Ví dụ: 29A12345

Tra cứu mức phạt

Tra cứu mức phạt

Xe máy chở hàng cồng kềnh, tiền phạt gấp nhiều lần tiền công

Hàng ngày, khi lưu thông trên đường, không quá khó để bắt gặp những chiếc xe máy chở những hàng hóa cồng kềnh, quá khổ. Điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy hiểm cho những người đang lưu thông khác. Vậy mức phạt đối với xe máy chở hàng cồng kềnh được quy định như thế nào?

Quy định về giới hạn xếp hàng hóa trên xe

Tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ: Xe máy chuyên dùng có tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ hoặc kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa cho phép quy định tại khoản 2 Điều này khi tham gia giao thông trên đường bộ được coi là xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn.

Theo Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về giới hạn sắp xếp hàng hóa trên mô tô, xe gắn máy như sau:

Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.

Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.

Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe”.

Như vậy, nếu xe mô tô, xe gắn máy chở hàng vượt quá quy định nêu trên thì bị coi là chở hàng cồng kềnh và sẽ bị xử phạt lỗi xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.

Xe máy chở hàng cồng kềnh, tiền phạt gấp nhiều lần tiền công
Xe máy chở hàng cồng kềnh, tiền phạt gấp nhiều lần tiền công

Mức phạt đối với xe máy chở hàng cồng kềnh

Căn cứ theo điểm k khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Chở theo từ 03 người trở lên trên xe.

Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe đối với loại xe có quy định về trọng tải thiết kế.

Như vậy, hành vi chở hành cồng kềnh, chở hàng vượt quá giới hạn quy định sẽ bị xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Ngoài bị xử phạt hành chính, người vi phạm còn có thể bị tước bằng lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng, căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:

“Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính…”

Có thể bạn quan tâm:

Xích lô điện tự chế – tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Hàng trăm chiếc xích lô tự ý lắp thêm động cơ điện (xích lô điện tự chế) vô tư mời chào du khách tại các điểm du lịch trên cả nước, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Hãy cùng xuphat.com theo dõi bài viết sau đây.

Nhiều rủi ro mất an toàn từ xích lô điện tự chế

xích lô điện tự chế
Xe xích lô điện tự chế mời chào du khách ở Nha Trang.

Những ngày giữa tháng 10, có mặt tại thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa), PV ghi nhận hàng chục chiếc xích lô điện tự chế hoạt động, dừng đỗ la liệt dưới lòng đường mời chào du khách. Hầu hết những xe này đã được đăng ký biển số nhưng lái xe không mặc đồng phục.

Lái xe xích lô BKS NT 789-A cho biết, giá một chiếc xích lô điện khoảng 25 – 30 triệu đồng. Từ chiếc xích lô nguyên bản phải dùng sức đạp, được lắp thêm động cơ, tay ga, tay phanh và còi của xe máy điện mà thành xích lô điện.

“Chỉ cần vặn ga là xích lô chạy, không cần đạp, giải phóng sức lao động, nhàn lắm”, người này nói và cho biết, xe đi nhanh hơn nên dạo quanh TP Nha Trang chỉ khoảng 20 – 30 phút và giá cả chuyến là 150 nghìn đồng.

Theo thống kê của Liên đoàn Lao động TP Nha Trang, có khoảng 300 xe xích lô (gồm hơn 150 chiếc xích lô đạp, số còn lại là xích lô cải tiến động cơ điện) hoạt động trên địa bàn, thời gian chở khách chủ yếu từ 16h hàng ngày.

Tuy nhiên, với các xe tự chế động cơ điện có thể đi với tốc độ 40 – 50km/h nên đôi khi còn phóng nhanh, vượt đèn đỏ để kịp theo đoàn khiến nhiều du khách hú vía.

Tại Thừa Thiên – Huế, thống kê đến tháng 4/2023, trên địa bàn TP Huế có 162 xe xích lô điện đưa vào tham gia giao thông. Cơ quan quản lý tại đây cũng đang đau đầu trong quản lý loại phương tiện này.

Bởi theo Quyết định 01/2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế quy định về quản lý và sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh có nội dung cấm các phương tiện thay đổi hệ thống truyền lực, truyền động của xe thô sơ hai, ba bánh.

Song nhiều chủ xe cho rằng, việc lắp động cơ điện là một cải tiến giúp giải phóng sức lao động, giảm vất vả cho người hành nghề xích lô, nhất là với những người đã lớn tuổi. Nhiều du khách dù rất muốn ngồi xích lô tham quan thành phố song ái ngại khi để một người lớn tuổi phải còng lưng đạp chở đi.

Lãnh đạo Phòng Chất lượng xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, theo Luật Giao thông đường bộ, xích lô được xếp vào loại xe thô sơ nên không cần phải kiểm định chứng nhận chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. Nhưng nếu lắp thêm hệ truyền động điện thì phải xếp vào loại xe cơ giới.

Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có định danh cho loại phương tiện này, cũng không thể xếp vào loại xe gắn máy ba bánh chạy điện do chưa thỏa mãn các tiêu chuẩn kỹ thuật. Vì vậy, đến nay chưa có quy định để quản lý.

Sớm đưa vào quản lý

xích lô điện tự chế
Xích lô điện tự chế có thể đạt tốc độ từ 40 – 50km/h tiềm ẩn nhiều rủi ro mất ATGT.

TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, xe xích lô dùng sức người đạp là xe thô sơ nhưng khi gắn động cơ điện thì là xe cơ giới. Chiếu theo công suất động cơ, dưới 4kW thì coi là xe gắn máy, trên 4kW là xe mô tô điện và cần nghiên cứu để tiến tới quy định quản lý kỹ thuật phương tiện, quản lý hoạt động như xe gắn máy, xe mô tô.

“Về nguyên tắc, trừ xe mô tô ba bánh cho người khuyết tật, các phương tiện đã gắn động cơ đều phải kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phải được chứng nhận mới đưa vào sử dụng”, ông Tạo nhấn mạnh.

Lãnh đạo Phòng Quản lý chất lượng xe cơ giới cho hay, tại dự thảo Luật Đường bộ đang lấy ý kiến đã đề xuất quy định xe đạp điện là xe thô sơ. Đây là loại xe đạp có trợ lực từ động cơ, khối lượng bản thân không quá 25kg, khống chế tốc độ tối đa chỉ 25km/h, nếu vượt quá tốc độ này, nguồn động lực từ động cơ sẽ bị ngắt. Đối với xe đạp sử dụng động cơ điện, công suất lớn nhất của động cơ không lớn hơn 250W.

Khi xếp vào loại xe thô sơ sẽ không phải chứng nhận an toàn kỹ thuật, còn tất cả các phương tiện khác có động cơ, có tay ga đều là xe cơ giới, phải được chứng nhận chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. Quy định này tương đồng với các nước châu Âu.

Hiện nay, Nghị quyết 05/2008 của Chính phủ đã quy định không cấp phép mới cho lưu hành xe ba bánh, đối với các xe đang hoạt động thì cấm lưu hành, ngoại trừ xe xích lô du lịch.

Do đó, nếu nghiên cứu, xem xét quy định xe xích lô du lịch được phép lắp bộ trợ lực điện (không có tay ga) để hỗ trợ đạp xe nhẹ nhàng, đỡ tốn sức cho các bác tài song vẫn là xe thô sơ, được khống chế tốc độ tối đa, để không cần phải chứng nhận an toàn, giảm gánh nặng cho người dân.

Đồng quan điểm, một chuyên gia giao thông cho rằng, cần xây dựng, ban hành một số quy định cụ thể để quản lý phương tiện này, buộc các bác tài phải tuân thủ nếu muốn hoạt động. Song song với đó, yêu cầu các cơ sở chế tạo, sản xuất khi lắp động cơ điện cho xe xích lô phải điều chỉnh, khống chế tốc độ để giảm thiểu nguy cơ rủi ro về ATGT.

Người gây tai nạn rời khỏi hiện trường sẽ bị xử phạt thế nào?

Ngày nay, khi có va chạm xảy ra, nhiều trường hợp sau khi gây tai nạn giao thông đã bỏ mặc nạn nhân ở lại trong tình trạng nguy kịch. Vậy người gây ra tai nạn giao thông liền rời khỏi hiện trường sẽ bị xử phạt thế nào theo luật định? Cùng xuphat.com tìm hiểu ngay.

Tai nạn giao thông luôn mang lại những thương đau, mất mát cho những người trong cuộc và cả gia đình của họ. Thực tế cho thấy trong nhiều vụ va chạm, cách xử lý khi gây tai nạn giao thông vi phạm pháp luật, lợi dụng hiện trường lộn xộn, người gặp nạn mất khả năng kiểm soát hoặc tuyến đường vắng người qua lại, người gây tai nạn đã bỏ trốn nhằm trốn tránh trách nhiệm. Nhiều trường hợp sau khi gây tai nạn giao thông đã bỏ mặc nạn nhân ở lại trong tình trạng nguy kịch.

Vấn đề này cần được xử lý nghiêm minh để bảo đảm an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông, hành vi bỏ trốn sau tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi vi phạm pháp luật.

Một trong những nguyên nhân được đề cập đến trong những tình huống bỏ trốn này là: Người gây tai nạn muốn trốn tránh trách nhiệm nên trốn khỏi hiện trường. Nguyên nhân nữa là họ sợ người nhà nạn nhân kích động, đe dọa, đánh đập gây nguy hiểm đến an toàn và tính mạng.

Luật định người điều khiển phương tiện giao thông và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn không được rời khỏi hiện trường trừ một số trường hợp cụ thể.
Luật định người điều khiển phương tiện giao thông và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn không được rời khỏi hiện trường trừ một số trường hợp cụ thể.

Tại khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm:

  • Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
  • Bên cạnh đó người gây tai nạn phải ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
  • Người gây tai nạn giao thông phải cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên cần lưu ý sau khi rời khỏi hiện trường, người gây tai nạn cần phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì đối với từng hành vi vi phạm cụ thể và từng mức độ vi phạm sẽ có các mức xử phạt khác nhau:

  • Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) thực hiện hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
  • Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác thực hiện hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

Tùy vào mức độ vi phạm, chủ xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn  khỏi hiện trường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 với khung hình phạt tù từ 3 – 10 năm.

Ngoài ra, Điều 585, Điều 590 và Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định người điều khiển xe gây tai nạn không dừng lại phải bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng cho người bị tai nạn.

Ngoài việc người gây tai nạn phải có trách nhiệm với người bị tai nạn thì những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn cũng có trách nhiệm sau đây:

  • Bảo vệ hiện trường; Bảo vệ tài sản của người bị nạn; Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
  • Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
  • Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định này.

Nguồn: VOV

Hà Nội: Xử phạt ô tô khách đi vào đường cấm từ tin báo qua Facebook

Chiều tối ngày 27/10, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã xử phạt tài xế xe ô tô biển kiểm soát 29LD-32xxx đi vào đường cấm từ tin báo của người dân qua Facebook.

Trước đó, trang Facebook Công an thành phố Hà Nội nhận được clip phản ánh xe ô tô biển kiểm soát 29LD-312xxx đi trên phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, đoạn có biển cấm ô tô.

Ngay khi nhận được thông tin, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1, Phòng Cảnh sát giao thông đã xác minh và thông báo tài xế đến làm việc. Tại cơ quan Công an, lái xe thừa nhận hành vi vi phạm như phản ánh của người dân.

Hình ảnh xe ô tô khách đi vào đường cấm do người dân cung cấp.
Hình ảnh xe ô tô khách đi vào đường cấm do người dân cung cấp.

Phòng Cảnh sát giao thông lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tài xế về hành vi “Đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển” theo quy định tại điểm b Khoản 4, Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 123/2021/NĐ-CP). Tổng mức phạt với tài xế là 2,5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 tháng.

Xem thêm >> CSGT XỬ PHẠT NHIỀU Ô TÔ ĐÓN, TRẢ KHÁCH TRÊN CẦU VĨNH TUY

Cũng trong ngày 27/10, toàn thành phố xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông đường bộ nghiêm trọng làm 3 người chết. Trong đó, 2 vụ, 2 người chết do va chạm giữa xe ô tô và xe mô tô tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai và tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm; 1 vụ, 1 người chết do người điều khiển xe mô tô tự gây tai nạn tại xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh.

Nguồn: Hà Nội mới

Từ ngày 1/1/2024, CCCD gắn chip vĩnh viễn sẽ được cấp cho những người có năm sinh này

Việc đổi Căn Cước Công Dân (CCCD) gắn chip là một nghĩa vụ quan trọng đối với công dân Việt Nam. CCCD gắn chip chứa rất nhiều thông tin cá nhân quan trọng và cần thiết vừa đem lại cho người dân nhiều tiện ích vừa giúp cho nhà nước dễ quản lý. Hãy cùng xuphat.com theo dõi bài viết sau đây.

CCCD gắn chip là gì?

cccd gắn chip
Mẫu CCCD gắn chip.

CCCD gắn chip chính là giấy tờ tùy thân của mỗi cá nhân, bao gồm thông tin như thẻ BHYT, BHXH, bằng lái xe, hộ khẩu và nhiều thông tin cá nhân quan trọng khác. Mới đây, Bộ Công An vừa có nhiều đề xuất để sửa đổi Luật Căn Cước Công Dân năm 2014 để thuận tiện hóa hơn cho người dân cũng như cán bộ quản lý. Tuy nhiên, CCCD thì cũng có hạn sử dụng và bất kỳ người dân nào cũng phải làm mới khi CCCD cũ không còn sử dụng được chỉ ngoại trừ duy nhất một đối tượng được cấp vĩnh viễn.

TIN HOT>>Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì, có bắt buộc không?

Trường hợp nào cần đổi CCCD gắn chip

cccd gắn chip
Trường hợp nào cần đổi sang CCCD gắn chip.

CCCD gắn chip phải được đổi khi công dân đủ 25, đủ 40 và đủ 60 tuổi theo quy định của Điều 21, Luật Căn Cước Công Dân 2014. Điều này áp dụng cho những người đã đủ độ tuổi này vào năm 2023.

Đặc Biệt Lưu Ý

  • Người nào đủ độ tuổi vào các năm 1998, 1983 và 1963 cần phải đổi CCCD gắn chip trong năm 2023. Và người sinh năm 1999, 1984, 1964 cần phải đổi CCCD gắn chip vào năm 2024.
  • Tuy nhiên, nếu bạn đã đổi CCCD gắn chip từ năm 2021 khi đủ độ tuổi quy định, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng thẻ này đến khi đủ độ tuổi đổi thẻ lần tiếp theo. Đối với những người đủ 60 tuổi trở lên và đã đổi CCCD gắn chip từ năm 2021, thẻ vẫn còn giá trị cho đến khi hết cuộc sống.

Mức phạt cho việc không đổi sang CCCD gắn chip

Từ năm 2022, việc không đổi CCCD gắn chip sau khi hết hạn có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng theo quy định của Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Luật Căn Cước Công Dân 2014.

Trường hợp nào được cấp CCCD vĩnh viễn vào năm 2024

Theo thông tin phía trên, thì vào năm 2024, những người sinh năm 1964 mà được cấp CCCD trước năm 2021 thì sẽ phải làm lại CCCD. Tuy nhiên đây cũng là lần cuối cùng họ phải làm CCCD vì CCCD được cấp lần này có hiệu lực đến hết đời.

Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2

cccd gắn chip định danh mức 2
CCCD gắn chip định danh mức 2

Sau khi làm CCCD gắn chip thì điều quan trọng mà người dân phải làm là Định danh điện tử.

Khoản 2 Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 với công dân Việt Nam như sau:

Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử:

  • Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
  • Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.
  • Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.

Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân với trường hợp công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chíp điện tử.

TIN HOT>>Cách đăng ký cấp lại biển số xe online

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI