Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Mua bán lừa đảo 4.000 xe gian, thu lợi gần 15 tỷ đồng

Mua hàng ngàn xe máy không rõ nguồn gốc từ các tiệm cầm đồ, Tân thuê người đục lại số máy, số khung trùng khớp với phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe máy của các hãng rồi bán ra thị trường, lừa đảo, thu lợi bất chính gần 15 tỷ đồng. Sau đây là diễn biến vụ việc rất mong quí vị nâng cao cảnh giác kẻo rơi vào cảnh tiền mất hoạ mang…

Mua bán “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Bùi Văn Tân (40 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) và 8 người khác để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các lệnh và quyết định trên đã được Viện KSND TPHCM phê chuẩn.

Qua công tác đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy, cơ quan công an phát hiện một số hồ sơ thuộc diện đăng ký xe lần đầu có nhiều dấu hiệu bất thường. Kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng phát hiện có dấu hiệu mài, đục lại số khung, số máy nên đã tiến hành tạm giữ phương tiện để phục vụ công tác giám định.

Bùi Văn Tân, mua bán lừa đảo 4.000 xe gian, thu lợi gần 15 tỷ đồng
Bùi Văn Tân, mua bán lừa đảo 4.000 xe gian, thu lợi gần 15 tỷ đồng

Truy nguyên nguồn gốc của các xe mô tô nêu trên, công an xác định do hệ thống cửa hàng bán xe máy Tân Tiến do Tân làm chủ.

Tiến hành khám xét khẩn cấp tại hệ thống cửa hàng và các địa điểm liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM phát hiện, tạm giữ 290 xe mô tô (142 xe bị đục số khung, số máy; 1 xe mô tô đã bị mất trộm vào năm 2016); hơn 10.000 phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe mô tô của các hãng; máy móc, thiết bị dụng cụ sử dụng để mài, đục lại số khung, số máy và nhiều tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan.

Kết quả điều tra ban đầu xác định, khoảng từ năm 2021, Tân đã móc nối với đối tượng Lê Văn Tới tìm mua các xe mô tô không rõ nguồn gốc, không có giấy đăng ký xe từ các tiệm cầm đồ trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận hoặc từ các trang rao vặt trên mạng xã hội…

TIN HOT>>Hướng dẫn tra cứu phạt nguội

Thủ đoạn lừa đảo tinh vi 

Để hợp thức hóa xe không có nguồn gốc, Tân đã thu mua phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe mô tô với giá từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/1 phiếu.

Sau đó, Tân đưa các xe mô tô không rõ nguồn gốc đến cửa hàng sửa xe Phát Đạt (huyện Bình Chánh) do Nguyễn Hữu Oai và Nguyễn Hữu Như làm chủ; thuê mài, đục lại số khung, số máy mới trùng khớp với số khung, số máy trên phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe mô tô đã mua trước đó. Tiền công là 1 triệu đồng/1 xe mô tô.

Công an cũng xác định, Tân chỉ đạo các nhân viên kỹ thuật của cửa hàng Tân Tiến 1 và Tân Tiến 2 tiến hành tân trang những xe mô tô trên thành xe “lướt”, xe mới để bán cho khách hàng với cam kết bảo đảm đăng ký xe cho khách hàng; đồng thời chỉ đạo Nguyễn Trung Thông liên hệ với các đối tượng môi giới để làm dịch vụ đăng ký xe mô tô.

Từ năm 2021 đến năm 2023, Tân đã bán ra 3.911 xe mô tô cho khách hàng nhiều tỉnh, thành trong cả nước; riêng năm 2023, Tân đã bán ra 1.549 xe mô tô và thu lợi bất chính khoảng 15 tỷ đồng.

Cơ quan công an đang mở rộng điều tra, xử lý những người có liên quan.

XEM THÊM : 

Công an cảnh báo hiểm họa khôn lường từ pháo tự chế

Theo công an, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về pháo vào thời điểm cuối năm diễn biến phức tạp, đặc biệt là hoạt động chế tạo, sản xuất, đốt pháo trái phép. Nhiều vụ bắt giữ, nhiều vụ nổ pháo tự chế gây thương vong nhiều người như vụ việc vừa xảy ra tại Ninh Bình vẫn không làm các đối tượng này run sợ bởi mối lợi quá lớn…

Hiểm họa khôn lường từ pháo tự chế

Pháo tự chế bị công an thu giữ
Pháo tự chế bị công an thu giữ

Theo công an, ngày 7.12, một vụ nổ do mua vật liệu tự chế pháo đã xảy ra tại tỉnh Ninh Bình khiến 2 phụ nữ tử vong và 1 trẻ em bị thương.

Cụ thể, Nguyễn Văn Linh (27 tuổi, ở tại H.Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) xem trên mạng cách thức chế tạo pháo nổ nên đặt mua 20 kg thuốc pháo, dây cháy chậm, vỏ pháo trên mạng xã hội.

Linh thuê 2 người phụ nữ là chị M.T.X (30 tuổi), T.T.G (28 tuổi, cùng ở H.Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) làm công việc lắp ngòi nổ, đóng gói thuốc pháo nổ, đóng gói đơn hàng để chế tạo pháo nổ bán kiếm lời. Trong quá trình tự chế pháo nổ thì xảy ra sự việc thương tâm trên.

Sự việc trên thêm một lần nữa cảnh báo về nguy cơ thương vong do tự chế pháo nổ trái phép gây ra khi năm mới đến gần.

Để đảm bảo an ninh, trật tự, bình yên khi tết đến, xuân về, Công an Q.Tân Phú khuyến cáo đến người dân cần nâng cao nhận thức, và sử dụng pháo theo đúng quy định của pháp luật.

TIN NÓNG>>Hàng trăm quán karaoke hoạt động trá hình bất chấp lệnh cấm, bị xử phạt gần 6 tỷ đồng

Xử phạt nghiêm hành vi sử dụng, sản xuất pháo tự chế

Theo quy định tại Nghị định số 137 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo, loại pháo không được phép sử dụng (nghiêm cấm) gồm pháo nổ và pháo hoa nổ.

Pháo nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, khi sử dụng gây ra tiếng nổ (pháo bánh, pháo quả… khi đốt gây ra tiếng nổ).

Pháo hoa nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, thuốc pháo, thuốc pháo hoa, khi sử dụng gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Với các loại pháo trên, người dân không được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, hoặc chiếm đoạt (trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định).

Hiện trường vụ nổ pháo tự chế tại tỉnh Ninh Bình
Hiện trường vụ nổ pháo tự chế tại tỉnh Ninh Bình

Để đón một năm mới an toàn, bình yên, người dân cần chú ý, nâng cao nhận thức, đồng thời quản lý giáo dục con em trong gia đình chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo.

Không được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, vận chuyển, mua bán, tàng trữ, sử dụng pháo nổ (trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định).

Đối với các sản phẩm pháo hoa được phép sử dụng phải đáp ứng các điều kiện về năng lực hành vi dân sự; sử dụng trong các trường hợp được phép, bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng và lựa chọn mua tại các cửa hàng được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Nếu phát hiện các trường hợp cố ý vi phạm quy định về phòng, chống pháo nổ người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc liên hệ với Công an Q.Tân Phú qua số máy trực ban 02838474549 để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật.

XEM THÊM :

Coi chừng đi tù vì khoe clip vi phạm luật giao thông lên mạng

Vụ việc cô gái tên N.T.D.M (SN 1997, nhân viên kinh doanh showroom ô tô) khoe clip lái xe BMW với tốc độ gần 140km/h lên mạng bị Công an TP Thủ Đức, TP.HCM xử phạt 11 triệu đồng và tước bằng lái 3 tháng hôm 11/12 nhận được nhiều ý kiến từ dư luận. Đa số các ý kiến cho rằng cần phải xử phạt nghiêm những hành vi như thế này bởi số tiền đóng phạt quá rẻ để PR bản thân và thương hiệu…

Khi nào khoe clip vi phạm luật giao thông lên mạng bị xử lý hình sự?

Điều đáng nói là ngoài hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, một số quan điểm còn cho rằng việc đưa thông tin trái pháp luật lên mạng xã hội cũng là hành vi vi phạm pháp luật.

Thực tế cho thấy, trong các vụ tung clip vi phạm luật giao thông lên mạng xã hội, khi cơ quan chức năng xác định hành vi đó trực tiếp gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ xem xét áp dụng xử lý hình sự.

Nhiều cá nhân từng bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính, thậm chí khởi tố bị can sau khi họ hoặc người liên quan tung clip ghi lại hình ảnh người đó điều khiển phương tiện vi phạm pháp luật về giao thông. Có trường hợp đã bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng.

Hình ảnh cô gái lái xe BMW khoe clip thể hiện vi phạm tốc độ 
Hình ảnh cô gái lái xe BMW khoe clip thể hiện vi phạm tốc độ

HOT>>CSGT xử phạt cô gái lái xe BMW gần 140km/h ở TP Thủ Đức

Vụ bắt giữ Ngọc Trinh là bài học răn đe kẻ khác 

Điển hình là ngày 19/10, Công an TP.HCM khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Trần Thị Ngọc Trinh (34 tuổi, người mẫu) về tội Gây rối trật tự công cộng. Động thái tố tụng này được thực hiện sau khi Ngọc Trinh và Trần Xuân Đông (36 tuổi) liên quan các clip biểu diễn xe phân khối lớn do Trinh điều khiển.

Người đàn ông này bị cáo buộc hướng dẫn người mẫu Ngọc Trinh biểu diễn các động tác: Thả hai tay, đứng trên xe, để hẳn hai chân sang một bên… Những clip này phản cảm và gây bức xúc trong dư luận.

Mới đây nhất, ngày 10/11, Công an TP Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) khởi tố và bắt tạm giam 5 thanh niên biểu diễn đua ô tô, sau đó quay clip đăng TikTok về tội gây rối trật tự công cộng. Nội dung clip cho thấy các bị can đã lái xe và thực hiện động tác drift (nhấn ga phanh gấp) nhiều vòng làm cho lốp xe bốc khói trước nhiều người chứng kiến, cổ vũ.

Nhìn nhận các sự việc này dưới góc độ pháp lý, các luật sư Đkhẳng định, sau những clip lan truyền trên mạng xã hội như trên, việc cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, làm rõ để xử lý đối với người vi phạm là cần thiết và có căn cứ.

Tùy vào hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra, người vi phạm giao thông đường bộ sẽ bị phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về chế tài, người vi phạm có thể bị truy cứu về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, theo Điều 260 Bộ luật Hình sự. Khung hình phạt gồm phạt tiền lên đến 100 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-5 năm.

Ngọc Trinh bị bắt
Ngọc Trinh bị bắt
Có thể bị xử lý hình sự về tội gây rối trật tự công cộng hoặc tội đưa thông tin trái phép trên mạng internet

Điều 260 Bộ luật Hình sự còn quy định vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền tối đa 50 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Đối với hành vi đưa thông tin trái phép trên internet, nếu hành vi này gây tác động tiêu cực cho xã hội, hậu quả được xác định là ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội gây rối trật tự công cộng hoặc tội đưa thông tin trái phép trên mạng internet…

Như chúng ta thấy, trong những vụ tung clip vi phạm luật giao thông lên mạng xã hội, khi cơ quan chức năng có căn cứ cho thấy hành vi đó trực tiếp gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc làm ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội (như tạo nên trào lưu xấu, có người học theo, làm theo gây hậu quả nghiêm trọng), cơ quan chức năng có thể xử lý hình sự.

XEM THÊM :

 

Qui định xử phạt tội ép buộc trẻ em uống rượu bia

Ở Việt Nam, CSGT và Bộ Y tế luôn khuyến cáo người dân không nên sử dụng nhất là lạm dụng bia rượu. Tuy nhiên, vấn nạn rượu bia ngày nay càng ngày càng phức tạp. Thậm chí, những hình ảnh trẻ em uống rượu bia  không còn hiếm gặp. Nhiều trường hợp chính người lớn lại ép buộc, dụ dỗ trẻ em uống rượu, bia mà không biết rằng hành vi này là vi phạm pháp luật có thể bị xử lý hình sự…

Ép buộc trẻ em uống rượu bia có phạm tội không?

-Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;

-Luật trẻ em 2016;

-Nghị định 144/ 2013/ NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Ép buộc trẻ em uống rượu bia có thể bị xử lý hình sự
Ép buộc trẻ em uống rượu bia có thể bị xử lý hình sự

Ép buộc trẻ em uống rượu bia bị xử phạt vi phạm hành chính

– Theo quy định tại Khoản 9, Điều 6 Luật trẻ em năm 2016 thì nghiêm cấm hành vi: Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.

– Theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định 144/ 2013/ NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.Như vậy, pháp luật nghiêm cấm hành vi cho trẻ em sử dụng rượu, bia , thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Do đó, người nào có hành vi ép buộc trẻ em uống rượu, bia thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.TIN HOT>>Vì sao uống bia, rượu tối hôm trước hôm sau vẫn vi phạm nồng độ cồn?

Ép buộc trẻ em bị truy cứu trách nhiệm hình sự

– Theo quy định tại điềm b, khoản 1, điều 325, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa người dưới 18 tuổi phạm pháp thì: Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;– Theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d, điều 325, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa người dưới 18 tuổi phạm pháp thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đỗi với một trong các trường hợp sau:
  • Có tổ chức;
  • Đối với 02 người trở lên;
  •  Đối với người dưới 13 tuổi;
  • Tái phạm nguy hiểm.

– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

Theo đó, về tội tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa người dưới 18 tuổi phạm pháp thì nếu trong trường hợp người nào có hành vi ép buộc người dưới 18 tuổi sa lầy vào các thói hư tật xấu trong xã hội là rượu chè, cờ bạc…, và trẻ em bị những thói hư đó cám dỗ và không có ý muốn thoát ra khỏi nó thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm hoặc ở mức độ nghiêm trọng hơn sẽ bị phạt tù tự 03 năm đến 07 năm

Như vậy, trong trường hợp người nào có hành vi ép buộc trẻ em uống rượu tùy từng trường hợp, mức độ nghiêm trọng của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính tử 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa người dưới 18 tuổi phạm pháp.

XEM THÊM>>Hình phạt đối với tội phạm bắt cóc trẻ em

Bắt giam cựu nữ giáo viên lợi dụng quyền tự do dân chủ

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá vừa bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Xuyến (SN 1974, cựu giáo viên ngụ xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc để điều tra hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Lợi dụng quyền tự do dân chủ

Theo Công an tỉnh Thanh Hoá, thời gian gần đây, Nguyễn Thị Xuyến thường xuyên sử dụng mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ các thông tin sai sự thật, chưa được kiểm chứng xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều tổ chức, cá nhân gây hoang mang, ảnh hưởng xấu trong dư luận nhân dân.

Cũng với hành vi trên, ngày 1/12/2020, Nguyễn Thị Xuyến đã bị xử phạt hành chính số tiền 7,5 triệu đồng. Tiếp đó, ngày 11/3/2021, người phụ nữ này bị Công an huyện Hậu Lộc xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “Cho trẻ em sử dụng bia”.

 

Cơ quan chức năng thi hành lệnh bắt bị can Nguyễn Thị Xuyến. Ảnh do Công an Thanh Hoá cung cấp.
Cơ quan chức năng thi hành lệnh bắt bị can Nguyễn Thị Xuyến. Ảnh do Công an Thanh Hoá cung cấp

XEM THÊM>>Vụ án bà Nguyễn Phương Hằng: bà Hằng còn ngồi tù bao lâu?

Cùng với việc thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hậu Lộc đã thi hành Lệnh khám xét nơi ở của bị can, tại chỗ lực lượng công an thu giữ 3 điện thoại di động, 1 laptop, một bộ đồ nghề dùng để livestream và một số tài liệu khác.

Trước đó, Nguyễn Thị Xuyến là giáo viên của Trường THCS Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hoá). Tại thông báo ngày 7/1/2023 của Trường THCS Ngư Lộc nêu: Căn cứ các quy định và kết quả đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ các năm học 2019-2020; 2020-2021; 2021-2022, Trường THCS Ngư Lộc dự kiến đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc đối với bà Nguyễn Thị Xuyến, giáo viên Trường THCS Ngư Lộc; thời gian chấm dứt hợp đồng làm việc sau 45 ngày; đề nghị bà Nguyễn Thị Xuyến cung cấp bản sao các quyết định lương, phụ cấp… để làm cơ sở giải quyết chế độ thôi việc theo quy định hiện hành.

XEM THÊM :

 

 

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI