Ví dụ: 29A12345

Search Results for: lừa đảo

Tài xế vi phạm nồng độ cồn giãy bày lý do…nhậu

“Anh em ngồi với nhau, rượu bia vào thì lời mới ra được. Ai cũng uống bia mà mình uống nước suối thì ngại lắm…”  tài xế N.V.T. phân trần.

Ai cũng uống bia mà mình uống nước suối thì ngại lắm

Tối 29/10, Đội CSGT Hàng Xanh (Phòng Cảnh sát giao thông Công an TPHCM) lập chốt kiểm tra nồng độ cồn tại khu vực gầm cầu Bình Lợi (giao giữa Phạm Văn Đồng – quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức).

Lúc 22h30, ông N.V.T. (38 tuổi, quê Bình Định) lái xe máy trên đại lộ Phạm Văn Đồng. Khi tài xế này điều khiển phương tiện vòng qua dạ cầu Bình Lợi để về bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh) thì bị CSGT dừng xe kiểm tra.

Tài xế T. có nồng độ cồn mức 0,341mg/lít khí thở, bị CSGT lập biên bản xử phạt 4,5 triệu đồng, tước bằng lái 17 tháng, tạm giữ xe 7 ngày.

Tài xế T. có nồng độ cồn 0,341mg/lít khí thở bị CSGT lập biên bản xử phạt 4,5 triệu đồng (Ảnh: An Huy).
Tài xế T. có nồng độ cồn 0,341mg/lít khí thở bị CSGT lập biên bản xử phạt 4,5 triệu đồng (Ảnh: An Huy).

Làm việc với CSGT, nam tài xế cho biết tối nay có bạn từ xa đến chơi. Ông rủ bạn ra quán nhậu trên đại lộ Phạm Văn Đồng ăn tối và uống 2 lon bia. Ông biết sử dụng thức uống có cồn rồi lái xe là vi phạm, nhưng khoảng cách từ Phạm Văn Đồng về nhà chưa đến 2km nên ông “làm liều”.

Anh em ngồi với nhau, rượu bia vào người thì lời mới ra được. Ai cũng uống bia mà mình uống nước suối thì ngại lắm. Tửu lượng tôi 8-10 lon, mới uống 2 lon thì không say xỉn gì. Tôi hoàn toàn tỉnh táo mà CSGT phạt 4,5 triệu thì hơi nặng“, tài xế T. phân trần.

ĐÁNG QUAN TÂM>>Vi phạm nồng độ cồn cán bộ, công chức bị kỷ luật như thế nào?

Uống nhiều nước suối nhưng không ngờ vẫn ra nồng độ cồn

Khoảng 10 phút sau, anh N.Đ.N. (27 tuổi, quê Quảng Ngãi) lái xe máy trên quốc lộ 13 có biểu hiện nghi vấn cũng được CSGT mời vào lề đường kiểm tra. Anh N. có nồng độ cồn mức 0,098mg/lít khí thở, bị tổ công tác lập biên bản xử phạt 2,5 triệu đồng.

Anh N. bị CSGT phát hiện có nồng độ cồn trong hơi thở khi lái xe từ TP Thủ Đức về quận 12 (Ảnh: An Huy).
Anh N. bị CSGT phát hiện có nồng độ cồn trong hơi thở khi lái xe từ TP Thủ Đức về quận 12 (Ảnh: An Huy).

Anh N. cho biết tối nay có uống 2 lon bia với người quen ở TP Thủ Đức. Sợ CSGT kiểm tra nồng độ cồn, sau khi nhậu xong, anh ngồi chơi thêm 1 giờ và uống nhiều nước suối mới lái xe về nhà.

“Tôi đi từ TP Thủ Đức về quận 12. Sau khi nhậu tôi uống nhiều nước suối nhưng không ngờ vẫn ra nồng độ cồn. CSGT giữ xe 7 ngày, không có phương tiện đi làm thì rất bất tiện”, anh N. nói rồi ký vào biên bản.

Trong đêm, một tài xế khác có nồng độ cồn mức 0,178mg/lít khí thở cũng bị Đội CSGT Hàng Xanh lập biên bản xử phạt.

XEM THÊM>>Xử phạt tài xế vi phạm nồng độ cồn, tông gãy chân CSGT

Vui Lòng đánh giá

Hy hữu tranh chấp thi thể và quyền mai táng

Thi thể người có phải là tài sản được định nghĩa trong Bộ luật Dân sự; có thể trở thành đối tượng tranh chấp hay tính vào việc chia thừa kế hay không? Quả là câu trả lời rất khó vì vụ việc tranh chấp thi thể và quyền mai táng được xem là hy hữu nhất từ trước đến nay tại Việt Nam…

Khai quật thi thể để xác định nguyên nhân tử vong

Theo nội dung vụ việc, năm 2008, bà TTNS (ngụ xã Đắk Lao) chung sống với ông NBT (ngụ Vĩnh Phúc) và có với nhau hai con. Cả hai đăng ký kết hôn tại UBND thị trấn Đắk Mil.

Tháng 7-2023, ông T qua đời. Gia đình đã tổ chức mai táng cho ông T theo phong tục địa phương. Tuy nhiên, ngày 11-9, Công an tỉnh Đắk Nông nhận được đơn của mẹ ông T (82 tuổi, ngụ Vĩnh Phúc) đề nghị làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông. Sau đó, mẹ ông T đã ủy quyền giải quyết vụ việc cho con gái là bà Ng (em ông T).

Qua xác minh ban đầu, xác định trước khi chết, ông T không có dấu hiệu bị tác động ngoại lực; tuy nhiên để khách quan, cơ quan chức năng đã khai quật tử thi để giám định.

Bà Ng đồng ý nhưng yêu cầu giao xác anh bà cho bà đem về quê chôn cất. Tuy nhiên, công an giải thích “khai quật tử thi ở đâu thì chôn lại đó”. Bà Ng đồng ý và tiếp tục yêu cầu tuyệt đối không được lấy mẫu xác định ADN.

Ngày 25-10, cơ quan CSĐT đã khai quật, lấy mẫu vật gửi cơ quan chuyên môn để tìm nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông T.

“Đơn tố giác cho rằng ông T chết chưa rõ nguyên nhân, có dấu hiệu tội phạm; người tố giác đề nghị cơ quan công an điều tra làm rõ. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã thực hiện nhiệm vụ theo quy định. Việc khai quật tử thi có sự giám sát của VKSND cùng cấp” – công an Đắk Nông cho biết thêm.

Hy hữu tranh chấp thi thể và quyền mai táng
Hy hữu tranh chấp thi thể và quyền mai táng

XEM THÊM>>Sập bẫy “mỹ nữ” Bắc Giang qua mạng

Việc đăng ký kết hôn không còn lưu trong hồ sơ

Vợ chồng ông NBT thực hiện các thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND thị trấn Đắk Mil nhưng hiện hồ sơ, sổ sách tại UBND thị trấn không lưu danh sách kết hôn có tên ông T và bà S.

Lãnh đạo UBND thị trấn Đắk Mil khẳng định dù không lưu sổ sách nhưng chữ ký của phó chủ tịch UBND thị trấn Đắk Mil trong giấy chứng nhận kết hôn là chữ ký thật. “Hiện chúng tôi đang tiếp tục kiểm tra lại để xem có còn lưu lại hay không” – vị lãnh đạo này cho hay.

Bà S cho biết ông T chết do đột quỵ, dù được cấp cứu kịp thời nhưng chồng bà không qua khỏi. “Chồng tôi mới mất hơn ba tháng nên tôi và các con rất đau lòng khi phải khai quật hài cốt. Tuy nhiên, với mong muốn làm sáng tỏ vụ việc, gia đình đồng ý quyết định của cơ quan điều tra” – bà S chia sẻ.

Bà yêu cầu việc khai quật phải được thực hiện đúng quy định. Ngay sau khi hoàn tất thủ tục khám nghiệm tử thi phải nhanh chóng chôn cất lại tại vị trí cũ, tuyệt đối không được di chuyển hài cốt hoặc giao cho người khác. Nếu có việc cố tình vi phạm, bà S sẽ đề nghị xử lý về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.

Bà S cho rằng trước khi chồng bà mất, tình cảm của bà với gia đình bên chồng bình thường. Sau đó, hai bên có khúc mắc về tài sản nên mới phát sinh những yêu cầu đau lòng này.

Bà S cũng không hiểu vì lý do gì mà giấy đăng ký kết hôn của vợ chồng bà lại không có chữ ký của hai vợ chồng.

Về phía em gái ông T, bà Ng cho biết phía gia đình bà đang chờ kết quả giám định để xác định nguyên nhân tử vong của anh bà. Sau đó, bà kiện để phân chia di sản của anh bà…

Thi thể không phải là tài sản

Luật sư Tạ Quang Tòng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk, cho biết trong luật pháp hôn nhân gia đình chưa có quy định về việc khi người thân chết thì người nào sẽ có trách nhiệm chôn cất. Nhưng theo đạo lý thông thường của người Việt Nam, chồng chết thì vợ chôn. Mà pháp luật cũng dựa trên đạo lý này.

Việc cha mẹ đòi đưa con về chôn có thể xuất phát từ mặt tình cảm. Tuy nhiên, chính quyền địa phương thừa nhận có đăng ký kết hôn thì về mặt pháp lý, họ là vợ chồng. Do đó, khi ông T chết, bà S lo tang lễ rồi chôn cất là chuyện đương nhiên.

Theo luật sư Lê Ngô Trung, Đoàn Luật sư TP.HCM, sau khi cơ quan chức năng hoàn tất trình tự, thủ tục giải quyết tin báo về tội phạm và an táng người quá cố lại vị trí ban đầu, nếu không có dấu hiệu về tội phạm thì việc giải quyết phải đúng theo trình tự về pháp luật dân sự.

Đầu tiên, phải xác định thi thể người không phải là tài sản được định nghĩa trong Bộ luật Dân sự để trở thành đối tượng tranh chấp hay tính vào việc chia thừa kế.

Thứ hai, tại Điều 25 Bộ luật Dân sự quy định “việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

Trong trường hợp trên, nếu có cơ sở xác định được về hôn nhân và vợ, con của người quá cố thông qua các tài liệu theo quy định như giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh của các con… thì các yêu cầu không xuất phát từ vợ, con sẽ không có cơ sở xem xét bởi họ không có quyền theo luật định.

Trường hợp các con của người quá cố còn nhỏ, chưa thành niên thì người mẹ (người giám hộ) sẽ thực hiện các quyền này thay cho con mình.

ĐÁNG QUAN TÂM>>Cách đăng ký cấp lại biển số xe online

 

Vui Lòng đánh giá

Bạo lực học đường có thể bị phạt tù

Việc học sinh đánh nhau đánh nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhà trường, gia đình và xã hội; việc dùng vũ lực để giải quyết vấn đề của các em ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường thể hiện tư tưởng; đạo đức trong cuộc sống đã phần nào sai lệch. Vậy, theo quy định học sinh đánh nhau sẽ bị xử phạt ra sao?

Thế nào là bạo lực học đường?

Bạo lực học đường được hiểu là các hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại đến thân thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay các hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi; cùng các hành vi cố ý khác gây tổn hại về mặt thể chất và tinh thần của các đối tượng là học sinh sinh viên xảy ra trong phạm vi cơ sở giáo dục hoặc bên ngoài.

Hành vi của bạo lực học đường

+ Hình vi đánh nhau giữa học sinh với học sinh: Bạo lực học đường thể hiện qua hành vi dùng vũ lực đe dọa, mang vũ khí đến trường, lập các nhóm đánh nhau, đánh hội đồng, tra tấn, hành hạ… nhằm tác động vật lý lên cơ thể, khiến họ rơi vào tình trạng không thể chống đỡ, gây ra những tổn hại về sức khỏe, tính mạng cho người bị hại.

+ Bạo lực tinh thần: Dùng từ ngữ, lời nói xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần, đẩy họ vào chiều hướng suy nghĩ tiêu cực, bất an, sợ hãi.

+ Bạo lực tình dục: Là hành vi quấy rối tình dục, hiếp dâm… mà đối tượng gánh chịu là học sinh, sinh viên. Đây là hành vi ngày càng diễn ra phổ biến và có dấu hiệu gia tăng. Theo đó, học sinh nữ bị xâm hại tình dục tại trường. Đây là một trong những hình thức xấu xa và đáng sợ nhất của bạo lực học đường.

+ Cách hình vi khác…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường

+ Do mâu thuẫn cá nhân giữa các học sinh với nhau, bằng nhiều lý do như nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu,… Sự bồng bột trong suy nghĩ ở độ tuổi đang phát triển, suy nghĩ của các bạn chưa đủ chín chắn, tính hiếu thắng và mong muốn thể hiện cao, không biết tự điều chỉnh cảm xúc để giải quyết mâu thuẫn, mà luôn hướng tới việc “trả thù” bằng việc gây ra những tổn thương về sức khỏe, tinh thần cho đối phương.

+ Do ảnh hưởng tác động của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa, (xem phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực…).

Bạo lực học đường có thể bị phạt tù
Bạo lực học đường có thể bị phạt tù

Hậu quả của hành vi bạo lực học đường

+ Đối với nạn nhân của bạo lực học đường: Các bạn sẽ bị tổn thương về sức khỏe lẫn tâm lý; luôn hoang mang, sợ hãi, ám ảnh khi đến trường.

+ Đối với người thực hiện hành vi bạo lực học đường: Bị bạn bè xung quanh xa lánh, cô lập.

+ Đối với công tác giáo dục: Môi trường học đường bị gây rối loạn. Điều này khiến các học sinh khác bị ảnh hưởng, không có nền tảng môi trường học đường toàn diện nhất để học tập, vui chơi và rèn luyện.

Giải pháp phòng chống bạo lực học đường

Theo PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), trước thực trạng bạo lực học đường có tính chất phức tạp, công tác phòng chống cần các giải pháp sau:

Thứ nhất: cần nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực học đường. Quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ sở giáo dục, giáo viên chủ nhiệm, nơi để xảy ra hành vi bạo lực học đường. Xây dựng quy trình xử lý đối với hành vi bạo lực học đường.

Thứ hai: tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng chống bạo lực học đường với các nội dung cụ thể, hình thức phong phú, đa dạng.

Thứ ba: nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cha mẹ học sinh về phòng, chống bạo lực học đường.

Thứ tư: lựa chọn các nội dung cần thiết để lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực học đường trong các môn học trong chương trình giáo dục một cách hợp lý, hiệu quả.

Thứ năm: tăng cường công tác xây dựng văn hóa học đường; thực hiện nghiêm túc thực chất ứng xử văn hóa trong trường học. Giáo dục đạo đức, lối sống kỹ năng sống cho học sinh để không bị ảnh hưởng bởi bạo lực học đường nói riêng và các tệ nạn xã hội.

Thứ sáu: xây dựng cổng thông tin phòng chống bạo lực học đường nhằm đánh giá sàng lọc, phát hiện và dự báo sớm cho địa phương nguy cơ bạo lực, tổn thương sức khỏe tâm thần; tiếp nhận phản ánh nhanh các nguy cơ tự hại và tự sát.

Cổng thông tin phòng chống bạo lực học đường cũng sẽ giúp cung cấp đầy đủ các tài liệu kỹ thuật, quy trình hướng dẫn, kết quả ứng dụng của các mô hình phòng chống bạo lực học đường, xây dựng trường học an toàn; kết nối chuyên gia để xử lý nhanh các khủng hoảng phát sinh.

Thứ bảy: đầu tư nguồn lực cho công tác phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục. Xây dựng đơn vị thực hiện chức năng tư vấn tâm lý, công tác xã hội trong cơ sở giáo dục; xây dựng vị trí việc làm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục.

Thứ tám: tăng cường mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường trong quản lý giáo dục học sinh; thường xuyên thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình về các hoạt động của nhà trường, tình hình học tập, rèn luyện, các dấu hiệu bất thường để phối hợp triển khai các biện pháp giáo dục học sinh.

Nhà trường cần hỗ trợ, cung cấp cho cha mẹ học sinh kiến thức, kỹ năng trong việc đồng hành, giáo dục giúp con tiến bộ; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan thông qua việc ký kết Quy chế phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực học đường.

Thứ chín: tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành về xây dựng và bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Phối hợp xử lý nghiêm các hành vi bạo lực học đường và hành vi cổ xúy cho bạo lực học đường.

Thứ mười: nghiên cứu, học tập kinh nghiệm một số mô hình quốc tế phòng chống bạo lực học đường có hiệu quả đã được quốc tế công nhận để tiến hành Việt hóa, cung cấp cho các địa phương, cơ sở giáo dục xem xét, lựa chọn, đưa vào sử dụng.

Bạo lực học đường sẽ bị xử lý như thế nào?

Xử lý vi phạm hành chính

– Theo Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đã quy định, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý.

– Cũng theo quy định tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thì cá nhân có hành vi bạo lực học đường có thể bị phạt cảnh cáo nếu hành vi đó chưa gây ra những hậu quả nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.

Bồi thường dân sự

– Theo Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người thực hiện hành vi gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự. Bao gồm các chi phí sau:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

– Theo Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người thực hiện hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về những chi phí được xác định như sau:

+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

Lưu ý: Theo quy định tại Điều 586 Bộ luật dân sự năm 2015 về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân.

– Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

– Nếu người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu (trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật dân sự năm 2015).

– Nếu người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Xử phạt hình sự

– Theo nguyên tắc, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, đối với những học sinh thực hiện hành vi bạo lực học đường khi đã đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội sau đây:

– Theo khoản 22 Điều 1 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích, Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

+ Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

+ Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm.

– Ngoài ra, cá nhân thực hiện hành vi bạo lực học đường cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.

+ Theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội làm nhục người khác. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Lưu ý: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp hành vi bạo lực học đường gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng của người bị hại.

 

Vui Lòng đánh giá

Mức xử phạt chiêu trò tua công-tơ-mét bán xe giá cao như thế nào?

Tua ngược công-tơ-mét được xác định là hành vi gian lận hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng nên bị xử phạt rất nặng, thậm chí phải ngồi tù. Mời quí vị cùng xuphat.com cùng tìm hiểu…

Chiêu trò tua công-tơ-mét tinh vi đến thợ cũng khó phát hiện

Việc ô tô cũ bị tua công-tơ-mét trước khi đến tay khách hàng không phải hiếm gặp tại Việt Nam, thậm chí diễn ra rất phổ biến.

Ngay cả với dân mua bán xe cũ chuyên nghiệp, việc mua xe bị tua công-tơ-mét cũng là chuyện rất hay xảy ra chứ không riêng gì với người mua xe bình thường. “Check” hãng là căn cứ duy nhất để có thể biết chiếc xe đó đã chạy được bao nhiêu kilomet.

Còn nếu không kiểm tra được thông qua đại lý hãng thì chỉ có thể mua theo cảm tính, rất khó nhận biết xe có bị tua công-tơ-mét hay không: “Ví dụ như nhìn vào tình trạng da trong xe, đời lốp… để đoán liệu chiếc xe này có số kilomet chính xác hay không. Tuy nhiên nếu tua chuyên nghiệp, bọc lại da ghế, thậm chí thay cả vô-lăng, mua lốp cùng đời xe… thì cũng khó có thể nhận biết được. Bản thân mình từ vài năm nay cũng đã né kinh doanh những dòng như Vios, City… vì đây là những xe hay chạy dịch vụ, để hạn chế việc mua phải xe bị tua công-tơ-mét”.

Bên cạnh đó, người kinh doanh ô tô cũ cũng chia sẻ, hiện khi mua ô tô cũ, tuỳ từng đại lý hãng có thể sẽ có hạng mục kiểm tra xe nhưng hầu như không bên nào cam kết số kilomet xe đã đi.

“Theo kinh nghiệm làm nghề mua bán xe cũ, hiện chỉ có các đại lý Mercedes-Benz nhận kiểm tra và có xác nhận bằng văn bản về số kilomet của xe. Tuy nhiên, con số cụ thể sẽ không được khẳng định. Do trên xe có nhiều hộp đen, có thể lưu giữ được số kilomet thật nên họ chỉ kiểm tra và xác nhận việc số kilomet ở các hộp đen có trùng hoặc không trùng nhau hay không. Bởi vẫn có thể xảy ra trường hợp tất cả các hộp đen đều đã bị chỉnh lại số kilomet”, một người bán xe cũ tiết lộ.

PGS.TS Nguyễn Thành Công, Phó trưởng bộ môn cơ khí ô tô (Đại học GTVT) cho biết, ô tô bị “tua công” sẽ làm sai lệch về thời hạn chu kì bảo dưỡng của xe. Việc không được bảo dưỡng đúng sẽ gây nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng tới chất lượng của các hệ thống tổng thành cũng như tính năng khai thác của ô tô.

Chiêu trò tua công-tơ-mét tinh vi đến thợ cũng khó phát hiện
Chiêu trò tua công-tơ-mét tinh vi đến thợ cũng khó phát hiện

XEM THÊM>>Vi phạm nồng độ cồn cán bộ, công chức bị kỷ luật như thế nào?

Tua công-tơ-mét nâng giá xe cũ có thể bị xử phạt tù

Theo các Luật sư: hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể chế tài đối với hành vi tua công – tơ – mét ô tô do đó các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi này vẫn lúng túng khi áp dụng văn bản pháp luật. Nếu tham chiếu đến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể là hành vi gian dối thì mức xử phạt hiện vẫn còn thấp, chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm.

“Điều 61 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quy định mức xử phạt đối với hành vi đánh tráo, gian lận hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng thì mức xử phạt cao nhất cũng chỉ có 20 triệu đồng.”

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 198, Bộ Luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội lừa dối khách hàng, người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10-100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm: Đã bị xử phạt vi phạm về hành vi lừa dối khách hàng hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Thu lợi bất chính từ 5 triệu đến dưới 50 triệu đồng từ thông qua việc gian lận hàng hóa để lừa dối khách hàng.

Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100-500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1-5 năm trong trường hợp hành vi lừa dối khách hàng là hành vi có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; dùng thủ đoạn xảo quyệt; thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.

“Tua công-tơ-mét” nâng giá xe cũ có thể bị xử phạt tù
“Tua công-tơ-mét” nâng giá xe cũ có thể bị xử phạt tù

Trên Thế giới xử phạt hành vi gian lận này ra sao?

Trên thế giới, nhiều trường hợp tua công-tơ-mét đã bị phạt tiền và tù. Tại Mỹ, đạo luật Liên bang số 49 (được thông qua năm 1972) nghiêm cấm hành vi quảng cáo, rao bán, lắp đặt, hoặc sử dụng thiết bị để vặn lùi công-tơ-mét.

Cá nhân vi phạm sẽ đối diện với mức phạt tiền tối đa 250.000 USD hoặc gấp đôi số tiền lãi ròng hoặc lỗ ròng có được từ hành vi tội phạm, tùy mức nào nhiều hơn.

Mức phạt tù cho hành vi này cao nhất là 3 năm. Pháp nhân vi phạm bị phạt tiền tối đa 500.000 USD. Giám đốc hoặc nhân viên của công ty nếu cố ý vi phạm cũng sẽ bị áp dụng hình phạt như với cá nhân.

Mới đây nhất ở Anh, một người đàn ông 34 tuổi đã phải chịu 2 năm tù treo sau khi tua ngược công-tơ-mét của 46 ôtô trong nhiều năm qua.

Ngoài mức án treo 2 năm là 100 giờ lao động công ích và 15 ngày phục hồi nhân phẩm.

TIN HOT>>Đấu giá hai biển tứ quý 8888, 9999 giá bao nhiêu?

 

Vui Lòng đánh giá

Những quy định mới về Bảo hiểm y tế năm 2023

Ngày 19/10, để thuận tiện cho người dân tham gia Bảo hiểm y tế nên Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2023/NĐ-CP, sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018, quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Nghị định này mang theo một loạt thay đổi quan trọng trong lĩnh vực bảo hiểm y tế. Hãy cùng xuphat.com theo dõi bài viết sau đây.

Bảo hiểm y tế là gì?

bảo hiểm y tế
Thẻ bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Chế độ này được thực hiện dựa trên các nguyên tắc bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.

Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ. Bên cạnh đó các nguyên tắc về mức đóng, mức hưởng, chi phí khám chữa bệnh cũng được quy định chặt chẽ.

Như vậy có thể hiểu, bảo hiểm y tế là một loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau, bệnh tật.

Nội dung chính của Nghị định 75

Trong Nghị định 75, Chính phủ quy định việc nâng mức hưởng chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế (BHYT) từ 80% lên 100% cho một số nhóm đối tượng, bao gồm những người có công với cách mạng như thanh niên xung phong, cán bộ, chiến sĩ công an đã được giải quyết hưởng chế độ theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, và dân công hỏa tuyến. Ngoài ra, Nghị định cũng bổ sung mức hưởng cho nhóm người dân tộc thiểu số thoát nghèo theo Quyết định 861 năm 2021 của Thủ tướng và nhóm đối tượng đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 131/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

Mức hưởng chi phí khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến bao gồm 80%, 95%, và 100%. Người bệnh phải đóng một phần tiền không được hưởng, tỷ lệ này thay đổi từ 20% đến 5%.

Nghị định số 75 cũng quy định việc giao dự toán chi phí khám chữa bệnh BHYT cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cơ sở khám chữa bệnh sẽ thực hiện thông báo số dự kiến chi khám chữa bệnh BHYT tới cơ sở khám chữa bệnh để lập kế hoạch sử dụng kinh phí trong năm, nhưng không áp dụng làm căn cứ tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT của cơ sở trong trường hợp vượt số dự kiến chi.

Nghị định 75 giải quyết một số vấn đề được cơ sở y tế phản ánh trong nhiều năm qua về tổng mức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Quy định trước đây gây rối cho hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh và ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh.

Ngoài ra, Nghị định 75/2023/NĐ-CP cũng thay đổi thủ tục khám chữa bệnh BHYT. Người tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh hoặc căn cước công dân. Trong trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh, họ cần xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh hoặc giấy xác nhận từ cơ quan cấp giấy tờ. Điều này giúp tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT và đơn giản hóa thủ tục khám bệnh, chữa bệnh.

Những quy định mới tạo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

bảo hiểm y tế
Những quy định mới tạo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Nghị định 75/2023/NĐ-CP về Bảo hiểm y tế (BHYT) vừa được Chính phủ ban hành ngày 19/10/2023 mang đến nhiều điểm mới quan trọng, nhằm tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Cuộc trao đổi giữa phóng viên SKĐS với ThS Trần Thị Trang, Quyền Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đã giúp làm sáng tỏ những điểm quan trọng trong nghị định này.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn, ThS Trần Thị Trang đã chỉ ra rằng Nghị định 75/2023/NĐ-CP có những quy định đột phá nhằm giải quyết các “nút thắt” vướng mắc trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Một trong những điểm đáng chú ý là việc nâng mức hưởng chi phí khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế từ 80% lên 100% cho các nhóm đối tượng như thanh niên xung phong, cán bộ, chiến sĩ công an có công với cách mạng, và dân công hỏa tuyến. Bên cạnh đó, nghị định còn bổ sung đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế bao gồm người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng, và người dân tộc thiểu số thoát nghèo. Điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn để họ tham gia BHYT và bảo đảm quyền lợi của họ.

Nghị định cũng thay đổi cơ chế thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, loại bỏ tổng mức thanh toán và áp dụng thanh toán theo giá dịch vụ, giúp tháo gỡ các khó khăn trong việc thanh toán giữa cơ sở khám bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, Nghị định tập trung vào tăng cường trách nhiệm của Bộ Y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, và cơ quan bảo hiểm xã hội. Bộ Y tế phải đảm bảo tuân thủ các quy định về khám bệnh, chữa bệnh và mua sắm vật tư y tế. Cơ sở khám bệnh phải rà soát và thực hiện kiểm tra các chi phí để tránh lạm dụng và trục lợi quỹ BHYT. Cơ quan bảo hiểm xã hội cần giám định và thông báo kịp thời về các chi phí cao hơn mức bình quân cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Nghị định 75/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 03/12/2023, nhưng một số điểm cụ thể áp dụng từ ngày 19/10/2023 để bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT. Quy định này thể hiện quyết tâm của Chính phủ và Bộ Y tế trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của BHYT, đồng thời tạo thuận lợi cho người dân tham gia chương trình bảo hiểm y tế.

Quy trình thanh toán thuốc, vật tư và sinh phẩm

bảo hiểm y tế
Người dân khám, chữa bệnh khi tham gia bảo hiểm y tế

Bộ Y tế đã thông báo hướng dẫn quy trình thanh toán thuốc, vật tư và sinh phẩm mua từ nguồn ngân sách nhà nước để phục vụ việc khám bệnh và chữa bệnh cho người tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT).

Theo thông tin từ Bộ Y tế, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 129/NQ-CP về việc chuyển đổi nguồn tài chính cho thuốc, vật tư y tế và sản phẩm sinh học đã được mua từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Mục tiêu của nghị quyết này là sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính để hỗ trợ người dân trong việc khám bệnh và chữa bệnh dưới chế độ BHYT.

Bộ Y tế đã ra chỉ đạo rõ ràng, yêu cầu các cơ sở y tế chỉ được thanh toán từ cơ quan Bảo hiểm xã hội và thu số tiền cùng chi trả của người tham gia BHYT đối với các loại thuốc, vật tư y tế và sản phẩm sinh học nằm trong danh mục được quy định. Tỷ lệ thanh toán và điều kiện thanh toán phải tuân theo quy định của pháp luật về BHYT.

Đặc biệt, vào ngày 21/9/2023, Bộ Y tế đã phát hành Công văn số 6037/BYT-KHTC liên quan đến việc triển khai Nghị quyết số 129/NQ-CP của Chính phủ. Trong văn bản này, Bộ Y tế cung cấp hướng dẫn cụ thể về việc thanh toán và quyết toán đối với thuốc, vật tư y tế và sản phẩm sinh học đã được mua từ nguồn ngân sách Nhà nước để sử dụng cho công tác khám bệnh và chữa bệnh đối với người tham gia BHYT.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các cơ sở y tế phải tổng hợp chi phí liên quan đến thuốc, vật tư y tế và sản phẩm sinh học thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT vào bảng tổng hợp đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh và chữa bệnh BHYT hàng tháng. Họ cũng cần tổng hợp và báo cáo quyết toán chi phí khám bệnh và chữa bệnh BHYT hàng quý, sau đó gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội để thực hiện thanh toán và quyết toán theo quy định tại Điều 32 của Luật BHYT.

Số tiền được quỹ BHYT thanh toán và số tiền cùng chi trả của người tham gia BHYT tại các cơ sở y tế sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định. Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, và các Bộ ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với cơ quan Bảo hiểm xã hội để đảm bảo việc thanh toán, quyết toán và nộp ngân sách Nhà nước được thực hiện theo đúng quy định và bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT.

Nghị quyết 129 của Chính phủ cho phép sử dụng tài sản y tế đã mua từ nguồn ngân sách Nhà nước cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong công tác khám bệnh và chữa bệnh. Điều này giúp giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa sử dụng nguồn tài chính để hỗ trợ người dân trong việc khám bệnh và chữa bệnh.

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI