Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn ô tô mới nhất

 Thời gian qua, xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mà hậu quả để lại vô cùng lớn. Trong rất nhiều vụ, nguyên nhân tai nạn xảy ra do tài xế sử dụng rượu bia. Chính vì vậy, hành vi vi phạm nồng độ cồn của lái xe sẽ bị xử phạt rất nặng. Mức phạt vi phạm nồng độ cồn ô tô được xác định dựa trên nồng độ cồn trong máu hoặc nồng độ cồn trong hơi thở. Vậy nồng độ cồn bao nhiêu thì không bị xử phạt và mức phạt cao nhất dành cho hành vi vi phạm này như thế nào?

Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu các mức phạt nồng độ cồn ô tô mới nhất 2023 để tránh bị xử phạt nhé.

CSGT kiểm tra vi phạm nồng độ cồn tài xế ô tô
CSGT kiểm tra vi phạm nồng độ cồn tài xế ô tô

Nồng độ cồn là gì?

Nồng độ cồn là phần trăm lượng cồn (ethyl hoặc ethanol) có trong máu của một người hoặc là trong hơi thở của một người.

Khi điều khiển phương tiện giao thông, cồn dễ làm cho hệ thần kinh mất khả năng nhận thức, tự chủ, mất khả năng xác định phương hướng và dễ khiến người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn giao thông.

Cách xác định mức phạt vi phạm nồng độ cồn

Xác định nồng độ cồn trong máu

Nồng độ cồn trong máu: C = 1.056*A:(10W*R)

Trong đó:

A là số đơn vị cồn uống vào (1 đvc tương đương 220ml bia (2/3 chai) nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13.5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%).

W là cân nặng.

R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (R=0.7 đối với nam và R=0.6 đối với nữ).

Xác định nồng độ cồn trong khí thở

Nồng độ cồn trong khí thở: B = C:210

Các CSGT sẽ tiến hành đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông bằng “máy đo” nồng độ cồn.

Mức phạt nồng độ cho phép ô tô tham gia giao thông

Theo khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, hành vi điều khiển xe ô tô khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm nên chỉ cần trong máu hoặc hơi thở của người điều khiển phương tiện qua kiểm tra phát hiện có nồng độ cồn đều sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Cũng theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt vi phạm hành chính thấp nhất đối với nồng độ cồn là:

Lái xe trên đường mà có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở không vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Như vậy, theo quy định pháp luật, không có mức tối thiểu cho nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Nghĩa là, nếu đo nồng độ cồn của người lái xe trong quá trình tham gia giao thông phát hiện có nồng độ cồn, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Điểm kiểm tra vi phạm nồng độ cồn các tài xế ô tô
Điểm kiểm tra vi phạm nồng độ cồn các tài xế ô tô

Mức phạt nồng độ cồn ô tô mới nhất 2023

Mức xử phạt nồng độ cồn ô tô 0,1 miligam

Theo Điểm b Khoản 3 Điều 17 thuộc Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng. Ngoài bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng (theo Điểm c Khoản 7 Điều 17).

Mức phạt nồng độ cồn xe ô tô vượt quá 0,25 miligam

Theo Khoản 5 Điều 17 thuộc Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 – 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25 – 0,4mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng (theo Điểm d Khoản 7 Điều 17).

Mức phạt nồng độ cồn ô tô vượt quá 0,4 miligam 

Theo Khoản 6 Điều 17 thuộc Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 – 40.000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng (theo Điểm đ Khoản 7 Điều 17).

Mức xử phạt nồng độ cồn ô tô cao nhất

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt nồng độ cồn ô tô cao nhất là 40.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng và tạm giữ xe ô tô tối đa 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Tạm giữ phương tiện là hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm nồng độ cồn được phép tạm giữ xe tối đa 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Lưu ý: Nếu cá nhân hoặc tổ chức vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bảo quản phương tiện, bến bãi hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể giữ xe vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

XEM THÊM: 

1001 chuyện xử phạt vi phạm nồng độ cồn ở Hải Dương

Khi bị lực lượng CSGT Hải Dương lập biên bản xử phạt, tài xế điều khiển xe máy cho hay, bản thân có uống vài lon bia nhưng vẫn tỉnh táo còn một người khác khẳng định không hề uống bia rượu nhưng hơi thở vẫn vi phạm nồng độ cồn…

Vi phạm nồng độ cồn nhưng khẳng định rất… tỉnh táo

Tối 22/11, Công an TP Hải Dương triển khai kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về nồng độ cồn, chất ma túy tại đường Trường Trinh.

Quá trình kiểm tra, tổ công tác phát hiện người điều khiển xe máy BKS 34P5-xx, có nhiều biểu hiện nghi vấn nên ra hiệu lệnh dừng xe.

Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn ở TP Hải Dương.

Tài xế được xác định là ông L.Đ.H (53 tuổi, ở TP Hải Dương), kết quả đo nồng độ cồn đối với người này là 0,068 mg/lít khí thở.

“Khi điều khiển phương tiện tôi vẫn tỉnh táo. Vì có việc nên tôi mới uống vài lon bia chứ bình thường tôi không uống khi điều khiển xe”, ông H chia sẻ.

Với hành vi trên, tổ công tác đã lập biên bản vi phạm hành chính xử phạt tài xế 2,5 triệu đồng, tước GPLX 11 tháng.

CSGT Hải Dương đo vi phạm nồng độ cồn các tài xế
CSGT Hải Dương đo vi phạm nồng độ cồn các tài xế

Vi phạm nồng độ cồn nhưng yêu cầu đo lại thì kết quả… không có

Tiếp đó, tổ công tác cũng tiến hành đo nồng độ cồn đối với một tài xế khác là anh L.V.K (nhân viên của một ngân hàng trên địa bàn), phát hiện trong hơi thở của người này có cồn.

Tuy nhiên, tài xế cho rằng bản thân không sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện nên yêu cầu kiểm tra lại. Thấy vậy, tổ công tác sử dụng máy đo trên đối với nhiều trường hợp khác để đảm bảo sự khách quan.

Sau khoảng 10 phút, anh K được kiểm tra nồng độ cồn lại nhưng lần này không phát hiện vi phạm.

Thượng úy Lê Thanh Tùng, cán bộ Đội CSGT Công an TP Hải Dương cho hay, trong thiết bị đo có định tính và định lượng. Có thể trong đồ ăn, thức uống có chất lên men nên trong hơi thở có nồng độ cồn. Sau khoảng 10-15 phút bay hơi kiểm tra lại thì không phát hiện.

“Với trường hợp này, để đảm bảo tính khách quan, lực lượng làm nhiệm vụ sẽ cho kiểm tra nhiều trường hợp khác và sau đó cho chính trường hợp này thổi lại theo đúng quy định của pháp luật”, thượng úy Tùng cho biết thêm.

TIN LIÊN QUAN>>>Từ chối đo nồng độ cồn có thể bị tước bằng 2 năm

Xử phạt gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

Thực hiện kế hoạch của Công an tỉnh Hải Dương về việc tuần tra kiểm soát xử lý hành vi vi phạm của người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn, từ đầu năm đến ngày 25/9, lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh Hải Dương đã kiểm tra, xử lý 3.655 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, xử phạt hơn 16,8 tỷ đồng.

Lực lượng cảnh sát giao thông Hải Dương đã kết hợp tuần tra, kiểm soát cơ động và kiểm soát trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, nơi tập trung nhiều nhà hàng, quán ăn, điểm vui chơi… xử lý nghiêm các vi phạm về nồng độ cồn.

Được biết việc kiểm tra xử phạt vi phạm nồng độ cồn tại Hải Dương sẽ càng quyết liệt từ nay đến Tết nguyên đán.

XEM THÊM:

 

 

 

Bộ Công an mở cao điểm xử phạt vi phạm nồng độ cồn ngày Tết

Từ ngày 15/12, Bộ công an chỉ đạo công an toàn quốc mở cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn giao thông, bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và các sự kiện lớn. Trong đó xử phạt vi phạm nồng độ cồn và mua bán, sản xuất, sử dụng pháo nổ rất quyết liệt…

Bộ Công an mở cao điểm trấn áp các loại tội phạm

Theo kế hoạch này, Bộ Công an yêu cầu công an các đơn vị, địa phương tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục người phạm tội, vi phạm pháp luật tại gia đình và cộng đồng dân cư.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện và tăng cường thực hiện các phương án, kế hoạch bảo vệ an ninh quốc gia. Triển khai kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả, không để tội phạm hoạt động phức tạp gây bức xúc dư luận.

Trong đó, tập trung trấn áp tội phạm có tổ chức, tội phạm liên quan tín dụng đen, tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ gây án, tội phạm cướp, cướp giật, trộm cắp và các loại tội phạm khác thường xảy ra trong dịp Tết.

Một tài xế ở Lào Cai bị bắt quả tang mang theo ma túy khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn trưa 22/11.
Một tài xế ở Lào Cai bị bắt quả tang mang theo ma túy khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn trưa 22/11.

Tăng cường đấu tranh triệt phá các đường dây ma túy lớn, xuyên quốc gia, nhữn tụ điểm sản xuất, mua bán, tổ chức, sử dụng ma túy trong nước. Đồng thời, đẩy mạnh phát hiện, đấu tranh với tội phạm kinh tế, tham nhũng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết.

Bộ cũng yêu cầu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong nhận diện, phát hiện, đấu tranh với tội phạm lợi dụng công nghệ cao, không gian mạng để hoạt động, nhất là hành vi lừa đảo, cờ bạc, mại dâm.

Bộ Công an xử lý nghiêm vi phạm  nồng độ cồn, ma túy, pháo nổ, xe quá tải

Đáng chú ý, Bộ Công an giao các lực lượng tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tiếp tục xử lý nghiêm vi phạm theo các chuyên đề nồng độ cồn, ma túy, quá tải, xe khách, xe container…; có phương án phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông, không để xảy ra đua xe trái phép.

“Triển khai các kế hoạch, phương án phòng, chống cháy, nổ trong dịp Tết và các lễ hội”, Bộ Công an nhấn mạnh.

Bộ Công an xử lý nghiêm vi phạm  nồng độ cồn, ma túy, pháo nổ, xe quá tải
Bộ Công an xử lý nghiêm vi phạm  nồng độ cồn, ma túy, pháo nổ, xe quá tải

Ngoài ra, các đơn vị và địa phương triển khai quyết liệt giải pháp ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân, Đề án 06/CP phục vụ quản lý xã hội và phòng, chống tội phạm. Thực hiện tốt công tác quản lý, tuyên truyền, vận động thu hồi và phòng ngừa, đấu tranh với các vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, không để phức tạp trong dịp Tết.

XEM THÊM:

Mức xử phạt sản xuất, buôn bán và đốt pháo trái phép

Đến hẹn lại lên, cứ vào mỗi dịp cuối năm, tình trạng sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng pháo trái phép thường có những diễn biến phức tạp. Nhiều vụ việc thương tâm đã xảy ra nhưng nhiều người vẫn bất chấp vì nhiều lý do trong đó lợi nhuận mua bán, sản xuất pháo quá cao còn đốt pháo để thoả mãn thú vui chết người. Dưới góc độ pháp lý, các hành vi trên sẽ bị xử phạt thế nào? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu để rút ra bài học cảnh giác, quí vị nhé…

Một đường dây mua bán trái phép pháo nổ quy mô lớn bị Công an Nghệ An triệt phá
Một đường dây mua bán trái phép pháo nổ quy mô lớn bị Công an Nghệ An triệt phá

Mức xử phạt vi phạm hành chính hành vi sản xuất, buôn bán và đốt pháo trái phép

Điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định xử phạt “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm” như sau:

  •           Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi: Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép; Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
  •           Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo; Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo dưới mọi hình thức. Hình thức xử phạt bổ sung: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
  •           Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi: Mang trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm nêu trên thì mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Xử lý hình sự sản xuất, buôn bán và đốt pháo trái phép

Theo Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người có các hành vi sai phạm về pháo sẽ bị xử phạt như sau:

 Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190)

+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với  hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam.

+ Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam.

+ Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm đối với hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 120  kilôgam trở lên.

Đối với pháp nhân thương mại có các hành vi vi phạm nêu trên bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm.

Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm ( Điều 191)

+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam.

+ Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam.

+ Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển pháo nổ từ 120 ki ôgam trở lên

Đối với pháp nhân thương mại có các hành vi vi phạm nêu trên bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm.

  •        Người nào thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  •        Người nào thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
  •       Người nào thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 120 kilôgam trở lên thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
Một nạn nhân của pháo nổ
Một nạn nhân của pháo nổ

 Xử lý hành vi đốt pháo gây rối trật tự công cộng 

Theo Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội gây rối trật tự công cộng quy định: Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. (Đối với tội danh này, người phạm tội có thể bị phạt cao nhất đến 07 năm tù).

XEM THÊM

 

Bắt nữ DJ điều hành đường dây sản xuất gần 1 tấn ma túy

Trong nửa năm, nữ DJ Nguyễn Thị Hoài và đồng phạm bị cáo buộc đã pha chế, đóng gói và xuất ra thị trường khoảng 750kg ma túy “nước vui”, tang vật thu giữ có thể sản xuất 1 tấn ma túy. Sau đây là chi tiết vụ án gây sốc này…

Làm DJ kiêm bà trùm đường dây ma túy “khủng”

Ngày 22/11, Cục Cảnh sát điều tra về ma túy (C04), Bộ Công an cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố 10 bị can liên quan đường dây pha chế, đóng gói ma túy tổng hợp “nước vui” quy mô lớn.

Đầu năm 2023, Cục C04 phát hiện nhóm đối tượng nghi vấn sản xuất loại ma túy nêu trên. Các đối tượng mua ma túy và phụ gia từ nước ngoài đưa về Việt Nam, đóng trong những những gói café, trà thảo mộc, bao bì hấp dẫn, bắt mắt.

Nữ DJ sản xuất ma tuý và tang vật vụ án.
Nữ DJ sản xuất ma tuý và tang vật vụ án.

“Nhìn bề ngoài không ai nghĩ bên trong chứa ma túy. Thị phần mà các đối tượng hướng tới là giới trẻ, học sinh, sinh viên, muốn tìm tòi, khám phá sự mới lạ”, đại diện Cục C04 cho hay.

Xác định tính chất phức tạp của đường dây, tiềm ẩn hậu quả khôn lường đối với thế hệ trẻ, tháng 3/2023, Cục C04 lập chuyên án, quyết tâm khám phá tổ chức tội phạm nguy hiểm này, không để các đối tượng đầu độc thế hệ trẻ.

Sau gần 3 tháng xác minh, Cục C03 làm rõ đối tượng cầm đầu là Nguyễn Thị Hoài (31 tuổi, trú quận 1, TP.HCM). Hoài từng làm DJ ở nước ngoài, quãng thời gian này cô ta học được công thức pha chế ma túy “nước vui”.

Thấy đây là mặt hàng siêu lợi nhuận, Hoài về nước, tuyển mộ thêm người, bắt tay vào sản xuất hàng cấm.

Thủ đoạn của các đối tượng là mua bán ma túy qua mạng xã hội, chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng, thuê công ty vận chuyển đưa ma túy, phụ gia, bao bì đóng gói về Việt Nam tập kết tại kho ở TP.HCM.

Hoài giao nhiệm vụ pha trộn, đóng gói ma túy cho Mạc Đức Vinh (34 tuổi, quê Hải Dương), Đào Hoàng Nam và Nguyễn Hưng Long (cùng 35 tuổi, trú TP.HCM). Còn việc giám sát được giao cho Thạch Hoàng Minh (42 tuổi, ở Trà Vinh) và Võ Thị Quỳnh Trang (26 tuổi, ở TP.HCM).

Cuối tháng 5, trinh sát nhận được thông tin các đối tượng đóng gói xong ma túy, chuẩn bị mang đi tiêu thụ. Xác định đây là thời điểm thích hợp để phá án, Ban chuyên án đã huy động hơn 200 cán bộ, chiến sĩ theo dõi, giám sát 11 đối tượng chính và 7 địa điểm liên quan.

Công an thu giữ số nguyên liệu có thể sản xuất 1 tấn ma túy

Sáng 5/6, khi Thạch Hoàng Minh và Võ Thị Quỳnh Trang đưa ma túy đi tiêu thụ, một tổ công tác ập vào bắt quả tang. Tại hiện trường, công an thu giữ 67kg ma túy tổng hợp, trong đó có gần 9.000 gói ma túy thành phẩm nhãn Chali, Deadpool, Foryou, Coffee, Cristy fruit và 20kg ma túy tổng hợp dạng bột.

Sau đó, 17 tổ công tác đồng loạt tạm giữ các đối tượng khác, khám xét khẩn cấp 7 địa điểm cất giấu, pha chế, đóng gói ma túy.

Dụng cụ đóng gói ma túy của nữ DJ bị công an thu giữ.
Dụng cụ đóng gói ma túy của nữ DJ bị công an thu giữ.

Kết quả, Ban chuyên án thu 217kg ma túy tổng hợp các loại, 208kg vỏ bao bì và nhiều dụng cụ, phương tiện dùng vào pha trộn, đóng gói, vận chuyển ma túy, ước tính số bao bì các đối tượng có thể đóng được khoảng 1 tấn ma túy “nước vui”.

Mở rộng vụ án, ngày 17/8, Cục C04 bắt giữ Bùi Trung Nguyên (18 tuổi), thu giữ 3kg ma túy tổng hợp cùng băng chuyền, bột, phụ gia, bao bì dùng vào sản xuất, đóng gói ma túy.

Bước đầu, cơ quan điều tra làm rõ trong nửa năm, các đối tượng đã pha chế, đóng gói và xuất ra thị trường khoảng 750 kg ma túy “nước vui”.

Mức xử phạt hành vi sản xuất trái phép chất ma túy

Theo Điều 248 Bộ Luật hình sự năm 2015 tội sản xuất trái phép chất ma túy quy định mức hình phạt này như sau:
1. Người nào sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
e) Hêrôin, côcain hoặc Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối
lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 200 mililít;
i) Tái phạm nguy hiểm;
k) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h khoản này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
c) Hêrôin, côcain hoặc Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
d) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
đ) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 200 mililít đến dưới 750 mililít;
e) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 05 kilôgam trở lên;
b) Hêrôin, côcain hoặc Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 100 gam trở lên;
c) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 300 gam trở lên;
d) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 750 mililít trở lên;
đ) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.0000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
XEM THÊM
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI