Ví dụ: 29A12345

Search Results for: tội phạm

Bắt giữ kẻ có hành vi dâm ô với cụ già và 2 cháu bé

Đối tượng bị người thân của các nạn nhân phát hiện và trình báo với cơ quan Công an bởi hành vi dâm ô với một cụ già và hai cháu bé.

Công an huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) vừa bắt giữ đối tượng Phạm Văn Truyền (SN 1988, trú tại thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi) để điều tra làm rõ về hành vi dâm ô.

Trước đó, vào ngày 8/10, lợi dụng nhà chỉ có người già là bà H.T. (SN 1943), bị liệt hai chân và hai cháu nhỏ D.N.M.D. (SN 2015) và cháu D.M.U. (SN 2018), Truyền đã có hành vi sờ đùi bà T. và các bộ phận “nhạy cảm” trên người hai cháu bé.

Đối tượng Phạm Văn Truyền bị bắt giữ
Đối tượng Phạm Văn Truyền bị bắt giữ

Khi Truyền đang thực hiện hành vi đồi bại trên, người nhà cháu bé về phát hiện kịp thời nên đã trình báo cho cơ quan Công an.

Được biết, đối tượng Phạm Văn Truyền từng có hành vi hiếp dâm một phụ nữ bị bệnh đao bẩm sinh ở địa phương.

Sau đó, Truyền bị cơ quan Công an bắt giữ và đưa ra xét xử, bị tuyên phạt tù vào đầu năm 2013. Chấp hành án phạt tù xong, đến cuối năm 2015 Truyền về lại địa phương sinh sống.

Hiện vụ việc đang được cơ quan Công an tiếp tục điều tra làm rõ.

Dâm ô là hành vi như thế nào? Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi đi tù bao nhiêu năm theo quy định hiện hành?

Dâm ô là hành vi như thế nào?

Dâm ô được hiểu là hành vi xâm phạm đến quyền được bảo vệ thân thể, danh dự và nhân phẩm của người khác. Cụ thể căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP có quy định như sau:

Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015 là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:

– Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;

– Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi…) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

– Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

– Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;

– Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy… của người dưới 16 tuổi).

Dâm ô là hành vi như thế nào? Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi đi tù bao nhiêu năm theo quy định hiện hành?
Dâm ô là hành vi như thế nào? Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi đi tù bao nhiêu năm theo quy định hiện hành?

Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi đi tù bao nhiêu năm theo quy định hiện hành?

Căn cứ Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau

Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, hiện nay Bộ luật Hình sự hiện hành quy định 3 khung hình phạt đối với Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, cụ thể bao gồm:

Khung 1: Bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác

Khung 2: Bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Phạm tội có tổ chức;

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Đối với 02 người trở lên;

– Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

– Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Làm nạn nhân tự sát.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Các trường hợp loại trừ không xử lý hình sự với hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP có quy định

Các trường hợp loại trừ xử lý hình sự

1. Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật Hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non…);

b) Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước…).

Theo đó, Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 (Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi) nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non…)

– Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước…).

XEM THÊM:>>Môi giới mại dâm bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Vui Lòng đánh giá

Nóng: Tai nạn giao thông làm 5 người thương vong tại Đắk Lắk

Những ngày qua xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông làm nhiều người thương vong. Vụ việc mới nhất vừa xảy ra vào sáng 14/11 tại tỉnh Đắk Lắk khi xe ô tô con tông vào lan can bên phải đường làm hai người tử vong và ba người bị thương.

Tai nạn giao thông làm 5 người thương vong tại Đắk Lắk
Tai nạn giao thông làm 5 người thương vong tại Đắk Lắk

Tai nạn giao thông nghiêm trọng

Thông tin ban đầu, vào khoảng 9h ngày 14/11, xe ôtô con biển kiểm soát 79A-455.35 (chưa rõ người điều khiển), lưu thông theo hướng từ tỉnh Đắk Lắk đi tỉnh Khánh Hoà, khi đến Km50+110, Quốc lộ 26, thuộc địa phận xã Ea Trang, huyện M’Drắk (tỉnh Đắk Lắk) thì bất ngờ tông vào lan can bên phải đường.

Thời điểm xảy ra tai nạn, trên xe có 5 người gồm: Trần Quốc Cường (sinh năm 1986), Võ Văn Quang (sinh năm 1988), Phạm Huỳnh Nhật Tiến (sinh năm 1999), Nguyễn Hên (sinh năm 1987), cùng trú tại tỉnh Khánh Hoà và Đinh Anh Tài (sinh năm 1998) trú tại tỉnh Gia Lai.

Cú tông mạnh đã khiến anh Cường tử vong tại chỗ, anh Quang tử vong tại Trung tâm Y tế huyện M’Drắk, ba người còn lại bị thương nặng đang được điều trị tại một số bệnh viện. Xe ôtô bị hư hỏng nặng.

Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, cùng người dân đưa các nạn nhân đi cấp cứu, phân luồng giao thông và điều tra nguyên nhân vụ việc.

 

 

 

 

Tai nạn giao thông làm 5 người thương vong tại Đắk Lắk

XEM THÊM>>Bắt giữ tài xế vi phạm nồng độ cồn khiến nhiều người thương vong ở Thủ Đức

Tài xế vụ tai nạn giao thông làm 5 người chết khai do ngoái lại nói chuyện với khách

Thông tin từ Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, đến nay công an tỉnh này đã có thông báo kết luận ban đầu về vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng trên QL1A, đoạn qua địa phận huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, ngày 31/10 khiến 5 người chết, 10 người bị thương.

Theo đó, lỗi của tài xế xe khách đã trực tiếp gây ra vụ việc đau lòng trên.

Tại cơ quan công an, tài xế Quách Đình Trọng (sinh năm 1968, trú tại phường Hà Tu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), người điều khiển xe khách 16 chỗ BKS 14B-036.57 cho biết: Trước khi xảy ra vụ TNGT, tài xế này nhận khách lên xe, lưu thông được khoảng 1,2km thì xảy ra vụ việc.

Thời điểm xe mới nhập vào đường QL1A, do đường vắng nên tài xế điều khiển xe lưu thông với tốc độ cao, cách hiện trường xảy ra vụ việc khoảng 100m, tài xế này đã nhìn thấy đèn cảnh báo nguy hiểm phát ra từ xe sơ-mi rơ-moóc đang dừng bên phải đường theo chiều Lạng Sơn – Hà Nội, cùng chiều lưu thông với xe khách.

Tài xế xe khách cũng khai nhận, khi còn cách xe sơ-mi rơ-moóc khoảng 50m, tài xế có nhìn thấy cảnh báo nguy hiểm bằng cành cây trên mặt đường, phía đường đối diện có ánh đèn xe container đi tới cách khoảng 200m.

Cận cảnh xe khách sau vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại Lạng Sơn
Cận cảnh xe khách sau vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại Lạng Sơn

Do lúc này tài xế điều khiển xe khách không chú ý quan sát, lại đang ngoái lại xe tham gia nói chuyện về hành trình đi hầu đồng với các hành khách trên xe nên đã điều khiển xe đâm vào đuôi xe sơ-mi rơ-moóc và lao sang phần đường đối diện, tiếp tục va chạm với xe container đi cùng chiều.

Qua khám nghiệm hiện trường, phương tiện và lời khai của những người có liên quan, ban đầu cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lạng Sơn nhận định: Xe khách đâm vào đuôi xe sơ-mi rơ-moóc mà không có dấu hiệu phanh trên đường, là nguyên nhân chính khiến 5 người chết, 10 người trên xe bị thương nên lỗi chủ yếu thuộc về tài xế xe khách. Xe container đã kịp thời phanh lại, gần như đã dừng hẳn trước khi va chạm với xe khách.

Do đó, ngày 1/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lạng Sơn đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với tài xế Quách Đình Trọng về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo Điều 260 Bộ luật Hình sự.

Hiện, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lạng Sơn đang tiếp tục điều tra, làm rõ việc cảnh báo của tài xế điều khiển xe sơ-mi rơ-moóc đã bảo đảm các quy định liên quan hay chưa và tiếp tục giải quyết vụ việc theo quy định.

XEM THÊM: 

Vui Lòng đánh giá

Mua đất bằng giấy tay được cấp Sổ đỏ mới nhất

Mua đất bằng giấy tay có được cấp Sổ đỏ không là thắc mắc mà nhiều người đang gặp phải bởi số nhà đất mua bằng giấy tay hiện nay là vô cùng lớn. Tuy nhiên, từ nay quí không không còn phải lo lắng nữa. Hãy cùng xuphat.com cùng tìm hiểu những hướng dẫn làm sổ đỏ nhà đất mua bằng giấy tay quí vị nhé…

1. Định nghĩa mua đất bằng giấy viết tay

Mua bán đất bằng giấy viết tay được hiểu là việc chuyển nhượng quyền sử đất thông qua hợp đồng nhưng không thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán này.

Theo đó, về hiệu lực của giao dịch mua bán đất bằng giấy viết tay được quy định như sau:

– Trường hợp chuyển nhượng đất từ trước ngày 01/7/2014:

Tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền như sau:

“1. Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:

  1. a) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008;
  2. b) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này”

Theo quy định trên, nếu đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng trước ngày 01/7/2014 thì khi thực hiện thủ tục đăng ký đất đai cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển nhượng nộp hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực.

Nói cách khác, trường hợp chuyển nhượng đất bằng giấy viết tay từ trước ngày 01/7/2014 vẫn được công nhận hiệu lực.

– Trường hợp chuyển nhượng từ ngày 01/7/2014 đến nay

Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau phải công chứng, chứng thực nếu không sẽ không có hiệu lực, trừ khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Do đó, trường hợp mua bán đất bằng giấy viết tay từ ngày 01/7/2014 đến nay sẽ không được công nhận hiệu lực.

TIN HOT>>Dùng giấy tờ giả lừa đảo cụ bà U80 gần 90 tỷ đồng

2. Mua đất bằng giấy tay trước năm 1993 được cấp Sổ đỏ không?

Như đã trình bày ở phần trên, trường hợp đang sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất.

Đáng chú ý, cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất nếu:

– Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2008;

– Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất;

– Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước 01/7/2014.

Như vậy, trường hợp các bên mua bán đất bằng giấy viết tay (không có công chứng, chứng thực) từ trước năm 1993 thì được thực hiện thủ tục cấp Sổ đỏ lần đầu.

Mua đất bằng giấy tay sẽ được cấp Sổ đỏ
Mua đất bằng giấy tay sẽ được cấp Sổ đỏ

TPHCM hướng dẫn cấp sổ đỏ nhà đất mua bán giấy tay

Ngày 13.11, Sở TN-MT TP.HCM có văn bản hướng dẫn UBND các quận, huyện, TP.Thủ Đức và Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM về việc cấp giấy chứng nhận cho các hồ sơ tự ý tách thửa, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền bằng giấy tay (còn gọi là mua bán giấy tay).

Theo đó, Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM chỉ đạo các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai căn cứ tình hình thực tế để phối hợp Phòng TN-MT, Phòng Quản lý đô thị và UBND phường, xã, thị trấn xác định điều kiện cấp giấy chứng nhận cho trường hợp mua bán giấy tay. Các đơn vị chủ động lập kế hoạch rà soát, phân loại hồ sơ, thời gian và các bước thực hiện.

Sở TN-MT đề nghị UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức căn cứ tình hình địa phương để xây dựng cơ chế phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong việc rà soát hồ sơ, xử lý vi phạm, có ý kiến về quy hoạch, hạn mức, điều kiện về hạ tầng khi xem xét cấp sổ đỏ cho các trường hợp mua bán giấy tay.

Đồng thời, chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn có kế hoạch công khai thông tin rộng rãi và tuyên truyền, yêu cầu người dân thực hiện kê khai, đăng ký theo quy định.

Sở TN-MT đề nghị nếu có khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết thì báo cáo sở để thống nhất giải quyết hoặc tổng hợp, trình cơ quan có thẩm quyền xin ý kiến đối với nội dung vượt thẩm quyền.

Hướng dẫn của Sở TN-MT đưa ra sau khi Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường có ý kiến chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận, bao gồm các trường hợp nhà đất mua bán giấy tay.

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu khi xem xét giải quyết cần đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và quy hoạch, không để xảy ra tình trạng phân lô, tách thửa, xây dựng không đúng quy hoạch.

Xử lý vi phạm mua bán đất bằng giấy tay trước khi cấp sổ đỏ

Theo Sở TN-MT, việc mua bán nhà đất bằng giấy tay là một dạng tồn tại kéo dài qua nhiều thời kỳ, có thể phát sinh tiếp theo do việc mua bán giấy tay không có xác nhận của cơ quan chức năng nên việc kiểm tra tính xác thực của thời điểm mua bán là thiếu căn cứ, dễ bị lợi dụng làm trái quy định. Hơn nữa, nếu làm không chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng “lách luật” chia tách thửa đất không đảm bảo hạn mức.

Trong văn bản đề xuất UBND TP.HCM hồi tháng 8.2023, Sở TN-MT đề nghị địa phương rà soát, xác minh về người sử dụng đất (bên bán và bên mua), thời điểm, quá trình quản lý sử dụng, hiện trạng, ranh giới sử dụng đất và việc tranh chấp nếu có cũng như rà soát quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, hướng dẫn của Tổng cục Quản lý đất đai.

Nếu hộ dân vi phạm về đất đai thì địa phương xử lý vi phạm trước khi cấp giấy chứng nhận. Trường hợp đủ điều kiện thì giao Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện, TP.Thủ Đức ký cấp giấy cho người sử dụng đất.

Đối với hồ sơ đã tiếp nhận trước ngày 18.6.2019, Sở TN-MT đề xuất chấp thuận thời điểm hình thành thửa đất tách ra để chuyển quyền bằng giấy tay (trước ngày 1.7.2014) được xác định cụ thể theo thời điểm ghi tại giấy tờ mua bán giấy tay. Việc áp dụng quy định diện tích tối thiểu khi tách thửa căn cứ vào Quyết định 19/2009 và Quyết định 54/2012 của UBND TP.HCM.

Đối với hồ sơ chưa tiếp nhận, địa phương công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để các trường hợp chuyển quyền bằng giấy tay một phần diện tích kê khai chậm nhất đến hết tháng 12.2023, đăng ký biến động và cấp giấy chứng nhận theo quy định. Các hồ sơ phát sinh sau thời điểm kê khai, đăng ký (nếu có) sẽ không có cơ sở xem xét giải quyết.

Sở TN-MT lưu ý việc xác định thửa đất được tách ra khi chuyển quyền trên cơ sở xem xét quá trình sử dụng đất, thông tin thửa đất và người sử dụng đất thông qua bản đồ, sổ mục kê, tài liệu kê khai, đo đạc qua các thời kỳ nhằm đảm bảo quy định về hạn mức tách thửa, các điều kiện về cơ sở hạ tầng của địa phương.

XEM THÊM: 

Vui Lòng đánh giá

Bị xử lý thế nào khi đăng hình người khác lên mạng làm giả lệnh truy nã?

Bạn tôi vay tiền nhưng trả muộn so với thời hạn giao hẹn, chủ nợ thấy vậy đã đăng hình bạn tôi lên mạng làm giả lệnh truy nã. Theo quy định thì chủ nợ sẽ bị xử lý thế nào?

Bạn đọc Phạm Hoàng Quỳnh Ny.

Việc chủ nợ làm giả lệnh truy nã, đăng tải hình ảnh cá nhân của người vay tiền lên mạng xã hội nhằm mục đích bôi nhọ, hành vi này đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân.
Việc chủ nợ làm giả lệnh truy nã, đăng tải hình ảnh cá nhân của người vay tiền lên mạng xã hội nhằm mục đích bôi nhọ, hành vi này đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân.

– Trả lời:

Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình và việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật”.

Hành vi đăng hình người khác lên mạng làm giả lệnh truy nã là vi phạm pháp luật

Mặc dù pháp luật ghi nhận và bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân như trên, nhưng cũng tại khoản 2, điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, có hai trường hợp được sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó hoặc người đại diện theo pháp luật, gồm:

– Sử dụng hình ảnh vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.

– Sử dụng hình ảnh từ các hoạt động công cộng: hội nghị, hội thảo, thi đấu thể dục thể thao, biểu diễn nghệ thuật… mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Việc chủ nợ làm giả lệnh truy nã, đăng tải hình ảnh cá nhân của người vay tiền lên mạng xã hội nhằm mục đích bôi nhọ, gây ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín, danh dự cá nhân của người vay, từ đó tạo sức ép để người vay tiền phải trả nợ.

Pháp luật nghiêm cấm tội làm nhục người khác
Pháp luật nghiêm cấm tội làm nhục người khác

Hành vi này đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân. Căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi này gây ra, người vi phạm có thể bị xử lý như sau:

  1. Trường hợp hành vi này gây hậu quả không nghiêm trọng, người vi phạm bị xử phạt hành chính theo điểm g khoản 3 điều 102 nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3-2-2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện:

“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”.

  1. Trường hợp hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 155 hoặc điều 156, Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định cụ thể như sau:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

  1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:

a) Phạm tội 2 lần trở lên.

b) Đối với 2 người trở lên.

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

d) Đối với người đang thi hành công vụ.

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm:

a) Có tổ chức.

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

c) Đối với 2 người trở lên.

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình.

đ) Đối với người đang thi hành công vụ.

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm:

a) Vì động cơ đê hèn.

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Như vậy, trong trường hợp này, bạn của bạn có thể làm đơn trình báo đến lực lượng chức năng để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

XEM THÊM:>>Khi nào thì người bị kết án tử hình được hoãn thi hành án?

Vui Lòng đánh giá

Chở hàng cồng kềnh gây tai nạn sẽ phải chịu mức phạt nào?

Theo thông tin mà xuphat.com cập nhật được, hành vi chở hàng cồng kềnh gây tai nạn chết người, hoặc gây tổn thương cơ thể người khác từ 61% trở lên sẽ bị phạt tù.

Vụ tai nạn giao thông ngày 7/11 giữa xe máy với xe xích lô chở hàng cồng kềnh trên đường 3 Tháng 2 (Q.10, TP.HCM) làm một người phụ nữ 61 tuổi tử vong làm dấy lên câu chuyện xử lý xe thô sơ chở hàng cồng kềnh.

Xe xích lô chở hàng cồng kềnh gây tai nạn thương tâm vừa xảy ra hôm 7.11.2023 ở TP.HCM
Xe xích lô chở hàng cồng kềnh gây tai nạn thương tâm vừa xảy ra hôm 7.11.2023 ở TP.HCM

Đây không phải là vụ hy hữu, mà là câu chuyện đau thương thường xảy ra. Chẳng hạn, năm 2022, tại Hà Nội, một xe ba gác chở sắt cồng kềnh đi ngược chiều cũng gây tai nạn với một xe buýt đang lưu thông; hoặc trước đó những năm 2018, 2019, 2020 đều có những vụ tai nạn tương tự xảy ra tại TP.Hà Nội, TP.HCM.

Sau mỗi câu chuyện thương tâm trên, CSGT hoặc cơ quan chức năng sẽ ra quân “dẹp” xe thô sơ, tự chế chở hàng cồng kềnh vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, về lâu dài vẫn chưa giải quyết triệt để thực trạng này.

Hiện nay tình trạng xe chở hàng cồng kềnh vẫn chưa giảm
Hiện nay tình trạng xe chở hàng cồng kềnh vẫn chưa giảm

Đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết trong 10 tháng năm 2023 đã phát hiện 16.491 xe máy chở hàng hóa quá khổ giới hạn (còn gọi là cồng kềnh), 3.356 xe máy thiết bị kỹ thuật không đảm bảo; kiểm tra 2.029 xe ba bánh, trong đó 704 trường hợp chở hàng hóa quá khổ giới hạn.

Cũng theo đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM, căn cứ theo điểm k khoản 3 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt 400.000 – 600.000 đồng đối với người lái xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

Chở hàng cồng kềnh gây tai nạn chết người, có thể bị phạt tù 15 năm

Theo thông tin từ Luật sư Hoàng Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, trường hợp chở hàng cồng kềnh gây tai nạn chết người hoặc gây thương tích từ 61% trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chở hàng cồng kềnh gây tai nạn chết người, có thể bị phạt tù 15 năm
Chở hàng cồng kềnh gây tai nạn chết người, có thể bị phạt tù 15 năm

Cụ thể, theo luật sư Hùng, điều 260 bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định người điều khiển phương tiện gây tai nạn chết người, sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, mức phạt tiền từ 30 triệu đồng – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 – 5 năm.

“Khi vụ việc có tình tiết định khung tăng nặng là chết từ 2 người trở lên, hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể cho 2 người trở lên – từ 122% thì khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 7 – 15 năm”, luật sư Hùng nhấn mạnh.

Ngoài ra, luật sư Hùng cho rằng, hiện nay hành vi chở hàng cồng kềnh chưa đến mức xử lý hình sự, chỉ bị xử phạt hành chính, không có hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe, hoặc tịch thu phương tiện nếu tái phạm, nên không đủ sức răn đe. Vì vậy, luật sư Hùng kiến nghị cần sửa đổi quy định về việc khi vi phạm hành chính, ngoài phạt tiền người vi phạm sẽ còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung.

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI