Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Đề nghị cân nhắc về việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết, có ý kiến đề nghị cân nhắc về việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông, vì như vậy là quá nghiêm khắc.

Sáng 10.11, Quốc hội thảo luận về dự thảo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Luật này do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, trên cơ sở tách một phần từ luật Giao thông đường bộ năm 2008 đang có hiệu lực.

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an

Chưa thực sự phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán nếu cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Điều 8 dự thảo quy định 28 nhóm hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông, trong số này có “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn“.

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn như dự thảo. Lý do, quy định như vậy quá nghiêm khắc và chưa thực sự phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của một bộ phận người dân Việt Nam, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội của nhiều địa phương.

Nhóm ý kiến này đề nghị tham khảo kinh nghiệm quốc tế và quy định nồng độ cồn ở mức độ phù hợp đối với từng loại phương tiện; đồng thời, bảo đảm tính thống nhất với quy định của bộ luật Hình sự.

Ngược lại, một số ý kiến thì nhất trí với quy định cấm tuyệt đối như dự thảo, vì cho rằng nội dung này đã được quy định tại luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và thực tiễn thực hiện đã chứng minh tính hiệu quả.

Cũng liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm, một số ý kiến đề nghị bổ sung nhóm hành vi khác vào luật, gồm: bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông để trốn tránh trách nhiệm; khi có điều kiện mà cố ý không cấp cứu, giúp đỡ người bị tai nạn giao thông.

Có ý kiến đề nghị cân nhắc về việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông, vì như vậy là quá nghiêm khắc
Có ý kiến đề nghị cân nhắc về việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông, vì như vậy là quá nghiêm khắc

Hay như các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn giao thông; lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông…

Xe mô tô, gắn máy cũng phải lắp camera hành trình?

Một nội dung khác nhận được nhiều ý kiến, đó là điều 33 của dự thảo quy định về điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Theo đó, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình; thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe, dữ liệu, hình ảnh bảo đảm an toàn hành trình.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết, một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định nêu trên, vì việc áp dụng đối với mọi loại phương tiện giao thông cơ giới (gồm cả xe mô tô, xe gắn máy) là rộng và khó bảo đảm tính khả thi; chỉ nên tập trung vào một số loại hình phương tiện, đặc biệt là các phương tiện GTVT, kinh doanh có điều kiện.

Hơn nữa, pháp luật hiện hành chỉ mới quy định xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ (gồm cả lái xe) phải lắp camera, đảm bảo ghi lại, lưu trữ toàn bộ hình ảnh trên xe trong quá trình tham gia giao thông.

XEM THÊM:>>Nồng độ cồn trong người bao nhiêu thì bị xử phạt?

Ý kiến khác thì cho rằng việc yêu cầu lắp các thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe vi phạm quyền riêng tư, quyền bảo vệ bí mật đời tư của công dân nên cần cân nhắc. Chưa kể, việc lắp camera, thiết bị giám sát hành trình sẽ liên quan đến tiêu chuẩn, chất lượng các thiết bị phải được cấp phép và việc lắp các thiết bị này sẽ phải can thiệp vào hệ thống điện của xe, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Những cải cách lớn tiền lương từ 1-7-2024

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; đồng thời thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ 1-7-2024.

Sáng 10-11, với 94,33% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Theo đó, Quốc hội thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 với số thu ngân sách nhà nước là 1.700.988 tỉ đồng. Thu chuyển nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương là 19.040 tỉ đồng để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.

Kết quả biểu quyết với 94,33% đại biểu quốc hội tán thành
Kết quả biểu quyết với 94,33% đại biểu quốc hội tán thành

Quốc hội chính thức thông qua việc cải cách tiền lương và được hầu hết đại biểu tán thành

Về thực hiện chính sách tiền lương, từ ngày 1-7-2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương. Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước.

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Theo đó, đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước của Trung ương đang thực hiện các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù, từ 1-1-2024 đến ngày 30-6-2024, mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù.

Việc này phải bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12-2023 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc năm 2024).

Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì chỉ thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

Từ ngày 1-7-2024, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.

XEM THÊM:>>Tống Văn Thanh, cô gái 13 tuổi đỗ đại học, 19 tuổi học tiến sĩ

Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn,…) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.

Hướng dẫn cách làm thủ tục cấp sổ đỏ online mới nhất

Theo Nghị định số 10/2023/NĐ-CP đã sửa đổi bổ sung cho Nghị định 43/2014/NĐ-CP cũ, từ ngày 20/05/2023 người dân có thể xin cấp sổ đỏ online.

Cấp sổ đỏ online là quyết định mới nhất của Nhà nước và chính thức được thực hiện vào ngày 20/05/2023. Theo đó người dân không cần đến trực tiếp cơ quan có trách nhiệm để xin cấp sổ đỏ mà tất cả sẽ được thực hiện thông qua môi trường điện tử.

Thực hiện cấp sổ đỏ online từ ngày 20/05/2023
Thực hiện cấp sổ đỏ online từ ngày 20/05/2023

Thủ tục cấp sổ đỏ online mới nhất bao gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Người dân vào Cổng Dịch vụ công để đăng ký xin cấp sổ đỏ và thực hiện tất cả các yêu cầu theo từng bước hướng dẫn của hệ thống
  • Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và tiến hành các trình tự thủ tục về quy định hành chính
  • Bước 3: Người dân thực hiện đầy đủ các lệ phí theo quy định của pháp luật thông qua thanh toán trực tiếp trên Cổng Dịch vụ công
  • Bước 4: Cơ quan tiếp nhận sẽ giải quyết cấp sổ đỏ sau khi người dân thực hiện xong nghĩa vụ hành chính và nộp đủ các giấy tờ liên quan
  • Bước 5: Cơ quan có trách nhiệm trả kết quả và sổ đỏ sẽ được gửi đến tay người đăng ký thông qua dịch vụ bưu chính

Lưu ý:

  • Người dân phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với tính xác thực của những giấy tờ trong hồ sơ xin cấp sổ đỏ online. Vì thế bạn cần kiểm tra thật kỹ lưỡng và chính xác tất cả những thông tin, số liệu cung cấp trên hệ thống
  • Nếu vì nguyên nhân nào đó mà cơ quan tiếp nhận không giải quyết và trả kết quả theo đúng thời gian quy định của Nhà nước. Thì sẽ có tin nhắn SMS, văn bản hoặc tin nhắn qua Cổng dịch vụ công gửi về người đăng ký. Trong tin nhắn sẽ nêu rõ lý do mà kết quả không được trả về đúng hạn để người dân hiểu rõ
  • Cơ quan tiếp nhận sẽ cần nhiều thời gian xác minh hơn mới giải quyết cấp sổ đỏ cho bạn
  • Hệ thống còn mới nên sẽ khó tránh các thiếu sót và cần một thời gian mới có thể hoàn thiện
  • Việc cấp sổ đỏ bằng hình thức online sxe gây khó khăn cho những người yếu về công nghệ, đặc biệt là những người lớn tuổi
  • Nhà ở, đất đai là tài sản lớn nên nhiều người sẽ không yên tâm khi thực hiện thủ tục online

Lệ phí khi xin cấp sổ đỏ online là bao nhiêu?

Thanh toán lệ phí theo quy định của pháp luật chính là bước quan trọng trong thủ tục cấp sổ đỏ online mới nhất. Bạn có thể nộp trực tiếp hoặc online thông qua chức năng thanh toán trên Cổng dịch vụ công.

Cần nộp lệ phí khi xin cấp sổ đỏ online
Cần nộp lệ phí khi xin cấp sổ đỏ online

Tùy vào điều kiện của từng địa phương mà Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ có quy định cụ thể về mức lệ phí khi xin cấp sổ đỏ. Phí cấp sổ đỏ ở nước ta hiện nay đang dao động từ 80.000đ – 1.200.00đ. Dĩ nhiên các khu vực bất động sản tại khu đô thị sẽ có mức lệ phí cao hơn so với khu vực nông thôn.

Ưu điểm và nhược điểm:

Bất cứ một quy định mới nào được đưa vẫn sẽ có ưu điểm và nhược điểm. Khi thực hiện cấp sổ đỏ online sẽ mang đến các ưu điểm là:

  • Người dân không cần đi lại vẫn có thể thực hiện thủ tục tại nhà
  • Không cần xếp hàng đông đúc mà vẫn có thể đăng ký nhanh chóng chỉ cần bạn sử dụng các thiết bị điện tử (điện thoại, laptop) có kết nối mạng internet
  • Giảm bớt việc tập trung đông người ở nơi công cộng đảm bảo sức khỏe hơn cho người dân trong giai đoạn này
  • Hồ sơ do người dân cung cấp sẽ được lưu trữ tốt hơn trên hệ thống điện tử
  • Thủ tục được thực hiện đơn giản, không rườm rà nhiều bước và cũng không mất nhiều thời gian đi lại. Mặt khác sổ đỏ sẽ được gửi đến tận nhà, rất tiện lợi cho người dân.

    Hình thức cấp sổ đỏ này tiết kiệm được thời gian cho công dân
    Hình thức cấp sổ đỏ này tiết kiệm được thời gian cho công dân

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập:

Song, với thời đại công nghệ hóa hiện nay thì việc cấp sổ đỏ online vẫn được nhiều người dân háo hức đón nhận. Bởi hình thức này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức đi lại và đặc biệt phù hợp với những người thường xuyên bận rộn. Khi hệ thống đăng ký đi vào ổn định và cán bộ thực hiện đã quen với cách làm việc mới thì quá trình xin cấp sổ đỏ sẽ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Trên đây, chính là những thông tin về thủ tục cấp sổ đỏ online mới nhất để bạn đọc tham khảo. Hy vọng từ những chia sẻ của bài viết, bạn đọc sẽ hiểu thêm về phương thức cấp sổ đỏ mới này và có thể áp dụng hiệu quả trong thời gian tới.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo,  chúng tôi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn cụ thể.

XEM THÊM:>>7 trường hợp con không được hưởng thừa kế nhà đất từ cha mẹ kể từ năm 2023

Nóng: CSGT lập chốt xử phạt vi phạm nồng độ cồn tại cửa ngõ TPHCM

Phòng CSGT Công an TPHCM cho biết: Trạm CSGT Tân Túc bắt đầu kiểm tra, xử phạt vi phạm nồng độ cồn, chất kích thích với các phương tiện xe khách tại cửa ngõ quốc lộ 1 hướng từ các tỉnh miền Tây vào TPHCM.

CSGT TPHCM sẽ kiểm tra và xử phạt bất cứ khung giờ nào, trên khắp các tuyến đường

Nhiều tài xế xe khách bất ngờ khi bị lực lượng CSGT mời vào để kiểm tra nồng độ cồn vào ban ngày. Một tài xế lái xe chở khách lên TPHCM được CSGT mời vào để kiểm tra và đồng tình với việc kiểm tra của lực lượng chức năng.

“Bình thường tôi chỉ thấy kiểm tra độ cồn từ tối, khuya, hôm nay ban ngày vẫn bị kiểm tra độ cồn. Tuy nhiên, tôi đồng ý với cách làm này vì sẽ ngăn chặn, và răn đe được các tài xế lái xe nhưng vẫn sử dụng rượu bia, chất kích thích”, tài xế này chia sẻ.

Nhiều hành khách trên các chuyến xe được CSGT kiểm tra đều tỏ ra hài lòng, đồng tình với việc kiểm tra, xử lý của lực lượng CSGT.

Trạm CSGT Tân Túc kiểm tra nồng độ cồn, chất kích thích với các tài xế.
Trạm CSGT Tân Túc kiểm tra nồng độ cồn, chất kích thích với các tài xế.
Tôi rất đồng tình với việc kiểm tra mọi lúc, mọi nơi của CSGT để đảm bảo trật tự ATGT và trên hết là tính mạng của hàng chục người để ngăn chặn các tàu xế vi phạm. Khi việc kiểm tra xử lý như thế này diễn ra thường xuyên, nghiêm khắc… thì chắc chắn những sự cố tai nạn liên quan đến tài xế sử dụng rượu bia, chất kích thích sẽ không còn xảy ra”, anh H. – một hành khách chia sẻ.

Trong buổi kiểm tra, trạm CSGT Tân Túc đã mời hàng chục lượt phương tiện và không phát hiện tài xế vi phạm độ cồn, tuy nhiên, CSGT đã lập biên bản xử lý một số trường hợp vi phạm dừng, đỗ đón khách không đúng quy định.

Thời gian tới, lực lượng CSGT toàn thành phố sẽ thường xuyên kiểm tra, xử lý bất cứ khung giờ nào, trên khắp các tuyến đường địa bàn”, một cán bộ CSGT nói.

Công an TP.Thủ Đức và Phòng CSGT phạt gần 100 người vi phạm nồng độ cồn

Trong một diễn biến khác, nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông và không để xảy ra tai nạn giao thông có liên quan đến người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong cơ thể, Phòng CSGT phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của CATP.Thủ Đức, trong đó chủ chốt là Đội CSGT-TT tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, kiểm tra nồng độ cồn, ma túy đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Theo đó, Đội CSGT – Trật tự, CATP.Thủ Đức đã cùng Đội CSGT Bình Triệu, Hàng Xanh, Rạch Chiếc, Cát Lái tổ chức chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn, ma túy trên các tuyến đường của TP.Thủ Đức nhằm đảm bảo việc kiểm soát hiệu quả các trường hợp người điều khiển phương tiện mà có nồng độ cồn, chất kích thích tham gia giao thông trên đường.

Các tổ công tác phối hợp sẽ thực hiện tuần tra trên nhiều tuyến đường, không phân biệt tuyến đường đảm trách, không để xảy ra tình trạng người điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu bia tìm cách đối phó với lực lượng chức năng bằng cách di chuyển giữa các tuyến đường trục chính và tuyến đường nhánh tiếp giáp địa bàn đảm trách của các đơn vị.

Chỉ tính riêng trong 2 ngày 04 và 05/11, các tổ chuyên đề kết hợp đã tiến hành kiểm soát hơn 618 trường hợp người điều khiển phương tiện lưu thông trên đường.Trong đó, lực lượng phối hợp phát hiện 76 trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và 01 trường hợp người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn.

CSGT kiểm tra vi phạm nồng độ cồn
CSGT kiểm tra vi phạm nồng độ cồn

Các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn khi bị CSGT lập biên bản vi phạm đã tìm đủ lý do mong lực lượng chức năng thông cảm. Có trường hợp còn đề nghị được… “chung chi” để thoát tội. Tuy nhiên, lực lượng chức năng đã kiên quyết lập biên bản cũng như tuyên truyền, giải thích tác hại của việc điều khiển xe khi trong người đã có nồng độ cồn để nâng cao ý thức.

Đại diện của 2 đơn vị cho biết, việc phối hợp giữa các Đội CSGT thuộc Phòng CSGT và các đơn vị thuộc Công an TP.Thủ Đức sẽ được duy trì thực hiện từ nay đến hết năm 2023.

ĐÁNG QUAN TÂM: 

CSGT làm nhiệm vụ, người dân có được quay phim, chụp hình không?

Có nhiều trường hợp người dân quay phim, chụp ảnh CSGT khi đang làm nhiệm vụ. Vậy hành động này có được phép hay không?

CSGT được chỉ định để điều khiển hoặc phục vụ trong một đơn vị kiểm soát giao thông hoặc đường bộ và chịu trách nhiệm thực thi các quy tắc và hướng dẫn của giao thông đường bộ. Nhiệm vụ chính của CSGT là điều phối và quản lý hoạt động tham gia giao thông của người dân, bảo đảm an toàn và trật tự cho các hoạt động giao thông.

Để đảm bảo sự tuân thủ và đúng nghĩa của việc thực thi quy tắc giao thông, CSGT có quyền hướng dẫn người dân khi tham gia giao thông. Trong nhiều trường hợp, họ cũng có thể yêu cầu người tham gia giao thông dừng lại hoặc tuân thủ các hướng dẫn cụ thể để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người trên đường.

Pháp luật cũng cho phép công dân sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình để giám sát hoạt động của CSGT
Pháp luật cũng cho phép công dân sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình để giám sát hoạt động của CSGT

Tuy nhiên, khi người dân vi phạm luật lệ giao thông, CSGT có thẩm quyền lập biên bản xử phạt hành chính. Mặc dù nhiều người thừa nhận rằng việc tuân thủ luật lệ giao thông là cần thiết, nhưng không phải lúc nào cũng có sự đồng ý về kết quả xử phạt. Trong những trường hợp này, người dân thường quay video để bảo vệ quyền của mình.

Vậy pháp luật quy định như thế nào về hành vi quay phim, chụp ảnh CSGT?

Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 21 Luật Hiến pháp 2013 quy định như sau: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình…Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn“.

Điều này có nghĩa là, không ai được phép xâm phạm đời sống riêng tư của người khác mà không có sự đồng ý của họ. Việc xâm phạm đời sống riêng tư có thể bao gồm lấy trộm thông tin cá nhân, theo dõi hoặc ghi âm cuộc trò chuyện, và phát tán thông tin cá nhân một cách trái phép. Mọi người cũng có quyền bảo vệ bí mật gia đình và quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Việc tiết lộ thông tin gia đình hoặc danh dự cá nhân một cách trái phép có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi và danh tiếng của người đó.

Tuy nhiên, đôi khi việc bảo vệ quyền riêng tư và bí mật cá nhân của mình có thể xung đột với quyền lợi của cộng đồng. Trong một số trường hợp, chính phủ và các cơ quan thực thi pháp luật có thể yêu cầu truy cập vào thông tin cá nhân của một người dân để điều tra hoạt động phạm pháp hoặc đảm bảo an ninh quốc gia.

Việc truy cập vào thông tin cá nhân phải được thực hiện trong phạm vi luật pháp và với sự đồng ý của một tòa án hoặc cơ quan kiểm soát độc lập. Việc này giúp đảm bảo rằng quyền bảo vệ quyền riêng tư và bí mật cá nhân của công dân vẫn được đảm bảo đầy đủ, đồng thời cũng đảm bảo cho sự công khai và minh bạch của quá trình pháp lý.

Thứ hai, theo khoản 3 Điều 4 Luật công an nhân dân năm 2018  quy định: “Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…

Công an nhân dân là một trong những lực lượng quan trọng trong hệ thống an ninh quốc gia của một đất nước. Với nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn, bảo vệ an ninh quốc gia, Công an nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của đất nước. Việc này đảm bảo rằng họ hoạt động trong giới hạn quyền lực và trách nhiệm được giao, đồng thời đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân. Công an nhân dân có trách nhiệm phục vụ nhân dân và bảo vệ lợi ích của nhân dân.

Tuy nhiên, việc này không có nghĩa là hoạt động của họ được giấu kín hoặc được thực hiện trong bí mật. Thực tế, hoạt động của Công an nhân dân là công khai và đối tượng của hoạt động này là cộng đồng. Điều này đảm bảo rằng người dân có quyền giám sát và kiểm soát hoạt động của Công an nhân dân và công an nhân dân phải thực hiện đúng quy định, không vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Thứ ba, Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định các hình thức giám sát mà nhân dân có thể sử dụng để giám sát hoạt động của các chiến sĩ CSGT như sau:

  1. Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
  2. Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
  3. Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.
  4. Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
  5. Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
  6. a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;
  7. b) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);
  8. c) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, pháp luật cũng cho phép công dân sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình để giám sát hoạt động của CSGT. Do đó, công dân có quyền quay phim, chụp ảnh CSGT khi đang thực hiện nhiệm vụ. Nếu như không có biển cấm quay phim, chụp ảnh tại nơi công cộng, tại trụ sở công an hay các cơ quan, đơn vị khác, người dân có thể quay phim, chụp ảnh để theo dõi, giám sát, ghi nhận các hoạt động của cơ quan, cá nhân đại diện cho Nhà nước.

XỬ PHẠT:>>Cách giải trình với CSGT để không bị phạt nếu quên mang giấy phép lái xe!

Các hình ảnh, âm thanh này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động của lực lượng chức năng như CSGT, đảm bảo sự công khai, minh bạch, giảm thiểu hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, cá nhân đại diện cho Nhà nước.

Đây là một loại hình thức giám sát và có thể giúp công chúng có cái nhìn rõ ràng hơn về công tác an ninh trật tự của Nhà nước. Điều này đúng với nguyên tắc chung là công dân được làm tất cả những gì luật không cấm.

Tuy nhiên, việc quay phim, chụp ảnh CSGT không được áp dụng với những trường hợp đặc biệt, bảo mật quốc gia hoặc vi phạm quyền riêng tư, bí mật cá nhân. Việc này cần phải được xử lý theo quy định của pháp luật, tránh việc xâm phạm đến quyền và lợi ích của những cá nhân, tổ chức liên quan.

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI