Ví dụ: 29A12345

Search Results for: phạt nguội

Thắc mắc: Chủ phương tiện bị phạt nguội oan cần làm gì?

Theo điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông, cụ thể phạt nguội là 1 năm, quá thời hạn thì không thi hành quyết định nữa, trừ một số trường hợp…Trường hợp nào? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu…

Chủ phương tiện cần làm gì khi quyết định xử phạt nguội quá 1 năm?

Thời gian qua, hình thức phạt nguội trong lĩnh vực giao thông đường bộ đang được áp dụng rộng rãi trên cả nước. Trên thực tế, hình thức này đã được áp dụng được khá lâu, thế nhưng không ít người chưa nắm bắt rõ các quy định về hình thức phạt nguội ở trên.

Trước hết, người tham gia giao thông phải hiểu phạt nguội là một trong những hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, thông qua hệ thống lắp camera. Hệ thống camera sẽ được lắp trên các tuyến đường cao tốc hay trên các tuyến đường, ngã tư trọng điểm.

Theo đó, các thông tin, hình ảnh của phương tiện vi phạm khi thu thập được sẽ gửi về trung tâm xử lý. Sau đó, trung tâm này sẽ in ra, truy xuất thông tin người và xe, xác định chính xác chủ phương tiện cũng như địa chỉ của chủ phương tiện để thông báo cho đối tượng vi phạm hành chính.

Theo điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, tính từ thời điểm hành vi vi phạm hành chính kết thúc. Quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Cán bộ Trung tâm Điều khiển giao thông Hà Nội trực hệ thống camera giám sát, bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Cán bộ Trung tâm Điều khiển giao thông Hà Nội trực hệ thống camera giám sát, bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Nhiều ý kiến cho rằng, liệu có trường hợp người vi phạm giao thông cố tình trốn tránh, trì hoãn, không thi hành quyết định xử phạt hành chính hay không? Bởi thực tế, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hành chính chỉ là 1 năm và có thể có những trường hợp “câu giờ” không chịu nộp phạt.

Về vấn đề này, quy định pháp luật cũng nêu rõ, trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn. Bởi vậy, nếu người có hành vi vi phạm cố ý trốn tránh, trì hoãn thì lỗi phạt nguội sẽ không tự động xoá. Khi người vi phạm không nộp phạt, thì tiền lãi từ số tiền xử phạt càng nhiều. Lúc này, người có hành vi vi phạm sẽ càng bị thiệt hại về kinh tế.

Trong trường hợp này, người bị ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chứng minh được bản thân không có hành vi trốn tránh, trì hoãn thi hành quyết định và được chấp thuận, thì sẽ đóng phạt theo mức phạt trong quyết định phạt nguội ban đầu. Nếu có hành vi trốn tránh, trì hoãn thì người đó sẽ phải đóng tiền phạt và thêm một khoản tiền chậm nộp phạt tương ứng với thời hạn 1 năm.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 5, Thông tư 153/2013 của Bộ Tài chính quy định quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Theo đó, mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ phải nộp thêm 0,05%, trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Nếu người vi phạm thuộc trường hợp được phép đóng phạt nhiều lần (mức phạt trên 15 triệu đối với cá nhân, có khó khăn về kinh tế được UBND cấp xã xác nhận), thì sẽ được nộp phạt trong thời hạn 6 tháng.

XEM THÊM>>Dắt xe máy sau khi uống rượu bia có bị CSGT kiểm tra nồng độ cồn?

Chủ phương tiện bị phạt nguội oan cần làm gì?

Trong một thời gian dài, không ít người dân có định kiến về việc “xin – cho” trong xử lý vi phạm giao thông và thiếu sự tin tưởng vào công tác của lực lượng chức năng. Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, việc xử phạt nguội thông qua hình ảnh sẽ càng đảm bảo được tính công bằng, minh bạch, khiến người dân tin tưởng và chấp hành cũng tốt hơn.

Số ít cũng không tránh được có trường hợp khổ chủ bị xử phạt nguội oan. Thực tế đã từng xảy ra, có nhiều trường hợp khi đi đăng kiểm, chủ xe mới ngỡ ngàng phát hiện xe mình bị từ chối đăng kiểm do có lỗi phạt nguội chưa được xử lý.

Khi chủ phương tiện xem hình ảnh vi phạm thì phát hiện biển số thì đúng, nhưng chủng loại thì không phải xe của mình hoặc biển số xe đúng nhưng màu xe khác. Thậm chí, có những xe màu sơn cũng như chủng loại xe không giống xe của chủ phương tiện.

 

Cần thường xuyên tra cứu để tránh việc bị xử phạt oan
Cần thường xuyên tra cứu để tránh việc bị xử phạt oan

Theo các chuyên gia pháp lý, đối với những tình huống như vậy, trước hết người có phương tiện phải kiểm tra hồ sơ, hình ảnh chứng minh hành vi vi phạm và xem nguyên nhân vì sao dẫn đến việc bị xử phạt nguội oan.

Tiếp đó, chủ phương tiện cần xuất trình đẩy đủ giấy tờ hợp pháp với cơ quan chức năng, để chứng minh rằng phương tiện trong hình ảnh vi phạm Luật giao thông không phải xe của mình. Từ đó, chủ phương tiện sẽ được xoá lỗi phạt nguội trên hệ thống của CSGT giao thông.

Có thể thấy, hình thức phạt nguội bằng hình ảnh là một trong những biện pháp rất hữu hiệu, nhằm kéo giảm vi phạm, nâng cao ý thức của người dân, qua đó giảm tai nạn giao thông.

Do đó, trên cả nước, rất cần mở rộng hệ thống camera giám sát, thu thập thông tin, tăng cường các nguồn lực vật chất và nhân sự cho công tác xử phạt nguội.

Tra cứu xử phạt nhanh chóng tránh rắc rối không đáng có, quí vị cần truy cập www. xuphat.com sẽ có ngay kết quả và những hướng dẫn cần thiết nhất.

TIN NÓNG>>Chủ xe chịu trách nhiệm gì vụ tài xế Thành Bưởi bị giữ bằng vẫn lái xe gây tai nạn kinh hoàng?

 

Vui Lòng đánh giá

Tra cứu phạt nguội ô tô xe máy nhanh chóng và chuẩn xác nhất

Không ít tài xế chưa hiểu rõ phạt nguội là gì và cách tra cứu phạt nguội ô tô xe máy như thế nào.  Đừng lo, quí vị hãy cùng xuphat.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé.

1.Khi nào có thể tra cứu phạt nguội nếu vi phạm?

Tính đến hiện tại, chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào thể hiện chính xác khi nào có thể tra cứu thông tin phạt nguội. Vì thời gian tra cứu sớm hay muộn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện hành vi sai phạm. Trong trường hợp vi phạm được phát hiện ngay lập tức thì bạn hãy tra cứu sau 10 ngày.

2.Tìm hiểu phạt nguội là gì?

Phạt nguội là một trong các hình thức xử lý vi phạm quy định an toàn giao thông phổ biến. Điểm đặc biệt của hình thức này là chủ phương tiện không bị xử lý ngay lập tức, mà hình ảnh vi phạm (được ghi lại bởi hệ thống camera an ninh) tự động gửi về trung tâm xử lý. Tiếp đến, cơ quan thẩm quyền sẽ tiếp nhận thông tin và tiến hành ban hành thông báo nộp phạt vi phạm giao thông sau một khoảng thời gian nhất định.

Xe ô tô vi phạm "dính" phạt nguội tại một tuyến đường trung tâm TPHCM
Xe ô tô vi phạm “dính” phạt nguội tại một tuyến đường trung tâm TPHCM

TIN HOT>>Hướng dẫn tra cứu xử phạt, phạt nguội ô tô, xe máy toàn quốc

3.Cách tra cứu phạt nguội trên điện thoại bằng ứng dụng

Công dân Việt Nam có thể tra cứu mình có bị phạt nguội hay không thông qua một số ứng dụng và app tra cứu phạt nguội toàn quốc. Tuy nhiên, một trong những ứng dụng có thể giúp quí vị dễ dàng tìm kiếm thông tin phạt nguội nhất chính là www.xuphat.com

CSGT tăng cường phạt nguội
CSGT tăng cường phạt nguội
  1. Một số lưu ý cần biết khi bị phạt nguội ô tô

Một số điều quan trọng công dân Việt Nam cần biết nếu vi phạm an toàn giao thông và nhận hình thức phạt nguội:

Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2021 quy định cá nhân, tổ chức bị phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định; trong trường hợp ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

– Một số lỗi phạt nguội phổ biến là chuyển làn/chuyển hướng không có tín hiệu đèn báo trước, vượt đèn đỏ hoặc đèn vàng, đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định, đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm hoặc đội không đúng quy cách, đi vào đường có biển báo cấm, điều khiển xe chạy quá nhanh…

– Đối tượng vi phạm nộp phạt tại Kho bạc nhà nước, Ngân hàng Thương mại hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.

– Mức phạt nguội dao động từ 400.000 – 5.000.000 VNĐ tùy theo sai phạm.

5. Các thắc mắc liên quan đến phạt nguội ô tô

Liên quan đến vấn đề phạt nguội giao thông, có một số câu hỏi thường gặp cần được giải đáp ngay như:

5.1. Không nộp phạt nguội có sao không?

Nếu không nộp phạt nguội đúng hạn thì hồ sơ cá nhân, tổ chức bị phạt được thông báo cho cơ quan đăng kiểm (*) để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính và bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cụ thể, cứ mỗi ngày nộp phạt chậm thì đối tượng vi phạm phải nộp thêm 0.05% trên tổng số tiền chưa nộp.

(*) Đăng kiểm là một cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, xác nhận việc tuân thủ các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vận hành các phương tiện cơ giới đường bộ và đường thủy cũng như an toàn của người và hàng hóa trên các phương tiện đó.

5.2. Phạt nguội có bị tước giấy phép lái xe không?

Tùy theo mức độ vi phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định tước bằng lái xe của đối tượng vi phạm. Chẳng hạn, chủ phương tiện bị tước bằng lái khi sử dụng điện thoại trong lúc điều khiển xe hoặc dừng xe/quay đầu xe/đỗ xe sai vị trí.

5.3. Cảnh sát giao thông (CSGT) có gọi điện thông báo phạt nguội không?
Mọi trường hợp phạt nguội đều nhận được văn bản thông báo hoặc giấy mời nộp phạt tại trụ sở Công an cấp xã, phường tiếp nhận thông báo từ CSGT. Vì thế, CSGT không gọi điện hoặc nhắn tin trực tiếp cho bất kỳ đối tượng vi phạm nào.

Trong trường hợp bạn nhận được điện thoại hoặc tin nhắn nộp phạt trực tuyến thì đây có khả năng cao là một hình thức lừa đảo tài sản từ nhóm đối tượng lừa đảo nguy hiểm. Điều bạn nên làm là ghi lại số điện thoại và gửi thông tin đến đầu số 156 để Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý.

Trên đây là một số cách tra cứu phạt nguội. Tuy nhiên, nhanh chóng và hiệu quả và ít mất thời gian nhất, bạn chĩ cần truy cập www.xuphat.com là có ngay kết quả và những lời khuyên cần làm gì ngay, hữu ích nhất.

XEM THÊM>>Nóng: Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường “phạt nguội” thay vì trực tiếp

 

Vui Lòng đánh giá

Nóng: Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường “phạt nguội” thay vì trực tiếp

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trần Lưu Quang tại cuộc họp thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tháng 9/2023, yêu cầu đẩy mạnh  “phạt nguội” vi phạm giao thông thay vì phạt trực tiếp.

Một xe vi phạm "phạt nguội" trên tuyến đường TPHCM
Một xe vi phạm “phạt nguội” trên tuyến đường TPHCM

Tăng cường “phạt nguội”, thủ tục đơn giản

Cùng với tăng cường “phạt nguội”, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh triển khai đề án đầu tư lắp camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính. Quy trình, thủ tục xử lý và nộp phạt vi phạm giao thông cần được đơn giản.

Bộ Công an thường xuyên duy trì xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề, nhất là kiểm soát nồng độ cồn và tải trọng xe.

“Công an các địa phương, nhất là cảnh sát giao thông tuyệt đối không chấp nhận sự can thiệp của cá nhân, đơn vị vào quá trình xử lý vi phạm, đặc biệt là nồng độ cồn”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Người dân, nhất là cán bộ, công chức, viên chức vi phạm giao thông sẽ được công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng.

XEM THÊM>>“Nóng” sau 1/10: Xe ôtô đang dính phạt nguội có được đăng kiểm?

Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm giao thông sẽ bị nêu tên

Những năm qua, việc ghi hình “phạt nguội” vi phạm giao thông được áp dụng tại nhiều địa phương, cùng với phạt trực tiếp. Từ cuối năm 2020, cảnh sát giao thông Hà Nội ghi hình ôtô vi phạm dừng đỗ trên phố và dán thông báo “phạt nguội” trên kính xe.

Các tổ tuần tra kiểm soát trên đường khi phát hiện ôtô đỗ dừng không đúng nơi quy định, tài xế không có trên xe, cảnh sát sẽ ghi lại hình ảnh và dán thông báo vi phạm trên kính xe, sau đó xác minh chủ phương tiện, gửi thông báo xử “phạt nguội”.

Quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày cảnh sát gửi thông báo vi phạm, chủ phương tiện hoặc tài xế không đến giải quyết thì cảnh sát gửi thông báo đến công an địa phương hoặc nơi làm việc của chủ phương tiện và gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm.

Xử lý "phạt nguội"
Xử lý “phạt nguội”

Tháng 4 vừa qua, TP HCM đã thí điểm phạt nguội xe quá tải tại ba trạm cân tự động khu vực cầu Ông Lớn, quận 7 và trạm thu phí An Sương – An Lạc, quận Bình Tân.

TIN LIÊN QUAN>>Nóng: Ô tô xe máy chậm nộp “phạt nguội” sẽ bị tính…lãi

XEM THÊM>>“Giỡn mặt” với quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn và cái giá phải trả

 

 

Vui Lòng đánh giá

Nóng: Ô tô xe máy chậm nộp “phạt nguội” sẽ bị tính…lãi

Theo hướng dẫn của Thông tư số 18/2023/TT-BTC Quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt: Nếu lái xe ô tô vượt đèn đỏ bị phạt nguội mà chậm nộp thì sẽ bị tính lãi 0,05% mỗi ngày, và như thế 1 năm sẽ mất hơn 1 triệu đồng tiền lãi…

Tính lãi như thế nào?

Một số người điều khiển vi phạm giao thông và bị xử phạt nguội nhưng lại có tâm lý trốn tránh không chịu đóng phạt. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện nay sẽ cho phép các cơ quan chức năng có thẩm quyền tính lãi số tiền mà người vi phạm giao thông phải nộp theo ngày.

Chậm nộp phạt nguội sẽ bị tính lãi theo ngày. 
Chậm nộp phạt nguội sẽ bị tính lãi theo ngày.

Cụ thể, theo hướng dẫn của Thông tư số 18/2023/TT-BTC Quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, bù trừ số tiền nộp phạt chênh lệch, biên lait hu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính (gọi tắt là Thông tư 18) thì quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 68 và khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Cũng theo Thông tư 18, số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.

TIN HOT>>“Nóng” sau 1/10: Xe ôtô đang dính phạt nguội có được đăng kiểm?

Trốn phạt nguội 10 năm mất bao nhiêu?

Cần phải nói rõ thêm rằng, thời hạn nộp tiền phạt theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Như vậy, kể từ ngày 11 trở đi, người vi phạm giao thông chậm nộp phạt sẽ bị tính lãi theo ngày.

Sẽ phát sinh nhiều rắc rối nếu không sớm đóng phạt nguội
Sẽ phát sinh nhiều rắc rối nếu không sớm đóng phạt nguội

Chẳng hạn nếu ô tô vượt đèn đỏ bị phạt nguội kịch khung 6 triệu đồng, thì mỗi ngày, người vi phạm sẽ phải nộp lãi suất 0,05% tương đương với số tiền lãi là 3 nghìn đồng. Nếu để muộn 1 năm khoảng 365 ngày thì người này sẽ phải nộp thêm số tiền lãi là 1,095 triệu đồng, muộn 10 năm sẽ phải nộp thêm hơn 10 triệu đồng tiền lãi.

Còn trường hợp là lái xe máy bị phạt nguội kịch khung vì lỗi vượt đèn đỏ với mức 3 triệu đồng, thì nộp muộn 1 năm sẽ mất thêm khoảng 547,5 nghìn đồng.

TIN NÓNG XEM NGAY>>“Giỡn mặt” với quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn và cái giá phải trả

 

Vui Lòng đánh giá

Mức phạt nguội mới nhất và những lỗi vi phạm giao thông thường bị xử phạt

Mức phạt mới năm 2023
Mức phạt mới năm 2023

Những lỗi phạt nguội thường gặp và mức xử phạt

1. Mức phạt về lỗi chuyển làn không có tín hiệu báo trước – không xi-nhan

Đối với  tô:

– Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (Điểm a, Khoản 2, Điều 5).

– Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng nếu vi phạm trên đường cao tốc (Điểm g, Khoản 5), đồng thời tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng.

Đối với xe máy:

– Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (Điểm i, Khoản 1, Điều 6).

2. Mức phạt lỗi chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ

– Phạt 800.000 – 1.000.000 đồng đối xe ô tô (Điểm c, Khoản 3, Điều 5).

– Phạt 400.000 – 600.000 đồng đối với xe máy (Điểm a, Khoản 3, Điều 6).

3. Mức phạt nguội cho lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng

– Phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng đối với ôtô (Điểm đ, Khoản 34, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐCP sửa đổi và bổ sung mới từ Điểm a, Khoản 5, Điều 5, Nghị định 100). Đồng thời, tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng hoặc từ 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn (Điểm b, c, Khoản 11, Điều 5).

– Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng đối với xe máy (Điểm g, Khoản 34, Điều 2 Nghị định 123, sửa đổi, bổ sung từ Điểm e, Khoản 4, Điều 6 của Nghị định 100). Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng.

4. Mức phạt  ;ỗi đi sai làn, không đúng đúng phần đường hoặc làn đường quy định

Đối với xe ôtô:

– Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng (Điểm đ, Khoản 5, Điều 5), tước GPLX từ 1 – 3 tháng.

– Phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm a, Khoản 7, Điều 5), đồng thời tước GPLX từ 2 – 4 tháng.

Đối với xe máy:

– Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (Điểm g, Khoản 3, Điều 6).

– Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm b, Khoản 7, Điều 6) đồng thời tước quyền sử dụng GPLX 2 – 4 tháng.

5. Mức phạt nguội lỗi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều”

Đối với xe ô tô:

– Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng (Điểm c, Khoản 5, Điều 5), tước GPLX từ 2 – 4 tháng.

– Phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm a, Khoản 7, Điều 5), tước GPLX từ 2 – 4 tháng.

– Phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 đồng nếu đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc (Điểm a, Khoản 8, Điều 5), tước quyền sử dụng GPLX từ 5 – 7 tháng.

Đối với xe máy:

– Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng (Khoản 5, Điều 6), tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng.

– Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm b, Khoản 7, Điều 6), tước quyền sử dụng GPLX 2 – 4 tháng.

6. Mức phạt đi vào đường có biển báo cấm phương tiện đang điều khiển

– Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với xe ô tô (Điểm b, Khoản 4, Điều 5), tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng.

– Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với xe máy (Điểm i, Khoản 3, Điều 6), áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng.

7. Mức phạt vi phạm lỗi điều khiển xe chạy quá tốc độ:

Đối với xe ô tô:

– Không bị phạt nếu chạy quá tốc độ cho phép dưới 5 km/h (Điểm a, Khoản 3, Điều 5).

– Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ từ 05 đến dưới 10km/h (Điểm a, Khoản 3, Điều 5).

– Phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng với trường hợp điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 đến dưới 20 km/h (theo Điểm đ, Khoản 34, Điều 2, Nghị định 123, sửa đổi và bổ sung mới từ Điểm i, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 100), tước GPLX từ 1 – 3 tháng.

– Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ từ 20 đến dưới 35 km/h (Điểm a, Khoản 6, Điều 5), tước GPLX từ 2 – 4 tháng.

– Phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ trên 35 km/h (Điểm c, Khoản 7, Điều 5), tước GPLX từ 2 – 4 tháng.

Đối với xe máy:

– Không phạt tiền nếu chạy quá tốc độ dưới 5 km/h.

– Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng nếu chạy quá tốc độ từ 05 đến dưới 10 km/h (Điểm k, Khoản 34, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, sửa đổi và bổ sung mới từ Điểm c, Khoản 2, Điều 6, Nghị định 100).

– Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng khi vi phạm chạy quá tốc độ quy định từ 10 đến dưới 20 km/h (Điểm g, Khoản 34, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP, sửa đổi và bổ sung mới từ Điểm a, Khoản 4, Điều 6, Nghị định 100).

– Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ trên 20 km/h (Điểm a, Khoản 7, Điều 6), tước GPLX từ 2 – 4 tháng.

8. Vi phạm lỗi giao thông không đội mũ bảo hiểm, có mức phạt như sau:

Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng Theo điểm b, Khoản 4, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP, sửa đổi và bổ sung mới từ Điểm i, Khoản 2, Điều 6, Nghị định 100.

Không nộp phạt nguội có sao không?

Khi phát hiện vi phạm giao thông, CSGT sẽ phân tích, kiểm tra và xác định các sai phạm từ những hình ảnh thu được. Sau đó, sẽ thông báo cho người điều khiển phương tiện vi phạm.

Sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo mà chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện không đến làm việc, CSGT sẽ gửi thông báo đến công an xã, phường nơi chủ phương tiện cư trú, đồng thời phối hợp với cơ quan đăng kiểm để cảnh báo phương tiện vi phạm.

Nếu quá thời gian nộp phạt mà chủ phương tiện vẫn chưa nộp phạt thì cơ quan chức năng sẽ gửi giấy báo phạt đến đơn vị đăng kiểm. Do đó, những chiếc xe chưa nộp phạt sẽ chỉ được đăng kiểm tạm với tem có thời hạn trong 15 ngày. Sau khi chủ xe đã giải quyết và nộp phạt theo đúng quy định thì phương tiện được xóa cảnh báo trên hệ thống, được đăng kiểm bình thường.

Kể từ ngày 21/5/2022, theo Thông tư 15/2022/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 65/2022 về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung, quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT, thời hạn gửi thông báo cảnh báo đăng kiểm ô tô sẽ là 20 ngày (tính theo ngày thông thường chứ không phải ngày làm việc), kéo dài 5 ngày so với trước.

Nếu sau 20 ngày kể từ ngày cơ quan Công an gửi thông báo phạt nguội mà người vi phạm không đến giải quyết thì phương tiện sẽ bị đưa vào phần mềm cảnh báo đăng kiểm của Cục đăng kiểm Việt Nam. Sau đó, xe sẽ bị từ chối đăng kiểm.

Lỗi vi phạm giao thông
Lỗi vi phạm giao thông

Các bạn có thể tra cứu phạt nguội tại cục csgt(cảnh sát giao thông):

Để thuận tiện cho người dân nắm bắt được các thông tin, Chính phủ đã thiết lập hệ thống tra cứu phạt nguội online (trực tuyến). Bạn có thể truy cập vào 3 trang web sau để tra cứu xử phạt nguội:

– Cục Cảnh sát giao thông: https://www.csgt.vn/tra-cuu-phuong-tien-vi-pham.html
– Cục Đăng kiểm Việt Nam: http://app.vr.org.vn/ptpublic/
– Sở Giao thông vận tải TP.HCM: http://www.giaothong.hochiminhcity.gov.vn/tracuu/#home/VIPHAM

Nếu truy cập vào cổng thông tin của Cục Đăng kiểm Việt Nam và Sở Giao thông vận tải TP.HCM, chủ phương tiện cần điền thêm số tem giấy chứng nhận hiện tại.

>>Xem thêm : Nộp phạt nguội oan chúng ta cần làm gì?

Tổng hợp mức phạt tiền cũng như các hình thức phạt bổ sung năm 2022 đối với những lỗi vi phạm giao thông thường gặp theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP sau đây:

TT Lỗi Mức phạt tiền Hình phạt bổ sung

(nếu có)

Xe máy Xe ô tô
01 Chuyển làn không có tín hiệu báo trước (Không Xi nhan) 100.000 đồng đến 200.000 đồng

(Điểm i Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100)

400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100)

Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng nếu vi phạm trên cao tốc

(Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu vi phạm trên đường cao tốc

(Điểm g Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100)

02 Chuyến hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100)

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

(Điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100)

03 Điều khiển xe rẽ trái/phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái/phải đối với loại phương tiện đang điều khiển 400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100; Điểm a Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

(Điểm k Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100; Điểm a Khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

04 Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

(Điểm a Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100; Điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng; từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông

(Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

05 Người đang điều khiển xe máy sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

(Điểm h Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100, Điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

(Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)

06 Vượt đèn đỏ, đèn vàng

(Lưu ý: Đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì được đi nhưng phải giảm tốc độ)

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

(Điểm e, khoản 4, Điều 6 Nghị định 100; Điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

(Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100; Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

(Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

07 Đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (Đi sai làn) 400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100)

3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

(Điểm đ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100)

 

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

(Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm b Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100)

10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm a Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100)

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn

(Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

08 Đi không đúng theo chỉ dẫn của vạch kẻ đường 100.000 đồng đến 200.000 đồng

(Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100)

300.000 đồng đến 400.000 đồng

(Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 100)

09

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

(Khoản 5 Điều 6 Nghị định 100)

3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

(Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100)

 

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

(Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm b Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100)

 

10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm a Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100)

 

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

(Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng nếu đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc

(Điểm a Khoản 8 Điều 5 Nghị định 100)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng

(Điểm đ Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

10 Đi vào đường có biển báo cấm phương tiện đang điều khiển 400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm i Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100)

2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

(Điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100; Điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

(Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

(Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

11 Điều khiển xe ô tô không có gương chiếu hậu 300.000 đồng đến 400.000 đồng

(Điểm a Khoản 2 Điều 16 Nghị định 100)

12 Điều khiển xe máy không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng 100.000 đồng đến 200.000 đồng

(Điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100)

13 Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách 400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

14 Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách 400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

15 Không có  giấy phép lái xe

(Với người đã đủ tuổi được điều khiển phương tiện)

1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3

(Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên

(Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

(Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

16 Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

(Điểm a Khoản 2 Điều 17; Điểm m Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

(Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

17 Không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực 100.000 đồng đến 200.000 đồng

(Điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100)

400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm b Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100)

18 Có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi điều khiển xe 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

(Điểm c Khoản 6 Điều 6 Nghị định 100)

6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

(Điểm c Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng

(Điểm đ khoản 10 Điều 6; Điểm e Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

(Điểm c Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100)

16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

(Điểm c Khoản 8 Điều 5 Nghị định 100)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

(Điểm e Khoản 10 Điều 5; Điểm g Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

 

6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

(Điểm e Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100)

30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

(Điển a Khoản 10 Điều 5 Nghị định 100)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

(Điểm g Khoản 10 Điều 5; Điểm h Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

 

19 Điều khiển xe chạy quá tốc độ Không bị phạt nếu chạy quá tốc độ cho phép dưới 05 km/h

(Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100)

Không bị phạt nếu chạy quá tốc độ cho phép dưới 05 km/h

(Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100)

300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h.

(Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100; Điểm k Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h.

(Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100)

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h

(Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100; Điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h

(Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100; Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

(Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h.

(Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100)

6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h

(Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100)

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 10 Điều 6)

 

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.

(Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100)

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI