Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Phó giám đốc “sang chảnh” cướp ngân hàng ở Nghệ An

Được xem là người có năng lực, bề ngoài sang trọng nhưng bất ngờ  Phó giám đốc 28 tuổi ở Nghệ An trở thành người cướp ngân hàng.  Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An cho biết vẫn đang tiếp tục điều tra Nguyễn Tuấn Anh (28 tuổi, trú tại phường Trường Thi, TP Vinh, Nghệ An) về hành vi cướp tài sản.

Phó giám đốc giỏi bất ngờ thành kẻ cướp

Sau vụ dí dao vào nữ nhân viên chi nhánh ngân hàng để cướp tiền nhưng chưa thành công, công an bắt được Anh trong vòng 24 giờ gây án. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án cướp tài sản xảy ra tại A chi nhánh Cửa Lò (thị xã Cửa Lò, Nghệ An) để tiếp tục điều tra.

Chiếc áo khoác và con dao Phó giám đốc Anh mua rẻ tiền để thực hiện hành vi.
Chiếc áo khoác và con dao Phó giám đốc Anh mua rẻ tiền để thực hiện hành vi.

Người dân Nghệ An, Hà Tĩnh ngạc nhiên bởi Anh vốn là người hiền lành, từng học giỏi. Lúc thực hiện hành vi, Anh đang là phó giám đốc một chi nhánh doanh nghiệp có tiếng đóng tại huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Bản thân Anh vốn là học sinh trường chuyên, tốt nghiệp một trường ĐH danh tiếng ở Hà Nội. Sau thời gian công tác ở Hà Nội, Anh về quê nhà làm việc và được đánh giá có năng lực.

Đại diện doanh nghiệp nơi Anh làm việc cho biết, sáng 14-11, trước khi Anh thực hiện hành vi liều lĩnh thì Anh có nhận được tiền hàng 800 triệu đồng của đối tác. Số tiền này Anh đã nộp về cho công ty đầy đủ. Thời gian qua, Anh chưa vi phạm gì tại công ty, ngược lại anh được đánh giá là có chí tiến thủ.

Chiếc xe máy Phó giám đốc Anh dùng gây án
Chiếc xe máy Phó giám đốc Anh dùng gây án

TIN HOT>>Mức xử phạt tội đưa nhận hối lộ như thế nào?

Phó giám đốc khai vì sao trở thành kẻ cướp

Tại cơ quan điều tra, Anh thừa nhận hành vi phạm tội của mình, Anh cũng cho rằng bản thân có tham gia đầu tư online trên mạng internet rồi bị thua lỗ vay nợ. Do nợ nần nên Anh đã nảy sinh ý định đi cướp tiền ngân hàng.

Ngày thường, vị phó giám đốc này ăn mặc lịch sự, đi làm bằng xe hơi. Sáng 14-11, Anh xin công ty nghỉ làm buổi chiều rồi mua chiếc áo khoác màu đỏ loại rẻ tiền. Trưa cùng ngày, Anh cất giấu xe hơi rồi đi mượn chiếc xe máy Wave Alpha cũ kỹ của một người bạn để “đi hành động”.

Từ một phó giám đốc đi xe hơi, Anh đã thành người ăn mặc quần áo rẻ tiền đi xe máy (che biển số) xuống thị xã Cửa Lò (Nghệ An). Anh đeo khẩu trang che kín mặt, xông vào Ngân hàng A chi nhánh thị xã Cửa Lò, dùng dao khống chế, uy hiếp nhân viên ngân hàng yêu cầu mở két sắt đựng tiền Tuy nhiên, trong quá trình gây án thì nhân viên ngân hàng đã chống trả quyết liệt nên Anh không lấy được tài sản mà phải bỏ chạy.

Trên đường đi, Anh dừng lại ở đoạn đường vắng người thay áo màu đỏ thành áo màu đen, vứt con dao và tháo băng dán biển số xe máy. Sau đó, Anh quay lại công ty làm việc rồi tối đến vẫn đi uống trà đá với người bạn.

Chân dung đối tượng từ Phó giám đốc trở thành kẻ cướp
Chân dung đối tượng từ Phó giám đốc trở thành kẻ cướp

Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với cơ quan chức năng tìm ra chân tướng Anh. Đồng thời, phân công nhiều tổ công tác truy bắt nghi phạm theo các hướng, tránh trường hợp thấy động sẽ bỏ trốn. Chỉ trong vòng 24 giờ gây án, Anh đã bị bắt gọn khi đang ở công ty. Anh cũng khai nhận, đã khảo sát cả tuần chi nhánh ngân hàng này trước khi gây án.

Công an tỉnh Nghệ An cũng vừa tổ chức Lễ trao thưởng cho các tập thể, công dân có thành tích đặc biệt xuất sắc nhanh chóng truy bắt thành công đối tượng cướp tài sản tại Ngân hàng A chi nhánh thị xã Cửa Lò. Tại buổi lễ, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò đã có Quyết định khen thưởng cho bốn tập thể và hai công dân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống tội phạm.

XEM THÊM >>>Trộm cướp, cướp giật đồ giả có bị xử lý hình sự?

Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng theo Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015

Cho tôi hỏi tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng được quy định thế nào? – Mỹ Dung (TPHCM)

Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015
Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015

1. Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015

Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) như sau:

– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;

+ Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

+ Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010;

+ Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm;

+ Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;

+ Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

+ Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng;

+ Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;

+ Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép;

+ Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 và Luật Các tổ chức tín dụng 2010.

– Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

– Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

– Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

XEM THÊM:>>Qui định xử phạt tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức

2. Hoạt động ngân hàng là gì?

Theo khoản 12 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:

– Nhận tiền gửi;

– Cấp tín dụng;

– Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

– Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

– Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

– Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

(Theo khoản 13, 14 và 15 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010)

XEM THÊM>>Mức xử phạt tội đưa nhận hối lộ như thế nào?

Mức xử phạt tội đưa nhận hối lộ như thế nào?

Nhiều người vì muốn công việc thuận lợi, đạt mục đích, chấp nhận bỏ một số tiền lớn để “bôi trơn”. Điều đáng nói, có người biết đây là hành vi vi phạm pháp luật, cấu thành tội đưa hối lộ có thể bị xử phạt nặng nhưng vẫn bất chấp. Tuy nhiên cũng có người phái vướng vòng lao lý vì thiếu hiểu biết, nghĩ rằng không phạm tội…

Theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 về tội đưa hối lộ, phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Hành vi đưa, nhận hối lộ là gì?

– Theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc trung gian nhận hoặc sẽ bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

– Theo Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, đưa hối lộ là hành vi của một người trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Bên cạnh đó, theo Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, đưa, nhận hối lộ là một trong các hành vi tham nhũng.

Mức xử phạt tội đưa nhận hối lộ như thế nào?
Mức xử phạt tội đưa nhận hối lộ như thế nào?

Xử lý hình sự với hành vi đưa, nhận hối lộ

Đưa hối lộ

Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ với mức phạt cao nhất lên đến 20 năm tù.

 Nhận hối lộ

Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ với mức hình phạt cao nhất là tử hình.

 Xử lý hành chính với hành vi đưa, nhận hối lộ

Điiều 9, Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: Người có hành vi đưa, nhận hối lộ có thể bị xử lý hành chính với các mức như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.

Xử lý kỷ luật với hành vi đưa, nhận hối lộ

Khoản 4 Điều 8, khoản 5 Điều 16, khoản 2 Điều 30, khoản 2 Điều 37 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định: Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng thức thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

Đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.

Trường hợp công chức, viên chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, đưa, nhận hối lộ là một trong các hành vi tham nhũng
Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, đưa, nhận hối lộ là một trong các hành vi tham nhũng

Chủ động khai báo có thể được miễn trách nhiệm hình sự

Khoản 7, khoản 8, Điều 364 về tội đưa hối lộ quy định: “Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Với trường hợp đưa hối lộ chưa đến mức xử lý hình sự hoặc khi đã được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đưa hối lộ vẫn có thể bị xử lý hành chính theo các luật chuyên ngành, các văn bản pháp lý chuyên ngành về xử lý hành chính đã có quy định…”

XEM THÊM: 

Bị xử phạt thế nào nếu quảng cáo gian dối?

Hành vi quảng cáo gian dối sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 100 triệu đồng hoặc bị xử lý hình sự về tội gian dối.

Gần đây, một số bạn đọc phản ánh rằng họ ký hợp đồng với một số công ty để ra nước ngoài làm việc hoặc định cư. Tuy nhiên, khác với những quảng cáo về các chương trình, về cuộc sống màu “hồng” nơi xứ người, khi ký hợp đồng xong phía công ty lại không thực hiện như cam kết.

Cũng liên quan đến vấn đề quảng cáo, một số bạn đọc khác lại phản ánh họ ký hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ với một số công ty nhưng những trải nghiệm thực tế lại không đúng so với những gì họ được chào mời.

Vậy để đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình, họ phải làm sao? Hành vi quảng cáo gian dối, không đúng sự thật sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?

Người dân nên cẩn thận, tìm hiểu rõ các thông tin quảng cáo trước khi ký kết các hợp đồng
Người dân nên cẩn thận, tìm hiểu rõ các thông tin quảng cáo trước khi ký kết các hợp đồng

Trả lời những thắc mắc này của bạn đọc, Luật sư Bùi Trần Nhật Vi (Đoàn Luật sư TP.HCM) phân tích: Quảng cáo có khả năng định hướng và tác động đến người tiêu dùng. Do đó Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 đã quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động này:

Đó là quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố… Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng…hay có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”…

Tuy nhiên, để bán được hàng hoá, dịch vụ, đã có không ít cá nhân, tổ chức vẫn cố tình vi phạm quy định pháp luật, quảng cáo gian dối về hàng hoá, dịch vụ cung cấp; tư vấn sai lệch về sản phẩm, dịch vụ, gây hiểu lầm cho khách hàng.

Ở mức độ nhẹ, hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 34 Nghị định 38/2021. Theo đó, tùy hành vi mà sẽ bị xử phạt từ 1 triệu đến 100 triệu đồng kèm với các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo… Đồng thời, biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí…

Ở mức độ nặng hơn, hành vi gian dối sẽ bị xử lý hình sự về tội quảng cáo gian dối theo Điều 197 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Theo đó, người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Để tránh bị “sụp bẫy” lừa đảo qua hình thức này, dẫn đến nhiều phiền phức trong cuộc sống, người dân nên cẩn thận, tìm hiểu rõ các thông tin trước khi ký kết các hợp đồng. Đồng thời, có thể tìm đến các cơ quan nhà nước để xác thực thông tin về hoạt động của các công ty này. Tuyệt đối đừng vội tin vào những lời qquảng cáo sẽ dễ dẫn đến “tiền mất tật mang”.

XEM THÊM:>>Các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

Hàng loạt vụ thông chốt, tông ngã CSGT

Thiếu nữ 16 tuổi điều khiển xe máy chở theo một người khác khi bị Tổ công tác 141 CSGT Hà Nội kiểm tra thì thông chốt, tông một chiến sĩ ngã ra đường. Còn tại Thái Bình, một tài xế xe máy không chấp hành hiệu lệnh, hất văng một CSGT…

Hiện trường vụ thiếu nữ thông chốt, tông ngã chiến sĩ CSGT
Hiện trường vụ thiếu nữ thông chốt, tông ngã chiến sĩ CSGT

Thiếu nữ 16 tuổi điều khiển xe máy chở theo một người khác khi bị Tổ công tác 141 CSGT Hà Nội kiểm tra thì thông chốt, tông một chiến sĩ ngã ra đường. Còn tại Thái Bình, một tài xế xe máy không chấp hành hiệu lệnh, hất văng một CSGT…

Thiếu nữ thông chốt, tông CSGT ngã xuống đường

Đêm 18/11, Tổ công tác Y10/141 (Công an TP Hà Nội) làm nhiệm vụ trên phố Trần Nhân Tông – Lê Duẩn (phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng).

Đến khoảng 22h30 cùng ngày, tổ công tác phát hiện 2 thiếu nữ ngồi trên xe máy nhãn hiệu Honda Vison mang BKS 29Y7-505.xx có dấu hiệu lạng lách, phóng nhanh nên ra hiệu dừng xe để kiểm tra.

Tuy nhiên khi thấy tổ công tác 141, nữ tài xế điều khiển xe máy bất ngờ tăng ga, định vượt qua chốt 141, nhưng đã tông trúng 1 chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ, khiến người này ngã ra đường bị thương.

Ngay sau đó, tổ công tác đã khống chế 2 nữ tài xế đi xe máy đưa về trụ sở Công an phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng), đồng thời phối hợp cùng nhóm hỗ trợ sơ cứu – FAS Angel đưa chiến sĩ CSGT bị thương đi cấp cứu.

Tại cơ quan công an, danh tính nữ tài xế điều khiển xe máy có hành vi tông ngã chiến sĩ CSGT là T.K.M. (16 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội).

Nói với cảnh sát, nữ tài xế này cho biết, do bản thân chưa đủ tuổi điều khiển xe máy, lo sợ bị phạt nên khi thấy chốt 141 đã phóng nhanh qua chốt thì không may sự việc xảy ra. Tài xế M. cũng cho biết, bản thân mình rất ân hận khi gây ra sự việc.

Lãnh đạo Đội CSGT đường bộ số 11 cho biết, cán bộ chiến sĩ bị thương đang công tác tại đơn vị. Sau khi bị nữ tài xế M. tông trúng, chiến sĩ CSGT bị thương đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức.

Hiện phòng CSGT Công an TP Hà Nội, Công an quận Hai Bà Trưng đang tiếp tục làm rõ vụ việc.

Hiện trường vụ thiếu nữ thông chốt, tông ngã chiến sĩ CSGT
Hiện trường vụ thiếu nữ thông chốt, tông ngã chiến sĩ CSGT

Bắt tài xế xe máy không chấp hành hiệu lệnh, hất văng một CSGT

Công an tỉnh Thái Bình cho biết, Công an huyện Đông Hưng vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Huân (SN 1991, trú tại xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) về hành vi “Chống người thi hành công vụ”.

Trước đó, khoảng 19h35 ngày 15/11, sau khi uống rượu bia, vi phạm nồng độ cồn, Nguyễn Văn Huân (SN 1991) lái xe máy biển số 14P2-6174 theo hướng từ TP Thái Bình về thị trấn Đông Hưng (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình).

Khi đến Km 74+800 quốc lộ 10, thuộc địa phận xã Đông Hợp (huyện Đông Hưng), Tổ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông Công an tỉnh Thái Bình ra hiệu lệnh cho Huân dừng phương tiện để kiểm tra.

Tuy nhiên, Huân không chấp hành mà tăng tốc bỏ chạy, điều khiển xe máy tông thẳng vào lực lượng làm nhiệm vụ kiểm soát giao thông.

Cú tông khiến một chiến sỹ CSGT bị hất văng xuống đường, phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Hưng.

Sau đó, Huân điều khiển xe máy bỏ trốn khỏi hiện trường.

Công an huyện Đông Hưng vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Huân về hành vi "Chống người thi hành công vụ".
Công an huyện Đông Hưng vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Huân về hành vi “Chống người thi hành công vụ”.

Hiện, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Hưng đang hoàn tất hồ sơ xử lý Huân theo quy định của pháp luật.

XEM THÊM: 

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI