Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Tra cứu phạt nguội mới nhất 2023

Không ít tài xế chưa rõ cách tra cứu phạt nguội ô tô xe máy như thế nào.  Đừng lo, quí vị hãy cùng xuphat.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết Tra cứu phạt nguội mới nhất 2023 để có thể yên tâm quí vị nhé.

Khi nào có thể tra cứu phạt nguội nếu vi phạm?

Phạt nguội là một trong các hình thức xử lý vi phạm quy định an toàn giao thông phổ biến hiện nay. Điểm đặc biệt của hình thức này là chủ phương tiện không bị xử lý ngay lập tức, mà hình ảnh vi phạm (được ghi lại bởi hệ thống camera an ninh) tự động gửi về trung tâm xử lý. Tiếp đến, cơ quan thẩm quyền sẽ tiếp nhận thông tin và tiến hành ban hành thông báo nộp phạt vi phạm giao thông sau một khoảng thời gian nhất định.

Thường kết quả tra cứu sẽ có sau 10 ngày kể từ khi vi phạm được phát hiện.

Tình huống bị camera ghi nhận để CSGT phạt nguội
Tình huống bị camera ghi nhận để CSGT phạt nguội

Cách tra cứu phạt nguội trên ứng dụng điện thoại 

Công dân Việt Nam có thể tra cứu mình có bị phạt nguội hay không thông qua một số ứng dụng và app tra cứu phạt nguội toàn quốc. Tuy nhiên, một trong những ứng dụng có thể giúp quí vị dễ dàng tìm kiếm thông tin phạt nguội nhanh và chính xác nhất là www.xuphat.comphatnguoi24h.com

 Tra cứu phạt nguội trên website xuphat.com.

Tại đây, người dân có thể tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh đối với ô tô, xe máy, xe đạp điện qua phần mềm này bằng cách nhập biển số xe và nhấp vào tra cứu.

Chỉ qua 2 vài bước đơn giản, mọi thông tin về biển số xe, thời gian, địa điểm, đơn vị phát hiện vi phạm sẽ được hiển thị.

Đồng thời, chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện có thể liên hệ địa chỉ để giải quyết xử lý tại các đơn vị công an nơi phát hiện vi phạm.

Tra cứu phạt nguội tại www. xuphat.com
Tra cứu phạt nguội tại www. xuphat.com

Tra cứu phạt nguội trên website phatnguoi24h.com

Tương tự website xuphat.com, chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện chỉ cần truy cập vào website phatnguoi24h.com, nhập biển số xe và chọn tra cứu. Mọi thông tin vi phạm sẽ được hiển thị.

Và nếu phương tiện không vi phạm thì kết quả sẽ trả về là xe của bạn không có lỗi vi phạm.

Tra cứu phạt nguội tại www. phatnguoi24h.com
Tra cứu phạt nguội tại www. phatnguoi24h.com

Một số lưu ý cần biết khi bị phạt nguội

Một số điều quan trọng công dân Việt Nam cần biết nếu vi phạm an toàn giao thông và nhận hình thức phạt nguội:

Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2021 quy định cá nhân, tổ chức bị phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định; trong trường hợp ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

  1. Một số lỗi phạt nguội phổ biến là chuyển làn/chuyển hướng không có tín hiệu đèn báo trước, vượt đèn đỏ hoặc đèn vàng, đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định, đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm hoặc đội không đúng quy cách, đi vào đường có biển báo cấm, điều khiển xe chạy quá nhanh…
  2. Đối tượng vi phạm nộp phạt tại Kho bạc nhà nước, Ngân hàng Thương mại hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.
  3. Mức phạt nguội dao động từ 400.000 – 5.000.000 VNĐ tùy theo sai phạm.

Các thắc mắc liên quan đến phạt nguội

Liên quan đến vấn đề phạt nguội giao thông, có một số câu hỏi thường gặp cần được giải đáp ngay như:

Không nộp phạt nguội có sao không?

Nếu không nộp phạt nguội đúng hạn thì hồ sơ cá nhân, tổ chức bị phạt được thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính và bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cụ thể, cứ mỗi ngày nộp phạt chậm thì đối tượng vi phạm phải nộp thêm 0.05% trên tổng số tiền chưa nộp.

Đăng kiểm là một cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, xác nhận việc tuân thủ các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vận hành các phương tiện cơ giới đường bộ và đường thủy cũng như an toàn của người và hàng hóa trên các phương tiện đó.

Phạt nguội có bị tước giấy phép lái xe không?

Tùy theo mức độ vi phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định tước bằng lái xe của đối tượng vi phạm. Chẳng hạn, chủ phương tiện bị tước bằng lái khi sử dụng điện thoại trong lúc điều khiển xe hoặc dừng xe/quay đầu xe/đỗ xe sai vị trí.

Cảnh sát giao thông (CSGT) có gọi điện thông báo phạt nguội không?

 

Mọi trường hợp phạt nguội đều nhận được văn bản thông báo hoặc giấy mời nộp phạt tại trụ sở Công an cấp xã, phường tiếp nhận thông báo từ CSGT. Vì thế, CSGT không gọi điện hoặc nhắn tin trực tiếp cho bất kỳ đối tượng vi phạm nào.

Trong trường hợp bạn nhận được điện thoại hoặc tin nhắn nộp phạt trực tuyến thì đây có khả năng cao là một hình thức lừa đảo tài sản từ nhóm đối tượng lừa đảo nguy hiểm.

Điều bạn nên làm là ghi lại số điện thoại và gửi thông tin đến đầu số 156 để Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý.

Trên đây là một số cách tra cứu phạt nguội. Tuy nhiên, nhanh chóng và hiệu quả và ít mất thời gian nhất, bạn chỉ cần truy cập www.xuphat.com là có ngay kết quả và những lời khuyên cần làm gì ngay, hữu ích nhất nhất quí vị nhé!

XEM THÊM>>Cách tra cứu phạt nguội ở TP.HCM nhanh nhất

Phụ huynh đánh học sinh chấn thương bị xử lý như thế nào?

Khi em T vừa đạp xe ra khỏi cổng trường gần một km thì bị ông Mỹ, phụ huynh của nam sinh cùng lớp, đi xe máy chặn đường đánh vào ngực, đầu, mặt, sau gáy khiến cậu bé chấn thương nặng.  Và đây không phải lần đầu học sinh bị phụ huynh bênh con đánh đập khiến nhiều người bức xúc đặt ra câu hỏi những trường hợp này sẽ bị xử phạt như thế nào?

 

Hình ảnh phụ huynh đánh học sinh lớp 9 nhập viện
Hình ảnh phụ huynh đánh học sinh lớp 9 nhập viện

Chiều 16/12, Công an huyện Tư Nghĩa cho biết đã mời ông Phan Thượng Mỹ, người đánh em T, lên để lấy lời khai, đồng thời trưng cầu giám định tỷ lệ thương tích của nam sinh 14 tuổi.

Một tuần trước, T vừa đạp xe ra khỏi cổng trường gần một km thì bị ông Mỹ, cha của nam sinh cùng lớp, đi xe máy chặn đường. Sau vài câu trao đổi, ông Mỹ chỉ mặt T rồi dùng cùi chỏ, đầu gối đánh vào ngực, đầu, mặt, sau gáy của cậu bé.

Tốn sau đó được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Tư Nghĩa trong tình trạng nôn ói, chảy máu mũi, được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi.

Theo hồ sơ bệnh án, nam sinh bị sưng đau nhiều vùng đầu, mặt, xây xát ở hai vai do bị đánh, nôn ói. Sau khi chụp X quang, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tổn thương nội sọ và chuyển vào điều trị tại Khoa ngoại thần kinh.

Ngoài ra, phụ huynh của cháu cho biết cậu bé bị bể một chiếc răng, đau quay hàm. “Cháu phải nằm điều trị tại bệnh viện bốn ngày. Bác sĩ vẫn chưa cho xuất viện nhưng do sắp đến kỳ thi học kỳ, nên tôi xin các bác sĩ cho cháu về ôn thi, và tiếp tục điều trị tại nhà”, ông Lâm Văn Lượng, cha của nam sinh nói.

Theo ông Lượng, T và con trai ông Mỹ học cùng lớp. Trước đó, trong quá trình chơi đùa, hai cháu có xảy ra mâu thuẫn.

Ngôi trường nơi phụ huynh đánh học sinh lớp 9 nhập viện
Ngôi trường nơi phụ huynh đánh học sinh lớp 9 nhập viện

XEM THÊM>>Học sinh phóng nhanh, vượt ẩu, công an gửi thông báo tới trường 

Phụ huynh đánh học sinh trọng thương bị xử lý như thế nào?

Hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tùy tính chất, mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 104 của Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Theo quy định này thì người đã đánh em bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Tỷ lệ thương tật của em bạn từ 11% trở lên;

– Nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104.

Nếu chưa đủ mức để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 5 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, người có hành xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Bên cạnh việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính thì người đó còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự vì khoản 1 Điều 604 của Bộ luật Dân sự.

Việc xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường được thực hiện theo quy định tại mục 1 Phần II của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM >>Tình huống xử phạt học sinh đánh nhau phải ngồi tù

 

Thanh niên giả “sugar daddy” lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Giả làm “sugar daddy” để lừa các cô gái hám tiền là thủ đoạn mới của nam thanh niên trẻ miền Tây. Ngày 15/12, Công an quận Ninh Kiều ( TP Cần Thơ) cho biết, vừa bắt quả tang đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn này.

“Sugar baby” sập bẫy  “sugar daddy”

Để có tiền trả nợ, Lê Thanh Thuận (SN 1998, ĐKTT tại 190/8 đường 30 Tháng 4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), sử dụng điện thoại thông minh truy cập vào mục “hẹn hò” của mạng xã hội facebook.

Đối tượng giả làm sugar daddy Lê Thanh Thuận 
Đối tượng giả làm sugar daddy Lê Thanh Thuận

Tại đây, Thuận đưa ra thông tin mình là người giới thiệu cho ai có nhu cầu tìm “bạn trai” là “sugar daddy” thì tương tác với Thuận.

Khi có người tương tác, Thuận sẽ trao đổi, nhắn tin hẹn cho “sugar baby”, hẹn “sugar baby” gặp “sugar daddy” (Thuận sẽ đóng giả) ở trước Chi nhánh Ngân hàng MB Bank trên đường 3 Tháng 2, (phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều), rồi Thuận kêu “sugar baby” chạy xe mô tô đến điểm hẹn để đón.

Tang vật mà Lê Thanh Thuận chiếm đoạt của các "sugar baby".
Tang vật mà Lê Thanh Thuận chiếm đoạt của các “sugar baby”.

Khi “sugar baby” đến điểm hẹn thì Thuận đóng giả là “sugar daddy” đến tiếp cận, giới thiệu là nhân viên ngân hàng MB Bank rồi nói với “sugar baby” cần đến trụ sở Ngân hàng MB Bank tại số 77 Võ Văn Tần (phường Tân An, quận Ninh Kiều) để lấy đồ nên nhờ chở đi giúp. Khi tới địa điểm cần đến, Thuận vờ mượn xe chạy vào ngân hàng rồi lấy xe chạy mất.

LIÊN QUAN>>Mức xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 “Sugar daddy” lừa đảo ít nhất 6 “sugar baby” 

Với thủ đoạn nêu trên, từ ngày 28/11/2023 đến ngày 11/12/2023, Lê Thanh Thuận đã thực hiện trót lọt 6 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại địa bàn quận Ninh Kiều (5 vụ) và quận Cái Răng (1 vụ), chiếm đoạt được 6 xe mô tô.

Sau khi tiếp nhận tin báo tố giác của người bị hại, Công an phường Tân An đã tiến hành xác minh, truy xét. Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ ngày 12/12/2023, khi Thuận tiếp tục thực hiện 1 vụ lừa đảo mới thì bị bắt quả tang.

Vụ việc đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ninh Kiều tiếp tục điều tra làm rõ.

Ai là bị hại của đối tượng Thuận hoặc người có liên quan đến vụ việc trên thì đến Công an quận Ninh Kiều để được hướng dẫn, phối hợp xử lý theo quy định pháp luật.

XEM THÊM :

Bắt đối tượng thông chốt, tông gãy chân CSGT

Phát hiện có chốt kiểm tra của lực lượng CSGT Công an tỉnh Nghệ An, Tô Bá Hoài Nam đã rồ ga thông chốt rồi tông trúng người thiếu tá CSGT  khiến cán bộ này bị gãy chân.

Manh động thông chốt, tông gãy chân thiếu tá CSGT

Ngày 14/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hưng Nguyên đang tạm giữ hình sự đối tượng Tô Bá Hoài Nam (SN 2005, trú xóm 11, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An). Đối tượng Hoài Nam trước đó đã vượt chốt kiểm tra nồng độ cồn rồi tông gãy chân một thiếu tá cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ.

Hiện trường đối tượng thông chốt, tông gãy chân CSGT
Hiện trường đối tượng thông chốt, tông gãy chân CSGT

Một lãnh đạo Đội CSGT-TT Công an huyện Hưng Nguyên cho biết, thời điểm sự việc xảy ra, cơ quan chức năng đã tiến hành đo nồng độ cồn trong hơi thở của đối tượng Tô Bá Hoài Nam nhưng kết quả không có.

Theo đó, khoảng 14h ngày 11/12, Tổ công tác của Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với Công an huyện Hưng Nguyên lập chốt kiểm tra nồng độ cồn trên quốc lộ 46, đoạn qua địa phận khối 9 (thị trấn Hưng nguyên, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An).

Thiếu tá Cảnh bị đối tượng Tô Bá Hoài Nam tông văng xuống đường, dẫn đến gãy chân.
Thiếu tá Cảnh bị đối tượng Tô Bá Hoài Nam tông văng xuống đường, dẫn đến gãy chân.

Thời điểm này, tổ công tác phát hiện Tô Bá Hoài Nam chạy xe máy không đội mũ bảo hiểm đi đến nên ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra theo quy định. Tuy nhiên, Hoài Nam không chấp hành hiệu lệnh mà tiếp tục tăng ga để vượt chốt kiểm tra.

Khi lao qua chốt, xe của Tô Bá Hoài Nam đã tông trúng vào người của Thiếu tá Nguyễn Xuân Cảnh (cán bộ Đội CSGT-trật tự, Công an huyện Hưng Nguyên) khiến người này ngã văng xuống đường.

Thiếu tá CSGT chấn thương nặng

Sau sự việc, lực lượng chức năng đã đưa Thiếu tá Cảnh đi bệnh viện cấp cứu. Do bị chấn thương nặng, Thiếu tá Nguyễn Xuân Cảnh được chuyển ra bệnh viện tại Hà Nội để chữa trị.

Riêng đối tượng Tô Bá Hoài Nam sau đó đã bị lực lượng chức năng bắt giữ, bàn giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hưng Nguyên để phục vụ công tác điều tra làm rõ.

XEM THÊM :

Mức xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thời gian gần đây rất nhiều đối tượng bị bắt giữ, xử phạt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Mức phạt cao nhất tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao nhiêu năm tù? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu trong bài viết sau đây…

Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự có hành vi dùng các thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Đây là một tội danh thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015.

Khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản

Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.

Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nằm ở mục đích của hành vi. Người phạm tội dùng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, làm cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản nhầm tưởng, tin vào các thông tin không đúng sự thật đó và tự nguyện chuyển giao tài sản cho người phạm tội. Đây là dấu hiệu quan trọng để định tội danh, phân biệt với các tội danh khác có đặc điểm về hành vi tương đương.

Mức xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Mức xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 Dấu hiệu khác

Giá trị của tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên thì người thực hiện hành vi mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu tài sản chiếm đoạt dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Khung hình phạt tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khung cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với một trong các trường hợp:

+  Tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng

+ Tài sản dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Khung hai: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

Khung ba: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung bốn: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Ngoài ra, trường hợp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Theo đó, dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng kèm các hình thức xử phạt bổ sung:

  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
  • Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.

Như vậy, người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là tù chung thân.

XEM THÊM>>Mua bán lừa đảo 4.000 xe gian, thu lợi gần 15 tỷ đồng

 

 

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI