Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Bắt giam đối tượng vi phạm nồng độ cồn tấn công CSGT

Trên đường đi nhậu về, ông Cường không chấp hành yêu cầu kiểm tra vi phạm nồng độ cồn của CSGT, sau đó còn đạp đổ xe đặc chủng và tấn công lực lượng công vụ. Hành vi của đối tượng bị khép vào tội gì?Mời quí vị tiếp tục theo dõi…

Vi phạm nồng độ cồn còn manh động tấn công CSGT

Công an quận 5, TP.HCM vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông ông Nguyễn Thanh Cường (41 tuổi,, ngụ quận 4) về hành vi chống người thi hành công vụ.

Trước đó, vào tối 8/11, ông Cường trên đường đi nhậu về thì bị tổ công tác của đội CSGT Chợ Lớn (Phòng PC08) yêu cầu dừng xe kiểm tra trên đường An Dương Vương.

Ông Cường cho rằng mình chưa say xỉn nên không chấp hành và đạp ngã xe đặc chủng của CSGT, sau đó chửi bới và dùng mũ bảo hiểm tấn công lực lượng công vụ.

Đối tượng vi phạm nồng độ cồn tấn công CSGT
Đối tượng vi phạm nồng độ cồn tấn công CSGT

Tổ công tác đã phối hợp với người dân và công an địa phương khống chế áp giải ông Cường về trụ sở làm việc. Tại công an phường 8, quận 5, ông Cường bị xác định vi phạm nồng độ cồn 0,711mg/lít khí thở nên bị lập biên bản.

Xét thấy hành động của ông Cường có cơ sở cấu thành hành vi chống người thi hành công vụ, công an quận 5 đã khởi tố vụ án và được Viện KSND quận 5 phê chuẩn.

Mức xử phạt hành vi chống người thi hành công vụ

Khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình sự nêu rõ người nào dùng vũ lực, đe dọa  dùng vũ lực, dùng thủ đoạn để cản trở người thi hành công vụ, hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.

Đối với một trong những trường hợp chống đối người thi hành công vụ sau đây sẽ bị phạt tù từ 02 – 07 năm:

  • Chống người thi hành công vụ có tổ chức.
  • Phạm tội từ 02 lần trở lên.
  • Xúi giục, lôi kéo và kích động người khác phạm tội.
  • Hành vi gây thiệt hại về tài sản từ 50 triệu đồng trở lên.
  • Tái phạm với tính chất nguy hiểm.

Theo Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ phải chịu các mức phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng cho hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân hoặc tổ chức vi phạm trốn tránh việc kiểm tra, thanh tra, kiểm soát của người thực hiện công vụ.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng đối với các hành vi:
    • Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
    • Có lời nói, hành động lăng mạ, đe dọa, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người thi hành công vụ.
    • Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của người thi hành công vụ.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với các hành vi:
    • Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống đối người thi hành công vụ.
    • Gây thiệt hại về phương tiện, tài sản của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ.
    • Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất cho người thi hành công vụ để trốn tránh xử lý vi phạm hành chính.

ĐÁNG QUAN TÂM: 

Bắt giữ kẻ có hành vi dâm ô với cụ già và 2 cháu bé

Đối tượng bị người thân của các nạn nhân phát hiện và trình báo với cơ quan Công an bởi hành vi dâm ô với một cụ già và hai cháu bé.

Công an huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) vừa bắt giữ đối tượng Phạm Văn Truyền (SN 1988, trú tại thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi) để điều tra làm rõ về hành vi dâm ô.

Trước đó, vào ngày 8/10, lợi dụng nhà chỉ có người già là bà H.T. (SN 1943), bị liệt hai chân và hai cháu nhỏ D.N.M.D. (SN 2015) và cháu D.M.U. (SN 2018), Truyền đã có hành vi sờ đùi bà T. và các bộ phận “nhạy cảm” trên người hai cháu bé.

Đối tượng Phạm Văn Truyền bị bắt giữ
Đối tượng Phạm Văn Truyền bị bắt giữ

Khi Truyền đang thực hiện hành vi đồi bại trên, người nhà cháu bé về phát hiện kịp thời nên đã trình báo cho cơ quan Công an.

Được biết, đối tượng Phạm Văn Truyền từng có hành vi hiếp dâm một phụ nữ bị bệnh đao bẩm sinh ở địa phương.

Sau đó, Truyền bị cơ quan Công an bắt giữ và đưa ra xét xử, bị tuyên phạt tù vào đầu năm 2013. Chấp hành án phạt tù xong, đến cuối năm 2015 Truyền về lại địa phương sinh sống.

Hiện vụ việc đang được cơ quan Công an tiếp tục điều tra làm rõ.

Dâm ô là hành vi như thế nào? Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi đi tù bao nhiêu năm theo quy định hiện hành?

Dâm ô là hành vi như thế nào?

Dâm ô được hiểu là hành vi xâm phạm đến quyền được bảo vệ thân thể, danh dự và nhân phẩm của người khác. Cụ thể căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP có quy định như sau:

Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015 là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:

– Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;

– Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi…) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

– Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

– Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;

– Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy… của người dưới 16 tuổi).

Dâm ô là hành vi như thế nào? Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi đi tù bao nhiêu năm theo quy định hiện hành?
Dâm ô là hành vi như thế nào? Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi đi tù bao nhiêu năm theo quy định hiện hành?

Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi đi tù bao nhiêu năm theo quy định hiện hành?

Căn cứ Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau

Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, hiện nay Bộ luật Hình sự hiện hành quy định 3 khung hình phạt đối với Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, cụ thể bao gồm:

Khung 1: Bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác

Khung 2: Bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Phạm tội có tổ chức;

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Đối với 02 người trở lên;

– Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

– Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Làm nạn nhân tự sát.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Các trường hợp loại trừ không xử lý hình sự với hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP có quy định

Các trường hợp loại trừ xử lý hình sự

1. Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật Hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non…);

b) Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước…).

Theo đó, Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 (Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi) nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non…)

– Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước…).

XEM THÊM:>>Môi giới mại dâm bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Nhức nhối thực trạng làm giả CCCD gắn chip coi thường pháp luật

Hiện nay, tình trạng làm giả CCCD gắn chip đang trở nên phổ biến. Đây là hành vi vi phạm pháp luật. Người làm giả và sử dụng CCCD giả sẽ bị xử lý theo đúng tội trạng.

Không khó để tìm thấy những fanpage đăng bài quảng cáo dịch vụ làm giả CCCD gắn chip. Đáng ngạc nhiên là những fanpage này thu hút khá đông thành viên.

Điều đáng nói là làm giả CCCD gắn chíp đều thu hút cả 2 bên cung và cầu
Điều đáng nói là làm giả CCCD gắn chíp đều thu hút cả 2 bên cung và cầu

Theo tìm hiểu, bên nhận làm dịch vụ này đưa ra mức giá từ 2 – 4 triệu đồng/1 CCCD. Và càng ngạc nhiên hơn khi phía dưới những bài đăng có đông đảo thành viên hỏi về giá, thời gian và hình thức giao hàng.

Thành viên T.K.V., người quảng cáo thông tin làm giả CCCD gắn chip trên fanpage Làm giả căn cước công dân, cho biết: “Chỉ cần gửi thông tin cá nhân gồm: họ và tên, địa chỉ, tên người thân, số điện thoại, hình ảnh… là bên này sẽ nhận làm. Mỗi CCCD gắn chip có giá 2 triệu đồng”.

Khi hỏi về hình thức giao dịch, người này trả lời: “Chuyển khoản hoặc gửi vào tài khoản Momo trước 50%. Sau khi nhận hàng thì chuyển số tiền còn lại. Cứ đưa địa chỉ, sẽ có dịch vụ giao hàng tận nhà”.

Hình ảnh các nhóm làm giả CCCD gắn chíp trên mạng xã hội
Hình ảnh các nhóm làm giả CCCD gắn chíp trên mạng xã hội

Còn thành viên T.H.S. đăng trên fanpage Làm căn cước công dân giả lấy nhanh: “Bên tôi có nhận làm giả CCCD gắn chip. Mỗi cái có giá 4 triệu đồng. Sau khi nhận thông tin cá nhân thì 2 ngày sau sẽ làm xong”.

T.H.S. cũng đăng tải một số hình ảnh để chứng minh đã từng giao hàng thành công cho nhiều người làm giả CCCD gắn chip.

Người này từ chối giao dịch trực tiếp, đồng thời thừa nhận rằng “đây là hành vi bất hợp pháp”. T.H.S. nói: “Nếu muốn làm thì gửi thông tin, chuyển tiền đặt cọc. Chúng tôi làm xong sẽ gửi hàng qua dịch vụ chuyển phát nhanh”.

Nhiều người rao về dịch vụ làm giả CCCD gắn chip
Nhiều người rao về dịch vụ làm giả CCCD gắn chip

Làm giả CCCD gắn chip là vi phạm pháp luật

Lãnh đạo Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (thuộc Bộ Công an), cho biết có tồn tại thực trạng làm giả thẻ CCCD gắn chip.

“Trong hơn 2 năm qua, nhiều đường dây làm giả CCCD gắn chip ở một số tỉnh, thành đã bị cơ quan chức năng triệt phá”, vị này nói.

Theo vị này, thực tế tội phạm làm giả CCCD gắn chip chỉ có thể làm giả hình thức bên ngoài. Và dù được in màu 3D, có cả mã QR-Code, có miếng đồng giả chip ở phía ngoài… nhưng những CCCD gắn chip được làm giả sẽ không có tích hợp được hàng chục loại giấy tờ khác như: giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, sổ hộ khẩu, tạm trú tạm vắng…

Vị này khuyến cáo: “Mọi người cần tránh tình trạng làm lộ, lọt thông tin cá nhân, kẻo bị kẻ xấu đánh cắp để làm giả CCCD gắn chip”.

Đại diện một ngân hàng thương mại cổ phần ở TP.HCM thông tin: “Có những trường hợp làm giả CCCD gắn chip. Sau đó đem CCCD gắn chip ấy đến để mở tài khoản ngân hàng. Sau khi kiểm tra kỹ thì phát giác là giả mạo nên yêu cầu cơ quan công an xử lý”.

Theo luật sư Nguyễn Trọng Hiếu, đoàn luật sư TP.HCM, thời gian qua trên Facebook xuất hiện nhiều người thiết lập các fanpage để quảng cáo, mồi chài làm giả CCCD gắn chip. Ở những fanpage này có nhiều người cùng tham gia bình luận để “đặt hàng”.

“Đó là hành vi vi phạm pháp luật cần lên án, phê phán. Mọi người cần tránh xa và nói không với việc làm giả CCCD gắn chip”, LS Hiếu nói.

Luật sư Hiếu cho biết pháp luật quy định rất cụ thể về hành vi làm giả CCCD gắn chip hay sử dụng CCCD gắn chip giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ của hành vi.

“Mức xử phạt hành chính hành vi làm giả CCCD hay sử dụng CCCD giả được quy định tại Điều 10 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP là phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng. Còn nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người làm giả CCCD hay sử dụng CCCD giả có thể bị xử lý hình sự theo Điều 341 bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) là tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”, luật sư Hiếu cho biết thêm.

Luật sư Hiếu cũng mong rằng mọi người nên cẩn thận trong việc bảo mật thông tin, dữ liệu cá nhân. Qua đó tránh trường hợp bị lộ để người khác ăn cắp thông tin, làm giả CCCD gắn chip. Ngoài ra, ông Hiếu cũng kiến nghị Facebook cần “xóa sổ” những fanpage đăng tin về dịch vụ làm giả CCCD gắn chip.

XEM THÊM:>>Những quy định mới nhất về CCCD gắn chip năm 2023

Đừng nên tin những kẻ nhận làm giả CCCD gắn chip

Nhiều người cũng sử dụng tài khoản để “bóc phốt” về vấn nạn làm giả CCCD gắn chip. Một bài đăng: “Đừng nên tin những kẻ nhận làm giả CCCD gắn chip. Hoàn thành việc chuyển khoản tiền đặt cọc là những kẻ ấy sẽ chặn Facebook, lập tài khoản khác để tiếp tục lừa người khác”.

Nóng: Tai nạn giao thông làm 5 người thương vong tại Đắk Lắk

Những ngày qua xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông làm nhiều người thương vong. Vụ việc mới nhất vừa xảy ra vào sáng 14/11 tại tỉnh Đắk Lắk khi xe ô tô con tông vào lan can bên phải đường làm hai người tử vong và ba người bị thương.

Tai nạn giao thông làm 5 người thương vong tại Đắk Lắk
Tai nạn giao thông làm 5 người thương vong tại Đắk Lắk

Tai nạn giao thông nghiêm trọng

Thông tin ban đầu, vào khoảng 9h ngày 14/11, xe ôtô con biển kiểm soát 79A-455.35 (chưa rõ người điều khiển), lưu thông theo hướng từ tỉnh Đắk Lắk đi tỉnh Khánh Hoà, khi đến Km50+110, Quốc lộ 26, thuộc địa phận xã Ea Trang, huyện M’Drắk (tỉnh Đắk Lắk) thì bất ngờ tông vào lan can bên phải đường.

Thời điểm xảy ra tai nạn, trên xe có 5 người gồm: Trần Quốc Cường (sinh năm 1986), Võ Văn Quang (sinh năm 1988), Phạm Huỳnh Nhật Tiến (sinh năm 1999), Nguyễn Hên (sinh năm 1987), cùng trú tại tỉnh Khánh Hoà và Đinh Anh Tài (sinh năm 1998) trú tại tỉnh Gia Lai.

Cú tông mạnh đã khiến anh Cường tử vong tại chỗ, anh Quang tử vong tại Trung tâm Y tế huyện M’Drắk, ba người còn lại bị thương nặng đang được điều trị tại một số bệnh viện. Xe ôtô bị hư hỏng nặng.

Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, cùng người dân đưa các nạn nhân đi cấp cứu, phân luồng giao thông và điều tra nguyên nhân vụ việc.

 

 

 

 

Tai nạn giao thông làm 5 người thương vong tại Đắk Lắk

XEM THÊM>>Bắt giữ tài xế vi phạm nồng độ cồn khiến nhiều người thương vong ở Thủ Đức

Tài xế vụ tai nạn giao thông làm 5 người chết khai do ngoái lại nói chuyện với khách

Thông tin từ Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, đến nay công an tỉnh này đã có thông báo kết luận ban đầu về vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng trên QL1A, đoạn qua địa phận huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, ngày 31/10 khiến 5 người chết, 10 người bị thương.

Theo đó, lỗi của tài xế xe khách đã trực tiếp gây ra vụ việc đau lòng trên.

Tại cơ quan công an, tài xế Quách Đình Trọng (sinh năm 1968, trú tại phường Hà Tu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), người điều khiển xe khách 16 chỗ BKS 14B-036.57 cho biết: Trước khi xảy ra vụ TNGT, tài xế này nhận khách lên xe, lưu thông được khoảng 1,2km thì xảy ra vụ việc.

Thời điểm xe mới nhập vào đường QL1A, do đường vắng nên tài xế điều khiển xe lưu thông với tốc độ cao, cách hiện trường xảy ra vụ việc khoảng 100m, tài xế này đã nhìn thấy đèn cảnh báo nguy hiểm phát ra từ xe sơ-mi rơ-moóc đang dừng bên phải đường theo chiều Lạng Sơn – Hà Nội, cùng chiều lưu thông với xe khách.

Tài xế xe khách cũng khai nhận, khi còn cách xe sơ-mi rơ-moóc khoảng 50m, tài xế có nhìn thấy cảnh báo nguy hiểm bằng cành cây trên mặt đường, phía đường đối diện có ánh đèn xe container đi tới cách khoảng 200m.

Cận cảnh xe khách sau vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại Lạng Sơn
Cận cảnh xe khách sau vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại Lạng Sơn

Do lúc này tài xế điều khiển xe khách không chú ý quan sát, lại đang ngoái lại xe tham gia nói chuyện về hành trình đi hầu đồng với các hành khách trên xe nên đã điều khiển xe đâm vào đuôi xe sơ-mi rơ-moóc và lao sang phần đường đối diện, tiếp tục va chạm với xe container đi cùng chiều.

Qua khám nghiệm hiện trường, phương tiện và lời khai của những người có liên quan, ban đầu cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lạng Sơn nhận định: Xe khách đâm vào đuôi xe sơ-mi rơ-moóc mà không có dấu hiệu phanh trên đường, là nguyên nhân chính khiến 5 người chết, 10 người trên xe bị thương nên lỗi chủ yếu thuộc về tài xế xe khách. Xe container đã kịp thời phanh lại, gần như đã dừng hẳn trước khi va chạm với xe khách.

Do đó, ngày 1/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lạng Sơn đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với tài xế Quách Đình Trọng về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo Điều 260 Bộ luật Hình sự.

Hiện, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lạng Sơn đang tiếp tục điều tra, làm rõ việc cảnh báo của tài xế điều khiển xe sơ-mi rơ-moóc đã bảo đảm các quy định liên quan hay chưa và tiếp tục giải quyết vụ việc theo quy định.

XEM THÊM: 

Mua đất bằng giấy tay được cấp Sổ đỏ mới nhất

Mua đất bằng giấy tay có được cấp Sổ đỏ không là thắc mắc mà nhiều người đang gặp phải bởi số nhà đất mua bằng giấy tay hiện nay là vô cùng lớn. Tuy nhiên, từ nay quí không không còn phải lo lắng nữa. Hãy cùng xuphat.com cùng tìm hiểu những hướng dẫn làm sổ đỏ nhà đất mua bằng giấy tay quí vị nhé…

1. Định nghĩa mua đất bằng giấy viết tay

Mua bán đất bằng giấy viết tay được hiểu là việc chuyển nhượng quyền sử đất thông qua hợp đồng nhưng không thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán này.

Theo đó, về hiệu lực của giao dịch mua bán đất bằng giấy viết tay được quy định như sau:

– Trường hợp chuyển nhượng đất từ trước ngày 01/7/2014:

Tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền như sau:

“1. Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:

  1. a) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008;
  2. b) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này”

Theo quy định trên, nếu đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng trước ngày 01/7/2014 thì khi thực hiện thủ tục đăng ký đất đai cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển nhượng nộp hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực.

Nói cách khác, trường hợp chuyển nhượng đất bằng giấy viết tay từ trước ngày 01/7/2014 vẫn được công nhận hiệu lực.

– Trường hợp chuyển nhượng từ ngày 01/7/2014 đến nay

Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau phải công chứng, chứng thực nếu không sẽ không có hiệu lực, trừ khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Do đó, trường hợp mua bán đất bằng giấy viết tay từ ngày 01/7/2014 đến nay sẽ không được công nhận hiệu lực.

TIN HOT>>Dùng giấy tờ giả lừa đảo cụ bà U80 gần 90 tỷ đồng

2. Mua đất bằng giấy tay trước năm 1993 được cấp Sổ đỏ không?

Như đã trình bày ở phần trên, trường hợp đang sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất.

Đáng chú ý, cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất nếu:

– Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2008;

– Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất;

– Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước 01/7/2014.

Như vậy, trường hợp các bên mua bán đất bằng giấy viết tay (không có công chứng, chứng thực) từ trước năm 1993 thì được thực hiện thủ tục cấp Sổ đỏ lần đầu.

Mua đất bằng giấy tay sẽ được cấp Sổ đỏ
Mua đất bằng giấy tay sẽ được cấp Sổ đỏ

TPHCM hướng dẫn cấp sổ đỏ nhà đất mua bán giấy tay

Ngày 13.11, Sở TN-MT TP.HCM có văn bản hướng dẫn UBND các quận, huyện, TP.Thủ Đức và Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM về việc cấp giấy chứng nhận cho các hồ sơ tự ý tách thửa, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền bằng giấy tay (còn gọi là mua bán giấy tay).

Theo đó, Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM chỉ đạo các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai căn cứ tình hình thực tế để phối hợp Phòng TN-MT, Phòng Quản lý đô thị và UBND phường, xã, thị trấn xác định điều kiện cấp giấy chứng nhận cho trường hợp mua bán giấy tay. Các đơn vị chủ động lập kế hoạch rà soát, phân loại hồ sơ, thời gian và các bước thực hiện.

Sở TN-MT đề nghị UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức căn cứ tình hình địa phương để xây dựng cơ chế phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong việc rà soát hồ sơ, xử lý vi phạm, có ý kiến về quy hoạch, hạn mức, điều kiện về hạ tầng khi xem xét cấp sổ đỏ cho các trường hợp mua bán giấy tay.

Đồng thời, chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn có kế hoạch công khai thông tin rộng rãi và tuyên truyền, yêu cầu người dân thực hiện kê khai, đăng ký theo quy định.

Sở TN-MT đề nghị nếu có khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết thì báo cáo sở để thống nhất giải quyết hoặc tổng hợp, trình cơ quan có thẩm quyền xin ý kiến đối với nội dung vượt thẩm quyền.

Hướng dẫn của Sở TN-MT đưa ra sau khi Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường có ý kiến chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận, bao gồm các trường hợp nhà đất mua bán giấy tay.

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu khi xem xét giải quyết cần đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và quy hoạch, không để xảy ra tình trạng phân lô, tách thửa, xây dựng không đúng quy hoạch.

Xử lý vi phạm mua bán đất bằng giấy tay trước khi cấp sổ đỏ

Theo Sở TN-MT, việc mua bán nhà đất bằng giấy tay là một dạng tồn tại kéo dài qua nhiều thời kỳ, có thể phát sinh tiếp theo do việc mua bán giấy tay không có xác nhận của cơ quan chức năng nên việc kiểm tra tính xác thực của thời điểm mua bán là thiếu căn cứ, dễ bị lợi dụng làm trái quy định. Hơn nữa, nếu làm không chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng “lách luật” chia tách thửa đất không đảm bảo hạn mức.

Trong văn bản đề xuất UBND TP.HCM hồi tháng 8.2023, Sở TN-MT đề nghị địa phương rà soát, xác minh về người sử dụng đất (bên bán và bên mua), thời điểm, quá trình quản lý sử dụng, hiện trạng, ranh giới sử dụng đất và việc tranh chấp nếu có cũng như rà soát quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, hướng dẫn của Tổng cục Quản lý đất đai.

Nếu hộ dân vi phạm về đất đai thì địa phương xử lý vi phạm trước khi cấp giấy chứng nhận. Trường hợp đủ điều kiện thì giao Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện, TP.Thủ Đức ký cấp giấy cho người sử dụng đất.

Đối với hồ sơ đã tiếp nhận trước ngày 18.6.2019, Sở TN-MT đề xuất chấp thuận thời điểm hình thành thửa đất tách ra để chuyển quyền bằng giấy tay (trước ngày 1.7.2014) được xác định cụ thể theo thời điểm ghi tại giấy tờ mua bán giấy tay. Việc áp dụng quy định diện tích tối thiểu khi tách thửa căn cứ vào Quyết định 19/2009 và Quyết định 54/2012 của UBND TP.HCM.

Đối với hồ sơ chưa tiếp nhận, địa phương công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để các trường hợp chuyển quyền bằng giấy tay một phần diện tích kê khai chậm nhất đến hết tháng 12.2023, đăng ký biến động và cấp giấy chứng nhận theo quy định. Các hồ sơ phát sinh sau thời điểm kê khai, đăng ký (nếu có) sẽ không có cơ sở xem xét giải quyết.

Sở TN-MT lưu ý việc xác định thửa đất được tách ra khi chuyển quyền trên cơ sở xem xét quá trình sử dụng đất, thông tin thửa đất và người sử dụng đất thông qua bản đồ, sổ mục kê, tài liệu kê khai, đo đạc qua các thời kỳ nhằm đảm bảo quy định về hạn mức tách thửa, các điều kiện về cơ sở hạ tầng của địa phương.

XEM THÊM: 

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI