Ví dụ: 29A12345

Search Results for: lừa đảo

KBS điều tra, giúp thanh niên bị tai nạn lao động ở Hàn Quốc lấy được tiền bồi thường

Vụ việc xảy ra vào đầu tháng 7/2023, một nam thanh niên Việt Nam tên là Đặng Quý Trung trong lúc làm việc tại thành phố Hwaseong  tỉnh Gyeonggi đã xảy ra tai nạn lao động. Đài truyền hình KBS – Hàn Quốc đã vào cuộc điều tra vụ việc này.

Thùng hàng chứa 15 hộp xịt bọt nhựa urethane sau khi phát nổ
Thùng hàng chứa 15 hộp xịt bọt nhựa urethane sau khi phát nổ

Vào khoảng 8 giờ tối ngày 3/7, công nhân người Việt Nam 33 tuổi, Đặng Quý Trung đang vận chuyển các thùng hàng tại một kho lưu chuyển hàng hoá ở thành phố Hwaseong, tỉnh Gyeonggi thì thùng hàng chứa 15 hộp xịt bọt nhựa urethane bất ngờ phát nổ. Mảnh vỡ của hộp xịt đã đập mạnh vào ngực khiến anh Trung tử vong sau khi được cấp cứu đưa đến bệnh viện gần đó.

Theo KBS, anh Trung 2 năm trước cũng bị thương ở tay khi dùng máy chặt cây

Ngón tay của Trung sau tai nạn này không thể gập lại, nên được thừa nhận là tai nạn lao động. Khi đó Trung đã đệ đơn kiện dân sự, yêu cầu nhà máy phải bồi thường 10 triệu won và vụ kiện này đã thắng, nhà máy chấp nhận đền bù mà không kháng cáo.

Hình ảnh anh Đặng Quý Trung
Hình ảnh anh Đặng Quý Trung

Tuy nhiên, theo điều tra của đài KBS – Hàn Quốc, gia đình của Trung đã không nhận được số tiền bồi thường này trong suốt hơn 3 tháng qua, kể từ khi toà tuyên án.

Phía công ty xác nhận họ đã chuyển khoản số tiền 10 triệu won. Vậy số tiền này đi đâu?

Đến khi phóng viên gọi điện cho phía luật sư người Hàn là đại diện của Trung trong vụ án này thì nhận được câu trả lời: “Văn phòng luật khó khăn nên ông ta có…”lấy tạm” để dùng!!!”, tiếp đó, luật sư viện cớ: “Còn phải trả các chi phí lo thủ tục hồ sơ, tiền 4 loại bảo hiểm còn thiếu nên tiền bị vẹm vào. Nếu mà thiếu thì tôi sẽ bù thêm nữa. Không có vấn đề gì cả.”

Được biết, sau khi nhận được điện thoại của phóng viên đài KBS, vào ngày 31/10, luật sư này đã gửi 10 triệu won cho gia đình của Trung ở Việt Nam.

KBS đưa tin vụ việc trên trang báo điện tử
KBS đưa tin vụ việc trên trang báo điện tử

Tuy nhiên, sự việc không dễ dàng kết thúc như vậy. Theo luật Hàn Quốc, việc trì hoãn thi hành án, cụ thể không chuyển lại số tiền bồi thường cho khách hàng, như trong trường hợp trên là vi phạm tư cách đạo đức luật sư và sẽ bị truy cứu trách nhiệm.

Thật tiếc là Trung không được biết kết quả của vụ kiện này vì anh đã thiệt mạng khi làm ở công ty vận chuyển. Nhưng cũng nhờ có các phóng viên Hàn Quốc kiên trì điều tra nên cuối cùng gia đình anh Trung đã nhận được khoản tiền đền bù thích đáng.

XEM THÊM:>>Xử phạt thêm nhiều người vụ xe tang ma quỷ diễu phố đêm Halloween

Vui Lòng đánh giá

Báo động TNGT Hải Phòng tăng hơn 300%

Từ ngày 15/9-14/10, trên địa bàn TP Hải Phòng xảy ra 24 vụ TNGT, làm 13 người tử vong, bị thương 20 người. So với cùng kỳ, số vụ tăng 19 vụ (tăng 380%), số người chết tăng 10 người (tăng 333%), số người bị thương tăng 18 người (tăng 900%). Trước tình hình này, Chủ tịch Hải Phòng chỉ đạo loạt giải pháp mạnh. Giải pháp nào? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu

Số thương vong TNGT trong một tháng tại Hải Phòng tăng “sốc”

Trong 10 tháng qua (tính từ ngày 15/12/2022-14/10/2023), trên địa bàn TP Hải Phòng xảy ra 63 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 52 người tử vong, 31 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2022, tăng 16 vụ (tăng 34,04%), tăng 12 người tử vong (tăng 30%) và tăng 18 người bị thương (tăng 138,5%).

Đặc biệt, từ ngày 15/9-14/10, số vụ TNGT tăng đột biến: Xảy ra 24 vụ, làm 13 người tử vong, 20 người bị thương. So với cùng kỳ, tăng 19 vụ (tăng 380%), tăng 10 người tử vong (tăng 333%), tăng 18 người bị thương (tăng 900%). Trong đó, rất nhiều vụ liên quan đến хе tải, xe container, sơmi rơmoóc.

Vụ TNGT đường bộ khiến một người tử vong liên quan tới xe tải trọng lớn trên địa bàn TP Hải Phòng vào ngày 30/10.
Vụ TNGT đường bộ khiến một người tử vong liên quan tới xe tải trọng lớn trên địa bàn TP Hải Phòng vào ngày 30/10.

Trong một tuần (từ ngày 12/10-18/10), trên địa bàn TP Hải Phòng xảy ra 22 vụ TNGT làm 9 người chết, 23 người bị thương. Từ ngày 19/10-25/10, đã xảy ra 12 vụ TNGT, 2 người tử vong và 12 người bị thương.

Đặc biệt, chỉ trong buổi sáng 30/10, có 2 vụ TNGT khiến 3 người tử vong, trong đó 2 người tử vong trên quốc lộ 5 liên quan tới xe container và 1 người tử vong liên quan tới xe tải.

Trước thực trạng TNGT tăng mạnh như trên, Chủ tịch UBND, Trưởng ban An toàn giao thông (ATGT) TP Hải Phòng yêu cầu các sở, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện hàng loạt giải pháp đẩy lùi TNGT.

Cán bộ, công chức, viên chức Hải Phòng vi phạm nồng độ cồn, thủ trưởng phải chịu trách nhiệm

Theo đó, Chủ tịch TP Hải Phòng yêu cầu các sở, ngành, địa phương, tổ chức chính trị – xã hội tăng cường quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị, địa phương mình nắm rõ và tự giác chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia.

Nếu để cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị vi phạm nồng độ cồn khi lái xe, thủ trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm.

Giao Công an TP Hải Phòng chỉ đạo công an các đơn vị, quận, huyện tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông, chú trọng những tuyến đường hay xảy ra TNGT và những hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến TNGT.

Công an TP Hải Phòng phối hợp với Sở Giao thông vận tải (GTVT) thành phố và các đơn vị, địa phương thực hiện tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải hành khách, đặc biệt là ô tô tải, ô tô đầu kéo sơmi rơmoóc, container…

Công an TP Hải Phòng thực hiện chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn trên đường Lê Hồng Phong.
Công an TP Hải Phòng thực hiện chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn trên đường Lê Hồng Phong.

Sở GTVT thường xuyên kiểm tra, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; rà soát, xử lý “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” TNGT trong phạm vi quản lý; Xem xét, xử lý trách nhiệm các đơn vị đã được kiến nghị nhiều lần nhưng chậm khắc phục các “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” để xảy ra ùn tắc giao thông, TNGT.

Đồng thời, chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm, kiểm định phương tiện.

Đối với các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm pháp luật về giao thông, yêu cầu quản lý chặt chẽ, kiên quyết thu hồi giấy phép, phù hiệu vận tải.

Giao Ban ATGT thành phố chủ trì cùng Sở GTVT, Công an thành phố và các sở, ngành địa phương liên quan xác định, đánh giá nguyên nhân gia tăng tình trạng TNGT, đề xuất các giải pháp kiềm chế, giảm TNGT. Đồng thời, phối hợp với cơ quan, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trật tự ATGT bảo đảm hiệu quả, thực chất.

Siết chặt quản lý hoạt động khám sức khỏe đối với người lái xe

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cũng giao Sở Y tế tăng cường chỉ đạo tổ chức cứu chữa kịp thời nạn nhân trong các vụ TNGT, xét nghiệm nồng độ cồn, ma túy của người điều khiển phương tiện giao thông trong các vụ TNGT.

Ngoài ra, Sở Y tế cần tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện khám sức khỏe đối với người lái xe, siết chặt quản lý đối với hoạt động này.

ĐÁNG QUAN TÂM

Vui Lòng đánh giá

Cách giải trình với CSGT để không bị phạt nếu quên mang giấy phép lái xe!

Nếu quên mang giấy phép lái xe khi ra đường, bị thổi phạt, bạn phải chứng minh với CSGT thế nào để tránh mức phạt tiền triệu?

Hiện nay, nhiều người tham gia giao thông có thói quen để hết giấy tờ ở nhà vì sợ đánh mất. Trong đó, nhiều trường hợp quên mang giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe khi bị thổi phạt không biết bằng cách nào chứng minh với CSGT. Vậy bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe (GPLX) hay còn gọi bằng lái là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Giấy phép lái xe là giấy tờ bắt buộc phải mang theo khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông
Giấy phép lái xe là giấy tờ bắt buộc phải mang theo khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông

Để được cấp GPLX, bạn phải đảm bảo đủ tuổi quy định tương đương hạng bằng lái, cần phải trải qua quá trình đào tạo, một bài kiểm tra lái xe hoặc những kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt tùy yêu cầu của từng loại phương tiện và các thủ tục khác. Sau khi được cấp GPLX, người đó mới có quyền về mặt pháp lý để tham gia giao thông bằng phương tiện xe.

Khi một người vi phạm luật giao thông, CSGT thường yêu cầu xuất trình GPLX để kiểm tra. Với một số lỗi nhất định sẽ bị CSGT giam bằng lái.

ĐÁNG XEM>>Những trường hợp bắt buộc thi lại Giấy phép lái xe nếu không muốn bị xử phạt

Mức phạt khi quên mang giấy phép lái xe

Lãnh đạo một đội CSGT tại TP.HCM cho biết, lỗi quên mang GPLX đang khá phổ biến. Nhiều người sau đó đã chứng minh được đúng là quên GPLX khi lưu thông, mức phạt được giảm xuống. Nhưng cũng có những người không chứng minh được là quên nên mức phạt lên đến tiền triệu.

Vị CSGT này cho hay, CSGT đang áp dụng các quy định từ Nghị định 100/2019 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021 để xử phạt các lỗi vi phạm giao thông. Theo đó, mức phạt khi quên GPLX với xe máy là từ 100.000 – 200.000 đồng. Mức phạt lỗi quên mang GPLX với xe ô tô là từ 200.000 – 400.000 đồng.

Tại thời điểm kiểm tra, quên GPLX sẽ bị CSGT lập biên bản lỗi không có bằng lái
Tại thời điểm kiểm tra, quên GPLX sẽ bị CSGT lập biên bản lỗi không có bằng lái

Mức phạt khi không có giấy phép lái xe

Cũng theo CSGT, mức phạt lỗi không có bằng lái xe với xe máy có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô là từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng; đối với xe 175 cm3 trở lên thì bị phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 đồng.

Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng.

Có thể thấy, mức phạt đối với hành vi không có bằng lái xe cao hơn gấp nhiều lần hành vi quên mang bằng lái xe. Vậy làm thế nào để chứng minh với CSGT rằng bạn quên mang bằng lái xe?

XEM THÊM:>>GẦN 70 TRƯỜNG HỢP VI PHẠM NỒNG ĐỘ CỒN BỊ XỬ PHẠT TRÊN TUYẾN QL20

CSGT giải đáp: “Khi bạn không xuất trình được GPLX tại thời điểm kiểm tra, CSGT sẽ lập biên bản bạn về hành vi: không có GPLX, sau đó tạm giữ xe theo quy định. Đến thời hạn hẹn giải quyết, bạn đến trụ sở CSGT làm việc, xuất trình được GPLX thì CSGT sẽ xử phạt bạn với lỗi: không xuất trình được GPLX khi tham gia giao thông tại thời điểm kiểm tra.

Như vậy, nếu bạn quên mang GPLX thì bạn cần xuất trình bổ sung khi đến giải quyết vi phạm theo lịch hẹn của CSGT.

Vui Lòng đánh giá

Tài xế gây tai nạn khiến 3 mẹ con thương vong rồi lái xe bỏ trốn

Gây tai nạn khiến 3 mẹ con thương vong tài xế lái xe bỏ chạy. Công an thị xã Bến Cát đã nhanh chóng tổ chức truy tìm tài xế và đến khoảng 16 giờ cùng ngày thì bắt được người này.

Vụ tai nạn thương tâm

Ngày 31-10, một nguồn tin cho biết cơ quan chức năng đang tạm giữ tài xế xe đầu kéo gây tai nạn rồi chạy trốn khỏi hiện trường.

Danh tính tài xế này là N.V.H. (SN 1983, quê tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu).

Nguồn tin cho biết, trưa 30-10, người mẹ điều khiển xe máy chở theo 2 con nhỏ trên đường ĐT.741 hướng từ Bến Cát về TP Thủ Dầu Một.

Khi chiếc xe máy chạy đến qua địa phận phường Chánh Phú Hòa (thị xã Bến Cát) thì xảy ra va chạm với xe đầu kéo. Vụ tai nạn khiến 3 mẹ con ngã ra đường.

Bé gái lớp 3 bị văng ra ngoài, tử vong tại chỗ, 2 người còn lại bị thương. Sau khi xảy tai nạn, tài xế xe đầu kéo này đã không dừng lại mà chạy khỏi hiện trường.

Công an thị xã Bến Cát đã nhanh chóng tổ chức truy tìm tài xế và đến khoảng 16 giờ cùng ngày thì bắt được người này tại thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

Hiện trường vụ tai nạn
Hiện trường vụ tai nạn

TIN NÓNG>>Xử phạt người xưng “cháu cậu năm ở Bộ Công an” không chịu đo nồng độ cồn

Gây tai nạn bỏ trốn đối diện mức xử phạt nào?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không cấp cứu người bị nạn sẽ bị phạt tiền từ 16-18 triệu đồng (đối với người điều khiển xe ô tô) và phạt tiền từ 6-8 triệu đồng (đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy).

Với việc làm chết người và bỏ chạy sau khi gây tai nạn được xem là tình tiết tăng nặng, người lái xe này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại Khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Cụ thể, người nào tham gia giao thông mà làm chết một người hoặc làm tổn hại sức khỏe của một người từ 61% trở lên; gây tổn hại cho sức khỏe 2 người 31-60% hoặc gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của họ từ 61% đến 121% thì bị phạt tiền 30-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-5 năm.

Trường hợp gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn, người phạm tội sẽ đối diện mức phạt 3-10 năm tù…

Gây ai nạn rồi bỏ trốn -Sự xuống cấp đạo đức
Gây ai nạn rồi bỏ trốn -Sự xuống cấp đạo đức

XEM THÊM>>Tài xế ô tô vi phạm nồng độ cồn tông nhiều phụ huynh thương vong ở Bình Dương đối diện mức xử phạt nào?

Gây ai nạn rồi bỏ trốn -Sự xuống cấp đạo đức

Bên cạnh đó, hệ lụy từ việc gây tai nạn xong bỏ chạy là rất nhiều, theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, giờ đầu tiên khi tai nạn giao thông được coi là “giờ vàng” với nạn nhân vì trong khoảng thời gian này, nếu cấp cứu kịp thời, khả năng nạn nhân được cứu sống cao hơn và hạn chế sự gia tăng mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Việc cấp cứu kịp thời và đảm bảo các yếu tố có thể làm giảm tỉ lệ tử vong đến 25%.

Rõ ràng, việc lái xe gây tai nạn rồi bỏ chạy, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều thể hiện sự xuống cấp về đạo đức của người điều khiển phương tiện giao thông.

Xét cho cùng, điều quan trọng nhất, mỗi người tham gia giao thông phải tự giác nâng cao ý thức chấp hành, phải xác định được rằng, gây tai nạn bỏ trốn khỏi hiện trường bỏ mặc người bị nạn không chỉ vi phạm về mặt đạo đức, quy tắc ứng xử văn hóa giao thông mà còn là hành vi vi phạm pháp luật hết sức nghiêm trọng.

XEM THÊM>>Người gây tai nạn rời khỏi hiện trường sẽ bị xử phạt thế nào?

 

Vui Lòng đánh giá

Xích lô điện tự chế – tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Hàng trăm chiếc xích lô tự ý lắp thêm động cơ điện (xích lô điện tự chế) vô tư mời chào du khách tại các điểm du lịch trên cả nước, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Hãy cùng xuphat.com theo dõi bài viết sau đây.

Nhiều rủi ro mất an toàn từ xích lô điện tự chế

xích lô điện tự chế
Xe xích lô điện tự chế mời chào du khách ở Nha Trang.

Những ngày giữa tháng 10, có mặt tại thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa), PV ghi nhận hàng chục chiếc xích lô điện tự chế hoạt động, dừng đỗ la liệt dưới lòng đường mời chào du khách. Hầu hết những xe này đã được đăng ký biển số nhưng lái xe không mặc đồng phục.

Lái xe xích lô BKS NT 789-A cho biết, giá một chiếc xích lô điện khoảng 25 – 30 triệu đồng. Từ chiếc xích lô nguyên bản phải dùng sức đạp, được lắp thêm động cơ, tay ga, tay phanh và còi của xe máy điện mà thành xích lô điện.

“Chỉ cần vặn ga là xích lô chạy, không cần đạp, giải phóng sức lao động, nhàn lắm”, người này nói và cho biết, xe đi nhanh hơn nên dạo quanh TP Nha Trang chỉ khoảng 20 – 30 phút và giá cả chuyến là 150 nghìn đồng.

Theo thống kê của Liên đoàn Lao động TP Nha Trang, có khoảng 300 xe xích lô (gồm hơn 150 chiếc xích lô đạp, số còn lại là xích lô cải tiến động cơ điện) hoạt động trên địa bàn, thời gian chở khách chủ yếu từ 16h hàng ngày.

Tuy nhiên, với các xe tự chế động cơ điện có thể đi với tốc độ 40 – 50km/h nên đôi khi còn phóng nhanh, vượt đèn đỏ để kịp theo đoàn khiến nhiều du khách hú vía.

Tại Thừa Thiên – Huế, thống kê đến tháng 4/2023, trên địa bàn TP Huế có 162 xe xích lô điện đưa vào tham gia giao thông. Cơ quan quản lý tại đây cũng đang đau đầu trong quản lý loại phương tiện này.

Bởi theo Quyết định 01/2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế quy định về quản lý và sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh có nội dung cấm các phương tiện thay đổi hệ thống truyền lực, truyền động của xe thô sơ hai, ba bánh.

Song nhiều chủ xe cho rằng, việc lắp động cơ điện là một cải tiến giúp giải phóng sức lao động, giảm vất vả cho người hành nghề xích lô, nhất là với những người đã lớn tuổi. Nhiều du khách dù rất muốn ngồi xích lô tham quan thành phố song ái ngại khi để một người lớn tuổi phải còng lưng đạp chở đi.

Lãnh đạo Phòng Chất lượng xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, theo Luật Giao thông đường bộ, xích lô được xếp vào loại xe thô sơ nên không cần phải kiểm định chứng nhận chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. Nhưng nếu lắp thêm hệ truyền động điện thì phải xếp vào loại xe cơ giới.

Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có định danh cho loại phương tiện này, cũng không thể xếp vào loại xe gắn máy ba bánh chạy điện do chưa thỏa mãn các tiêu chuẩn kỹ thuật. Vì vậy, đến nay chưa có quy định để quản lý.

Sớm đưa vào quản lý

xích lô điện tự chế
Xích lô điện tự chế có thể đạt tốc độ từ 40 – 50km/h tiềm ẩn nhiều rủi ro mất ATGT.

TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, xe xích lô dùng sức người đạp là xe thô sơ nhưng khi gắn động cơ điện thì là xe cơ giới. Chiếu theo công suất động cơ, dưới 4kW thì coi là xe gắn máy, trên 4kW là xe mô tô điện và cần nghiên cứu để tiến tới quy định quản lý kỹ thuật phương tiện, quản lý hoạt động như xe gắn máy, xe mô tô.

“Về nguyên tắc, trừ xe mô tô ba bánh cho người khuyết tật, các phương tiện đã gắn động cơ đều phải kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phải được chứng nhận mới đưa vào sử dụng”, ông Tạo nhấn mạnh.

Lãnh đạo Phòng Quản lý chất lượng xe cơ giới cho hay, tại dự thảo Luật Đường bộ đang lấy ý kiến đã đề xuất quy định xe đạp điện là xe thô sơ. Đây là loại xe đạp có trợ lực từ động cơ, khối lượng bản thân không quá 25kg, khống chế tốc độ tối đa chỉ 25km/h, nếu vượt quá tốc độ này, nguồn động lực từ động cơ sẽ bị ngắt. Đối với xe đạp sử dụng động cơ điện, công suất lớn nhất của động cơ không lớn hơn 250W.

Khi xếp vào loại xe thô sơ sẽ không phải chứng nhận an toàn kỹ thuật, còn tất cả các phương tiện khác có động cơ, có tay ga đều là xe cơ giới, phải được chứng nhận chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. Quy định này tương đồng với các nước châu Âu.

Hiện nay, Nghị quyết 05/2008 của Chính phủ đã quy định không cấp phép mới cho lưu hành xe ba bánh, đối với các xe đang hoạt động thì cấm lưu hành, ngoại trừ xe xích lô du lịch.

Do đó, nếu nghiên cứu, xem xét quy định xe xích lô du lịch được phép lắp bộ trợ lực điện (không có tay ga) để hỗ trợ đạp xe nhẹ nhàng, đỡ tốn sức cho các bác tài song vẫn là xe thô sơ, được khống chế tốc độ tối đa, để không cần phải chứng nhận an toàn, giảm gánh nặng cho người dân.

Đồng quan điểm, một chuyên gia giao thông cho rằng, cần xây dựng, ban hành một số quy định cụ thể để quản lý phương tiện này, buộc các bác tài phải tuân thủ nếu muốn hoạt động. Song song với đó, yêu cầu các cơ sở chế tạo, sản xuất khi lắp động cơ điện cho xe xích lô phải điều chỉnh, khống chế tốc độ để giảm thiểu nguy cơ rủi ro về ATGT.

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI