Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Hướng dẫn nộp giấy tờ, chi phí xin cấp sổ đỏ lần đầu

Thủ tục xin cấp sổ đỏ có sự thay đổi, mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu các loại giấy tờ cần có và khoản phí cần nộp để được cấp sổ đỏ lần đầu, quí vị nhé.

Sổ đỏ, sổ hồng là gì?

Sổ đỏ, sổ hồng là cách người dân dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất dựa theo màu sắc bìa của giấy chứng nhận.

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

Sổ đỏ rất quan trọng
Sổ đỏ rất quan trọng

Lưu ý những giấy tờ cần có khi xin cấp sổ đỏ lần đầu

Khi xin cấp sổ đỏ lần đầu, người làm đơn cần có những giấy tờ như sau:

  1. Đơn đăng kí, cấp sổ đỏ theo mẫu.
  2. Một trong những giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
  3. Đối với trường hợp đăng kí về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cần nộp một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
  4. Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 1.7.2004 theo mẫu.
  5. Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
  6. Trường hợp có đăng kí quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.
Mua bán đất bằng giấy tay rất phổ biến
Mua bán đất bằng giấy tay rất phổ biến

Chi phí xin cấp sổ đỏ lần đầu mới nhất 

Người dân xin cấp sổ đỏ lần đầu nộp các khoản tiền như sau: Lệ phí trước bạ, lệ phí cấp sổ đỏ, tiền sử dụng đất (nếu có), phí thẩm định hồ sơ.Lưu ý, tiền sử dụng đất không phải tất cả các trường hợp khi được cấp sổ đỏ đều phải nộp.

Về khoản lệ phí trước bạ, theo Nghị định 10/2022/NĐ-CP và Thông tư 13/2022/TT-BTC, mức lệ phí trước bạ phải nộp đối với nhà đất khi sổ đỏ là 0,5%.

Cách xác định lệ phí trước bạ phải nộp như sau: Lệ phí trước bạ phải nộp = 0,5% x Giá tính lệ phí trước bạ.

Lệ phí cấp sổ đỏ, theo Khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC sẽ được từng tỉnh, thành phố quy định riêng.

Đối với khoản phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ cũng sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định. Ngoài ra, người dân có thể phải nộp thêm tiền đo đạc.

TIN LIÊN QUAN

 

Mức xử phạt vi phạm khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự 2024

Người có vi phạm quy định về khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng, theo quy định tại Nghị định 120/2013.

Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định thời gian khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự là từ ngày 1-11 đến hết ngày 31-12 hằng năm.

Trong khoảng thời gian này, công dân nam đến tuổi sẽ được gọi khám nghĩa vụ quân sự. Nếu có vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 120/2013 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 37/2022).

Mức phạt khi vi phạm về khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự như sau:

Cụ thể, phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe NVQS của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện mà không có lý do chính đáng.

Khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự sẽ được thực hiện từ ngày 1-11 đến hết ngày 31-12 hằng năm
Khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự sẽ được thực hiện từ ngày 1-11 đến hết ngày 31-12 hằng năm

Phạt 15 – 20 triệu đồng đối các hành vi nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự dưới đây:

– Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

– Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2 triệu đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 12 – 15 triệu đồng.

Trong đó, “lý do chính đáng” được xác định là một trong các trường hợp:

(i) Người có nghĩa vụ khám sức khoẻ bị ốm đau, tai nạn hoặc trên đường đi bị ốm đau, tai nạn phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

(ii) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự, gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ hoặc cha chồng, mẹ chồng; cha nuôi, mẹ nuôi; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm đau, tai nạn nặng đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

(iii) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại điểm b khoản này chết nhưng chưa tổ chức tang lễ hoặc tang lễ chưa kết thúc.

(iii) Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.

(iv) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; hoặc có nhận được lệnh, nhưng trong lệnh không ghi rõ thời gian, địa điểm do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm, hoặc do người khác có hành vi cản trở.

XEM THÊM:>>Phó giám đốc “sang chảnh” cướp ngân hàng ở Nghệ An

Phó giám đốc “sang chảnh” cướp ngân hàng ở Nghệ An

Được xem là người có năng lực, bề ngoài sang trọng nhưng bất ngờ  Phó giám đốc 28 tuổi ở Nghệ An trở thành người cướp ngân hàng.  Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An cho biết vẫn đang tiếp tục điều tra Nguyễn Tuấn Anh (28 tuổi, trú tại phường Trường Thi, TP Vinh, Nghệ An) về hành vi cướp tài sản.

Phó giám đốc giỏi bất ngờ thành kẻ cướp

Sau vụ dí dao vào nữ nhân viên chi nhánh ngân hàng để cướp tiền nhưng chưa thành công, công an bắt được Anh trong vòng 24 giờ gây án. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án cướp tài sản xảy ra tại A chi nhánh Cửa Lò (thị xã Cửa Lò, Nghệ An) để tiếp tục điều tra.

Chiếc áo khoác và con dao Phó giám đốc Anh mua rẻ tiền để thực hiện hành vi.
Chiếc áo khoác và con dao Phó giám đốc Anh mua rẻ tiền để thực hiện hành vi.

Người dân Nghệ An, Hà Tĩnh ngạc nhiên bởi Anh vốn là người hiền lành, từng học giỏi. Lúc thực hiện hành vi, Anh đang là phó giám đốc một chi nhánh doanh nghiệp có tiếng đóng tại huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Bản thân Anh vốn là học sinh trường chuyên, tốt nghiệp một trường ĐH danh tiếng ở Hà Nội. Sau thời gian công tác ở Hà Nội, Anh về quê nhà làm việc và được đánh giá có năng lực.

Đại diện doanh nghiệp nơi Anh làm việc cho biết, sáng 14-11, trước khi Anh thực hiện hành vi liều lĩnh thì Anh có nhận được tiền hàng 800 triệu đồng của đối tác. Số tiền này Anh đã nộp về cho công ty đầy đủ. Thời gian qua, Anh chưa vi phạm gì tại công ty, ngược lại anh được đánh giá là có chí tiến thủ.

Chiếc xe máy Phó giám đốc Anh dùng gây án
Chiếc xe máy Phó giám đốc Anh dùng gây án

TIN HOT>>Mức xử phạt tội đưa nhận hối lộ như thế nào?

Phó giám đốc khai vì sao trở thành kẻ cướp

Tại cơ quan điều tra, Anh thừa nhận hành vi phạm tội của mình, Anh cũng cho rằng bản thân có tham gia đầu tư online trên mạng internet rồi bị thua lỗ vay nợ. Do nợ nần nên Anh đã nảy sinh ý định đi cướp tiền ngân hàng.

Ngày thường, vị phó giám đốc này ăn mặc lịch sự, đi làm bằng xe hơi. Sáng 14-11, Anh xin công ty nghỉ làm buổi chiều rồi mua chiếc áo khoác màu đỏ loại rẻ tiền. Trưa cùng ngày, Anh cất giấu xe hơi rồi đi mượn chiếc xe máy Wave Alpha cũ kỹ của một người bạn để “đi hành động”.

Từ một phó giám đốc đi xe hơi, Anh đã thành người ăn mặc quần áo rẻ tiền đi xe máy (che biển số) xuống thị xã Cửa Lò (Nghệ An). Anh đeo khẩu trang che kín mặt, xông vào Ngân hàng A chi nhánh thị xã Cửa Lò, dùng dao khống chế, uy hiếp nhân viên ngân hàng yêu cầu mở két sắt đựng tiền Tuy nhiên, trong quá trình gây án thì nhân viên ngân hàng đã chống trả quyết liệt nên Anh không lấy được tài sản mà phải bỏ chạy.

Trên đường đi, Anh dừng lại ở đoạn đường vắng người thay áo màu đỏ thành áo màu đen, vứt con dao và tháo băng dán biển số xe máy. Sau đó, Anh quay lại công ty làm việc rồi tối đến vẫn đi uống trà đá với người bạn.

Chân dung đối tượng từ Phó giám đốc trở thành kẻ cướp
Chân dung đối tượng từ Phó giám đốc trở thành kẻ cướp

Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với cơ quan chức năng tìm ra chân tướng Anh. Đồng thời, phân công nhiều tổ công tác truy bắt nghi phạm theo các hướng, tránh trường hợp thấy động sẽ bỏ trốn. Chỉ trong vòng 24 giờ gây án, Anh đã bị bắt gọn khi đang ở công ty. Anh cũng khai nhận, đã khảo sát cả tuần chi nhánh ngân hàng này trước khi gây án.

Công an tỉnh Nghệ An cũng vừa tổ chức Lễ trao thưởng cho các tập thể, công dân có thành tích đặc biệt xuất sắc nhanh chóng truy bắt thành công đối tượng cướp tài sản tại Ngân hàng A chi nhánh thị xã Cửa Lò. Tại buổi lễ, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò đã có Quyết định khen thưởng cho bốn tập thể và hai công dân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống tội phạm.

XEM THÊM >>>Trộm cướp, cướp giật đồ giả có bị xử lý hình sự?

Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng theo Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015

Cho tôi hỏi tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng được quy định thế nào? – Mỹ Dung (TPHCM)

Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015
Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015

1. Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015

Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) như sau:

– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;

+ Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

+ Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010;

+ Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm;

+ Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;

+ Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

+ Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng;

+ Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;

+ Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép;

+ Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 và Luật Các tổ chức tín dụng 2010.

– Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

– Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

– Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

XEM THÊM:>>Qui định xử phạt tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức

2. Hoạt động ngân hàng là gì?

Theo khoản 12 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:

– Nhận tiền gửi;

– Cấp tín dụng;

– Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

– Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

– Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

– Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

(Theo khoản 13, 14 và 15 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010)

XEM THÊM>>Mức xử phạt tội đưa nhận hối lộ như thế nào?

Mức xử phạt tội đưa nhận hối lộ như thế nào?

Nhiều người vì muốn công việc thuận lợi, đạt mục đích, chấp nhận bỏ một số tiền lớn để “bôi trơn”. Điều đáng nói, có người biết đây là hành vi vi phạm pháp luật, cấu thành tội đưa hối lộ có thể bị xử phạt nặng nhưng vẫn bất chấp. Tuy nhiên cũng có người phái vướng vòng lao lý vì thiếu hiểu biết, nghĩ rằng không phạm tội…

Theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 về tội đưa hối lộ, phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Hành vi đưa, nhận hối lộ là gì?

– Theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc trung gian nhận hoặc sẽ bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

– Theo Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, đưa hối lộ là hành vi của một người trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Bên cạnh đó, theo Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, đưa, nhận hối lộ là một trong các hành vi tham nhũng.

Mức xử phạt tội đưa nhận hối lộ như thế nào?
Mức xử phạt tội đưa nhận hối lộ như thế nào?

Xử lý hình sự với hành vi đưa, nhận hối lộ

Đưa hối lộ

Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ với mức phạt cao nhất lên đến 20 năm tù.

 Nhận hối lộ

Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ với mức hình phạt cao nhất là tử hình.

 Xử lý hành chính với hành vi đưa, nhận hối lộ

Điiều 9, Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: Người có hành vi đưa, nhận hối lộ có thể bị xử lý hành chính với các mức như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.

Xử lý kỷ luật với hành vi đưa, nhận hối lộ

Khoản 4 Điều 8, khoản 5 Điều 16, khoản 2 Điều 30, khoản 2 Điều 37 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định: Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng thức thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

Đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.

Trường hợp công chức, viên chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, đưa, nhận hối lộ là một trong các hành vi tham nhũng
Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, đưa, nhận hối lộ là một trong các hành vi tham nhũng

Chủ động khai báo có thể được miễn trách nhiệm hình sự

Khoản 7, khoản 8, Điều 364 về tội đưa hối lộ quy định: “Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Với trường hợp đưa hối lộ chưa đến mức xử lý hình sự hoặc khi đã được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đưa hối lộ vẫn có thể bị xử lý hành chính theo các luật chuyên ngành, các văn bản pháp lý chuyên ngành về xử lý hành chính đã có quy định…”

XEM THÊM: 

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI