Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

6 trường hợp phải đổi Giấy đăng ký xe trước 12/2023

Giấy đăng ký xe là loại giấy tờ bắt buộc phải có khi người dân tham gia giao thông. Từ 12/2023, có một trường hợp sẽ phải đổi giấy đăng ký xe theo quy định.

Trường hợp nào chủ xe cần đi đổi giấy đăng ký xe?

Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 24/2023/TT-BCA, chủ xe cần đi đổi giấy đăng ký xe trong các trường hợp sau đây:

Giấy đăng ký xe là giấy bắt buộc phải có khi tham gia giao thông
Giấy đăng ký xe là giấy bắt buộc phải có khi tham gia giao thông

– Xe cải tạo; xe thay đổi màu sơn;

– Xe đã đăng ký, cấp biển số xe nền màu trắng, chữ và số màu đen sang biển số xe nền màu vàng, chữ và số màu đen và ngược lại;

– Gia hạn chứng nhận đăng ký xe;

– Thay đổi các thông tin của chủ xe (tên chủ xe, số định danh cá nhân, địa chỉ);

– Chứng nhận đăng ký xe bị hỏng, mờ, rách; biển số bị hỏng, mờ, gẫy hoặc chủ xe có nhu cầu cấp đổi chứng nhận đăng ký xe cũ.

– Cấp lại chứng nhận đăng ký xe khi chứng nhận đăng ký xe bị mất.

Nếu không đổi giấy đăng ký xe, chủ phương tiện có thể bị xử phạt hành chính

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu không đi đổi giấy đăng ký xe theo quy định, chủ phương tiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, trường hợp làm mất giấy đăng ký xe nhưng không đi đổi, khi tham gia giao thông sẽ bị phạt lỗi điều khiển xe không có giấy đăng ký xe. Đối với ô tô, mức phạt từ 2-3 triệu đồng; tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng; tịch thu phương tiện nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của xe. Đối với xe máy, mức phạt từ 800.000 – 1 triệu đồng; tịch thu phương tiện nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của xe.

Trường hợp chủ xe dùng giấy đăng ký xe đã hết hạn, đối với ô tô có thể bị phạt từ 2-3 triệu đồng; tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. Đối với xe máy, chủ phương tiện có thể bị phạt từ 800.000 – 1 triệu đồng

Trường hợp chủ xe dùng giấy đăng ký xe bị tẩy xóa hoặc không đúng số khung, số máy, đối với ô tô có thể bị phạt từ 4-6 triệu đồng; tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng; tịch thu giấy đăng ký xe; tịch thu phương tiện nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của xe. Đối với xe máy vi phạm sẽ bị phạt từ 800.000 – 1 triệu đồng; tịch thu giấy đăng ký xe; tịch thu phương tiện nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của xe.

Đi đổi đăng kí xe cần mang theo giấy tờ gì?

Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định hồ sơ cấp đổi, cấp lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe như sau:

– Giấy khai đăng ký xe.

– Giấy tờ của chủ xe theo quy định tại Điều 10 Thông tư 24/2023/TT-BCA.

– Chứng nhận đăng ký xe (trường hợp cấp đổi chứng nhận đăng ký xe) hoặc biển số xe (trường hợp cấp đổi biển số xe).

– Một số giấy tờ khác:

+ Trường hợp cấp đổi biển số xe từ nền màu vàng, chữ và số màu đen sang biển số xe nền màu trắng, chữ và số màu đen thì phải có thêm quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải hoặc quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu;

+ Trường hợp xe cải tạo thay tổng thành máy, tổng thành khung thì phải có thêm chứng từ nguồn gốc, chứng từ lệ phí trước bạ, chứng từ chuyển quyền sở hữu của tổng thành máy hoặc tổng thành khung đó theo quy định tại Điều 11 Thông tư 24/2023/TT-BCA;

Nơi tiếp nhận hồ sơ đổi giấy đăng ký xe
Nơi tiếp nhận hồ sơ đổi giấy đăng ký xe

+ Trường hợp xe cải tạo thay tổng thành máy, tổng thành khung không cùng nhãn hiệu thì phải có thêm giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo theo quy định;

+ Trường hợp cải tạo thay tổng thành máy, tổng thành khung của xe đã đăng ký thì phải có chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số của xe đã đăng ký đó.

XEM THÊM:>>Cách giải trình với CSGT để không bị phạt nếu quên mang giấy phép lái xe!

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn xe máy mới nhất

Các mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy mới nhất hiện nay như thế nào và mức phạt cao nhất cho hành vi này là bao nhiêu tiền? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu ngay sau đây để tránh bị xử phạt quí vị nhé.

Nồng độ cồn là gì?

Nồng độ cồn là phần trăm lượng cồn (ethyl hoặc ethanol) có trong máu của một người hoặc là trong hơi thở của một người.

Khi điều khiển phương tiện giao thông, cồn dễ làm cho hệ thần kinh mất khả năng nhận thức, tự chủ, mất khả năng xác định phương hướng và dễ khiến người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn giao thông.

Mức nồng độ cồn cho phép mô tô xe máy tham gia giao thông

Theo khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, hành vi điều khiển xe ô tô khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm nên chỉ cần trong máu hoặc hơi thở của người điều khiển phương tiện qua kiểm tra phát hiện có nồng độ cồn đều sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Như vậy, theo quy định pháp luật, không có mức tối thiểu cho nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Nghĩa là, nếu đo nồng độ cồn của người lái xe trong quá trình tham gia giao thông phát hiện có nồng độ cồn, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Mức phạt tiền nồng độ cồn thấp nhất dành cho tài xế xe máy

Căn cứ theo điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy được quy định như sau:

(1) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở:

Mức phạt tiền: Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

(2) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở:

Mức phạt tiền: Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

(3) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở:

Mức phạt tiền: Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Như vậy, mức phạt cao nhất đối với người điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn có thể lên đến 8.000.000 đồng trong trường hợp người này có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Vi phạm nồng độ cồn bị tước bằng lái xe

Theo khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe máy vi phạm về nồng độ cồn còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

(1) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở:

Hình phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

(2) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở:

Hình phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

(3) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở:

Hình phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Như vậy, theo quy định nêu trên, người điều khiển xe máy tham gia giao thông mà có chứa nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở thì ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị tước bằng lái xe từ 10 tháng đến 24 tháng, tùy theo mức độ vi phạm.

Vi phạm nồng độ cồn bị tạm giữ xe

Căn cứ theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về việc tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm.

Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này.

Như vậy,  CSGT được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn.

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe đạp

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định:

Vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 80.000 – 100.000 đồng.

Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 – 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 – 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 300.000 – 400.000 đồng.

Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt 400.000 – 600.000 đồng.

XEM THÊM>>Mức phạt vi phạm nồng độ cồn ô tô mới nhất

 

 

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn ô tô mới nhất

 Thời gian qua, xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mà hậu quả để lại vô cùng lớn. Trong rất nhiều vụ, nguyên nhân tai nạn xảy ra do tài xế sử dụng rượu bia. Chính vì vậy, hành vi vi phạm nồng độ cồn của lái xe sẽ bị xử phạt rất nặng. Mức phạt vi phạm nồng độ cồn ô tô được xác định dựa trên nồng độ cồn trong máu hoặc nồng độ cồn trong hơi thở. Vậy nồng độ cồn bao nhiêu thì không bị xử phạt và mức phạt cao nhất dành cho hành vi vi phạm này như thế nào?

Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu các mức phạt nồng độ cồn ô tô mới nhất 2023 để tránh bị xử phạt nhé.

CSGT kiểm tra vi phạm nồng độ cồn tài xế ô tô
CSGT kiểm tra vi phạm nồng độ cồn tài xế ô tô

Nồng độ cồn là gì?

Nồng độ cồn là phần trăm lượng cồn (ethyl hoặc ethanol) có trong máu của một người hoặc là trong hơi thở của một người.

Khi điều khiển phương tiện giao thông, cồn dễ làm cho hệ thần kinh mất khả năng nhận thức, tự chủ, mất khả năng xác định phương hướng và dễ khiến người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn giao thông.

Cách xác định mức phạt vi phạm nồng độ cồn

Xác định nồng độ cồn trong máu

Nồng độ cồn trong máu: C = 1.056*A:(10W*R)

Trong đó:

A là số đơn vị cồn uống vào (1 đvc tương đương 220ml bia (2/3 chai) nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13.5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%).

W là cân nặng.

R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (R=0.7 đối với nam và R=0.6 đối với nữ).

Xác định nồng độ cồn trong khí thở

Nồng độ cồn trong khí thở: B = C:210

Các CSGT sẽ tiến hành đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông bằng “máy đo” nồng độ cồn.

Mức phạt nồng độ cho phép ô tô tham gia giao thông

Theo khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, hành vi điều khiển xe ô tô khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm nên chỉ cần trong máu hoặc hơi thở của người điều khiển phương tiện qua kiểm tra phát hiện có nồng độ cồn đều sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Cũng theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt vi phạm hành chính thấp nhất đối với nồng độ cồn là:

Lái xe trên đường mà có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở không vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Như vậy, theo quy định pháp luật, không có mức tối thiểu cho nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Nghĩa là, nếu đo nồng độ cồn của người lái xe trong quá trình tham gia giao thông phát hiện có nồng độ cồn, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Điểm kiểm tra vi phạm nồng độ cồn các tài xế ô tô
Điểm kiểm tra vi phạm nồng độ cồn các tài xế ô tô

Mức phạt nồng độ cồn ô tô mới nhất 2023

Mức xử phạt nồng độ cồn ô tô 0,1 miligam

Theo Điểm b Khoản 3 Điều 17 thuộc Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng. Ngoài bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng (theo Điểm c Khoản 7 Điều 17).

Mức phạt nồng độ cồn xe ô tô vượt quá 0,25 miligam

Theo Khoản 5 Điều 17 thuộc Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 – 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25 – 0,4mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng (theo Điểm d Khoản 7 Điều 17).

Mức phạt nồng độ cồn ô tô vượt quá 0,4 miligam 

Theo Khoản 6 Điều 17 thuộc Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 – 40.000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng (theo Điểm đ Khoản 7 Điều 17).

Mức xử phạt nồng độ cồn ô tô cao nhất

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt nồng độ cồn ô tô cao nhất là 40.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng và tạm giữ xe ô tô tối đa 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Tạm giữ phương tiện là hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm nồng độ cồn được phép tạm giữ xe tối đa 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Lưu ý: Nếu cá nhân hoặc tổ chức vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bảo quản phương tiện, bến bãi hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể giữ xe vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

XEM THÊM: 

1001 chuyện xử phạt vi phạm nồng độ cồn ở Hải Dương

Khi bị lực lượng CSGT Hải Dương lập biên bản xử phạt, tài xế điều khiển xe máy cho hay, bản thân có uống vài lon bia nhưng vẫn tỉnh táo còn một người khác khẳng định không hề uống bia rượu nhưng hơi thở vẫn vi phạm nồng độ cồn…

Vi phạm nồng độ cồn nhưng khẳng định rất… tỉnh táo

Tối 22/11, Công an TP Hải Dương triển khai kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về nồng độ cồn, chất ma túy tại đường Trường Trinh.

Quá trình kiểm tra, tổ công tác phát hiện người điều khiển xe máy BKS 34P5-xx, có nhiều biểu hiện nghi vấn nên ra hiệu lệnh dừng xe.

Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn ở TP Hải Dương.

Tài xế được xác định là ông L.Đ.H (53 tuổi, ở TP Hải Dương), kết quả đo nồng độ cồn đối với người này là 0,068 mg/lít khí thở.

“Khi điều khiển phương tiện tôi vẫn tỉnh táo. Vì có việc nên tôi mới uống vài lon bia chứ bình thường tôi không uống khi điều khiển xe”, ông H chia sẻ.

Với hành vi trên, tổ công tác đã lập biên bản vi phạm hành chính xử phạt tài xế 2,5 triệu đồng, tước GPLX 11 tháng.

CSGT Hải Dương đo vi phạm nồng độ cồn các tài xế
CSGT Hải Dương đo vi phạm nồng độ cồn các tài xế

Vi phạm nồng độ cồn nhưng yêu cầu đo lại thì kết quả… không có

Tiếp đó, tổ công tác cũng tiến hành đo nồng độ cồn đối với một tài xế khác là anh L.V.K (nhân viên của một ngân hàng trên địa bàn), phát hiện trong hơi thở của người này có cồn.

Tuy nhiên, tài xế cho rằng bản thân không sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện nên yêu cầu kiểm tra lại. Thấy vậy, tổ công tác sử dụng máy đo trên đối với nhiều trường hợp khác để đảm bảo sự khách quan.

Sau khoảng 10 phút, anh K được kiểm tra nồng độ cồn lại nhưng lần này không phát hiện vi phạm.

Thượng úy Lê Thanh Tùng, cán bộ Đội CSGT Công an TP Hải Dương cho hay, trong thiết bị đo có định tính và định lượng. Có thể trong đồ ăn, thức uống có chất lên men nên trong hơi thở có nồng độ cồn. Sau khoảng 10-15 phút bay hơi kiểm tra lại thì không phát hiện.

“Với trường hợp này, để đảm bảo tính khách quan, lực lượng làm nhiệm vụ sẽ cho kiểm tra nhiều trường hợp khác và sau đó cho chính trường hợp này thổi lại theo đúng quy định của pháp luật”, thượng úy Tùng cho biết thêm.

TIN LIÊN QUAN>>>Từ chối đo nồng độ cồn có thể bị tước bằng 2 năm

Xử phạt gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

Thực hiện kế hoạch của Công an tỉnh Hải Dương về việc tuần tra kiểm soát xử lý hành vi vi phạm của người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn, từ đầu năm đến ngày 25/9, lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh Hải Dương đã kiểm tra, xử lý 3.655 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, xử phạt hơn 16,8 tỷ đồng.

Lực lượng cảnh sát giao thông Hải Dương đã kết hợp tuần tra, kiểm soát cơ động và kiểm soát trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, nơi tập trung nhiều nhà hàng, quán ăn, điểm vui chơi… xử lý nghiêm các vi phạm về nồng độ cồn.

Được biết việc kiểm tra xử phạt vi phạm nồng độ cồn tại Hải Dương sẽ càng quyết liệt từ nay đến Tết nguyên đán.

XEM THÊM:

 

 

 

Bộ Công an mở cao điểm xử phạt vi phạm nồng độ cồn ngày Tết

Từ ngày 15/12, Bộ công an chỉ đạo công an toàn quốc mở cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn giao thông, bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và các sự kiện lớn. Trong đó xử phạt vi phạm nồng độ cồn và mua bán, sản xuất, sử dụng pháo nổ rất quyết liệt…

Bộ Công an mở cao điểm trấn áp các loại tội phạm

Theo kế hoạch này, Bộ Công an yêu cầu công an các đơn vị, địa phương tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục người phạm tội, vi phạm pháp luật tại gia đình và cộng đồng dân cư.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện và tăng cường thực hiện các phương án, kế hoạch bảo vệ an ninh quốc gia. Triển khai kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả, không để tội phạm hoạt động phức tạp gây bức xúc dư luận.

Trong đó, tập trung trấn áp tội phạm có tổ chức, tội phạm liên quan tín dụng đen, tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ gây án, tội phạm cướp, cướp giật, trộm cắp và các loại tội phạm khác thường xảy ra trong dịp Tết.

Một tài xế ở Lào Cai bị bắt quả tang mang theo ma túy khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn trưa 22/11.
Một tài xế ở Lào Cai bị bắt quả tang mang theo ma túy khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn trưa 22/11.

Tăng cường đấu tranh triệt phá các đường dây ma túy lớn, xuyên quốc gia, nhữn tụ điểm sản xuất, mua bán, tổ chức, sử dụng ma túy trong nước. Đồng thời, đẩy mạnh phát hiện, đấu tranh với tội phạm kinh tế, tham nhũng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết.

Bộ cũng yêu cầu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong nhận diện, phát hiện, đấu tranh với tội phạm lợi dụng công nghệ cao, không gian mạng để hoạt động, nhất là hành vi lừa đảo, cờ bạc, mại dâm.

Bộ Công an xử lý nghiêm vi phạm  nồng độ cồn, ma túy, pháo nổ, xe quá tải

Đáng chú ý, Bộ Công an giao các lực lượng tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tiếp tục xử lý nghiêm vi phạm theo các chuyên đề nồng độ cồn, ma túy, quá tải, xe khách, xe container…; có phương án phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông, không để xảy ra đua xe trái phép.

“Triển khai các kế hoạch, phương án phòng, chống cháy, nổ trong dịp Tết và các lễ hội”, Bộ Công an nhấn mạnh.

Bộ Công an xử lý nghiêm vi phạm  nồng độ cồn, ma túy, pháo nổ, xe quá tải
Bộ Công an xử lý nghiêm vi phạm  nồng độ cồn, ma túy, pháo nổ, xe quá tải

Ngoài ra, các đơn vị và địa phương triển khai quyết liệt giải pháp ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân, Đề án 06/CP phục vụ quản lý xã hội và phòng, chống tội phạm. Thực hiện tốt công tác quản lý, tuyên truyền, vận động thu hồi và phòng ngừa, đấu tranh với các vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, không để phức tạp trong dịp Tết.

XEM THÊM:

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI