Ví dụ: 29A12345

Tra cứu mức phạt

Tra cứu mức phạt

Nồng độ cồn trong người bao nhiêu thì bị xử phạt?

Lỗi nồng độ cồn khi điều khiển xe máy, ô tô là một trong những lỗi mà người tham giao thông thường xuyên mắc phải. Vậy nồng độ cồn trong người bao nhiêu thì bị xử phạt theo luật định năm 2023? Cùng xuphat.com tìm hiểu ngay.

Nồng độ cồn trong người bao nhiêu thì bị xử phạt?

Căn cứ khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, được sửa bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có quy định, người tham gia giao thông bị nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Do đó, chỉ cần có nồng độ cồn khi sử dụng phương tiện ô tô, xe máy, máy kéo, xe đạp,… tham gia giao thông thì người tham gia giao thông đều bị coi là vi phạm quy định cấm nêu trên.

Mức phạt cụ thể đối vi phạm nồng độ cồn tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP được quy định như sau:

Nồng độ cồn

Mức phạt

Ô tô

Xe máy

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Xe đạp

Có nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/l khí thở

06 – 8 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng

02 – 03 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng

03 – 05 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 10 – 12 tháng

80.000 – 100.000 đồng

> 50 – 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,25 đến 0,4 mg/l khí thở

16 – 18 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng

04 – 05 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng

06 – 08 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 16 – 18 tháng

200.000 – 300.000 đồng

> 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,4 mg/l khí thở

30 – 40 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng

06 – 08 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng

16 – 18 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 22 – 24 tháng

400.000 – 600.000

Một số lưu ý khi bị xử phạt lỗi nồng độ cồn

Chỉ cần có nồng độ cồn khi sử dụng phương tiện ô tô, xe máy, máy kéo, xe đạp,… tham gia giao thông thì người tham gia giao thông đều bị coi là vi phạm pháp luật
Chỉ cần có nồng độ cồn khi sử dụng phương tiện ô tô, xe máy, máy kéo, xe đạp,… tham gia giao thông thì người tham gia giao thông đều bị coi là vi phạm pháp luật

Người vi phạm bị tạm giữ xe

Theo điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) thì người vi phạm lỗi nồng độ cồn khi tham gia giao thông sẽ bị tạm giữ phương tiện. Thông thường, thời gian tạm giữ là 07 ngày, với mục đích ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính.

Có thể nộp phạt tại chỗ hay không?

Theo Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, nếu cá nhân bị cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng thì có thể tiến hành nộp phạt tại chỗ, không lập biên bản.

Đối chiếu với các mức phạt nồng độ cồn nêu trên, chỉ có duy nhất 01 trường hợp được nộp phạt tại chỗ: Người đi xe đạp, xe đạp điện có nồng độ cồn chưa quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa quá 0,25 mg/1 lít khí thở => phạt 80 nghìn – 100 nghìn đồng.

Như vậy, người đi xe máy, ô tô mà có nồng độ cồn thì không được nộp phạt tại chỗ.

Xuân Quyên (tổng hợp)

Chuyển nhầm 200 triệu, đến giờ vẫn ngồi chờ trong vô vọng

Khi nhận được một số tiền do người khác chuyển nhầm vào tài khoản, phải có nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ số tiền đó.

Theo đó, một số bạn đọc cho biết trong quá trình thực hiện giao dịch chuyển tiền, do thao tác sai nên đã chuyển tiền nhầm số tài khoản thụ hưởng. Dù đã liên hệ chủ tài khoản nhận chuyển nhầm nhiều lần, liên hệ ngân hàng chuyển và cả ngân hàng nhận, thậm chí cả cơ quan công an nhưng người chuyển tiền nhầm vẫn chưa nhận lại được tiền.

Không nhận được phản hồi từ người nhận

Theo anh Phạm Thế Tuân (ngụ TP Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết gia đình anh làm công việc chuyển tiền hộ (dịch vụ chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng).

Trước đó có một khách hàng thường xuyên đến nhờ anh chuyển tiền cho một số tài khoản có tên NĐH, do đó anh đã lưu tên, số tài khoản này trong app ngân hàng của mình để tiện cho các lần chuyển tiền tiếp theo.

“Năm 2022, tôi có thực hiện một giao dịch chuyển tiền cho khách hàng khác. Tuy nhiên, giao dịch đó lại có họ tên giống như tên tài khoản NĐH mà tôi đã lưu trước đó. Số tiền tôi chuyển cho giao dịch này là 200 triệu đồng. Sau khi chuyển tiền, tôi mới phát hiện là chuyển nhầm do trùng họ tên. Ngay sau đó tôi đã tìm cách liên hệ, thông báo về việc chuyển tiền nhầm cho người này nhưng không nhận được sự phản hồi nào” – anh Tuân nói.

Anh Phạm Thế Tuân chuyển nhầm 200 triệu đồng vào năm 2022 đến nay vẫn chưa lấy lại được.
Anh Phạm Thế Tuân chuyển nhầm 200 triệu đồng vào năm 2022 đến nay vẫn chưa lấy lại được.

Anh Tuân cũng cho biết thêm anh đến Ngân hàng B (ngân hàng chuyển), Ngân hàng V (ngân hàng nhận) thông báo về sự việc trên và làm đơn yêu cầu hoàn trả tiền. Phía ngân hàng nhận tiền chuyển nhầm cũng hỗ trợ nhưng không liên hệ được với số thuê bao đã đăng ký của tài khoản nhận tiền chuyển nhầm.

“Đến tháng 11-2022, tôi đến Công an TP Biên Hòa nộp đơn trình báo vụ việc, cung cấp thông tin người nhận tiền chuyển nhầm là anh NĐH. Qua xác minh, Cơ quan CSĐT Công an TP Biên Hòa xác định số tài khoản 104869******, Ngân hàng V là của anh NĐH, hộ khẩu thường trú xã Nam Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Phía công an sau đó đã liên hệ thông báo việc chuyển nhầm tiền đối với anh NĐH. Tuy nhiên, anh NĐH không còn sống tại địa phương. Đến giờ tôi vẫn không biết khi nào mới lấy lại được tiền” – anh Tuân bộc bạch.

Cũng với trường hợp tương tự, anh VVK (ngụ TP Thủ Đức) mới đây cũng chuyển tiền nhầm từ tài khoản Ngân hàng T sang Ngân hàng N.

Anh K cho biết khi chuyển tiền anh nhập sai một số trong dãy số tài khoản nên chuyển nhầm cho người khác số tiền 5 triệu đồng. Ngay sau đó, anh có liên hệ cả hai ngân hàng chuyển và nhận để trình báo vụ việc.

“Đã một tháng trôi qua mà tôi vẫn chưa nhận được thông tin gì từ phía ngân hàng. Tôi nghĩ chắc sẽ không lấy lại được tiền nên cũng không hy vọng nhiều” – anh K nói.

Không trả lại tiền, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Liên quan đến cách xử lý của ngân hàng khi có khách hàng chuyển tiền nhầm, một chuyên gia ngân hàng cho biết theo Thông tư 37/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về trách nhiệm của ngân hàng có tài khoản nhận nhầm và tài khoản của người chuyển nhầm.

Theo đó, căn cứ vào yêu cầu của người chuyển, ngân hàng đầu chuyển sẽ gửi yêu cầu hủy giao dịch sang cho ngân hàng đầu nhận. Ngân hàng đầu nhận sẽ làm việc với người nhận được tiền.

Không trả lại tiền, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Không trả lại tiền, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Nếu người nhận tiền đồng ý trả lại và đảm bảo có đủ tiền để trả lại, ngân hàng đầu nhận sẽ hoàn trả tiền cho ngân hàng đầu chuyển.

Nếu người nhận tiền không đồng ý trả lại, không liên hệ được với người hưởng, tài khoản người nhận không có đủ tiền để hoàn lại, ngân hàng nhận sẽ thông báo lại cho ngân hàng chuyển để thông tin tới người chuyển.

Cũng liên quan đến việc này, trước đây Bộ Công an đã có hướng dẫn xử lý việc chuyển tiền nhầm vào tài khoản của người khác.

Theo đó, khi một người nhận được tiền do người khác chuyển nhầm vào tài khoản của mình, người đó phải có nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ số tiền đó theo quy định tại các điều 579, 580 Bộ luật Dân sự. Trường hợp không biết thông tin người chuyển nhầm tiền thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc không trả lại số tiền chuyển nhầm, rút tiền để sử dụng bị coi là chiếm giữ tài sản của người khác và có thể bị phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, theo Điểm đ Khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021, nếu người có hành vi chiếm giữ tài sản của người khác sẽ bị xử phạt hành chính 3.000.000 – 5.000.000 triệu đồng. Đồng thời theo Nghị định 144, người chiếm giữ buộc phải trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi này.

Bên cạnh đó theo Điều 176 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng quy định tội chiếm giữ trái phép tài sản. Theo đó, tùy vào số tiền mà người vi phạm chiếm giữ trái phép tài sản của người khác sẽ bị áp dụng mức phạt khác nhau, mức phạt cao nhất đến năm năm tù.

Xem thêm >>> XỬ PHẠT XE CONTAINER ĐI NGƯỢC CHIỀU VÀO CAO TỐC HÀ NỘI – BẮC GIANG

Uống rượu từ trưa, tối ra ngoài vẫn bị phạt

Hà Nội: Ông bố bị xử phạt vì uống rượu từ trưa, tối lái xe đi đón con

Tại chốt làm việc, anh N.T.C. cho biết đã uống rượu từ trưa; buổi tối anh vội đi đón con nên đã điều khiển ô tô và vi phạm nồng độ cồn.

Đêm 1/11, tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 6 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) ra quân xử lý tài xế vi phạm nồng độ cồn trên tuyến đường Nguyễn Cơ Thạch – Hàm Nghi (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Tổ công tác Đội CSGT đường bộ số 6 lập chốt kiểm tra nồng độ cồn trên đường Nguyễn Cơ Thạch - Hàm Nghi đêm 1/11
Tổ công tác Đội CSGT đường bộ số 6 lập chốt kiểm tra nồng độ cồn trên đường Nguyễn Cơ Thạch – Hàm Nghi đêm 1/11

Lúc 20h, cảnh sát dừng ô tô nhãn hiệu Honda CR-V mang BKS 30F-075.xx, do một người đàn ông điều khiển. Qua kiểm tra phát hiện nam tài xế có nồng độ cồn ở mức 0,175mg/l khí thở.

Tài xế là anh N.T.C. (39 tuổi, ở Hà Nội). Anh C. thừa nhận có uống rượu từ trưa cùng ngày, buổi tối anh vội đi đón con gái tan học trở về nên đã điều khiển ô tô và vi phạm nồng độ cồn.

Cảnh sát làm việc với tài xế C.
Cảnh sát làm việc với tài xế C.

Được biết, với vi phạm kể trên, tài xế C. sẽ bị xử phạt 7.000.000 đồng, tước giấy phép lái xe 11 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày làm việc.

Sau khi bị tạm giữ phương tiện, anh C. cho biết sẽ dắt con gái đi bộ về nhà vì nhà anh chỉ cách chốt CSGT làm việc vài trăm mét.

Anh C. dắt con gái đi bộ về nhà sau khi bị tạm giữ phương tiện
Anh C. dắt con gái đi bộ về nhà sau khi bị tạm giữ phương tiện

Khoảng 20 phút sau, tổ công tác tiếp tục dừng ô tô mang BKS 30F-098.xx, do anh Đ.T.M. (32 tuổi, quê Hưng Yên) điều khiển.

Qua kiểm tra, cảnh sát phát hiện người này vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,096mg/l khí thở.

Tài xế M. cho biết bản thân vừa uống bia lúc tối và đang trên đường đi uống cà phê với bạn thì bị cảnh sát kiểm tra.

Cũng như trường hợp anh C, tài xế M. sẽ bị xử phạt 7.000.000 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 11 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày làm việc.

Cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn với anh M.
Cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn với anh M.

Xem thêm >>> GẦN 70 TRƯỜNG HỢP VI PHẠM NỒNG ĐỘ CỒN BỊ XỬ PHẠT TRÊN TUYẾN QL20

Dừng xe ăn uống trên cao tốc bị xử phạt ra sao?

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp tài xế thản nhiên dừng xe ở làn khẩn cấp trên đường cao tốc, trong khi có các trạm dừng nghỉ cho tài xế và hành khách để đảm bảo an toàn. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, vậy người vi phạm sẽ chịu mức xử phạt ra sao?

Dừng xe ăn uống trên cao tốc là vi phạm pháp luật

Dừng xe ăn uống trên cao tốc là vi phạm pháp luật
Dừng xe ăn uống trên cao tốc là vi phạm pháp luật

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về giao thông trên đường cao tốc nêu rõ:

  • Người lái xe khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường. Khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc.
  • Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc.
  • Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường.
  • Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.

Và tại khoản 3 Điều 26 Luật này có quy định: Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định. Trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.

Như vậy, các trường hợp dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc để nghỉ ngơi và ăn uống là không tuân thủ các quy định về dừng đỗ xe trên cao tốc.

Xem thêm >> XE MÔ TÔ CÓ ĐƯỢC CHẠY VÀO LÀN Ô TÔ?

Mức xử phạt đối với hành vi dừng xe ăn uống trên cao tốc

Theo khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định xử phạt từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi sau:

  • Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông.
  • Không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Dừng xe ăn uống trên cao tốc, lái xe có thể bị phạt tới 12 triệu đồng
Dừng xe ăn uống trên cao tốc, lái xe có thể bị phạt tới 12 triệu đồng
  • Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
  • Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; Chạy quá tốc độ, đuổi nhau trên đường bộ; Dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường.
  • Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.
  • Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; Không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; Quay đầu xe trên đường cao tốc.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng theo điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Từ quy định trên, có thể thấy người dừng, đỗ xe trên cao tốc không đúng quy định để nghỉ ngơi và ăn uống sẽ bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Nguồn: VTC News

Xe mô tô có được chạy vào làn ô tô?

Khi xe mô tô phân khối lớn di chuyển trên đường phải đi đúng làn đường dành cho xe gắn máy. Trường hợp chuyển làn không đúng nơi cho phép, không có tín hiệu báo trước sẽ bị xử phạt.

Xe mô tô phân khối lớn phải đi đúng làn đường dành cho xe máy

Căn cứ quy định khoản 31, Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ năm 2019, ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT thì xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg.

Xe mô tô phân khối lớn phải đi đúng làn đường dành cho xe máy
Xe mô tô phân khối lớn phải đi đúng làn đường dành cho xe máy

Phân khối xe được hiểu là đơn vị của dung tích buồng đốt của động cơ xe hay chính là thể tích của xi lanh. Dung tích xi lanh này có đơn vị tính bằng cm3 hay là lít. Những chiếc xe mô tô có dung tích xi lanh trên 175 cm3 được gọi là xe mô tô phân khối lớn. Và để được sở hữu và sử dụng chiếc mô tô phân khối lớn cần phải có giấy phép lái xe hạng A2.

Căn cứ quy định tại Khoản 15, Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ năm 2019, ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT thì làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường. Việc sử dụng làn đường phải được tuân thủ theo đúng quy định tại Điều 13, Luật giao thông đường bộ năm 2008 về sử dụng làn đường. Cụ thể như sau:

Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Như vậy, khi xe mô tô phân khối lớn di chuyển trên đường phải đi đúng làn đường dành cho dành cho xe gắn máy. Trường hợp chuyển làn không đúng nơi cho phép, không có tín hiệu báo trước sẽ bị xử phạt.

Mức xử phạt khi xe mô tô đi không đúng làn là bao nhiêu?

Trường hợp xe mô tô phân khối lớn đi vào làn đường dành cho ô tô là không được phép theo quy định pháp luật. Trường hợp này sẽ bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt theo quy định tại Điểm g, Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ -CP.

Người điều khiển xe thực hiện hành vi không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy… thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng – 600.000 đồng.

Xem thêm >>> 7 LỖI VI PHẠM THƯỜNG GẶP VÀ MỨC XỬ PHẠT MỚI NHẤT 2023

Tốc độ tối đa đối với xe máy (xe mô tô) các khu vực?

Tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư: Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h. Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h.

Tốc độ tối đa của xe máy ngoài khu vực đông dân cư: Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 70 km/h. Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 60 km/h.

Tốc độ tối đa của xe gắn máy khi tham gia giao thông là không quá 40 km/h.

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI