Xe & luật

Đồng Nai: Va chạm với xe tải, một phụ nữ tử vong tại chỗ

Vụ va chạm giữa xe tải với xe máy tại ngã tư Tân Phong (nút giao giữa đường Đồng Khởi và đường Nguyễn Ái Quốc, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) khiến một phụ nữ tử vong tại chỗ.

Ngày 6/2, lực lượng chức năng tại Đồng Nai đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn vừa xảy ra tại ngã tư Tân Phong (nút giao giữa đường Đồng Khởi và đường Nguyễn Ái Quốc, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) khiến một phụ nữ tử vong tại chỗ.

Đồng Nai: Va chạm với xe tải, một phụ nữ tử vong tại chỗ- Ảnh 1.

Hiện trường vụ tai nạn khiến một phụ nữ tử vong tại chỗ.

Xem thêm>>Tin tức tai nạn giao thông mới nhất ngày hôm nay 6/2/2025

Trước đó vào trưa cùng ngày, xe tải biển số 92H-006.19 đi trên đường Đồng Khởi hướng từ huyện Vĩnh Cửu đi thành phố Biên Hòa.

Khi xe tải vừa vào khu vực vòng xoay tại ngã tư Tân Phong bất ngờ xảy ra va chạm với xe máy biển số 60B9-635.02.

Sau va chạm hai người phụ nữ trên xe máy ngã xuống đường, trong đó một người tử vong tại chỗ, người còn lại bị thương được đưa đi bệnh viện cấp cứu.

Nhận tin báo, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường điều tiết giao thông, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

5 lỗi vi phạm giao thông mà Hà Nội đề xuất phạt tới 120 triệu đồng

UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến dự thảo nghị quyết đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 -2 lần so với Nghị định 168/2024, trong đó có 5 hành vi vi phạm phạt tiền lên tới 120 triệu đồng.

UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết quy định mức phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Theo đó, dự thảo đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5-2 lần so với Nghị định 168/2024, trong đó có 5 hành vi vi phạm phạt tiền lên tới 120 triệu đồng.

Cụ thể:

Giao xe, để cho người làm công, người đại diện điều khiển hoặc chủ xe trực tiếp điều khiển mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của đường bộ trên 20% đến 50%.

Theo đó, Nghị định 168 đề xuất mức phạt đối với cá nhân vi phạm hành vi này từ 28 -30 triệu đồng và từ 56- 60 triệu đồng đối với tổ chức. Hà Nội đề xuất tăng gấp 2 lần với cá nhân phạt tiền lên tới 56- 60 triệu đồng và 112- 120 triệu đồng đối với tổ chức mắc lỗi trên.

w xe coi noi thung 1 1 409 70325.jpg
 Ô tô tải cơi nới thùng xe so với thiết kế ban đầu. Ảnh minh họa. Ảnh: Xuân Ngọc 

Giao xe, để cho người làm công, người đại diện điều khiển hoặc chủ xe trực tiếp điều khiển có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe nếu có) vượt quá quy định trong giấy phép lưu hành.

Nghị định 168 phạt 28- 30 triệu đồng đối với cá nhân và 56 – 60 triệu đồng đối với tổ chức. Còn Hà Nội đề xuất nâng lên 2 lần tới 56 – 60 triệu đồng đối với cá nhân và 112 – 120 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm quy định trên.

Giao xe, để cho người làm công, người đại diện điều khiển hoặc chủ xe trực tiếp điều khiển có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng đi không đúng tuyến đường quy định trong giấy phép lưu hành.

Nghị định 168 phạt 28 – 30 triệu đồng đối với cá nhân và 56 – 60 triệu đồng đối với tổ chức. Còn Hà Nội đề xuất nâng lên 2 lần tới 56 – 60 triệu đồng đối với cá nhân và 112-120 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm quy định trên.

Giao xe, để cho người làm công, người đại diện điều khiển hoặc chủ xe trực tiếp điều khiển (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%.

Nghị định 168 phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với cá nhân và 60 – 80 triệu đồng đối với tổ chức còn Hà Nội đề xuất tăng mức phạt lên 1,5 lần với cá nhân 45 – 60 triệu đồng đối với cá nhân và 90 – 120 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.

 

Xem thêm>>Năm 2025, CSGT tiếp tục xử lý nghiêm 6 nhóm hành vi vi phạm giao thông

Giao xe, để cho người làm công, người đại diện điều khiển hoặc chủ xe trực tiếp điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%.

Nghị định 168 phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với cá nhân và 60 – 80 triệu đồng đối với tổ chức còn Hà Nội đề xuất tăng mức phạt lên 1,5 lần với cá nhân 45 – 60 triệu đồng đối với cá nhân và 90 – 120 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.

Trước đề xuất này, nhiều tài xế băn khoăn vì mức phạt quá cao. Anh Trần Văn Toản (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, lương tài xế của anh được 18 triệu/tháng. Nếu chẳng may chở quá tải bị phạt tới 60 triệu đồng thì coi như 3 tháng sau làm không lương.

“Như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của gia đình. Trong khi đó, tài xế chúng tôi chỉ là đi làm thuê. Chủ xe hợp đồng vận chuyển với đơn vị thuê. Chúng tôi nhiều khi không được quyền quyết định chở tải trọng bao nhiêu”, anh Toản nói.

Trong khi đó, nhiều ý kiến khác lại đồng tình với mức đề xuất Hà Nội đưa ra. Bởi trên thực tế, tình trạng xe quá khổ, quá tải khá phổ biến. Nhiều xe chở quá tải tới gần 50% mà vẫn lao rầm rầm trên các đường quốc lộ. Thậm chí từng xảy ra trường hợp xe chở quá tải làm sập cầu.

“Sự việc xảy ra vào ngày 13/11/2024, một xe ô tô tải chở gạch thuê từ Bình Dương đến cửa khẩu Giang Thành (Kiên Giang). Ô tô có trọng tải 19 tấn nhưng đã chở tới 30 tấn gạch, khi qua cầu T6 xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn (An Giang) thì bị sập cầu. Do đó, tôi cho rằng phạt tiền là hình thức để tài xế, doanh nghiệp vận tải có ý thức hơn, nếu thấy nặng thì đừng vi phạm nữa”,  anh Nguyễn Trần Trung nói.

Trước đó, ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam cũng cho rằng đây không phải là mức phạt cao nếu so sánh với thiệt hại mà xe quá khổ, quá tải gây ra. Việc làm hư hỏng, thiệt hại một đoạn/con đường hay một cây cầu thì nhà nước phải bỏ ra khoản tiền lớn hơn rất nhiều để sửa chữa.

Chưa kể việc chở quá tải tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Tại Thái Lan, hành vi này được hình sự hóa từ rất lâu.

CSGT phân tích tác hại khi người vi phạm giấu giấy phép lái xe

Nhiều trường hợp vi phạm giao thông cố tình giấu giấy phép lái xe để né tránh việc trừ điểm hoặc tước bằng. Việc này sẽ khiến người vi phạm có thể nhận mức phạt nặng.

Theo thống kê của Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, từ ngày 1/1 – 4/2, lực lượng CSGT toàn thành phố đã xử lý 19.892 trường hợp vi phạm, tước 756 giấy phép lái xe, trừ điểm bằng lái 2.239 trường hợp.

Trong đó, 4.997 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 1.441 trường hợp vi phạm tốc độ, 2.786 trường hợp dừng đỗ sai quy định. Đáng chú ý, có 1.309 trường hợp không có giấy phép lái xe.

W-kiem tra nong do con 6 copy.jpg
CSGT xử lý vi phạm về nồng độ cồn. Ảnh: Đình Hiếu

Liên quan đến vấn đề này, đại diện Phòng CSGT cho biết, nhiều người đang có suy nghĩ rằng, nếu không xuất trình giấy phép lái xe thì sẽ tránh được việc trừ điểm hoặc tước bằng lái.

“Đây là suy nghĩ sai lầm khiến người vi phạm có thể bị phạt nặng hơn”, đại diện Phòng CSGT khẳng định.

Vị đại diện Phòng CSGT phân tích, khi người điều khiển phương tiện vi phạm mà không xuất trình được giấy phép lái xe thì sẽ bị CSGT lập biên bản vi phạm hành chính với lỗi: “Điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe”.

Ngoài ra, chủ phương tiện còn có thể bị xử lý thêm lỗi: ”Giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển”.

Với lỗi không có giấy phép lái xe thì người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 4 – 6 triệu đồng, người điều khiển ô tô bị phạt từ 18 – 20 triệu đồng.

W-vneid-ktra-copy-1.jpg
CSGT kiểm tra giấy phép lái xe thông qua VNeID. Ảnh: Đình Hiếu

Lỗi giao xe máy cho người không đủ điều kiện điều khiển sẽ bị phạt từ 8 – 10 triệu đồng với cá nhân; từ 16 -20 triệu đồng với tổ chức. Giao ô tô cho người không đủ điều kiện điều khiển sẽ bị phạt từ 28 – 30 triệu đồng với cá nhân; từ 56 – 60 triệu đồng với tổ chức.

Cũng theo đại diện Phòng CSGT, hiện nay, dữ liệu về giấy phép lái xe đã được tích hợp vào cơ sở dữ liệu nên lực lượng chức năng có thể dễ dàng tra cứu người vi phạm giao thông đã được cấp giấy phép lái xe hạng nào. Việc cố tình khai báo gian dối sẽ nhanh chóng được xác minh và xử lý nghiêm.

“Trong trường hợp tài xế quên không mang theo giấy phép lái xe dạng thẻ cứng thì có thể xuất trình cho CSGT kiểm tra thông qua ứng dụng VNeID“, đại diện Phòng CSGT cho biết thêm.

Năm 2025, CSGT tiếp tục xử lý nghiêm 6 nhóm hành vi vi phạm giao thông

 Cục CSGT vừa ban hành kế hoạch tuần tra kiểm soát, trong đó CSGT tiếp tục xử lý nghiêm 6 nhóm hành vi vi phạm là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt.

Ngày 4-2, Cục CSGT (C08, Bộ Công an) cho biết đơn vị đã ban hành kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý các vi phạm là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt.

Kế hoạch này nhằm thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân và xây dựng môi trường giao thông văn minh, an toàn.

Theo đó, 6 nhóm chuyên đề tập được lực lượng CSGT toàn quốc tập trung xử lý gồm: Vi phạm nồng độ cồn, ma túy; cơi nới thùng xe, chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, vận chuyển hàng hóa không chằng buộc đúng quy định.

CSGT tập trung xử lý 6 nhóm hành vi vi phạm từ ngày 15-2. Ảnh minh họa: PHI HÙNG
CSGT tập trung xử lý 6 nhóm hành vi vi phạm từ ngày 15-2. Ảnh minh họa: PHI HÙNG

Vi phạm tốc độ, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu (vượt đèn đỏ), đi không đúng phần đường, làn đường quy định, đi ngược chiều, tránh vượt, không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau.

Nhóm bốn là điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng…

Nhóm năm, lái xe kinh doanh vận tải sử dụng điện thoại, thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện và việc lắp đặt, hoạt động của thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh lái xe; Nhóm 6 là lứa tuổi học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Để thực hiện kế hoạch, C08 yêu cầu huy động lực lượng cảnh sát khác phối hợp với CSGT, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, hệ thống giám sát giao thông để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo các chuyên đề.

Việc kiểm tra, xử lý vi phạm được thực hiện thường xuyên, liên tục, nghiêm minh, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần tuyệt đối thượng tôn pháp luật, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” để răn đe, giáo dục, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành các quy định pháp luật của người tham gia giao thông.

“Nghiêm cấm can thiệp vào quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm, chịu trách nhiệm nếu để tình hình trật tự an toàn giao thông phức tạp và xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại địa bàn địa phương”, đại diện C08 nhấn mạnh.

Kế hoạch được thực hiện xuyên suốt trong năm 2025 bắt đầu từ ngày 15-2 cho đến khi có kế hoạch khác thay thế.

Hà Nội đề xuất tăng mức phạt đối với 107 lỗi vi phạm giao thông

UBND TP Hà Nội đề xuất tăng mức phạt gấp 1,5 – 2 lần đối với 107 hành vi vi phạm giao thông. Sau khi lấy ý kiến, Hà Nội dự kiến sẽ áp dụng từ tháng 7 tới đây.

UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết “Quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Theo đó, một số hành vi vi phạm giao thông theo quy định của Nghị định 168/2024 có mức phạt thấp nên đề xuất tăng 2 lần, còn những hành vi có mức phạt cao thì kiến nghị tăng 1,5 lần.

Đơn cử như hành vi lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, lùi xe không quan sát hai bên và phía sau xe hoặc không có tín hiệu lùi xe (Nghị định 168 quy định phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng), Hà Nội đề xuất tăng mức phạt lên 4 – 6 triệu đồng.

338411104 1647984982317985 1570468449406461592 n 1 6.jpg
TS. Khương Kim Tạo. Ảnh: N. Huyền 

Tương tự với hành vi điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều), Nghị định 168 quy định mức phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng với ô tô và 600 – 800 nghìn đồng đối với xe mô tô thì Hà Nội đề xuất nâng lên 8 – 12 triệu đồng với ô tô và 1,2 – 1,6 triệu đồng đối với xe máy.

Lý giải việc đề xuất tăng mức xử phạt như trên, Hà Nội cho rằng Thủ đô là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả nước với dân số hơn 8,5 triệu người, là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước… trong khi ý thức tham gia giao thông của người dân thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Tình trạng người dân vi phạm vẫn tiếp diễn, thường lặp lại đối với một số hành vi vi phạm nhất định: Không chấp hành vạch kẻ đường, biển báo hiệu, không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, đi vào đường cấm, sai làn đường…

Ngoài ra, Luật Thủ đô có hiệu lực từ ngày 1/1 cũng cho phép HĐND TP Hà Nội quy định mức tiền phạt cao hơn không quá 2 lần mức phạt do Chính phủ quy định đối với một số vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ.

Từ những căn cứ trên, UBND TP Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.

Sau khi lấy ý kiến, dự thảo Nghị quyết sẽ được trình HĐND TP, dự kiến nghị quyết có hiệu lực từ tháng 7.

Hà Nội nên tập trung giải quyết ùn tắc thay vì nâng mức phạt 

Trao đổi với VietNamNet, Tiến sĩ Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia cho rằng, vấn đề vi phạm giao thông không chỉ nằm ở mức phạt mà còn phản ánh những hạn chế trong công tác giáo dục ý thức và mối quan hệ xã hội.

“Việc tăng mức phạt chỉ nên được coi là một giải pháp hỗ trợ, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc định hình hành vi và nâng cao ý thức tuân thủ luật lệ giao thông.

Mục tiêu lâu dài và quan trọng hơn vẫn là xây dựng một nền giáo dục giao thông bền vững, nơi người tham gia giao thông không chỉ am hiểu pháp luật mà còn tự giác và có trách nhiệm trong việc thực hành văn hóa giao thông một cách văn minh và an toàn”, ông Tạo nói.

lôi vi pham .jpg - Đình Hiếu
Hà Nội đề xuất nâng mức phạt với 107 hành vi vi phạm giao thông. Ảnh: Đình Hiếu

Theo ông Tạo, tai nạn giao thông tại Việt Nam hiện vẫn ở mức cao với không ít hành vi vi phạm mang tính liều lĩnh, gây nguy hiểm nghiêm trọng cho cộng đồng. Những hành vi này không chỉ phổ biến tại Thủ đô Hà Nội mà còn xuất hiện tại nhiều tỉnh, đặc biệt là những địa phương có đường cao tốc và quốc lộ chạy qua, nơi áp lực giao thông ngày càng gia tăng.

“Việc tăng cường mức phạt đối với những vi phạm nghiêm trọng là cần thiết, nhưng đó chỉ là một phần trong bức tranh lớn nhằm hướng tới một xã hội giao thông an toàn và văn minh”, ông Tạo nhấn mạnh.

Do đó, ông Tạo cho rằng việc Hà Nội cần làm là ưu tiên giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông – đây là thách thức lớn đã tồn tại trong suốt nhiều năm qua. Đây là nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi các giải pháp tổng thể và dài hạn thay vì chỉ tập trung vào việc tăng mức xử phạt vi phạm.

“Thay vì chỉ nâng cao mức phạt, thành phố nên chú trọng tăng cường các biện pháp giám sát giao thông hiệu quả. Điều này bao gồm việc áp dụng công nghệ hiện đại, kết hợp với các giải pháp quản lý chặt chẽ, nhằm đảm bảo rằng mọi người khi tham gia giao thông tại Thủ đô đều tự giác chấp hành nghiêm túc luật lệ. Đây cũng là bước tiến để xây dựng một Hà Nội xanh, sạch, đẹp và văn minh hơn”, ông Tạo nhấn mạnh.

Mức tiền phạt đề xuất cụ thể đối với một số hành vi vi phạm như sau:

phat giao thong.png
phat giao thong 1.png
phat giao thong 2.png
phat giao thong 3.png
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI