hợp vi phạm đều bị xử lý nghiêm.
Các trường hợp vi phạm đều bị xử lý nghiêm.

Điển hình tài xế H.M.C điều khiển xe ô tô khách biển kiểm soát 30B-307.xx vi phạm lỗi “không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy”. Khi tổ công tác thông báo lỗi và tuyên truyền về hành vi vi phạm, tài xế C. cho biết đã ý thức được và đây là bài học sẽ rút kinh nghiệm.

Theo Công an TP Hà Nội, đợt cao điểm triển khai nhằm kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài trên diện rộng.

Cụ thể, tập trung vào việc thực hiện có hiệu quả tuần tra , kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông; khảo sát, xây dựng, triển khai các phương án phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông phù hợp với từ khu vực. Ngăn chặn, xử lý nghiêm các các trường hợp điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng, không để xảy ra đua xe trái phép. Xử lý nghiêm các vụ tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật.

Kế hoạch trên được Công an TP Hà Nội triển khai đến ngày 29/2/2024.

5/5 - (2 bình chọn)

Mức xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thời gian gần đây rất nhiều đối tượng bị bắt giữ, xử phạt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Mức phạt cao nhất tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao nhiêu năm tù? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu trong bài viết sau đây…

Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự có hành vi dùng các thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Đây là một tội danh thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015.

Khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản

Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.

Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nằm ở mục đích của hành vi. Người phạm tội dùng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, làm cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản nhầm tưởng, tin vào các thông tin không đúng sự thật đó và tự nguyện chuyển giao tài sản cho người phạm tội. Đây là dấu hiệu quan trọng để định tội danh, phân biệt với các tội danh khác có đặc điểm về hành vi tương đương.

Mức xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Mức xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 Dấu hiệu khác

Giá trị của tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên thì người thực hiện hành vi mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu tài sản chiếm đoạt dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Khung hình phạt tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khung cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với một trong các trường hợp:

+  Tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng

+ Tài sản dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Khung hai: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

Khung ba: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung bốn: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Ngoài ra, trường hợp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Theo đó, dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng kèm các hình thức xử phạt bổ sung:

  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
  • Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.

Như vậy, người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là tù chung thân.

XEM THÊM>>Mua bán lừa đảo 4.000 xe gian, thu lợi gần 15 tỷ đồng

 

 

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI