Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Tình huống xử phạt học sinh đánh nhau phải ngồi tù

Những ngày qua, liên tiếp các vụ bạo lực học đường xảy ra với tính chất ngày càng nghiêm trọng, khiến học sinh bất an, thầy cô và gia đình các em lo lắng. Chỉ trong vòng 1 tuần qua, ít nhất xảy ra 3 vụ học sinh đánh nhau tại TPHCM, Hà Nội, Nghệ An.

Thực trạng học sinh tại nhiều tỉnh thành trên cả nước liên tiếp xảy ra đánh nhau, tung clip lên mạng khiến dư luận quan tâm, bất bình. Câu hỏi nhiều người đặt ra là những học sinh đánh bạn ngoài kỷ luật của nhà trường thì có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình?

Học sinh đánh nhau tại Hà Nội
Học sinh đánh nhau tại Hà Nội

Học sinh mâu thuẫn nhỏ cũng đánh nhau

Tối 12/11, video một nữ sinh bị đánh hội đồng được lan truyền rầm rộ trên các diễn đàn mạng xã hội. Trong video, nạn nhân ngã trên nền gạch, liên tiếp bị nhóm nữ sinh đánh, đá vào đầu… nên chỉ ôm mặt khóc. Sự việc sau đó được xác định xảy ra tại Trường THCS Tân Minh, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Theo điều tra ban đầu: vụ việc xảy ra lúc 16 giờ 45 ngày 10/11/2023, 4 học sinh, gồm Tố U. (học sinh đã nghỉ học); Bảo A., Hương L. và Mai U., đều là học sinh Trường THCS Tân Minh đã đến gặp để gây sự với em Thu N, học sinh lớp 6D, sau đó quay clip rồi đăng tải hình ảnh lên mạng xã hội. Đáng lưu ý, trong nhóm nữ sinh này có Mai U. vừa đến trường sau thời gian bị đình chỉ học do có xô xát với bạn học.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, nhà trường đã cùng công an địa phương vào cuộc lập biên bản sự việc và kịp thời đưa em N. đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe.

Cùng việc thăm nom, động viên em N., Cơ quan công an huyện Thường Tín và Công an xã Tân Minh đang tích cực củng cố hồ sơ để xử lý vụ việc theo quy định.

Chiều 13/11, một lãnh đạo Trường THCS Khánh Sơn (xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) xác nhận: hôm 10/11, ở ngay trong trường nhưng ngoài giờ làm việc, một nữ sinh lớp 7 của trường đã bị bạn đánh và lột áo ngay trong trường.

Thời điểm hai em đánh nhau, xung quanh có nhiều học sinh khác chứng kiến nhưng không em nào có động thái can ngăn.

Nguyên nhân dẫn đến sự việc là vì B.T.N (lớp 7D) cho rằng bị nạn nhân là Q (lớp 7B) “nhìn đểu”.

Trước đó cũng xảy ra các vụ nam nữ sinh tại Đắk Lắk và TP Hồ Chí Minh xô xát đánh nhau cũng vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống, nói xấu nhau trên mạng xã hội hay xuất phát từ sự kích động của bạn bè.

Một vụ học sinh đánh nhau khác
Một vụ học sinh đánh nhau khác

Khi nào học sinh đánh nhau bị xử lý hình sự?

Đa số các vụ học sinh đánh người ở mức độ nhẹ thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của nhà trường. Nhưng nếu hành vi đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì tùy tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn có thể bị xử lý hình sự.

Cụ thể, theo quy định của pháp luật, đối với những hành vi đánh nhau, lôi kéo đánh nhau, tụ tập, gây rối trật tự công cộng có thể bị xử phạt theo Điều 7, Nghị định 144/2021/NĐ-CP hoặc nếu đủ dấu hiệu tội phạm thì có thể bị xử lý theo điều Điều 134, Bộ Luật Hình sự 2015 – Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”.

Xử phạt hành chính Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

Xử lý hình sự Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Như vậy: Học sinh từ đủ 16 tuổi trở lên thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu như hành vi của các em đã có dấu hiệu tội phạm.

Học sinh từ đủ 14 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự với những hành vi có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Còn học sinh dưới 14 tuổi, nếu hành vi có tính chất đặc biệt nghiêm trọng thì đã có các trung tâm trường giáo dưỡng để phục vụ công tác giáo dục các em một mức độ cao hơn mức độ nhà trường để các em có nhận thức đúng đắn để không tái diễn hành vi vi phạm

Như quí vị thấy, tình trạng bạo lực học đường nhất là tụ tập đánh nhau, đánh người diễn ra ngày càng nhiều đến mức báo động, rất cần được ngăn chặn trước khi để lại nhiều hậu quả xấu.

Để làm được điều đó, rất cần sự vào cuộc của gia đình, nhà trường và cả xã hội nhất là rất cần có những buổi tuyên truyền để học sinh hiểu rằng, hành vi của mình là hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, thậm chí có thể ngồi tù nếu gây thương tích cho người khác.

XEM THÊM: 

Bị xử lý thế nào khi đăng hình người khác lên mạng làm giả lệnh truy nã?

Bạn tôi vay tiền nhưng trả muộn so với thời hạn giao hẹn, chủ nợ thấy vậy đã đăng hình bạn tôi lên mạng làm giả lệnh truy nã. Theo quy định thì chủ nợ sẽ bị xử lý thế nào?

Bạn đọc Phạm Hoàng Quỳnh Ny.

Việc chủ nợ làm giả lệnh truy nã, đăng tải hình ảnh cá nhân của người vay tiền lên mạng xã hội nhằm mục đích bôi nhọ, hành vi này đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân.
Việc chủ nợ làm giả lệnh truy nã, đăng tải hình ảnh cá nhân của người vay tiền lên mạng xã hội nhằm mục đích bôi nhọ, hành vi này đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân.

– Trả lời:

Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình và việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật”.

Hành vi đăng hình người khác lên mạng làm giả lệnh truy nã là vi phạm pháp luật

Mặc dù pháp luật ghi nhận và bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân như trên, nhưng cũng tại khoản 2, điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, có hai trường hợp được sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó hoặc người đại diện theo pháp luật, gồm:

– Sử dụng hình ảnh vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.

– Sử dụng hình ảnh từ các hoạt động công cộng: hội nghị, hội thảo, thi đấu thể dục thể thao, biểu diễn nghệ thuật… mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Việc chủ nợ làm giả lệnh truy nã, đăng tải hình ảnh cá nhân của người vay tiền lên mạng xã hội nhằm mục đích bôi nhọ, gây ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín, danh dự cá nhân của người vay, từ đó tạo sức ép để người vay tiền phải trả nợ.

Pháp luật nghiêm cấm tội làm nhục người khác
Pháp luật nghiêm cấm tội làm nhục người khác

Hành vi này đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân. Căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi này gây ra, người vi phạm có thể bị xử lý như sau:

  1. Trường hợp hành vi này gây hậu quả không nghiêm trọng, người vi phạm bị xử phạt hành chính theo điểm g khoản 3 điều 102 nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3-2-2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện:

“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”.

  1. Trường hợp hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 155 hoặc điều 156, Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định cụ thể như sau:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

  1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:

a) Phạm tội 2 lần trở lên.

b) Đối với 2 người trở lên.

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

d) Đối với người đang thi hành công vụ.

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm:

a) Có tổ chức.

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

c) Đối với 2 người trở lên.

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình.

đ) Đối với người đang thi hành công vụ.

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm:

a) Vì động cơ đê hèn.

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Như vậy, trong trường hợp này, bạn của bạn có thể làm đơn trình báo đến lực lượng chức năng để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

XEM THÊM:>>Khi nào thì người bị kết án tử hình được hoãn thi hành án?

Thắc mắc: Khi nào được hoãn thi hành án tử hình ?

VKSND Tối cao cho biết việc viết đơn xin ân giảm hình phạt tử hình khi tiến hành thi hành án không phải điều kiện để hoãn thi hành án.

Vừa qua, VKSND Tối cao đã ban hành công văn 2160/VKSTC-V14 giải đáp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015, về thi hành tạm giữ và thi hành án hình sự.

VKSND Tối cao đã ban hành công văn 2160/VKSTC-V14 giải đáp vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, về thi hành tạm giữ và thi hành án hình sự.
VKSND Tối cao đã ban hành công văn 2160/VKSTC-V14 giải đáp vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, về thi hành tạm giữ và thi hành án hình sự.

VKSND Tối cao cho biết, qua thực tiễn công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ án hình sự và kiểm sát thi hành án hình sự, VKSND Tối cao nhận được ý kiến phản ánh đề nghị hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng một số quy định của Bộ luật nêu trên.

Do vậy, VKSND Tối cao đã hướng dẫn 12 vướng mắc liên quan đến quy định tại BLHS, 4 vướng mắc liên quan đến quy định tại BLTTHS và 5 vướng mắc liên quan đến quy định về thi hành tạm giữ, thi hành án hình sự.

Trong đó, liên quan đến thi hành án tử hình, thực tiễn đặt ra tình huống: Trường hợp người bị kết án  không làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình mà chỉ có đơn kêu oan (Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm) thì có được coi là đủ điều kiện để thi hành án tử hình không hoặc đến khi tiến hành thi hành án bị án mới viết đơn ân giảm lên Chủ tịch nước thì có được hoãn thi hành án không?

Về vấn đề này, theo VKSND Tối cao, khoản 1 Điều 367 BLTTHS năm 2015 quy định đơn xin ân giảm hình phạt tử hình là đơn người bị kết án xin được giảm án, không phải chấp hành án tử hình và được gửi lên Chủ tịch nước trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật; còn đơn kêu oan là đơn người bị kết án cho rằng mình bị oan, không có tội. Đây là hai loại đơn khác nhau.

Việc viết đơn xin ân giảm hình phạt tử hình khi tiến hành thi hành án không phải điều kiện để hoàn thi hành án tử hình.
Việc viết đơn xin ân giảm hình phạt tử hình khi tiến hành thi hành án không phải điều kiện để hoàn thi hành án tử hình.

Hiện nay pháp luật chỉ quy định việc bản án tử hình được thi hành khi có đủ hai điều kiện:

(i) Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và (ii) người bị kết án không có đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước, nên cần phải xác định: Nếu người bị kết án chỉ có đơn kêu oan, không có đơn xin ân giảm thì Viện trưởng VKSND tối cao và Chánh án TAND Tối cao phải xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Trường hợp Viện trưởng VKSND tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao không kháng nghị, người bị kết án không có đơn xin ân giảm trong thời hạn quy định tại điểm d khoản 1 Điều 367 BLTTHS năm 2015 (Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật) thì đủ điều kiện thi hành án tử hình theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 367 BLTTHS năm 2015.

Về việc hoãn thi hành án tử hình, VKSND Tối cao cho biết, theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

(i) Người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 BLHS gồm: Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người đủ 75 tuổi trở lên; người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

(ii) Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

(iii) Ngay trước khi thi hành án, người bị kết án khai báo những tình tiết mới về tội phạm.

Trong đó, Khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch số 02/2020/TTLT-BCA-BQP-BYT-BNG-TANDTC-VKSNDTC quy định về việc việc phối hợp tổ chức thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc có quy định về “có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan” trong trường hợp hoãn thi hành án tử hình nêu trên được hiểu là: trường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn hoặc có trở ngại khách quan khác không thể tổ chức thực hiện được việc thi hành án tử hình hoặc các trường hợp như: trên đường áp giải, người bị thi hành án tử hình bị tai nạn phải đưa đến bệnh viện; trường hợp trang thiết bị, dụng cụ thi hành án tử hình bị hư hỏng; không xác định được tĩnh mạch; thuốc thi hành án tử hình không đúng chủng loại, chất lượng, số lượng hoặc các điều kiện khác bảo đảm cho việc thi hành án tử hình không đáp ứng được.

XEM THÊM:>>Bắt giữ tài xế vi phạm nồng độ cồn khiến nhiều người thương vong ở Thủ Đức

Theo đó, việc viết đơn xin ân giảm hình phạt tử hình khi tiến hành thi hành án không phải điều kiện để hoàn thi hành án tử hình.

Tuy nhiên, VKSND Tối cao cũng cho rằng cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xem xét, bảo đảm tính thận trọng trong việc thi hành án tử hình.

Dùng giấy tờ giả lừa đảo cụ bà U80 gần 90 tỷ đồng

Những ngày qua hàng loạt vụ lừa đảo liên quan đến giấy tờ đất diễn ra tại nhiều nơi với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên vụ việc gây “sốc nhất có lẽ là vụ “nữ quái” dùng giấy tờ giả lừa cụ bà gần 90 tỷ đồng. Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu thủ đoạn của chúng để rút ra bài học cảnh giác…

Cụ bà U80 bị lừa đảo gần 90 tỷ đồng quá dễ

Ngày 13/11, Công an TP.HCM khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Võ Thị Hà (45 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) về hành vi sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo điều tra, tháng 7/2018, Hà quen bà H (73 tuổi, ngụ quận 3), sống ở TP Thủ Đức. Hà giới thiệu có khả năng “chạy” giấy tờ cho khu đất lớn của bà H để xin cấp giấy chứng nhận chủ quyền, chuyển mục đích sử dụng thành đất ở tại đô thị.

Đối tượng lừa đảo Võ Thị Hà
Đối tượng lừa đảo Võ Thị Hà

Sau khi bà H tin tưởng, Hà đã nhiều lần yêu cầu bà H đưa tiền để làm chi phí xử lý sự việc. Hà đã làm nhiều giấy tờ giả như: Thông báo nộp thuế, giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước, biên bản giải quyết thi hành án… để nhận tổng cộng 88 tỷ đồng của nạn nhân.

Trong vòng 5 năm, mặc dù công việc không tiến triển nhưng Hà tìm cách né tránh, không trả tiền cho bà H. Công an TP.HCM xác định Hà đã đưa ra các thông tin gian dối, giấy tờ giả để lừa gạt nạn nhân nhằm chiếm đoạt tiền.

Khám xét nơi ở của Hà, cơ quan điều tra thu giữ nhiều tài liệu, giấy tờ giả liên quan vụ án.

TIN LIÊN QUAN>>Qui định xử phạt tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức

Vợ chồng giám đốc lừa đảo bán đất chiếm đoạt 320 tỉ đồng

Trong một diễn biến khác, tại Đồng Nai, hai vợ chồng giám đốc công ty đã bán đất trên giấy và lừa thế chấp sổ đỏ chiếm đoạt hơn 320 tỉ đồng của hơn 400 người.

Theo kế hoạch, ngày 20-11, TAND tỉnh Đồng Nai sẽ đưa các bị cáo hầu tòa

gồm: Nguyễn Văn Tình (61 tuổi, ngụ TP.HCM, cựu giám đốc Công ty CP Sài Gòn cây cảnh) và vợ là Nguyễn Thị Chí Sương (56 tuổi, cựu phó giám đốc công ty) cũng các đồng phạm bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 400 người với số tiền hơn 320 tỷ đồng.

Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm năm 2019
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm năm 2019

Cáo trạng của VKSND Tối cao cáo buộc năm 2004, vợ chồng Tình và Sương thành lập Công ty TNHH XD-TM-DV Sài Gòn cây cảnh (trụ sở quận 2, TP.HCM) với ngành nghề kinh doanh mua bán nhà, cây cảnh… Công ty có vốn điều lệ 4 tỷ đồng, do bà Sương làm giám đốc, ông Tình là thành viên.

Vào năm 2007, vợ chồng Tình được giới thiệu làm làm dự án Khu dân cư Tam Phước (thời điểm này thuộc xã Tam Phước, huyện Long Thành, nay là phường Tam Phước, TP Biên Hòa) với tổng diện tích 157ha.

Dự án này, UBND tỉnh Đồng Nai chưa có quyết định giao đất và cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng. Công ty cũng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đền bù, giải tỏa dự án, chưa có đủ điều kiện pháp lý theo quy định và không được phép huy động vốn.

Tuy nhiên, từ năm 2006-2010, Tình, Sương và đồng phạm đã ký hợp đồng vay tiền, đặt cọc, ký hợp đồng mua đất nền dự án với dạng hợp đồng góp vốn gần 870 hợp đồng, bán gần 950 nền đất cho hơn 400 người, tổng số tiền hơn 320 tỷ đồng.

Mặc dù biết rõ dự án Khu dân cư Tam Phước chưa được phép huy động vốn ứng trước, chưa được rao bán nền đất dự án khi chưa đủ điều kiện, nhưng từ tháng 12-2006 đến năm 2010, các bị cáo vẫn lợi dụng một số hồ sơ, thủ tục pháp lý đã có của dự án và pháp nhân Công ty Sài Gòn cây cảnh để ký gần 870 hợp đồng, bán gần 950 nền đất cho hơn 400 người để chiếm đoạt hơn 293 tỷ đồng.

Năm 2007 – 2009, vợ chồng Tình, Sương đã tám lần thế chấp quyền sử dụng năm thửa đất ở xã Tam Phước cho ngân hàng để vay tiền nhưng vẫn sử dụng giấy tờ photo, lừa thế chấp cho vợ chồng ông Lê Đình Tài và bà Trần Thị Hải Yến (ở TP Biên Hòa) vay khoảng 36 tỷ đồng rồi chiếm đoạt.

Hai vợ chồng lừa đảo từng bị tuyên án hơn nửa thế kỷ cơm tù

Liên quan đến vụ án lừa thế chấp giấy tờ đất photo, năm 2014, Tình bị TAND tỉnh tuyên phạt 18 năm tù, Sương bị tuyên phạt 14 năm tù cùng về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Còn vụ án bán đất trên giấy của dự án tại xã Tam Phước, năm 2019 TAND tỉnh Đồng Nai tuyên phạt bị cáo Tình 18 năm tù, tổng hợp hình phạt chung của hai bản án là 30 năm tù (theo quy định, đối với các bản án tù có thời hạn, tổng hợp hình phạt tù không được vượt quá 30 năm), bị cáo Sương bị tuyên phạt 14 năm tù, tổng hợp hình phạt chung hai bản án là 28 năm tù.

Tuy nhiên, cả hai bản án năm 2014 và 2019 của TAND tỉnh Đồng Nai đều bị TAND cấp phúc thẩm tuyên hủy.

VKSND Tối cao đã gộp hai bản án cũ lại thành một vụ án và truy tố hai vợ chồng Tình, Sương về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

ĐÁNG XEM: 

Bắt giữ tài xế vi phạm nồng độ cồn khiến nhiều người thương vong ở Thủ Đức

Công an TP.Thủ Đức, TP.HCM vừa bắt giữ  tài xế Phạm Cao Trí (39 tuổi, ngụ Q.8) để điều tra về hành vi vi phạm luật giao thông dẫn đến tai nạn chết người trong đêm 12.11. Được biết tài xế Trí vi phạm nồng độ cồn khiến nhiều người thương vong trong đó có nạn nhân trẻ tuổi chỉ mới 18 tuổi…

Tài xế vi phạm nồng độ cồn gây hoạ cho nhiều người

Ngay khi xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm một cô gái trẻ tử vong, các đơn vị nghiệp vụ Công an TP.Thủ Đức đã đưa Trí đi xét nghiệm máu. Kết quả, nam tài xế vi phạm nồng độ cồn.

Bước đầu công an xác định ông Trí đã dùng rượu bia tại một chung cư trên đường Nguyễn Xiển (TP.Thủ Đức), khi ra về, lái xe được khoảng 1 km thì xảy ra tai nạn.

Hiện trường vụ tài xế ô tô say xỉn gây tai nạn làm một cô gái trẻ tử vong
Hiện trường vụ tài xế ô tô say xỉn gây tai nạn làm một cô gái trẻ tử vong

Nạn nhân trong vụ việc là chị Trần Thị Yến Nh. (18 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức), nhiều người khác bị thương nặng.

Trước đó,  khoảng 16 giờ ngày 12.11, Trí điều khiển xe ô tô chạy trên đường Nguyễn Văn Tăng, hướng đi ngã tư Thủ Đức. Khi qua địa bàn P.Long Thạnh Mỹ (TP.Thủ Đức), xe ô tô này tông vào 2 xe ô tô chạy theo chiều ngược lại và tiếp tục tông ngã 3 xe máy.

Chiếc ô tô tiếp tục lao lên vỉa hè, tông sập tường rào một nhà dân ven đường rồi mới dừng lại. Nam tài xế sau đó mở cửa xe bỏ chạy nhưng bị người dân vây bắt, giao công an.

Vụ tai nạn làm ít nhất 3 người bị thương nặng, được người dân hỗ trợ đưa đi cấp cứu. Đến 19 giờ, chị Nh. tử vong. Tại hiện trường, các phương tiện hư hỏng nặng, nằm la liệt trên đường và vỉa hè. Hàng rào nhà dân bị tông sập, chiếc ô tô lọt bên dưới.

Công an TP.Thủ Đức tăng cường kiểm tra xử phạt vi phạm nồng độ cồn

Từ đầu năm 2023 đến nay, trên các tuyến đường do Công an TP.Thủ Đức quản lý, xảy ra 132 vụ tai nạn giao thông, làm chết 61 người, bị thương 86 người, trong đó có 43 vụ tai nạn giao thông liên quan đến nồng độ cồn.

Đội CSGT trật tự Công an TP.Thủ Đức đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, lập 6.551 biên bản vi phạm hành chính về chuyên đề nồng độ cồn, thực hiện quyết định 3.261 trường hợp, nộp kho bạc nhà nước hơn 18 tỉ đồng.

Việc người điều khiển phương tiện uống rượu, bia khi tham gia giao thông là nguyên nhân trực tiếp gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông để lại hậu quả nặng nề. Cụ thể, ngày 22.9, tại đường Nguyễn Duy Trinh (P.Trường Thạnh, TP.Thủ Đức) xe mô tô biển số 51X2-8297 do anh A. điều khiển lưu thông hướng từ ngã ba Long Trường về cầu Vỏ Khế. Khi đến địa điểm trên, xe anh A. va chạm vào xe mô tô biển số 59X4-141.51 do anh B. điều khiển lưu thông theo hướng ngược lại. Sau tai nạn, anh A. tử vong. Nguyên nhân được xác định do anh A. sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.

Tài xế vi phạm nồng độ cồn khiến nhiều người thương vong ở Thủ Đức
Tài xế vi phạm nồng độ cồn khiến nhiều người thương vong ở Thủ Đức

Gây tai nạn chết người có thể bị xử phạt tới 10 năm tù

Theo Điều 262 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 74 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm an toàn như sau:

Khung hình phạt 1: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

Khung hình phạt 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

  • Làm chết 2 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng.

Khung hình phạt 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm:

  •  Làm chết 3 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  •  Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

TIN ĐÁNG XEM: 

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI