Ví dụ: 29A12345

Search Results for: phạt nguội

Mức xử phạt tội mua bán người mới nhất

Qua báo cáo của Cục CSHS, Bộ Công an trong quý I năm 2023, tình hình tội phạm mua bán người để bóc lột lao động, tình dục, đòi tiền chuộc hoặc các mục đích phạm pháp khác  tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn mới của tội phạm. Vậy hành vi mua bán người bị xử lý thế nào? Mời quí vị cùng chúng tôi tìm hiểu để rút ra bài học cảnh giác

Mua bán người là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP quy định mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:

  • Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
  • Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
  • Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
  • Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
  • Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác và chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
– Để bóc lột tình dục là trường hợp chuyển giao, tiếp nhận hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp nạn nhân nhằm chuyển giao cho người khác để thực hiện các hoạt động bóc lột tình dục (như tổ chức cho nạn nhân bán dâm, đưa nạn nhân đến các cơ sở chứa mại dâm để bán dâm, sử dụng nạn nhân để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm, làm nô lệ tình dục…) hoặc tiếp nhận nạn nhân để phục vụ nhu cầu tình dục của chính mình.

– Để cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc nạn nhân lao động trái ý muốn của họ.

– Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân là trường hợp chuyển giao, tiếp nhận hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp nạn nhân để chuyển giao nhằm lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân.

– Vì mục đích vô nhân đạo khác là sử dụng nạn nhân để làm thí nghiệm, buộc nạn nhân phải đi ăn xin hoặc sử dụng nạn nhân vào các mục đích tàn ác khác.

Đối tượng mua bán người bị xét xử
Đối tượng mua bán người bị xét xử

Mua bán người bị xử lý thế nào?

Hành vi mua bán người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) với mức phạt như sau:

Khung 1

– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác hoặc để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

Khung 2

– Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tổ chức;

+ Vì động cơ đê hèn;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

+ Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Đối với từ 02 người đến 05 người;

+ Phạm tội 02 lần trở lên.

Khung 3

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

+ Đối với 06 người trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mua bán người dưới 16 tuổi bị xử lý thế nào?

Hành vi mua bán người dưới 16 tuổi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) với mức phạt như sau:

Khung 1

– Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm đối với người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo

Hoặc để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

Khung 2

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội;

+ Đối với từ 02 người đến 05 người;

+ Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

+ Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Vì động cơ đê hèn;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

Khung 3

– Phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

+ Đối với 06 người trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Liên hợp quốc xác định mua bán người là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất thế giới
Liên hợp quốc xác định mua bán người là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất thế giới

Kể từ năm 2013, Liên hợp quốc xác định mua bán người là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất thế giới. Trong khi đó, các loại hình tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia hiện đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng trên quy mô toàn cầu và Việt Nam không phải ngoại lệ.

Để đấu tranh hiệu quả với loại hình tội phạm này, các quốc gia, các chính phủ cần có sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên nhất là người dân phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác trước loại tội phạm nguy hiểm này.

XEM THÊM :

Vui Lòng đánh giá

Người đi bộ vi phạm giao thông có thể bị phạt tù?

Từ đầu tháng 11 đến nay, Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã ra quân xử lý nhiều trường hợp người đi bộ vi phạm luật an toàn giao thông. Thế nhưng trong trường hợp người đi bộ vi phạm dẫn tới tai nạn giao thông thì phải chịu trách nhiệm hành chính, thậm chí có thể bị phạt tù.

Ghi nhận trên đường Phạm Hùng (đoạn giữa cầu vượt Mai Dịch và đường Vành đai 3 trên cao), mặc dù cơ quan chức năng đã dựng rào chắn để ngăn người đi bộ băng qua đường nhưng vẫn có nhiều người vi phạm.

Thời điểm 11h42 ngày 27/11, một người đàn ông bất chấp nguy hiểm, băng qua hàng loạt phương tiện đang đi với tốc độ cao từ cầu vượt Mai Dịch – đường Vành đai 3 trên cao.

Người đàn ông bất chấp nguy hiểm băng qua dòng phương tiện trên đường Phạm Hùng
Người đàn ông bất chấp nguy hiểm băng qua dòng phương tiện trên đường Phạm Hùng

Ít phút sau, ông T. (quê ở Thái Bình) cho biết, khi băng qua đường thì rất sợ bị ô tô đâm trúng nhưng điểm sang đường quá xa “đành phải liều”. “Tôi chờ đến lúc vắng xe nhất mới dám đi qua, khi đi cũng giơ tay cao để các xe nhận diện được mình“, ông T. chia sẻ.

Đại diện Đội CSGT đường bộ số 6 cho biết, khi bị xử phạt, nhiều người vẫn không ý thức được hành vi của mình là rất nguy hiểm.

Tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ quy định rất rõ về vấn đề người đi bộ tham gia giao thông phải thực hiện để đảm bảo an toàn. Nếu không tuân thủ quy định sẽ bị xử phạt“, vị đại diện Đội CSGT đường bộ số 6 nói.

Người đi bộ vi phạm giao thông có thể bị phạt tù?

Theo đại diện Đội CSGT đường bộ số 6, căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, người đi bộ sẽ bị phạt tiền từ 60 – 100 nghìn đồng đối với các hành vi vi phạm như: Không đi đúng phần đường quy định, vượt qua dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn.

Trường hợp người đi bộ không đúng quy định dẫn đến tai nạn giao thông thì phải chịu trách nhiệm hành chính, thậm chí có thể bị phạt tù.
Trường hợp người đi bộ không đúng quy định dẫn đến tai nạn giao thông thì phải chịu trách nhiệm hành chính, thậm chí có thể bị phạt tù.

Trong trường hợp người đi bộ đi vào đường cao tốc (trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc) sẽ bị phạt tiền từ 100 – 200 nghìn đồng.

Vị đại diện Đội CSGT đường bộ số 6 cho biết thêm, khoản 3 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Nếu người đi bộ vi phạm giao thông như băng qua đường, đi dưới lòng đường (là nguyên nhân chính) dẫn đến tai nạn giao thông  gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì có thể đối diện với việc bị phạt tù từ 7 – 15 năm.

Đại diện Đội CSGT đường bộ số 6 khuyến cáo, mỗi người tham gia giao thông cần phải có ý thức chấp hành để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người xung quanh.

Xuân Quyên (tổng hợp)

5/5 - (1 bình chọn)

Xử phạt hai chủ xe giao mô tô cho người không bằng lái điều khiển

Ngoài lập biên bản xử phạt 2 người điều khiển xe mô tô vi phạm nồng độ cồn, dương tính với chất mà túy và không bằng lái xe, CSGT lập biên bản 2 chủ phương tiện về hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện…

Nhiều trường hợp điều khiển mô tô không bằng lái

Tối 10/11, Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, tổ TTKS Trạm CSGT Hải Lăng vừa kiểm tra, phát hiện và lập biên bản đối với một trường hợp điều khiển xe mô tô vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung và một trường hợp điều khiển xe mô tô trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

Cả hai trường hợp này đều không có bằng lái xe

Lực lượng chức năng tiến hành test ma túy đối với người điều khiển xe mô tô.
Lực lượng chức năng tiến hành test ma túy đối với người điều khiển xe mô tô.

Khoảng 19h15 ngày 10/11, tại Km764 quốc lộ 1 đoạn qua huyện Triệu Phong, Quảng Trị, tổ công tác thuộc Trạm CSGT Hải Lăng – Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Trị kiểm tra nồng độ cồn ông Thái Văn T (SN 1998, trú tại xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) điều khiển xe mô tô BKS 74C1-359.54.

Kết quả kiểm tra là 0,444 miligam/lít khí thở, ông T không có giấy phép lái xe và không mang theo giấy đăng ký xe theo quy định.

Tổ TTKS đã lập biên bản vi phạm đối với ông T về hành vi điều khiển xe mô tô trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4miligam/lít khí thở và hai lỗi vi phạm trên.

Đồng thời, tổ tuần tra lập biên bản đối với chủ xe mô tô là Nguyễn Thị Hải Y (SN 1974, trú tại TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) về hành vi giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông.

Cũng trong tối 10/11, qua kiểm tra, tổ công tác thuộc Trạm CSGT Hải Lăng đã phát hiện và lập biên bản nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện xe mô tô vi phạm nồng độ cồn.

Xử phạt hai chủ xe giao mô tô cho người không bằng lái điều khiển

Đặc biệt, tổ công tác phát hiện và lập biên bản đối với ông Lê Tự Quang T (SN 1992, trú tại phường 1, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) về hành vi điều khiển xe mô tô BKS 74G1-045.72 mà trong cơ thể có chất ma túy và không có giấy phép lái xe.

Lực lượng chức năng lập biên bản đối với chủ xe mô tô này là Nguyễn Văn M (SN 1976, trú tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) về hành vi giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông theo quy định.

Theo tổ công tác, với các vi phạm trên, ông Lê Tự Quang T sẽ bị xử phạt với tổng mức tiền phạt 8,5 triệu đồng, trong đó hành vi điều khiển xe mô tô trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy bị phạt 7 triệu, không có bằng lái bị phạt 1,5 triệu. Chủ xe giao cho người không đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông bị phạt 1,4 triệu.

Ông Thái Văn T sẽ bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở bị phạt 7 triệu đồng, không có giấy phép lái xe bị phạt 1,5 triệu đồng.

Chủ phương tiện giao xe mô tô cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông bị phạt 1,4 triệu đồng.

XEM THÊM: 

Vui Lòng đánh giá

Chở người đi cấp cứu phạm luật có bị xử phạt không?

Trong trường hợp chở người đi cấp cứu nhưng nếu vì vậy mà vi phạm Luật Giao thông thì có bị xử phạt hay không? Mời quý vị cùng xuphat.com đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này.

Không bị xử phạt khi xác định là tính thế cấp bách

Điều 11 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 có quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính gồm:

Như vậy, trong trường hợp này nếu không kịp thời chở người đi cấp cứu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người đó thì sẽ có thể coi là đây là tình thế cấp thiết. Vì vậy, vi phạm hành chính trong tình huống này thì người lái xe sẽ được miễn xử phạt vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, để giải quyết quyền lợi, người lái xe có thể làm đơn khiếu nại lên đội Cảnh sát giao thông đã xử lý vi phạm hành chính đối mình.

Chở người đi cấp cứu phạm luật có bị xử phạt không?
Chở người đi cấp cứu phạm luật có bị xử phạt không?

Trường hợp không được xác định là tình thế cấp thiết

Việc đưa người đi bệnh viện là không cấp bách thì không đặt ra tình thế cấp thiết ở đây. Do đó CSGT có quyền xử lý vi phạm hành chính đối với người chạy xe.

Mức phạt đối với các lỗi vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, chở 2 người được quy định tại điểm i, điểm k, điểm l Khoản 2, Điểm e khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
  • Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
  • Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Xem thêm >> Dừng xe ăn uống trên cao tốc bị xử phạt ra sao?

– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tức bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

Như vậy, khi chở người đi cấp cứu, được xác định là tình thế cấp bách thì người điều khiển phương tiện không bị xử phạt hành chính, còn nếu chở bệnh nhân đến bệnh viện (không phải cấp cứu) thì được xác định không phải là tình thế cấp bách, người điều khiển vẫn bị xử phạt.

Nguồn: VTC

Vui Lòng đánh giá

Người phụ nữ giật xé biên bản xử phạt, đạp CSGT bị bắt giam

Giật xé biên bản xử phạt, dùng chân đạp CSGT, Đồng Thị Hồng bị Công an H.Đăk Hà (Kon Tum) khởi tố, bắt tạm giam về tội chống người thi hành công vụ.

Manh động giật xé biên bản xử phạt, đạp CSGT

Ngày 9.11, Công an H.Đăk Hà cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Đồng Thị Hồng (38 tuổi, ở TT.Đăk Hà, H.Đăk Hà) về tội chống người thi hành công vụ.

Theo cơ quan điều tra, ngày 18.9, ông Lê Trần Anh Tú (37 tuổi, ở TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum – bạn bà Hồng) bị lực lượng CSGT lập biên bản vi phạm tại TT.Đăk Hà.

Thấy bạn bị lập biên bản, Đồng Thị Hồng đã giật, xé biên bản xử phạt vi của lực lượng CSGT. Không chỉ vậy, bà Hồng còn có những lời nói thô tục, xúc phạm lực lượng làm nhiệm vụ, dùng chân đạp cán bộ CSGT, dùng tay hất rơi điện thoại của cán bộ thực hiện nhiệm vụ…

Do đó, Cơ quan CSĐT Công an H.Đăk Hà đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Đồng Thị Hồng về tội chống người thi hành công vụ.

Người phụ nữ giật xé biên bản xử phạt, đạp CSGT bị bắt giam
Người phụ nữ giật xé biên bản xử phạt, đạp CSGT bị bắt giam

Mức xử phạt hành vi chống người thi hành công vụ

Khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình sự nêu rõ người nào dùng vũ lực, đe dọa  dùng vũ lực, dùng thủ đoạn để cản trở người thi hành công vụ, hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.

Đối với một trong những trường hợp chống đối người thi hành công vụ sau đây sẽ bị phạt tù từ 02 – 07 năm:

  • Chống người thi hành công vụ có tổ chức.
  • Phạm tội từ 02 lần trở lên.
  • Xúi giục, lôi kéo và kích động người khác phạm tội.
  • Hành vi gây thiệt hại về tài sản từ 50 triệu đồng trở lên.
  • Tái phạm với tính chất nguy hiểm.

Theo Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ phải chịu các mức phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng cho hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân hoặc tổ chức vi phạm trốn tránh việc kiểm tra, thanh tra, kiểm soát của người thực hiện công vụ.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng đối với các hành vi:
    • Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
    • Có lời nói, hành động lăng mạ, đe dọa, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người thi hành công vụ.
    • Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của người thi hành công vụ.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với các hành vi:
    • Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống đối người thi hành công vụ.
    • Gây thiệt hại về phương tiện, tài sản của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ.
    • Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất cho người thi hành công vụ để trốn tránh xử lý vi phạm hành chính.

TIN HOT>>Xử phạt nhiều vụ báo chốt kiểm tra nồng độ cồn bằng “tiếng lóng”

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI