Ví dụ: 29A12345

Tra cứu mức phạt

Tra cứu mức phạt

Người mua dâm hoa hậu 200 triệu sẽ bị xử phạt ra sao?

Liên quan đến đường dây hoa hậu, hoa khôi, tiếp viên hàng không bán dâm, vừa được cơ quan chức năng phát hiện thông tin gây xôn xao dư luận những ngày qua, nhiều người thắc mắc đại gia mua dâm hoa hậu 200 triệu sẽ bị xử phạt như thế nào? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu dưới góc độ pháp luật Việt Nam…

Vụ “mua dâm” hoa hậu xôn xao dư luận

Vừa qua, Công an TP HCM đã phối hợp với Công an quận 7 bắt quả tang 4 cặp nam nữ có hành vi mua bán dâm tại tòa nhà Oakwood Residence Saigon (quận 7) và khách sạn La Galerie (huyện Bình Chánh).

Cụ thể T.T.H. (SN 1996, Hoa hậu Thế giới người Việt tại Thái Lan) bán dâm cho một người đàn ông giá 200 triệu đồng; N.N.T.T. (SN 1999, từng tham gia cuộc thi Hoa khôi Du lịch Việt Nam, không có giải) bán dâm giá 45 triệu đồng; H.B.A (SN 1998) và  H.T.H.C (SN 1992) bán dâm đồng giá 5 triệu đồng.

Hai người trong đường dây môi giới mại dâm cho hoa hậu
Hai người trong đường dây môi giới mại dâm cho hoa hậu

Theo đó, các đại gia được những “tú ông”, “tú bà” trao đổi, gửi hình ảnh các người mẫu, hoa khôi, hoa hậu trong các cuộc thi sắc đẹp tại Việt Nam xem trước. Sau đó, gửi hình ảnh gái bán dâm và thông tin về các cuộc thi sắc đẹp, bài báo có sự góp mặt của các hoa khôi, người mẫu, hoa hậu… để gửi cho khách mua dâm nhằm tăng sự thu hút và nâng giá bán dâm.

Sau khi các đại gia đồng ý và chốt giá thì các “tú ông”, “tú bà” sẽ điều động các chân dài đi tiếp khách tại địa điểm chỉ định. Trong vụ án này, những người môi giới sẽ hưởng từ 1000 USD đến 2000 USD/ 1 lần gái bán dâm là các hoa khôi, hoa hậu, người mẫu.

Ngoài việc xử lý hình sự người môi giới mại dâm thì cơ quan chức năng còn xử lý hành chính những người thực hiện hành vi mua dâm và các hoa hậu, hoa khôi tham gia bán dâm.

Người “mua hoa” bị xử phạt hành chính

Cụ thể, Điều 22 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 quy định rõ tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà người mua dâm bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Ngoài ra, người mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nói không với mại dâm
Nói không với mại dâm

Điều 24 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì người mua dâm bị phạt từ 1 triệu đến 2 triệu (khoản 1); nếu mua dâm từ 2 người trở lên một lúc thì bị phạt từ 2 triệu đến 5 triệu đồng (khoản 2).

Ngoài ra, khoản 3, điều 24 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP còn quy định tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Bên cạnh đó, Điều 329 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định nếu mua dâm người từ trên 13 tuổi đến dưới 18 tuổi sẽ bị xử lý hình sự lên đến 15 năm.

Đáng chú ý, Điều 27 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 thì ngoài việc bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định chung thì cán bộ, công chức mua dâm còn bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục và xử lý kỷ luật.

Cán bộ, công chức hoặc người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm thì trong thời gian bị xử lý kỷ luật không được đề cử, ứng cử vào các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; không được bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại, bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương hoặc cao hơn trong các cơ quan nhà nước hoặc trong lực lượng vũ trang nhân dân

Công an xã, phường có quyền xử phạt phương tiện giao thông?

Theo quy định thì lực lượng công an xã, phường có quyền xử phạt và giữ xe của người vi phạm không? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu ngay sau đây…

Công an xã sẽ được phép xử lý một số lỗi khi không có lực lượng CSGT đi cùng

Tại điểm c khoản 2 Điều 33 Thông tư 32/2023/TT-BCA, có hiệu lực từ ngày 15/9/2023, Quy định, Công an xã sẽ được phép xử lý một số lỗi khi không có lực lượng CSGT đi cùng.

Theo đó, trường hợp không có lực lượng CSGT đi cùng thì Công an xã vẫn được thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được phê duyệt, sau đó phải báo cáo tình hình, kết quả hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm cho lực lượng CSGT. Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã và đường khác thuộc địa bàn xã quản lý.

Cũng theo Thông tư 32 của Bộ Công an, Công an xã được dừng xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe thô sơ để xử phạt các lỗi bao gồm: Không đội mũ bảo hiểm theo quy định; Chở quá số người; Chở hàng hóa cồng kềnh, quá kích thước giới hạn; Dừng, đỗ xe không đúng quy định; Phóng nhanh, lạng lách, đánh võng; Không có gương chiếu hậu ở bên trái; Sử dụng ô (dù); Chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện.

Trong nhiều trường hợp, công an phường được huy động để kiểm soát giao thông (Ảnh minh họa)
Trong nhiều trường hợp, công an phường được huy động để kiểm soát giao thông (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, nếu phát hiện phương tiện giao thông vi phạm nghiêm trọng về trật tự, an toàn giao thông, an ninh, trật tự xã hội mà không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội thì cũng được xử lý theo quy định. Trong quá trình xử lý vi phạm, nếu phát hiện hành vi vi phạm khác thì được xử lý theo thẩm quyền, nếu vượt quá thẩm quyền thì công an xã lập biên bản và báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.

Trước đó, quyền hạn của Công an xã, phường trong việc xử phạt người vi phạm giao thông cũng được quy định rõ. Pháp luật quy định, ngoài cảnh sát giao thông đường bộ theo quy định tại Thông tư 65/2012/TT-BCA quy định nhiệm vụ,quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ còn một số lực lượng khác cũng có thẩm quyền dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Căn cứ Nghị định số 27/2010/NĐ-CP về việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ quy định các lực lượng có thể được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi cần thiết gồm: Công an xã, phường, thị trấn và các lực lượng cảnh sát khác (gồm: cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động, cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát bảo vệ, và cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội).

Tuy nhiên, việc huy động phải thực hiện bằng Quyết định hoặc Kế hoạch huy động, trong đó nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của CSGT, cảnh sát khác và công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông.

Khi hết thời gian huy động ghi trong Quyết định hoặc Kế hoạch huy động mà không có văn bản huy động mới của cấp có thẩm quyền thì lực lượng cảnh sát khác và công an xã kết thúc nhiệm vụ được huy động, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.

Lực lượng Công an xã kiểm tra hành chính người tham gia giao thông
Lực lượng Công an xã kiểm tra hành chính người tham gia giao thông

Khi công an phường xã độc lập làm nhiệm vụ

Theo Điều 8 Nghị định số 27/2010/NĐ-CP về Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng cảnh sát khác và công an xã với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ: “Các lực lượng cảnh sát khác và công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thường xuyên thông báo cho lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ về việc tuần tra, kiểm soát của mình.

Nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết”.

Theo Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 47/2011/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Nghị định số 27/2010/NĐ-CP về việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ thì “Trường hợp không có lực lượng cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng cảnh sát khác và công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

Như vậy, theo quy định này, khi độc lập làm nhiệm vụ (nghĩa là không phải là đi cùng lực lượng cảnh sát giao thông), công an phường, xã chỉ được thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Thầy giáo dạy lái xe tử vong nữ học viên thoát chết gang tấc

Xe Mazda CX5 bất ngờ tông mạnh vào ô tô tập lái của Trung tâm dạy nghề Đại Lợi khiến thầy giáo dạy lái xe tử vong.

Sáng 18/9, Phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Nông xác nhận một vụ tai nạn vừa xảy ra giữa ô tô Mazda CX5 và xe tập lái khiến một thầy dạy lái tử vong.

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: CTV
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: CTV

Theo thông tin ban đầu, khoảng 17h ngày 17/9, ô tô hiệu Mazda CX5 mang BKS 48A-045.XX do một người đàn ông điều khiển lưu thông trên quốc lộ 14 theo hướng Đắk Lắk – Đắk Nông.

Khi chạy đến khu vực Eo Gió, thuộc xã Thuận An (huyện Đắk Mil), xe Mazda CX5 lao sang làn đường ngược chiều rồi tông vào ô tô dạy lái của Trung tâm dạy nghề Đại Lợi do một nữ học viên điều khiển, dưới sự giám sát của thầy giáo dạy lái.

Xe tập lái bị nát phần đầu. Ảnh: CTV
Xe tập lái bị nát phần đầu. Ảnh: CTV

Cú tông mạnh vào ghế phụ khiến thầy dạy lái xe tên Y Win (34 tuổi, ngụ huyện Đắk Mil) bị thương, được người dân đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong. Nữ học viên bị thương nhẹ.

Về phần xe Mazda CX5, sau cú tông mạnh, các túi khí bung ra, tài xế xe này cũng bị thương và được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tại hiện trường, cả hai ô tô đều bị bể nát phần đầu.

Chuốc họa vì nhận tiền chuyển khoản nhầm nhưng không trả lại

Bà V.T.H đã nhiều lần liên lạc với Trương Đức Thanh để xin nhận lại số tiền chuyển khoản nhầm, đồng thời, trình báo công an. Công an yêu cầu Thanh trả lại toàn bộ số tiền nhưng đối tượng không chấp hành nên bị bắt giữ.

Vậy khi bạn chuyển khoản nhầm, dù đã liên hệ với chủ tài khoản nhưng không nhận được hồi âm và bạn cũng đã thông tin vụ việc đến ngân hàng nhưng người nhận không trả lại. Vậy phải xử lý ra sao? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu nhé!

Tham thì thâm

Công an huyện Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn) cho biết vừa khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trương Đức Thanh (SN 1996, ở thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) về tội chiếm giữ trái phép tài sản.

Trước đó, ngày 24/7/2023, bà V.T.H. (SN 1973, ở xã Yên Vượng, huyện Hữu Lũng) dùng điện thoại di động thực hiện việc chuyển khoản cho bạn hàng số tiền 389,2 triệu đồng, nhưng lại chuyển nhầm vào tài khoản của người khác.

Đối tượng Trương Đức Thanh
Đối tượng Trương Đức Thanh

Bà V.T.H đã đến ngân hàng nhờ tra soát thông tin và biết được đã chuyển khoản nhầm sang tài khoản của Trương Đức Thanh.

Bà H đã nhiều lần liên lạc với Trương Đức Thanh để xin nhận lại số tiền chuyển nhầm, đồng thời, trình báo công an. Mặc dù được công an ra yêu cầu trả lại toàn bộ số tiền trước ngày 4/8 nhưng đối tượng không chấp hành.

Thanh chỉ chuyển lại cho bà H. hai lần vào các ngày 1 và 11/8, với tổng số tiền là 219 triệu đồng, số tiền còn lại Thanh hứa sẽ trả dần nhưng không đưa ra thời hạn, sau đó không nghe điện thoại hay trả lời tin nhắn của bà H.

Quá trình điều tra, công an làm rõ sau khi nhận tiền chuyển nhầm, Trương Đức Thanh đã chuyển số tiền trên sang hai tài khoản khác. Tại Cơ quan điều tra, Thanh khai nhận do trả nợ và tiêu xài nên không còn tiền để trả cho bà V.T.H.

Phải xử lý sao khi bạn chuyển khoản nhầm, dù đã liên hệ với chủ tài khoản nhưng không nhận được hồi âm?
Phải xử lý sao khi bạn chuyển khoản nhầm, dù đã liên hệ với chủ tài khoản nhưng không nhận được hồi âm?

Chuyển khoản nhầm nhưng người nhận không trả lại: Cần xử lý ra sao?

Về mặt thực tế và pháp lý thì khi ngân hàng đã liên hệ với chủ tài khoản yêu cầu chuyển hoàn số tiền bạn chuyển khoản nhầm nhưng người này không thực hiện thì bạn cần phải nhờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ở đây là cơ quan cảnh sát điều tra cấp quận nơi chi nhánh ngân hàng bạn chuyển tiền.

Theo điều 176 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 quy định tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau:

  1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.

Ngân hàng sẽ không được phép cung cấp thông tin số điện thoại, địa chỉ tài khoản nhận tiền chuyển nhầm khi bạn có yêu cầu. Tuy nhiên, khi ngân hàng nhận được công văn của cơ quan cảnh sát điều tra yêu cầu cung cấp thông tin trên thì ngân hàng phải có nghĩa vụ cung cấp.

Từ số điện thoại, địa chỉ này, cơ quan cảnh sát điều tra theo đúng công vụ, tuân thủ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự sẽ mời, triệu tập người chủ tài khoản đến đề làm việc.

Tại buổi làm việc này, yêu cầu của bạn sẽ được cán bộ điều tra chuyển đến cho người bị tố cáo. Người bị tố cáo nếu sau khi kiểm tra lại thông tin tài khoản xác định đúng là nhầm thì sẽ chuyển hoàn lại.

Khi cơ quan cảnh sát điều tra xác định rõ tiền bị chuyển khoản nhầm, người nhận tiền biết số tiền đó bị chuyển nhầm nhưng không chịu trả lại mặc dù đã có yêu cầu của người chuyển tiền thì tuân thủ đúng quy định của Bộ luật hình sự, việc khởi tố về hành động chiếm giữ trái phép tài sản chắc chắn sẽ được thực hiện.

 

Cần tăng cường xử phạt “nguội” xe máy ngược chiều qua camera

Tình trạng đi ngược chiều, lấn làn… thường xuyên xảy ra tại nhiều tuyến đường TP.HCM. Hàng trăm người nối nhau vi phạm Luật Giao thông và dễ gây ùn tắc, tai nạn giao thông. Theo nhiều người cơ quan chức năng cần tang cường xử phạt nguội qua camera để không còn tình trạng này tái diễn. Mời quý vị cùng xuphat.com tiếp tục theo dõi…

Nối nhau vi phạm giao thông

Sáng 13-9, trên đường Nguyễn Văn Bá, đoạn giao với đường số 1 (phường Trường Thọ, TP Thủ Đức, TP.HCM) đông nghẹt xe cộ. Trong lúc dòng xe máy, ô tô chen chúc nhau nhích từng chút bên phần đường của mình, khoảng 10 xe máy tràn sang làn đường bên ngoài, chạy ngược chiều về hướng cầu Rạch Chiếc.

Nhiều người bắt đầu chạy theo tạo thành đoàn xe đi ngược chiều “đối đầu” dòng xe tải, xe container đang chạy.

Ở đường Điện Biên Phủ (đoạn từ đường Phan Liêm đến đường Mạc Đĩnh Chi, quận 1), dòng xe máy đi ngược chiều, lấn làn ép dòng xe đang đi đúng luật. Vào giờ cao điểm, dòng xe ngược chiều gây rối loạn giao thông khiến ùn tắc tại đây nghiêm trọng hơn.

Cơ quan chức năng đã có đặt biển cấm chạy ngược chiều, đồng thời có cảnh sát giao thông thường xuyên tuần tra, xử phạt nhưng cảnh sát giao thông vừa rời đi, người đi xe máy lại ngang nhiên vi phạm.

Tại giao lộ Phạm Văn Đồng – Phan Văn Trị (quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp) vẫn thường có cảnh xe máy nối đuôi nhau đi ngược chiều để khỏi phải đi vòng và quay đầu xe bỏ chạy khi thấy có cảnh sát giao thông.

Tình trạng này cũng phổ biến ở đường Trường Chinh (quận Tân Bình) và nhiều điểm nóng khác về kẹt xe.

Dòng xe máy chạy ngược chiều trên đường Nguyễn Văn Bá (TP Thủ Đức)
Dòng xe máy chạy ngược chiều trên đường Nguyễn Văn Bá (TP Thủ Đức)

Đề nghị tăng cường phạt nguội

Người thân của tôi từng bị xe máy đi ngược chiều trên đường Điện Biên Phủ (đoạn gần đường Phan Liêm, quận 1) đâm sầm vào. Chị bị trầy xước đầu gối, xe máy gãy kính chiếu hậu. Người kia vội vàng lái xe biến mất vào con hẻm phía bên kia đường.

Nơi này đa số vi phạm là học sinh, khi bị thổi phạt thì các em khóc lóc vì sợ bị cha mẹ rầy, bị trường trừ điểm hạnh kiểm..

Vượt đèn đỏ hay đi ngược chiều lại trở thành thói quen của đông người như vậy vô cùng nguy hiểm. Chẳng may những người đi ngược chiều va chạm vào ô tô, xe tải thì hậu quả khôn lường. Không ai được quyền đổ lỗi do kẹt xe mà chạy sai, gây nguy hiểm cho bản thân và xã hội.

Muốn kéo giảm ùn tắc, tai nạn thì ngoài nâng cấp hạ tầng đường sá, cần ý thức của từng người đi đường.

Tôi đề nghị cơ quan chức năng có thể nghiên cứu nâng mức phạt cho hành vi đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lấn làn… Những trường hợp nhiều người cùng vi phạm giao thông, nên chọn cách tăng cường phạt nguội qua hình ảnh camera, tại sao không?

Thậm chí, có thể công bố thông tin có bao nhiêu người đi xe máy bị phạt nguội vì đi ngược chiều, leo lề gây hỗn loạn giao thông tại các điểm thường xuyên kẹt xe.

Nhiều người đi ngược chiều khiến giao thông khá hỗn loạn
Nhiều người đi ngược chiều khiến giao thông khá hỗn loạn

Nên xem đây cũng là một cách tuyên truyền, chậm một chút để cùng nhau đi (đúng luật) qua chỗ kẹt xe còn hơn giành đường, lấn làn có thể gây tai nạn và kẹt xe nhiều hơn.

Leo lề, tật xấu khó bỏ?

Dòng xe máy thường xuyên nối nhau leo lên lề cầu Rạch Chiếc, hướng từ TP Thủ Đức vào cầu Sài Gòn. Dù đường không đông xe nhưng nhiều người vẫn thích đi xe máy trên lề cầu. Có hôm cả chục người đứng chờ ở đầu cầu để lần lượt leo xe lên lề phi cho nhanh qua cầu.

Rồi ở đường Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận là một ví dụ đầy bức xúc khác về chuyện leo vỉa hè. Đoàn đường này thường xuyên đông xe vào đầu buổi sáng do lượng xe quá đông. Nhưng thay vì đi trong trật tự nhiều người thích leo lề cả hai bên trái và phải.

Người đi thẳng leo lề khiến người cần rẽ trái, phải không có đường rẽ. Vì thế kẹt xe dữ hơn.

Chuyện ở cầu Nhị Thiên Đường, quận 8 cũng vậy. Đường đông đã đành nhưng do ai cũng cố lấn sang làn ngược chiều, rốt cuộc không ai di chuyển được nữa! Chuyện tương tự có thể thấy ở bất cứ đâu trên đường TP.HCM.

Đường càng đông xe, khó đi lại càng cần ý thức lái xe đúng luật thay vì tranh giành nhau để rồi tất cả cùng chậm. Đừng trách ai khi chính mình vẫn còn lấn trái, leo lề.

Mức phạt đi ngược chiều

Nghị định 100 và nghị định 123 của Chính phủ quy định phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với hành vi đi xe máy ngược chiều vào đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” (trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định).

Đồng thời, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.

Đối với ô tô phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” (trừ xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp).

Đồng thời, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI