Ví dụ: 29A12345

Tra cứu mức phạt

Tra cứu mức phạt

Bạo lực học đường có thể bị phạt tù

Việc học sinh đánh nhau đánh nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhà trường, gia đình và xã hội; việc dùng vũ lực để giải quyết vấn đề của các em ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường thể hiện tư tưởng; đạo đức trong cuộc sống đã phần nào sai lệch. Vậy, theo quy định học sinh đánh nhau sẽ bị xử phạt ra sao?

Thế nào là bạo lực học đường?

Bạo lực học đường được hiểu là các hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại đến thân thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay các hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi; cùng các hành vi cố ý khác gây tổn hại về mặt thể chất và tinh thần của các đối tượng là học sinh sinh viên xảy ra trong phạm vi cơ sở giáo dục hoặc bên ngoài.

Hành vi của bạo lực học đường

+ Hình vi đánh nhau giữa học sinh với học sinh: Bạo lực học đường thể hiện qua hành vi dùng vũ lực đe dọa, mang vũ khí đến trường, lập các nhóm đánh nhau, đánh hội đồng, tra tấn, hành hạ… nhằm tác động vật lý lên cơ thể, khiến họ rơi vào tình trạng không thể chống đỡ, gây ra những tổn hại về sức khỏe, tính mạng cho người bị hại.

+ Bạo lực tinh thần: Dùng từ ngữ, lời nói xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần, đẩy họ vào chiều hướng suy nghĩ tiêu cực, bất an, sợ hãi.

+ Bạo lực tình dục: Là hành vi quấy rối tình dục, hiếp dâm… mà đối tượng gánh chịu là học sinh, sinh viên. Đây là hành vi ngày càng diễn ra phổ biến và có dấu hiệu gia tăng. Theo đó, học sinh nữ bị xâm hại tình dục tại trường. Đây là một trong những hình thức xấu xa và đáng sợ nhất của bạo lực học đường.

+ Cách hình vi khác…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường

+ Do mâu thuẫn cá nhân giữa các học sinh với nhau, bằng nhiều lý do như nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu,… Sự bồng bột trong suy nghĩ ở độ tuổi đang phát triển, suy nghĩ của các bạn chưa đủ chín chắn, tính hiếu thắng và mong muốn thể hiện cao, không biết tự điều chỉnh cảm xúc để giải quyết mâu thuẫn, mà luôn hướng tới việc “trả thù” bằng việc gây ra những tổn thương về sức khỏe, tinh thần cho đối phương.

+ Do ảnh hưởng tác động của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa, (xem phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực…).

Bạo lực học đường có thể bị phạt tù
Bạo lực học đường có thể bị phạt tù

Hậu quả của hành vi bạo lực học đường

+ Đối với nạn nhân của bạo lực học đường: Các bạn sẽ bị tổn thương về sức khỏe lẫn tâm lý; luôn hoang mang, sợ hãi, ám ảnh khi đến trường.

+ Đối với người thực hiện hành vi bạo lực học đường: Bị bạn bè xung quanh xa lánh, cô lập.

+ Đối với công tác giáo dục: Môi trường học đường bị gây rối loạn. Điều này khiến các học sinh khác bị ảnh hưởng, không có nền tảng môi trường học đường toàn diện nhất để học tập, vui chơi và rèn luyện.

Giải pháp phòng chống bạo lực học đường

Theo PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), trước thực trạng bạo lực học đường có tính chất phức tạp, công tác phòng chống cần các giải pháp sau:

Thứ nhất: cần nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực học đường. Quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ sở giáo dục, giáo viên chủ nhiệm, nơi để xảy ra hành vi bạo lực học đường. Xây dựng quy trình xử lý đối với hành vi bạo lực học đường.

Thứ hai: tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng chống bạo lực học đường với các nội dung cụ thể, hình thức phong phú, đa dạng.

Thứ ba: nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cha mẹ học sinh về phòng, chống bạo lực học đường.

Thứ tư: lựa chọn các nội dung cần thiết để lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực học đường trong các môn học trong chương trình giáo dục một cách hợp lý, hiệu quả.

Thứ năm: tăng cường công tác xây dựng văn hóa học đường; thực hiện nghiêm túc thực chất ứng xử văn hóa trong trường học. Giáo dục đạo đức, lối sống kỹ năng sống cho học sinh để không bị ảnh hưởng bởi bạo lực học đường nói riêng và các tệ nạn xã hội.

Thứ sáu: xây dựng cổng thông tin phòng chống bạo lực học đường nhằm đánh giá sàng lọc, phát hiện và dự báo sớm cho địa phương nguy cơ bạo lực, tổn thương sức khỏe tâm thần; tiếp nhận phản ánh nhanh các nguy cơ tự hại và tự sát.

Cổng thông tin phòng chống bạo lực học đường cũng sẽ giúp cung cấp đầy đủ các tài liệu kỹ thuật, quy trình hướng dẫn, kết quả ứng dụng của các mô hình phòng chống bạo lực học đường, xây dựng trường học an toàn; kết nối chuyên gia để xử lý nhanh các khủng hoảng phát sinh.

Thứ bảy: đầu tư nguồn lực cho công tác phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục. Xây dựng đơn vị thực hiện chức năng tư vấn tâm lý, công tác xã hội trong cơ sở giáo dục; xây dựng vị trí việc làm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục.

Thứ tám: tăng cường mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường trong quản lý giáo dục học sinh; thường xuyên thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình về các hoạt động của nhà trường, tình hình học tập, rèn luyện, các dấu hiệu bất thường để phối hợp triển khai các biện pháp giáo dục học sinh.

Nhà trường cần hỗ trợ, cung cấp cho cha mẹ học sinh kiến thức, kỹ năng trong việc đồng hành, giáo dục giúp con tiến bộ; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan thông qua việc ký kết Quy chế phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực học đường.

Thứ chín: tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành về xây dựng và bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Phối hợp xử lý nghiêm các hành vi bạo lực học đường và hành vi cổ xúy cho bạo lực học đường.

Thứ mười: nghiên cứu, học tập kinh nghiệm một số mô hình quốc tế phòng chống bạo lực học đường có hiệu quả đã được quốc tế công nhận để tiến hành Việt hóa, cung cấp cho các địa phương, cơ sở giáo dục xem xét, lựa chọn, đưa vào sử dụng.

Bạo lực học đường sẽ bị xử lý như thế nào?

Xử lý vi phạm hành chính

– Theo Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đã quy định, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý.

– Cũng theo quy định tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thì cá nhân có hành vi bạo lực học đường có thể bị phạt cảnh cáo nếu hành vi đó chưa gây ra những hậu quả nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.

Bồi thường dân sự

– Theo Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người thực hiện hành vi gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự. Bao gồm các chi phí sau:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

– Theo Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người thực hiện hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về những chi phí được xác định như sau:

+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

Lưu ý: Theo quy định tại Điều 586 Bộ luật dân sự năm 2015 về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân.

– Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

– Nếu người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu (trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật dân sự năm 2015).

– Nếu người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Xử phạt hình sự

– Theo nguyên tắc, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, đối với những học sinh thực hiện hành vi bạo lực học đường khi đã đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội sau đây:

– Theo khoản 22 Điều 1 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích, Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

+ Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

+ Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm.

– Ngoài ra, cá nhân thực hiện hành vi bạo lực học đường cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.

+ Theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội làm nhục người khác. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Lưu ý: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp hành vi bạo lực học đường gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng của người bị hại.

 

Cách đăng ký cấp lại biển số xe online

Nếu biển số xe chẳng may bị rớt hoặc hư hỏng, bạn có thể đăng ký cấp lại biển số xe online thông qua cổng dịch vụ công Bộ Công an theo hướng dẫn sau.

Cách đăng ký cấp lại biển số xe online

Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy mở trình duyệt trên điện thoại hoặc máy tính và truy cập vào cổng dịch vụ công Bộ Công an tại địa chỉ https://dichvucong.bocongan.gov.vn/.

Bước 2: Tiếp theo, bạn hãy bấm vào nút Đăng nhập ở góc trên bên phải, chọn đăng nhập bằng tài khoản cổng dịch vụ công quốc gia.

cấp lại biển số xe online

Bước 3: Tại giao diện chính, bạn hãy gõ vào khung tìm kiếm từ khóa “biển số xe” (không có ngoặc kép), chọn thủ tục Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe tại Công an cấp tỉnh Nộp hồ sơ.

cấp lại biển số xe online

Bước 4: Tại mục trường hợp giải quyết, bạn hãy chọn 7 ngày – cấp lại biển số. Lưu ý, trong bài viết này, xuphat.com sẽ hướng dẫn đăng ký cách cấp lại biển số xe, đối với các trường hợp khác (ví dụ như mất giấy đăng ký xe), người dùng chỉ cần thực hiện tương tự.

cấp lại biển số xe online

Bước 5: Trong trang mới hiện ra, người dùng chỉ cần điền đầy đủ các thông tin cần thiết, đơn cử như cấp lại biển số xe, loại xe (ô tô, xe máy), biển số, số khung, màu biển số… sau đó nhấn Tra cứu. Lúc này, hệ thống sẽ tự động điền các thông tin tương ứng của chủ sở hữu phương tiện ở phần bên dưới.

cấp lại biển số xe online

Bước 6: Kiểm tra lại và điền đầy đủ các thông tin còn thiếu, lưu ý, các mục có dấu * không được bỏ trống.

Bước 7: Tại mục Thông tin hồ sơ, người dùng cần tải lên mẫu khai đăng ký xe và các giấy tờ cần thiết, sau đó gửi hồ sơ. Cuối cùng, bạn chỉ cần làm theo các bước hướng dẫn được gửi về tin nhắn hoặc email cho đến khi hoàn tất.

cấp lại biển số xe online

Bước 8: Để tra cứu tiến độ xử lý hồ sơ, bạn hãy truy cập vào website cổng dịch vụ công Bộ Công an, sau đó bấm vào menu Tra cứu hồ sơ, nhập mã hồ sơ tương ứng. Tiếp theo, người dùng chỉ cần bấm vào tùy chọn Quy trình.

cấp lại biển số xe online

Như vậy là xuphat.com đã hướng dẫn hoàn tất cách đăng ký cấp lại biển số xe, giấy đăng ký xe online cho các bạn. Chúc mọi người thành công.

TIN HOT>>Hy hữu tranh chấp thi thể và quyền mai táng

4 mẫu hộ chiếu mới theo thủ tục rút gọn Bộ Công an

Bộ Công an đã bổ sung mẫu hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn, có trang bìa màu đen, gồm 12 trang và có thời hạn không quá 12 tháng. Hãy cùng xuphat.com theo dõi bài viết sau đây.

Theo đó, 4 mẫu hộ chiếu sẽ bao gồm:

  • Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG).
  • Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV).
  • Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT).
  • Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn, trang bìa màu đen (mẫu HCPT-RG).

So với quy định trước đây, Bộ Công an đã thêm mẫu hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn. Cụ thể, mẫu hộ chiếu này có 12 trang và có thời hạn không quá 12 tháng.

4 đối tượng được cấp mẫu hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn

mẫu hộ chiếu mới
Hộ chiếu mẫu mới màu xanh tím.

Theo Điều 17, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật số 23/2023/QH15 sửa đổi một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, 4 đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn, gồm:

  • Người ra nước ngoài có thời hạn bị mất hộ chiếu phổ thông, có nguyện vọng về nước ngay.
  • Người không được phía nước ngoài cho cư trú nhưng không thuộc đối tượng điều chỉnh của điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về nhận trở lại công dân nhưng không có hộ chiếu.
  • Người phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân.
  • Người được cấp hộ chiếu phổ thông vì lý do quốc phòng, an ninh.

XEM THÊM>>Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì, có bắt buộc không?

Quy cách, kỹ thuật chung của hộ chiếu mới

Về quy cách, kỹ thuật chung của hộ chiếu này, Thông tư 31/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định: Hộ chiếu có mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chíp điện tử (hộ chiếu điện tử) có biểu tượng chíp điện tử; hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp cùng họa tiết trống đồng; ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu: tiếng Việt và tiếng Anh.

Số trang trong cuốn hộ chiếu không kể trang bìa gồm: 48 trang đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm; 12 trang đối với hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng; chíp điện tử được đặt trong bìa sau của hộ chiếu có gắn chíp điện tử; bìa hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao.

TIN HOT>>Sập bẫy “mỹ nữ” Bắc Giang qua mạng

Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì, có bắt buộc không?

Thẻ căn cước công dân gắn chip còn được gọi là thẻ căn cước điện tử e-ID, là một loại giấy tờ tùy thân của cá nhân, thay thế cho CMND cũ và thẻ CCCD mã vạch.

Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì?

Thẻ căn cước công dân gắn chip là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập tra cứu thông tin của công dân chủ sở hữu trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Hiện nay thẻ căn cước điện tử đã được tích hợp thêm nhiều dịch vụ tiện ích về bảo hiểm, ngân hàng, bằng lái xe, sổ hộ khẩu và nhiều giấy tờ cá nhân quan trọng giúp công dân có thể thực hiện các thủ tục hành chính dễ dàng, chính xác và hiệu quả.

Thẻ căn cước công dân gắn chip là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân.
Thẻ căn cước công dân gắn chip là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân.

Theo Bộ Công an, thẻ căn cước công dân gắn chip về cơ bản cũng giống như thẻ căn cước công dân mã vạch. Nhưng trên thẻ không có các dòng trạng thái thể hiện mã vạch, mà nó sẽ thay thế bằng chip điện tử dung lượng lớn. Thẻ căn cước công dân gắn chip lưu trữ những đặc điểm nhận dạng bằng hình ảnh, vân tay và sinh trắc học.

Một số lưu ý khi dùng thẻ căn cước công dân gắn chip:

  • Thẻ căn cước sẽ phải đổi khi công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
  • Nếu thẻ căn cước được đổi trong 2 năm trước tuổi quy định trên thì vẫn có thời hạn sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Điều này có nghĩa là thẻ căn cước công dân có mã vạch hay gắn chip đều áp dụng chung thời hạn sử dụng đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Trong trường hợp đã được cấp trước 2 năm trong các độ tuổi đó thì bạn vẫn có thể sử dụng thẻ cho đến các mốc tuổi tiếp theo.
  • Nếu công dân đã đủ 60 tuổi thì thời hạn sử dụng thẻ sẽ là suốt đời, trong trường hợp không đánh mất thẻ hoặc thẻ bị hỏng.

Xem thêm >> NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI NHẤT VỀ CCCD GẮN CHIP NĂM 2023

Thẻ căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không?

Bộ Công an khuyến cáo người dân nên đổi sang căn cước công dân gắn chip vì những tiện ích của nó mang lại.
Bộ Công an khuyến cáo người dân nên đổi sang căn cước công dân gắn chip vì những tiện ích của nó mang lại.

Theo đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 – Bộ Công an) cho biết hiện nay không có bất cứ văn bản pháp quy nào quy định chấm dứt giá trị sử dụng của thẻ chứng minh nhân dân hay căn cước công dân mã vạch (không gắn chip).

Do đó các thẻ này vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Với chứng minh nhân dân loại cũ có giá trị sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp. Với các căn cước công dân 12 số mã vạch, thời hạn sử dụng được ghi ở mặt trước của thẻ căn cước.

Tuy nhiên theo đại diện C06, Bộ Công an đang khuyến cáo, vận động người dân nên sớm thực hiện các thủ tục chuyển sang thẻ căn cước công dân gắn chip để sử dụng được thuận tiện, hưởng các lợi ích.

TIN HOT>>4 mẫu hộ chiếu mới theo thủ tục rút gọn Bộ Công an

Những quy định mới nhất về CCCD gắn chip năm 2023

Những quy định mới về CCCD gắn chip năm 2023 mà ai cũng nên biết để không bị mất quyền lợi.

Theo đó, Căn cước công dân (CCCD) là 1 trong những giấy tờ tùy thân quan trọng, từ ngày 1/1/2021, Bộ Công An đã triển khai cấp CCCD gắn chip thay vì CMND, CCCD mã vạch trước đó. Dưới đây là những quy định về CCCD mới nhất năm 2023.

Những quy định mới nhất về CCCD gắn chip năm 2023
Những quy định mới nhất về CCCD gắn chip năm 2023

Có thể dùng CCCD gắn chip thay sổ hộ khẩu

Từ ngày 01/01/2023, không còn áp dụng sổ hộ khẩu giấy. Theo quy định tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP, hàng loạt thủ tục hành chính có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho sổ hộ khẩu giấy như: Thủ tục mua bán điện sinh hoạt, đăng kí nuôi con nuôi, thủ tục xác định đất ổn định, lâu dài để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục vay vốn hỗ trợ việc làm, thủ tục cấp, cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp người thân đến nhận thẻ thay…

Đồng thời, khi không còn sử dụng hộ khẩu giấy thì các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú bao gồm: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Những trường hợp bắt buộc đổi thẻ CCCD gắn chip năm 2023

Người đang dùng CMND từ năm 2008 trở về trước: Theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 170/2007/NĐ-CP), Chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp. Như vậy, đến năm 2023, những người có Chứng minh nhân dân được cấp từ năm 2008 trở về trước bắt buộc phải đổi sang Căn cước công dân gắn chíp.

Buộc đổi CCCD với người đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi: Cụ thể, theo Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định, thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Theo đó, sang năm 2023, những người sinh năm 1998, 1983 và 1963 và được cấp thẻ Căn cước công dân từ năm 2021 trở về trước sẽ thuộc độ tuổi phải đổi thẻ Căn cước công dân. Trường hợp nếu đã đổi thẻ Căn cước công dân mới từ năm 2021 trở đi thì vẫn tiếp tục sử dụng thẻ này đến độ tuổi phải đổi thẻ tiếp theo.

Không còn sử dụng sổ hộ khẩu giấy khi làm Căn cước công dân gắn chíp

Theo Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA, việc thu nhận thông tin công dân khi làm Căn cước công dân gắn chíp quy định như sau:

Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Cụ thể giấy tờ, hồ sơ chứng minh thông tin công dân có thể là sổ hộ khẩu giấy.

Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2023, “khai tử” sổ hộ khẩu giấy, khi thực hiện thủ tục làm thẻ Căn cước công dân gắn chíp, người dân không còn sử dụng sổ hộ khẩu để chứng minh thông tin công dân. Thay vào đó có thể sử dụng các loại giấy tờ tùy thân khác như Chứng minh nhân dân, Giấy khai sinh…

Xem thêm >>> THÔNG TƯ 59/2021/TT-BCA QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI