Ví dụ: 29A12345

Tra cứu mức phạt

Tra cứu mức phạt

2 trường hợp ô tô thuộc diện phải triệu hồi

Có hiệu lực từ ngày 1/10/2023, Nghị định 60/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ quy định về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu và linh kiện nhập khẩu theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trường hợp ô tô thuộc diện phải triệu hồi
Trường hợp ô tô thuộc diện phải triệu hồi

1. Ô tô thuộc diện phải triệu hồi gồm:

+ Ô tô triệu hồi theo công bố của nhà sản xuất;
+ Ô tô triệu hồi theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra. Việc yêu cầu triệu hồi của cơ quan kiểm tra được thực hiện trên cơ sở bằng chứng cụ thể, kết quả xác minh các thông tin phản ánh về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu.

2. Trách nhiệm của người nhập khẩu

Trường hợp các ô tô đã đưa ra thị trường có lỗi kỹ thuật phải triệu hồi, người nhập khẩu phải thực hiện các công việc sau đây:
– Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo triệu hồi từ nhà sản xuất hoặc từ cơ quan kiểm tra, người nhập khẩu phải thông báo bằng văn bản tới các đại lý bán hàng yêu cầu không bán ra thị trường các ô tô thuộc diện triệu hồi mà chưa được khắc phục;
– Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo triệu hồi từ nhà sản xuất hoặc từ cơ quan kiểm tra, người nhập khẩu phải gửi tới cơ quan kiểm tra báo cáo bằng văn bản các nội dung sau: nguyên nhân xảy ra lỗi kỹ thuật; biện pháp khắc phục; số lượng ô tô phải triệu hồi; kế hoạch triệu hồi phù hợp;
– Chủ động thực hiện và tuân thủ theo đúng kế hoạch triệu hồi, đồng thời người nhập khẩu phải công bố thông tin về kế hoạch triệu hồi và danh sách ô tô phải triệu hồi trên trang thông tin điện tử của người nhập khẩu, các đại lý bán hàng một cách kịp thời, đầy đủ.

3. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra

– Thông báo bằng văn bản cho người nhập khẩu về việc tiếp nhận kế hoạch triệu hồi và các yêu cầu bổ sung đối với chương trình triệu hồi (nếu có);
– Yêu cầu người nhập khẩu phải thực hiện việc triệu hồi;
– Thông tin về ô tô bị triệu hồi trên trang thông tin điện tử của Cơ quan kiểm tra;
– Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện triệu hồi của người nhập khẩu theo kế hoạch;
– Tạm dừng các thủ tục chứng nhận chất lượng đối với người nhập khẩu ô tô không thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều này;
– Cơ quan kiểm tra sẽ xem xét dừng thủ tục kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các ô tô của cùng nhà sản xuất nếu người nhập khẩu cung cấp được bằng chứng nhà sản xuất đó không phối hợp để thực hiện kế hoạch triệu hồi;
– Đối với ô tô thuộc diện triệu hồi mà chưa được Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận, Cơ quan kiểm tra thông báo tới cơ quan hải quan nơi mở tờ khai hàng hóa nhập khẩu cho phép người nhập khẩu tạm giải phóng hàng để người nhập khẩu thực hiện việc khắc phục các xe thuộc diện triệu hồi. Sau khi người nhập khẩu cung cấp danh sách các ô tô đã được khắc phục lỗi theo quy định của nhà sản xuất, Cơ quan kiểm tra tiếp tục thực hiện thủ tục kiểm tra, chứng nhận theo quy định.

Có thể bạn quan tâm:

Hành vi vi phạm trong sử dụng điện: Xử phạt thế nào?

Quy định tại Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022 của Chính phủ.

Phát hiện hành vi vi phạm trong sử dụng điện
Phát hiện hành vi vi phạm trong sử dụng điện

Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 12 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; có hiệu lực từ ngày 31/01/2022; trong đó, quy định về trách nhiệm pháp lý đối với hành vi trộm cắp điện cụ thể như sau:

1. Tại Khoản 8, Điều 12 của Nghị định số 17/2022/NĐ-CP quy định Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức như sau:

a) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.

2. Tại Khoản 9, Điều 12 của Nghị định số 17/2022/NĐ-CP quy định:

Khi phát hiện hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 2.000.000 đồng trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ra một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62, Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản 8 Điều này.

Bên cạnh đó, đối với hành vi trộm cắp điện còn có hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

– Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều này (Tại Khoản 10, Điều 12 của Nghị định số 17/2022/NĐ-CP)

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để hoàn trả cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt (Điểm b Khoản 11 Điều 12).

Có thể bạn quan tâm:

Cảnh giác khi nhận cuộc gọi tự xưng CSGT thông báo phạt nguội

Thời gian gần đây, khá nhiều người hoang mang khi nhận được cuộc gọi từ số lạ tự xưng là Cảnh sát giao thông (CSGT) thông báo nộp phạt nguội. Vậy theo quy định, CSGT có gọi điện thông báo phạt nguội không?

CSGT có gọi điện thông báo phạt nguội không?
CSGT có gọi điện thông báo phạt nguội không?

CSGT có gọi điện thông báo phạt nguội không?

Phạt nguội là hình thức xử phạt vi phạm giao thông đường bộ thông qua hình ảnh từ hệ thống camera được lắp trên các tuyến đường cao tốc, các ngã tư trọng điểm hoặc hình ảnh được người dân quay chụp gửi về địa điểm, hòm thư điện tử của Đội CGST hoặc đăng tải trên mạng xã hội.

Các thông tin, hình ảnh thu được sẽ được gửi về Trung tâm xử lý. Sau đó Trung tâm này tiến hành việc in ảnh, truy xuất thông tin chủ phương tiện rồi thông báo vi phạm để xử phạt.

CSGT không được gọi điện thông báo phạt nguội mà phải gửi thông báo vi phạm bằng văn bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử theo quy định tại điểm c Điều 28 Thông tư 32/2023/TT-BCA.

Vậy làm cách nào để biết mình có bị phạt nguội hay không? Bạn hãy làm theo hướng dẫn nhé:

Quy trình xử phạt nguội vi phạm giao thông như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 165/2013/NĐ-CP và Điều 28 Thông tư 32/2023/TT-BCA, quy trình xử phạt nguội vi phạm giao thông thực hiện như sau:

Bước 1: Phát hiện vi phạm giao thông

Thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, hình ảnh phương tiện vi phạm giao thông được ghi lại.

Bước 2: Hình ảnh vi phạm được chuyển cho bộ phận trích xuất

Lưu lại các thông tin về phương tiện vi phạm như biển số xe, thời gian vi phạm, tuyến đường vi phạm, lỗi vi phạm… Sau đó in hình ảnh vi phạm kèm theo phiếu xác nhận kết quả vi phạm, chuyển cho lực lượng CSGT để làm căn cứ xác định vi phạm và xử phạt.

Việc giao, nhận hình ảnh vi phạm kèm phiếu xác nhận kết quả phải được ghi chép vào sổ theo dõi, ký nhận và lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Bước 3: Xác định thông tin phương tiện, chủ xe

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, CSGT nơi phát hiện vi phạm hành chính thực hiện như sau:
– Xác định thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính thông qua cơ quan đăng ký xe, Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, cơ quan, tổ chức khác có liên quan;

– Trường hợp chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính không cư trú, đóng trụ sở tại địa bàn cấp huyện nơi cơ quan Công an đã phát hiện vi phạm hành chính thì chuyển kết quả thu thập được đến Công an xã, phường, thị trấn nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm.

Bước 4: Gửi thông báo phát hiện vi phạm

Gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính.

Nếu việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính thì yêu cầu đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính.

Việc gửi thông báo vi phạm được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử (khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin).

Bước 5: Chủ phương tiện đến giải quyết vi phạm, nộp phạt.

Cảnh giác khi nhận cuộc gọi tự xưng CSGT thông báo phạt nguội

Đến nay, đã có rất nhiều người dân phản ánh việc bị những số điện thoại lạ hoặc số điện thoại không xác định gọi đến tự xưng là số tổng đài CSGT.

Kịch bản thường thấy của các cuộc gọi này là yêu cầu người nghe chuyển tiền vào tài khoản định sẵn hoặc cung cấp mã OTP nhằm chuyển tiền vào tài khoản của chúng để “xác minh, điều tra, xử lý phạt nguội”:

Nội dung cuộc gọi thường gặp
Nội dung cuộc gọi thường gặp

Như đã phân tích, CSGT không được gọi điện thông báo phạt nguội mà phải gửi thông báo vi phạm bằng văn bản cho người dân, vì vậy mọi cuộc gọi tự xưng CSGT thông báo phạt nguội đều là lừa đảo.

Bộ Công an khuyến cáo người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác đối với loại tội phạm này, cảnh giác với các cuộc gọi thông báo liên quan đến biên lai “phạt nguội”.

Đặc biệt là không cung cấp, chia sẻ thông tin cá nhân, lai lịch, chứng minh nhân dân, số điện thoại, thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng (tên người dùng, mật khẩu đăng nhập, mã xác thực OTP, địa chỉ email) cho bất kỳ ai.

Có thể bạn quan tâm:

Quy định về thành lập quỹ bảo hiểm xe cơ giới năm 2023

Để bảo hiểm xe máy, xe ôtô phát huy giá trị, pháp luật hiện hành đã có quy định về thành lập quỹ bảo hiểm xe cơ giới.

Quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Quy định, nguyên tắc quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xe cơ giới

Cụ thể, Nghị định số 67/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có hiệu lực từ 6.9.2023 quy định, nguyên tắc quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xe cơ giới như sau:

Quỹ bảo hiểm xe cơ giới là quỹ được thành lập để thực hiện các hoạt động chi hỗ trợ nhân đạo; công tác đề phòng, hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông đường bộ; tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các hoạt động liên quan nhằm góp phần bảo vệ lợi ích công cộng và bảo đảm an toàn xã hội.

Quỹ bảo hiểm xe cơ giới do các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đóng góp, được quản lý tập trung tại Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, có tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam và được sử dụng con dấu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.

Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được quản lý và sử dụng minh bạch, hiệu quả và đúng mục đích theo quy định tại Nghị định này.

Đối tượng áp dụng

Nghị định áp dụng đối với:

– Chủ xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

– Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy đối với bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

– Chủ đầu tư, nhà thầu theo quy định của pháp luật xây dựng đối với bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

– Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi là “doanh nghiệp bảo hiểm”); doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài (sau đây gọi là “doanh nghiệp tái bảo hiểm”).

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Về nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xe cơ giới quy định

Đóng góp của các doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Nguồn từ thu lãi tiền gửi. Các nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân.

Nghị định số 67/2023/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định đóng góp quỹ bảo hiểm xe cơ giới như sau: Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trích tối đa 1% tổng số phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề để đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.

Trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới quyết định tỉ lệ đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, thực hiện thông báo cho các doanh nghiệp bảo hiểm và Bộ Tài chính.

Doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thực hiện đóng góp vào tài khoản của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới theo thời hạn sau:

Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm, nộp 50% tổng số tiền quy định.

Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm đơn vị phải nộp số tiền còn lại quy định.

Có thể bạn quan tâm:

 

Người vi phạm có thể nộp phạt nguội online không?

Người vi phạm giao thông có thể nộp phạt nguội online không?

Hiện nay, người dân có thể nộp phạt nguội online qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công An mà không cần phải đến các cơ quan chức năng.

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI