Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Bắt đối tượng thông chốt, tông gãy chân CSGT

Phát hiện có chốt kiểm tra của lực lượng CSGT Công an tỉnh Nghệ An, Tô Bá Hoài Nam đã rồ ga thông chốt rồi tông trúng người thiếu tá CSGT  khiến cán bộ này bị gãy chân.

Manh động thông chốt, tông gãy chân thiếu tá CSGT

Ngày 14/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hưng Nguyên đang tạm giữ hình sự đối tượng Tô Bá Hoài Nam (SN 2005, trú xóm 11, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An). Đối tượng Hoài Nam trước đó đã vượt chốt kiểm tra nồng độ cồn rồi tông gãy chân một thiếu tá cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ.

Hiện trường đối tượng thông chốt, tông gãy chân CSGT
Hiện trường đối tượng thông chốt, tông gãy chân CSGT

Một lãnh đạo Đội CSGT-TT Công an huyện Hưng Nguyên cho biết, thời điểm sự việc xảy ra, cơ quan chức năng đã tiến hành đo nồng độ cồn trong hơi thở của đối tượng Tô Bá Hoài Nam nhưng kết quả không có.

Theo đó, khoảng 14h ngày 11/12, Tổ công tác của Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với Công an huyện Hưng Nguyên lập chốt kiểm tra nồng độ cồn trên quốc lộ 46, đoạn qua địa phận khối 9 (thị trấn Hưng nguyên, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An).

Thiếu tá Cảnh bị đối tượng Tô Bá Hoài Nam tông văng xuống đường, dẫn đến gãy chân.
Thiếu tá Cảnh bị đối tượng Tô Bá Hoài Nam tông văng xuống đường, dẫn đến gãy chân.

Thời điểm này, tổ công tác phát hiện Tô Bá Hoài Nam chạy xe máy không đội mũ bảo hiểm đi đến nên ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra theo quy định. Tuy nhiên, Hoài Nam không chấp hành hiệu lệnh mà tiếp tục tăng ga để vượt chốt kiểm tra.

Khi lao qua chốt, xe của Tô Bá Hoài Nam đã tông trúng vào người của Thiếu tá Nguyễn Xuân Cảnh (cán bộ Đội CSGT-trật tự, Công an huyện Hưng Nguyên) khiến người này ngã văng xuống đường.

Thiếu tá CSGT chấn thương nặng

Sau sự việc, lực lượng chức năng đã đưa Thiếu tá Cảnh đi bệnh viện cấp cứu. Do bị chấn thương nặng, Thiếu tá Nguyễn Xuân Cảnh được chuyển ra bệnh viện tại Hà Nội để chữa trị.

Riêng đối tượng Tô Bá Hoài Nam sau đó đã bị lực lượng chức năng bắt giữ, bàn giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hưng Nguyên để phục vụ công tác điều tra làm rõ.

XEM THÊM :

Mức xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thời gian gần đây rất nhiều đối tượng bị bắt giữ, xử phạt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Mức phạt cao nhất tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao nhiêu năm tù? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu trong bài viết sau đây…

Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự có hành vi dùng các thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Đây là một tội danh thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015.

Khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản

Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.

Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nằm ở mục đích của hành vi. Người phạm tội dùng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, làm cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản nhầm tưởng, tin vào các thông tin không đúng sự thật đó và tự nguyện chuyển giao tài sản cho người phạm tội. Đây là dấu hiệu quan trọng để định tội danh, phân biệt với các tội danh khác có đặc điểm về hành vi tương đương.

Mức xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Mức xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 Dấu hiệu khác

Giá trị của tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên thì người thực hiện hành vi mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu tài sản chiếm đoạt dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Khung hình phạt tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khung cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với một trong các trường hợp:

+  Tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng

+ Tài sản dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Khung hai: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

Khung ba: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung bốn: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Ngoài ra, trường hợp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Theo đó, dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng kèm các hình thức xử phạt bổ sung:

  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
  • Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.

Như vậy, người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là tù chung thân.

XEM THÊM>>Mua bán lừa đảo 4.000 xe gian, thu lợi gần 15 tỷ đồng

 

 

Mua bán lừa đảo 4.000 xe gian, thu lợi gần 15 tỷ đồng

Mua hàng ngàn xe máy không rõ nguồn gốc từ các tiệm cầm đồ, Tân thuê người đục lại số máy, số khung trùng khớp với phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe máy của các hãng rồi bán ra thị trường, lừa đảo, thu lợi bất chính gần 15 tỷ đồng. Sau đây là diễn biến vụ việc rất mong quí vị nâng cao cảnh giác kẻo rơi vào cảnh tiền mất hoạ mang…

Mua bán “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Bùi Văn Tân (40 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) và 8 người khác để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các lệnh và quyết định trên đã được Viện KSND TPHCM phê chuẩn.

Qua công tác đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy, cơ quan công an phát hiện một số hồ sơ thuộc diện đăng ký xe lần đầu có nhiều dấu hiệu bất thường. Kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng phát hiện có dấu hiệu mài, đục lại số khung, số máy nên đã tiến hành tạm giữ phương tiện để phục vụ công tác giám định.

Bùi Văn Tân, mua bán lừa đảo 4.000 xe gian, thu lợi gần 15 tỷ đồng
Bùi Văn Tân, mua bán lừa đảo 4.000 xe gian, thu lợi gần 15 tỷ đồng

Truy nguyên nguồn gốc của các xe mô tô nêu trên, công an xác định do hệ thống cửa hàng bán xe máy Tân Tiến do Tân làm chủ.

Tiến hành khám xét khẩn cấp tại hệ thống cửa hàng và các địa điểm liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM phát hiện, tạm giữ 290 xe mô tô (142 xe bị đục số khung, số máy; 1 xe mô tô đã bị mất trộm vào năm 2016); hơn 10.000 phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe mô tô của các hãng; máy móc, thiết bị dụng cụ sử dụng để mài, đục lại số khung, số máy và nhiều tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan.

Kết quả điều tra ban đầu xác định, khoảng từ năm 2021, Tân đã móc nối với đối tượng Lê Văn Tới tìm mua các xe mô tô không rõ nguồn gốc, không có giấy đăng ký xe từ các tiệm cầm đồ trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận hoặc từ các trang rao vặt trên mạng xã hội…

TIN HOT>>Hướng dẫn tra cứu phạt nguội

Thủ đoạn lừa đảo tinh vi 

Để hợp thức hóa xe không có nguồn gốc, Tân đã thu mua phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe mô tô với giá từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/1 phiếu.

Sau đó, Tân đưa các xe mô tô không rõ nguồn gốc đến cửa hàng sửa xe Phát Đạt (huyện Bình Chánh) do Nguyễn Hữu Oai và Nguyễn Hữu Như làm chủ; thuê mài, đục lại số khung, số máy mới trùng khớp với số khung, số máy trên phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe mô tô đã mua trước đó. Tiền công là 1 triệu đồng/1 xe mô tô.

Công an cũng xác định, Tân chỉ đạo các nhân viên kỹ thuật của cửa hàng Tân Tiến 1 và Tân Tiến 2 tiến hành tân trang những xe mô tô trên thành xe “lướt”, xe mới để bán cho khách hàng với cam kết bảo đảm đăng ký xe cho khách hàng; đồng thời chỉ đạo Nguyễn Trung Thông liên hệ với các đối tượng môi giới để làm dịch vụ đăng ký xe mô tô.

Từ năm 2021 đến năm 2023, Tân đã bán ra 3.911 xe mô tô cho khách hàng nhiều tỉnh, thành trong cả nước; riêng năm 2023, Tân đã bán ra 1.549 xe mô tô và thu lợi bất chính khoảng 15 tỷ đồng.

Cơ quan công an đang mở rộng điều tra, xử lý những người có liên quan.

XEM THÊM : 

Công an cảnh báo hiểm họa khôn lường từ pháo tự chế

Theo công an, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về pháo vào thời điểm cuối năm diễn biến phức tạp, đặc biệt là hoạt động chế tạo, sản xuất, đốt pháo trái phép. Nhiều vụ bắt giữ, nhiều vụ nổ pháo tự chế gây thương vong nhiều người như vụ việc vừa xảy ra tại Ninh Bình vẫn không làm các đối tượng này run sợ bởi mối lợi quá lớn…

Hiểm họa khôn lường từ pháo tự chế

Pháo tự chế bị công an thu giữ
Pháo tự chế bị công an thu giữ

Theo công an, ngày 7.12, một vụ nổ do mua vật liệu tự chế pháo đã xảy ra tại tỉnh Ninh Bình khiến 2 phụ nữ tử vong và 1 trẻ em bị thương.

Cụ thể, Nguyễn Văn Linh (27 tuổi, ở tại H.Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) xem trên mạng cách thức chế tạo pháo nổ nên đặt mua 20 kg thuốc pháo, dây cháy chậm, vỏ pháo trên mạng xã hội.

Linh thuê 2 người phụ nữ là chị M.T.X (30 tuổi), T.T.G (28 tuổi, cùng ở H.Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) làm công việc lắp ngòi nổ, đóng gói thuốc pháo nổ, đóng gói đơn hàng để chế tạo pháo nổ bán kiếm lời. Trong quá trình tự chế pháo nổ thì xảy ra sự việc thương tâm trên.

Sự việc trên thêm một lần nữa cảnh báo về nguy cơ thương vong do tự chế pháo nổ trái phép gây ra khi năm mới đến gần.

Để đảm bảo an ninh, trật tự, bình yên khi tết đến, xuân về, Công an Q.Tân Phú khuyến cáo đến người dân cần nâng cao nhận thức, và sử dụng pháo theo đúng quy định của pháp luật.

TIN NÓNG>>Hàng trăm quán karaoke hoạt động trá hình bất chấp lệnh cấm, bị xử phạt gần 6 tỷ đồng

Xử phạt nghiêm hành vi sử dụng, sản xuất pháo tự chế

Theo quy định tại Nghị định số 137 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo, loại pháo không được phép sử dụng (nghiêm cấm) gồm pháo nổ và pháo hoa nổ.

Pháo nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, khi sử dụng gây ra tiếng nổ (pháo bánh, pháo quả… khi đốt gây ra tiếng nổ).

Pháo hoa nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, thuốc pháo, thuốc pháo hoa, khi sử dụng gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Với các loại pháo trên, người dân không được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, hoặc chiếm đoạt (trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định).

Hiện trường vụ nổ pháo tự chế tại tỉnh Ninh Bình
Hiện trường vụ nổ pháo tự chế tại tỉnh Ninh Bình

Để đón một năm mới an toàn, bình yên, người dân cần chú ý, nâng cao nhận thức, đồng thời quản lý giáo dục con em trong gia đình chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo.

Không được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, vận chuyển, mua bán, tàng trữ, sử dụng pháo nổ (trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định).

Đối với các sản phẩm pháo hoa được phép sử dụng phải đáp ứng các điều kiện về năng lực hành vi dân sự; sử dụng trong các trường hợp được phép, bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng và lựa chọn mua tại các cửa hàng được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Nếu phát hiện các trường hợp cố ý vi phạm quy định về phòng, chống pháo nổ người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc liên hệ với Công an Q.Tân Phú qua số máy trực ban 02838474549 để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật.

XEM THÊM :

Coi chừng đi tù vì khoe clip vi phạm luật giao thông lên mạng

Vụ việc cô gái tên N.T.D.M (SN 1997, nhân viên kinh doanh showroom ô tô) khoe clip lái xe BMW với tốc độ gần 140km/h lên mạng bị Công an TP Thủ Đức, TP.HCM xử phạt 11 triệu đồng và tước bằng lái 3 tháng hôm 11/12 nhận được nhiều ý kiến từ dư luận. Đa số các ý kiến cho rằng cần phải xử phạt nghiêm những hành vi như thế này bởi số tiền đóng phạt quá rẻ để PR bản thân và thương hiệu…

Khi nào khoe clip vi phạm luật giao thông lên mạng bị xử lý hình sự?

Điều đáng nói là ngoài hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, một số quan điểm còn cho rằng việc đưa thông tin trái pháp luật lên mạng xã hội cũng là hành vi vi phạm pháp luật.

Thực tế cho thấy, trong các vụ tung clip vi phạm luật giao thông lên mạng xã hội, khi cơ quan chức năng xác định hành vi đó trực tiếp gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ xem xét áp dụng xử lý hình sự.

Nhiều cá nhân từng bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính, thậm chí khởi tố bị can sau khi họ hoặc người liên quan tung clip ghi lại hình ảnh người đó điều khiển phương tiện vi phạm pháp luật về giao thông. Có trường hợp đã bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng.

Hình ảnh cô gái lái xe BMW khoe clip thể hiện vi phạm tốc độ 
Hình ảnh cô gái lái xe BMW khoe clip thể hiện vi phạm tốc độ

HOT>>CSGT xử phạt cô gái lái xe BMW gần 140km/h ở TP Thủ Đức

Vụ bắt giữ Ngọc Trinh là bài học răn đe kẻ khác 

Điển hình là ngày 19/10, Công an TP.HCM khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Trần Thị Ngọc Trinh (34 tuổi, người mẫu) về tội Gây rối trật tự công cộng. Động thái tố tụng này được thực hiện sau khi Ngọc Trinh và Trần Xuân Đông (36 tuổi) liên quan các clip biểu diễn xe phân khối lớn do Trinh điều khiển.

Người đàn ông này bị cáo buộc hướng dẫn người mẫu Ngọc Trinh biểu diễn các động tác: Thả hai tay, đứng trên xe, để hẳn hai chân sang một bên… Những clip này phản cảm và gây bức xúc trong dư luận.

Mới đây nhất, ngày 10/11, Công an TP Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) khởi tố và bắt tạm giam 5 thanh niên biểu diễn đua ô tô, sau đó quay clip đăng TikTok về tội gây rối trật tự công cộng. Nội dung clip cho thấy các bị can đã lái xe và thực hiện động tác drift (nhấn ga phanh gấp) nhiều vòng làm cho lốp xe bốc khói trước nhiều người chứng kiến, cổ vũ.

Nhìn nhận các sự việc này dưới góc độ pháp lý, các luật sư Đkhẳng định, sau những clip lan truyền trên mạng xã hội như trên, việc cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, làm rõ để xử lý đối với người vi phạm là cần thiết và có căn cứ.

Tùy vào hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra, người vi phạm giao thông đường bộ sẽ bị phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về chế tài, người vi phạm có thể bị truy cứu về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, theo Điều 260 Bộ luật Hình sự. Khung hình phạt gồm phạt tiền lên đến 100 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-5 năm.

Ngọc Trinh bị bắt
Ngọc Trinh bị bắt
Có thể bị xử lý hình sự về tội gây rối trật tự công cộng hoặc tội đưa thông tin trái phép trên mạng internet

Điều 260 Bộ luật Hình sự còn quy định vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền tối đa 50 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Đối với hành vi đưa thông tin trái phép trên internet, nếu hành vi này gây tác động tiêu cực cho xã hội, hậu quả được xác định là ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội gây rối trật tự công cộng hoặc tội đưa thông tin trái phép trên mạng internet…

Như chúng ta thấy, trong những vụ tung clip vi phạm luật giao thông lên mạng xã hội, khi cơ quan chức năng có căn cứ cho thấy hành vi đó trực tiếp gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc làm ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội (như tạo nên trào lưu xấu, có người học theo, làm theo gây hậu quả nghiêm trọng), cơ quan chức năng có thể xử lý hình sự.

XEM THÊM :

 

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI